Phương pháp giải toán có lời văn lớp 5

TÁC GIẢ (Họ và tên): NGÔ THỊ PHƯƠNG HOA Môn giảng dạy: Văn hóa Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Thị trấn Hồ số 1

Thuận Thành, ngày 28 tháng 10 năm

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...........................................................................
  1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
  2. Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian
  3. Thực nghiệm sư phạm..........................................................................................
    1. Mô tả cách thức thực hiện............................................................................ 3.1. Biện pháp 1: Nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và trên cơ sở đó xác định trọng tâm của bài...................................................................... 3.1. Biện pháp 2: Hình thành kỹ năng đọc, phân tích, nhận dạng các bài toán................................................................................................................... 3.1. Biện pháp 3: Hình thành và phát triển các năng lực quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy qua các bài toán............................................................... 3.1. Biện pháp 4: Hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết để học sinh có phương pháp học tập, làm việc khoa học, sáng tạo..................... 3.1. Biện pháp 5: Vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học................................................................................................................... 3.1. Biện pháp 6: Đảm bảo yếu tố vừa sức trong quá trình dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian và thường xuyên động viên khích lệ học sinh ........................................................................................................................
    2. Kết quả đạt được:........................................................................................
  4. Kết luận...............................................................................................................
  5. Kiến nghị, đề xuất...............................................................................................

PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................

PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP...........................

PHẦN V: CAM KẾT..............................................................................................

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn Toán giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với HS Tiểu học. Các kiến thức, kỹ năng môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Môn Toán ở Tiểu học cung cấp những kiến thức cơ bản về số học, các yếu tố hình học, đo đại lượng, giải toán. Ngoài ra, môn Toán giúp HS phát triển tư duy, khả năng suy luận logic, trau dồi trí nhớ, có kĩ năng giải quyết vấn đề một cách khoa học, chính xác. Nó còn giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện. Như vậy, Toán là một môn học giúp trang bị cho HS một hệ thống tri thức và phương pháp riêng để nhận thức thế giới và là công cụ cần thiết để học tập các môn học khác. Có thể nói giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở HS. Dạy học giải toán có vị trí quan trọng trong mạch kiến thức Toán học. Trong dạy học giải toán, việc dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian góp phần không nhỏ vào việc hình thành tư duy logic, rèn luyện trí nhớ, hình thành khả năng suy luận, óc sáng tạo cho HS. Tuy nhiên, việc dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian ở các trường Tiểu học chưa đạt hiệu quả cao. Đa số các dạng toán đơn thì HS làm được, song các bài toán từ 2 phép tính trở lên thì đa số HS yếu không làm được bởi một số nguyên nhân sau: kĩ năng đọc đề, phân tích đề của HS còn hạn chế; kĩ năng nhận dạng toán, nắm các bước giải trong từng dạng toán còn lúng túng,; chưa biết lập kế hoạch giải bài toán; khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá vấn đề còn nhiều hạn chế; kĩ năng đặt lời giải, kĩ năng tính toán của HS còn gặp nhiều khó khăn; HS chưa được luyện tập thường xuyên, nên thường nhầm giữa các dạng toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học toán có lời văn nói chung và dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian nói riêng nên tôi quyết định đi sâu nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: “Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt giải toán có lời văn chứa yếu tô thời gian” để đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán có lời văn.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
  1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết Qua thực tế dạy học môn Toán có lời văn chứa yếu tố thời gian ở lớp 5A tôi nhận thấy một thực trạng chung ở hầu hết các em HS là: Đa số HS xem môn toán là môn học khó khăn, dễ chán, môn toán khô khan không mang lại cảm giác hứng thú cho HS. Trình độ nhận thức của HS không đồng đều: Một số HS còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các dạng bài toán. Khả năng chú ý chưa cao nên các em vẫn hay mắc sai lầm khi tri giác bài toán như: Đọc thiếu đề, chép sai hay nhầm lẫn giữa các bài toán na ná giống nhau. HS tiểu học thường ghi nhớ một cách máy móc do vốn ngôn ngữ còn ít. Vì thế các em thường có xu hướng học thuộc lòng từng câu, từng chữ nhưng không hiểu. Ở các em, trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ lôgic. Cho nên các em giải các bài toán điển hình một cách máy móc dựa trên trí nhớ về phép tính cơ bản. Khi gặp bài toán nâng cao học sinh rất dễ mắc sai lầmí nhớ của các em không đủ để giải quyết các mâu thuẩn trong bài toán. HS tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn rất bỡ ngỡ trước một số thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, suy luận ... Khả năng khái quát thấp, nếu có thì chỉ có thể dựa vào dấu hiệu bên ngoài.. Để xác định rõ thực trạng trên tôi đã cho HS làm một bài khảo sát đầu năm học 2020 - 2021, kết quả như sau:

3.1. Biện pháp 1: Nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và trên cơ sở đó xác định trọng tâm của bài Trước hết, để có giờ dạy tốt thì việc chuẩn bị bài của GV đóng vai trò rất quan trọng. Chuẩn bị bài của GV không chỉ là chuẩn bị về đồ dùng dạy học mà GV còn phải chuẩn bị về cả nội dung bài học, phương pháp dạy học để từ đó xác định rõ cho mình là: Dạy cái gì? Dạy ai? Dạy nội dung này để làm gì? Dạy như thế nào? Muốn dạy hay trước hết GV phải nắm chắc nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức hiểu được ý đồ sách giáo khoa. GV có nắm vững kiến thức, hiểu đối tượng HS thì mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho HS học tập có hiệu quả. Việc nắm vững mục tiêu, yêu cầu và xác định rõ trọng tâm của bài dạy là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong quá trình giảng dạy. Nó giúp cho GV tự tin, làm chủ được tiết dạy và nó còn giúp cho giáo viên biết cách khai thác bài có chiều sâu và đạt hiệu quả cao.

3.1. Biện pháp 2: Hình thành kỹ năng đọc, phân tích, nhận dạng các bài toán.

 Cho học sinh nhận biết các yếu tố của bài toán a) Cho HS nhận biết nguồn gốc thực tế và tác dụng phục vụ thực tiễn cuộc sống của bài toán. b) Cho HS nhận rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại lượng trong bài toán. Ví dụ: Khi giải bài toán chuyển động đều, học sinh dựa vào “cái đã cho”, “cái phải tìm” và mối quan hệ giữa các đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian để tìm đại lượng chưa biết. c) Tập cho học sinh biết xem xét các đối tượng toán học và tập diễn đạt các kết luận dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ : “vận tốc xe máy bằng 1/2 vận tốc ô tô” cũng có nghĩa là “vận tốc ô tô gấp 2 lần vận tốc xe máy”.  Nắm vững quy trình dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian Quy trình dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian cũng tuân thủ các bước dạy học giải toán. Ví dụ:

Một ô tô dự kiến đi từ A với vận tốc 45 km/giờ để tới B lúc 12 giờ trưa. Do đường đông nên mỗi giờ xe chỉ đi được 35 km và đến B chậm 40 phút so với dự kiến. Tính quãng đường từ A đến B. Để giải bài toán này, HS có thể thực hiện từng bước theo quy trình giải toán. Cụ thể như sau: Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán

  • Bài toán cho biết gì?
  • Bài toán cho biết một ô tô đi từ A đến B.
  • Nếu đi với vận tốc 45 km/giờ thì đến B lúc 12 giờ.
  • Thực tế đi với vận tốc 35 km/giờ nên ô tô đi đến B chậm 40 phút so với dự kiến.
  • Bài toán hỏi gì?
  • Bài toán hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km. Bước 2: Lập kế hoạch giải toán
  • Suy luận tìm ra cách giải của bài toán:
  • Muốn tính quãng đường AB ta phải biết những yếu tố nào?
  • Muốn tính quãng đường AB ta phải biết vận tốc và thời gian di chuyển của xe máy.
  • Đại lượng nào đã biết? Đại lượng nào chưa biết?
  • Vận tốc đã biết còn thời gian chưa biết.
  • Muốn tìm đại lượng thời gian ta dựa vào đâu?
  • Ta dựa vào tương quan tỉ lệ giữa vận tốc và thời gian trên cùng một quãng đường. Cụ thể: Trên cùng một quãng đường, vận tốc giảm đi bao nhiêu lần thì thời gian tăng lên bấy nhiêu lần.
  • Sau khi tìm được thời gian, làm thế nào để tìm độ dài quãng đường AB?
  • Quãng đường AB = thời gian x vận tốc Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải toán Giải Tỉ số giữa vận tốc định đi và vận tốc thực đi là: 45 : 35 =

 Loại 3: Cho biết tỉ số tuổi của hai người ở hai thời điểm khác nhau Ví dụ: Anh hơn em 8 tuổi. Khi tuổi anh bằng tuổi em hiện nay thì tuổi anh gấp 3 lần tuổi em. Tìm tuổi mỗi người hiện nay.

  • Cho biết tổng và tỉ số tuổi của hai người Ví dụ: Cách đây 12 năm, tổng số tuổi của hai chị em bằng 24. Năm nay tuổi của em bằng tuổi chị. Tìm tuổi mỗi người hiện nay.
  • Cho biết tổng và hiệu số tuổi của hai người Ví dụ: Tính tuổi anh và tuổi em. Biết rằng hai lần tuổi anh lớn hơn tổng số tuổi của hai anh em là 10 tuổi và hiệu số tuổi của hai anh em lớn hơn tuổi em là 4.
  • Các bài toán tính tuổi với các số thập phân Ví dụ: Tuổi ông năm nay gấp 4,2 lần tuổi cháu. Mười năm về trước tuổi ông gấp 10,6 lần tuổi cháu. Tính tuổi ông và cháu hiện nay.
  • Bài toán khác Ví dụ: Tuổi trung bình của 11 cầu thủ bóng đá trong đội là 22. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 10 cầu thủ còn lại là 20,5. Hỏi tuổi của đội trưởng nhiều hơn tuổi trung bình của toàn đội là bao nhiêu?  Các dạng bài toán chuyển động
  • Bài toán có một vật tham gia chuyển động Ví dụ: Một người đi xe máy từ A đến B nếu đi với vận tốc 25km/giờ thì muộn mất 2 giờ, nếu đi với vận tốc 30km/giờ thì muộn mất 1 giờ. Hỏi người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến sớm 1 giờ?
  • Bài toán hai vật chuyển động cùng chiều đuổi nhau Ví dụ:

Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Sau 3 giờ, một xe máy khởi hành từ A với vận tốc 36 km/giờ. Hỏi từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao nhiêu lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

  • Bài toán hai vật chuyển động ngược chiều gặp nhau. Ví dụ: Lúc 5 giờ 30 phút, một người đi xe máy khởi hành từ tỉnh A với vận tốc 40 km/giờ. Về đến tỉnh B lúc 8 giờ 15 phút. Người đó nghỉ tại tỉnh B 30 phút rồi quay về tỉnh A với vận tốc cũ. Lúc 7 giờ 45 phút, một người đi xe đạp khởi hành từ tỉnh A tới tỉnh B với vận tốc 10 km/giờ. Hỏi 2 người gặp nhau lúc mấy giờ và điểm gặp nhau cách tỉnh B bao nhiêu km?
  • Bài toán chuyển động trên dòng nước Ví dụ: Một ca nô xuôi một khúc song hết 3 giờ và ngược khúc sông đó hết 5 giờ. Tính chiều dài khúc sông biết vận tốc dòng nước là 50 m/giây.
  • Bài toán tìm vận tốc trung bình. Chuyển động lên dốc, xuống dốc. Ví dụ: Hai bạn rủ nhau leo núi, đi từ A qua C đến B rồi từ B qua C về A. Lúc lên dốc các bạn đi với vận tốc 4 km/giờ, lúc xuống dốc đi với vận tốc 6 km/giờ. Tổng thời gian cả đi và về là 8 giờ. Tính quãng đường các bạn đã đi.
  • Bài toán vật chuyển động có chiều dài đáng kể. Ví dụ: Một đoàn tàu chạy ngang qua một cột điện hết 10 giây. Cùng với vận tốc đó, đoàn tàu chạy ngang qua hầm dài 210m hết 52 giây. Tính vận tốc và chiều dài đoàn tàu.
  • Bài toán quy đổi về một đại lượng của một chuyển động. Ví dụ: Đường sông thừ thành phố A đến thành phố B ngắn hơn đường bộ 10km. Nếu đi ca nô từ A đến B thì mất 3 giờ 20 phút, nếu đi ô tô thì mất 2 giờ. Tính vận tốc của ô tô và ca nô biết vận tốc ca nô kém vận tốc ô tô 17km/giờ.
  • Các dạng chuyển động khác

hơn đối tượng có vận tốc nhỏ một khoảng cách đúng bằng khoảng cách ban đầu của hai đối tượng chuyển động.  Tập cho học sinh quen với các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hóa, cụ thể hóa. Học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ là dịp để kết hợp các thao tác trừu tượng hoá và cụ thể hoá. Trong quá trình giải bài tập, học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp nhiều thao tác tư duy và đây chính là mặt mạnh của việc dạy toán qua giải các bài toán có lời văn. Ví dụ 1: Một ô tô đi được quãng đường dài 170km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu kí-lô-mét? (Toán 5- trang 138)

Tóm tắt ? km

170 km Bài giải: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là : 170 : 4 = 42,5 ( km ) Đáp số : 42,5 ki-lô-mét 3.1. Biện pháp 4: Hình thành và phát triển những phẩm chất cần thiết để học sinh có phương pháp học tập, làm việc khoa học, sáng tạo.

Các phẩm chất đó là:

  • Hình thành nề nếp học tập, làm việc có kế hoạch.
  • Rèn luyện tính cách cẩn thận, chu đáo trong học tập.
  • Rèn luyện tính chính xác trong diễn đạt.
  • Rèn luyện ý thức vượt khó khăn trong học tập. Để có được những phẩm chất nói trên, học sinh cần phải lập ra thời gian biểu học tập, sinh hoạt ở nhà. Đối với bài toán khó, giáo viên cần động viên

khuyến khích các em tự lực vượt khó, không nản, không chép bài của bạn. Ngoài ra, giáo viên phải xây dựng nhóm học tập “đôi bạn cùng tiến” tổ chức cho học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn còn yếu về cách học tập, củng cố lại kiến thức trước các giờ học và vào thời gian rảnh tại nhà. Kết quả học tập được giáo viên theo dõi để giúp đỡ và uốn nắn kịp thời.

3.1. Biện pháp 5: Vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học Việc đổi mới trong hình thức và phương pháp dạy học sẽ làm cho tiết học sẽ gây hứng thú và sự say mê cho các em. Tôi luôn phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp vấn đáp, đặt vấn đề, động não, phương pháp hoạt động nhóm,...

3.1. Biện pháp 6: Đảm bảo yếu tố vừa sức trong quá trình dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian và thường xuyên động viên khích lệ học sinh  Đảm bảo yếu tố vừa sức trong dạy học giải toán có lời văn chứa yếu tố thời gian Để đảm bảo yếu tố vừa sức tôi cần điều chỉnh nội dung và thời lượng cho phù hợp với lớp mình. Những học sinh có nhận thức bình thường hoặc còn chậm thì tôi giao bài tập có kiến thức vừa phải để các em làm được bài. Tránh những bài toán quá sức với các em, khiến các em chán nản. Còn với các có năng khiếu tôi giúp các em phát triển năng khiếu theo khả năng của mình bằng cách giao những bài tập ở mức cao hơn, tránh tình trạng các em làm xong bài có thể ngồi chơi, mất trật tự.

 Thường xuyên động viên, khích lệ các em học sinh: Có nhiều hình thức để khen ngợi, khích lệ cho học sinh. Có thể sử dụng lời nói trực tiếp, lời nhận xét, góp ý tích cực hoặc tặng thưởng sticker khen thưởng như tôi vẫn thường áp dụng trong lớp học của mình. Ví dụ : Khi tôi giao một bài tập hay nêu một câu hỏi mà học sinh trả lời được, tôi thường tuyên dương và thưởng cho các em một sticker khen thưởng để động viên các em. Và trong quá trình học tập cứ 30 sticker tôi sẽ thưởng cho các em một món quà nhỏ. Khi đó tôi thấy các em rất hào hứng và tích cực tham gia vào hoạt động học tập.

  1. Kết quả đạt được:

các em, “nền móng” vững chắc sẽ tạo động lực thúc đẩy để tiếp tục học lên các lớp trên và hỗ trợ các môn học khác. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp giúp học sinh học tập, học sinh phải là người hoạt động tích cực tìm tòi tri thức và lĩnh hội để biến nó thành vốn quý của bản thân. Khi làm việc này, để có kết quả như mong muốn thì phải có sự kiên trì, bền chí của cả hai phía giáo viên- học sinh vì thời gian không phải là 1 tuần, 2 tuần là các em học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt mà đòi hỏi phải tập luyện lâu dài trong cả quá trình học tập của các em.

Lớp 5 có bao nhiêu dạng toán?

Các dạng toán lớp 5 và phương pháp giải.

Dạng toán trung bình cộng. ... .

Dạng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó ... .

Dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó ... .

Dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó ... .

Dạng toán quan hệ tỉ lệ ... .

Dạng toán tỉ số phần trăm. ... .

Dạng toán chuyển động đều. ... .

Dạng toán hình học..

Làm thế nào để học tốt môn toán lớp 5?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 5?.

Xem trước bài học để rút ngắn thời gian hiểu bài trên lớp. Trước khi lên lớp, bạn hãy cố gắng dành ra 15-30 phút để xem trước nội dung bài sẽ học hôm nay hoặc hôm sau. ... .

Tập trung lắng nghe bài giảng trên lớp. ... .

Ghi chép, thói quen cực kỳ tốt trong học tập..

Toán lớp 5 có gì khó?

Toán lớp 5 khá khó vì là chương trình cuối cấp sẽ tổng hợp toàn bộ kiến thức. Ngoài các bài tập quen thuộc còn có một số kiến ​​thức mới như số thập phân, hình thoi, hình thang, v.v. … Tuy nhiên, khó thì mới đáng học, các con sẽ nâng cao khả năng tư duy logic và giải toán.