Phương pháp nào dụng khi xử lý hạt bằng nhiệt độ

Phương pháp xử lý hạt giống và mầm giống đó là lợi dụng thuốc trừ sâu để xử lý hạt giống hoặc cây giống, giết chết virus hoặc sâu hại bám trên hạt giống và cây giống, phòng ngừa sâu bệnh tiếp tục xâm hại hạt giống hoặc cây giống, đạt được mục đích khử trùng. Hoặc dùng để phòng ngừa chim sẻ, chuột ăn trộm, đồng thời lại có tác dụng thúc đẩy hạt giống và cây giống mọc rễ sớm, mọc nhiều rễ, nâng cao được tỉ lệ sống, thúc đẩy sinh trưởng, kinh tế, tiết kiệm thuốc, tiết kiệm công sức, thao tác tương đối an toàn. Có nhiều phương pháp thường dùng như ngâm giống, trộn giống, khử độc gốc cây giống [ngâm gốc], thuốc tráng ngoài hạt giống.

  • Phương pháp ngâm giống
    • Ngâm trước
    • Nồng độ thuốc, nhiệt độ thuốc và thời gian ngâm
  • Phương pháp trộn giống
  • Phương pháp bọc tráng ngoài hạt giống
  • Phương pháp ngâm cây giống và phương pháp nhúng gốc
  • Phương pháp xử lý thổ nhưỡng
  • Phương pháp hun đốt
    • Hun đốt đất
    • Hun đốt kho
    • Công tác an toàn khi dung phương pháp hun đốt

Phương pháp ngâm giống

Phương pháp ngâm giống đó là cho hạt giống vào trong thuốc đã pha chế sẵn để xử lý ngâm. Trước khi gieo ngâm hạt giống đã được tuyển chọn ở trong thuốc với nồng độ và nhiệt độ mặc định, thuốc phải ngâm ngập hạt giống, tức là cao hơn hạt giống vài cm, cứ cách một vài tiếng lại đảo một lần để giữ cho nồng độ thuốc được đều như nhau. Thời gian ngâm và sau khi vớt hạt giống có cần dùng nước sạch để dội, phơi khô hay không thì phải căn cứ vào hạt giống và chủng loại thuốc để quyết định [thông thường đều có hướng dẫn trên nhãn hiệu sản phẩm thuốc]. Thuốc dùng để ngâm hạt giống phần lớn là thuốc nước, thuốc hoà tan, nhũ dầu, cũng có thể sử dụng thuốc bột ướt, thuốc nổi trôi.

Mặc dù thao tác ngâm giống đom giản, nhưng muốn bảo đảm hiệu quả và phòng ngừa thuốc hại vẫn cần phải chú ý những điều sau.

Ngâm trước

Cho hạt giống vào trong túi vải thô hoặc túi vải thưa ngâm trước một lần trong nước lã. Bởi vì sau khi hạt giống được ngâm vào nước, thời gian đầu sức hút nước rất mạnh, nếu như không ngâm tnrớc mà ngâm trực tiếp vào trong thuốc sẽ dễ bị thuốc hại do hút thuốc quá nhiều. Nếu không có kinh nghiệm thì cần phải tiến hành thử nghiệm trước.

Nồng độ thuốc, nhiệt độ thuốc và thời gian ngâm

Quy luật chung là dưới tiền đề bảo đảm hiệu quả để phòng ngừa sâu hại, khi nhiệt độ cao thì nhiệt độ của thuốc cần thấp đi một chút, thời gian ngâm giống ngẳn hơn một chút; khi nồng độ thuốc cao cần giảm thấp nhiệt độ và rút ngắn thời gian ngâm. Hoặc trong tình trạng nồng độ thuốc không thay đổi, giảm thấp nhiệt độ, kéo dài thời gian ngâm hoặc nâng cao nhiệt độ rút ngắn thời gian ngâm.

Phương pháp trộn giống

Phương pháp trộn giống là trộn đều thuốc bột với hạt giống theo tỉ lệ nhất định, làm cho bề mặt hạt giống bám dính đều một lớp thuốc bột [thường gọi là phương pháp trộn khô], hình thành lớp thuốc bảo vệ có thể giết chết virus hoặc sâu hại kèm theo hạt giống, phòng ngừa cho hạt giống sau bị xâm hại sau khi vào đất, tác dụng có thể duy trì cho tới khi hạt giống nảy mầm đâm chồi. Thông thường trộn giống có thể dùng cách trộn giống thủ công. Nếu có điều kiện có thể dùng máy trộn giống để trộn thì hiệu quả càng tốt. Phương pháp này thường dùng với loại thuốc có độc tính tương đối thấp, để không bị ảnh hưởng thuốc hại hạt giống.

Phương pháp bọc tráng ngoài hạt giống

Phương pháp bọc tráng ngoài hạt giống là dùng thuốc, hình thành một lớp không dễ bị tróc trên bề mặt hạt giống, màng thuốc khô có tác dụng bảo vệ, lớp màng thuốc này có thể so sánh như một người mặc quần áo, vì vậy mà phương pháp này được gọi là phương pháp bọc tráng ngoài hạt giống. Tiến hành bọc áo cho hạt giống thông thường là do công ty hạt giống dùng máy móc để tiến hành xử lý hạt giống trước khi bán, nhà nông chỉ cần chọn hạt giống mà mình cần là được, hạt giống có lớp áo bảo vệ thông thường không cần phải trải qua xử lý giống nữa, có thể trực tiếp gieo vào trong đất, cũng có thể tiến hành ươm giống sau đó đem trồng nơi khác.

Phương pháp ngâm cây giống và phương pháp nhúng gốc

Phương pháp ngâm cây giống và phương pháp nhúng gốc, chủ yếu là dùng thuốc dạng dung dịch, thuốc bột phù hợp để ngâm gốc cây giống hoặc xử lý giâm cành, gốc cây ươm để đạt mục đích khử độc diệt vi khuẩn và thúc đẩy gốc phát triển, nâng cao tỉ lệ cây sống. Thuốc thường dùng có dung dịch Tricyclazole sau khi ngâm mầm ươm thì cắt dâm, có thể phòng chống bệnh đạo ôn; Ethylicin ngâm giống hoặc xử lý mầm khoai lang có thể phòng chống bệnh đốm đen khoai lang ngọt;… nâng cao tỉ lệ sống.

Phương pháp xử lý thổ nhưỡng

Tiến hành xử lý khử độc trên bề mặt thổ nhưỡng, lớp ngoài thố nhưỡng hoặc đất dinh dưỡng dùng để ươm giống, phương pháp thường dùng để phun có phương pháp phun sương mù, phương pháp tưới, phương pháp bả độc đất, phương pháp rắc hạt và phương pháp hun đôt. Mục đích của việc dùng thuôc để xử lý thổ nhưỡng gồm những điểm sau:

Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, sâu hại, sâu keo và cỏ dại trong đất;

Ngăn diệt vi khuẩn gây bệnh, trứng sâu keo và hạt giống cỏ dại do hạt giống mang vào đất;

Thuốc trừ sâu hút trong do hạt giống, mầm non hoặc gốc hấp thu và truyền vào trong cây non, có tác dụng phòng chống bộ phận nạn sâu bệnh trên đât mầm non cây trồng.

Dùng thuốc để xử lý đất, thông thường được tiến hành vào lúc làm đất trước khi gieo hạt hoặc sau khi gieo hạt trước khi nảy mầm.

Xử lý trước khi gieo hạt trước tiên cần áp dụng các phương pháp như phương pháp phun sương mù, phương pháp bả độc đất, phương pháp phun hạt, cố gắng làm cho thuốc được rác đều trên mặt đất rồi cày lật tầng canh tác, dùng bừa hoặc cuốc, bừa đĩa tròn trộn đều thuốc với đất, cuối cùng san phẳng mặt đất, là có thể chuẩn bị gieo hạt được.

Khi tiến hành khử độc đất cho vườn ươm, có thể dùng Formalin [dung dịch formaldehyde tưới đất] hoặc dùng methyl bromide để hun đốt đất, sau khi khử độc xong phải xử lý tán độc xong làm cho thuốc bay hơi hết rồi mới có thể trồng cây.

Phương pháp hun đốt

Phương pháp hun đốt là dùng thuốc trừ sâu dễ bay hơi, mùi nồng nặc qua gia nhiệt hoặc cho nước trở thành thể khí bay hơi hoặc thông qua đốt cháy bay hơi làm cho khí độc phân tán vào trong không gian tiêu diệt các loại sinh vật gây hại như virus, sâu hại, chuột, gián v.v… Do sức thẩm thấu thể khí của việc hun đốt phân tán rất mạnh, có thể thẩm thấu bất kỳ khe lỗ nào, chui vào mọi ngõ ngách vì vậy thường được dùng để khử độc đất, nhà kính và diệt khuẩn, diệt trùng, diệt chuột nhà kho. Nhưng dùng phương pháp hun đốt phải có điều kiện môi tnrờng bịt kín nếu không sẽ khó mà có hiệu quả. Thuốc trừ sâu dạng dung dịch thường dùng để hun đốt có Dichlorvos, chloropicrin, thuốc dạng thể khí có methyl bromide, Xunmiejing.

Hun đốt đất

Hun đốt đất có ba phương pháp chủ yếu là:

Đục lỗ trên mặt đất theo kế hoạch, sau đó dùng máy phun bơm thuốc theo lượng dùng vào trong đất với độ sâu nhất định.

Mở rãnh hoặc đào hố trước, sau đó phun thuốc rồi phủ đất.

Dùng dung dịch thuốc phun vào trong đất rồi dùng màng nhựa mỏng phủ đậy kín, sau 8〜10 ngày thì bóc lớp màng đi cho thông gió, sau khi thuốc bay hơi hết thì gieo hạt.

Hun đốt kho

Hun đốt kho chủ yếu dùng để diệt trùng cho kho lương thực, diệt chuột hoặc khử độc diệt vi khuẩn. Phương pháp chủ yếu là:

Dùng thuốc hun dạng dung dịch, cần phun lên trên vật che đậy trong kho, dùng thuốc hun thể rắn thì để ở những khe trong kho.

Hun thuốc trong kho thỉ cần phải làm trước khi đưa hàng hoá vào kho.

Công tác an toàn khi dung phương pháp hun đốt

Khi tiến hành xử lý phun đốt, do thuốc hun đốt phần lớn là thuốc trừ sâu có độc cao, phải chú ý đề phòng ngộ độc, bảo đảm an toàn. Khi sử dụng thuốc gia nhiệt tán khí hoặc thuốc dễ cháy nổ phải để đủ một không gian, làm tốt công tác phòng cháy nổ; khử độc cho hạt giống cây trồng không được dùng chloropicrin làm thuốc hun, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

I. VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Mẫu hạt lúa 100 hạt
- 50 g muối
- Nhiệt kế.
- Phích nước nóng.
- Chậu, thùng đựng nước lả, rổ, khay inox.
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH


- Bước 1: cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.
III. THỰC HÀNH
IV.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 17: Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm

Ở bài học trước các em đã được tìm hiểu về các khái niệm quanh việc xử lý hạt giống, nội dung bài thực hành dưới đây sẽ giúp các em tiếp tục nghiên cứu về một phương pháp xử lý hạt giống, đó là xử lý hạt giống bằng nước ấm. Vậy xử lý hạt giống bằng nước ấm là gì? Hạt được gieo trồng có nảy mầm hết không? Quy trình thực hiện như thế nào?

Mời các em cùng theo dõi Bài 17: Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm để trả lời các câu hỏi trên nhé.

I. VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT

  • Mẫu hạt lúa 100 hạt

  • 50 g muối

  • Nhiệt kế.

  • Phích n­ước nóng.

  • Chậu, thùng đựng nư­ớc lã.

  • Đĩa Petri, khay men, giấy thấm

  • Nư­ớc hay n­ước lọc, vải thô hoặc bông

   

       

II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH 

Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.

  • Hoà n­ước muối, khi nào cho trứng vào nư­ớc hoà muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu.

  • Do tỉ trọng n­ước lớn, đẩy trứng nổi lên.

  • Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc và chậu n­ước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm n­ước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc.

Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.

  • Đặt rá thóc có hạt chắc  vào chậu, lấy n­ước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết n­ước.

Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.

  • Pha nư­ớc 540 C.

    • Dùng nư­ớc sôi pha vào chậu n­ước lã sạch.

    • Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, khi nhiệt kế chỉ 540 C

Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.

  • Sau đó ngâm tiếp vào nư­ớc sạch 24 giờ cho hạt hút n­ước no.

  • Chú ý : 

    • Ng­ười ta chỉ thay việc ngâm n­ước 540C bằng cách cho vào lo sấy 540C từ 5 đến 10 phút.

    • 540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích đ­ược hạt nãy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết.

 

Sau khi học xong bài Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Biết cách xử lý hạt giống bằng n­ước ấm.

  • Làm đ­ược các thao tác xử lý hạt giống đúng quy trình.

  • Làm đ­ược các b­ước đúng qui trình.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 17 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:

>> Bài trước: Bài 16: Gieo trồng cây công nghiệp

>> Bài sau: Bài 18: Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống

Chúc các em học tốt!

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Video liên quan

Chủ Đề