Phe bò và phe gấu là gì năm 2024

Lâu nay, chúng ta thường nghe nhắc tới thuật ngữ “Thị trường con bò tót” và “thị trường còn gấu” ở các bài viết, bài phân tích về chứng khoán. Và gần như ở các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đều có biểu tượng con bò hoặc cả con bò và con gấu (như tại Sở GDCK TP. HCM - HOSE). Vậy “Thị trường con gấu” và “Thị trường con bò tót” là gì? Nó biếu hiện cho xu hướng gì của thị trường và nói lên điều gì? Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các thuật ngữ này.

Khái niệm

Thị trường con bò tót dùng để chỉ một thị trường đang trên đà đi lên. Điều đó đặc trưng bởi sự gia tăng đều đặn thị giá của các CP. Trong thời gian thị trường là "con bò tót", giới đầu tư có niềm tin rằng, một xu hướng đi lên sẽ còn tiếp tục.

Thị trường con gấu là thị trường đang xuống dốc. CP không ngừng rớt giá và kết quả là một xu hướng trượt dốc mà NĐT tin rằng sẽ tiếp diễn trong thời gian dài.

Đặc trưng

1.Cung và cầu chứng khoán: trong một thị trường con bò tót, cầu chứng khoán cao hơn cung. Nói một cách khác, nhiều NĐT muốn mua, trong khi rất ít người muốn bán. Kết quả là giá CP tăng. Trong khi đó, ở thị trường con gấu, sẽ có nhiều người muốn bán hơn là muốn mua. Cầu thấp đáng kể so với cung và tất yếu dẫn đến giá CP giảm.

2.Tâm lý NĐT: Trong thị trường con bò tót, hầu hết NĐT cảm thấy hứng thú với thị trường, họ sẵn sàng tham gia vào thị trường với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Ngược lại, trong một thị trường con gấu, tâm lý NĐT là tiêu cực, khiến họ tháo chạy khỏi thị trường và điều này đôi khi lại đẩy thị trường trượt dốc mạnh hơn.

3.Sự thay đổi trong hoạt động kinh tế: Một thị trường con gấu thường liên quan đến một nền kinh tế yếu kém, khi hầu hết DN không có lợi nhuận cao. Tất nhiên, sự sụt giảm lợi nhuận này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách thức thị trường định giá các CP. Còn trong một thị trường con bò tót, điều ngược lại sẽ xảy ra.

NĐT nên làm gì?

Trong thị trường con bò tót, điều lý tưởng NĐT nên làm là tận dụng việc giá tăng lên để mua vào ngay từ đầu thời kỳ và bán ra khi giá các CP họ nắm giữ đang lên đến đỉnh (việc xác định chính xác khi nào là đáy và khi nào là đỉnh là điều không thể). Vì nhìn chung, NĐT có xu hướng tin tưởng rằng thị trường đang tăng, họ sẽ có nhiều khả năng thu được lợi nhuận hơn và khi giá đang tăng, bất kỳ một khoản thua lỗ nào cũng trở thành nhỏ bé và mang tính tạm thời.

Trong một thị trường con gấu, nguy cơ thua lỗ cao hơn bởi giá cả không ngừng giảm đi và thật khó để xác định đâu là điểm dừng cuối cùng. Thậm chí,kể cả khi NĐT kiên nhẫn chờ đến lúc giá tăng, nhiều khả năng vẫn phải chịu một khoản thua lỗ nhất định trước khi thị trường đổi chiều. Vì thế, khả năng thu lời trong thời kỳ này chủ yếu nằm ở các hình thức đầu tư an toàn hơn như các loại trái phiếu hoặc các tài sản khác. Việc phân chia tỷ lệ nguồn vốn của bạn vào CP, trái phiếu, tiền mặt và các loại tài sản khác chính là gốc rễ của việc đa dạng hóa đầu tư. Cách thức phân chia như thế nào phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, mục tiêu và thời gian đầu tư… NĐT cũng có thể chuyển hướng sang các CP "phòng thủ" - những CP chịu tác động rất nhỏ từ sự thay đổi xu hướng trên thị trường và nhờ đó khá ổn định, bất kể nền kinh tế đang thoái trào hay bùng nổ. Tuy nhiên, thị trường con gấu lại có thể đem đến cho NĐT những cơ hội tuyệt vời. Đối với NĐT giá trị, thị trường con gấu là cơ hội mua vào hiếm có, bởi CP của các công ty tốt bị đánh tụt xuống ngang hàng với các công ty khác và rơi xuống mức giá rất hấp dẫn.

Lưu ý

Yếu tố cốt lõi quyết định một thị trường là con gấu hay con bò tót là xu hướng trong dài hạn, chứ không phải những phản ứng tức thời của thị trường trước một sự kiện cụ thể. Những biến động nhỏ chỉ phản ánh các xu hướng ngắn hạn hoặc các phiên điều chỉnh và nhìn chung, về dài hạn thị trường luôn có xu hướng vận động theo chiều hướng tích cực.

Định nghĩa: Thị trường bò là một thời gian tăng giá của một cổ phiếu, một ngành hay cả một thị trường, trong khi thị trường gấu phản ảnh ngược lại.

Tìm hiểu về thị trường bò/gấu

Các nhà đầu tư đánh giá cao một linh vật? Có vẻ là đúng. Thị trường bò và gấu là những biệt ngữ và biểu tượng đầu tư quan trọng, ám chỉ những cảm xúc tích cực (bull) hoặc tiêu cực (bear). Tuy không có quy tắc chính thức, nhưng một thị trường bò có xu hướng tăng đến 20% của thị trường từ đáy, trong khi một con gấu đại diện cho mức giảm 20% so với đỉnh của nó. Nói chung, tính tích cực của thị trường bò hay tiêu cực của thị trường gấu có thể đề cập đến sự chuyển động lên hoặc xuống của hầu hết mọi thứ, như các cổ phiếu riêng lẻ. Và bạn thậm chí còn chú ý đến các nhà đầu tư nói rằng họ đang lạc quan về một ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng (“bullish”) hoặc bi quan về một cổ phiếu mà họ nghĩ sẽ giảm giá (“bearish”).

Những điều nên nhớ

Thị trường bò và gấu là biểu tượng của giới đầu tư.

Chúng ám chỉ việc tả sự biến động của thị trường lên hoặc xuống theo thời gian. Bạn có thể nhận ra sự mở rộng ý nghĩa của từ ngữ giúp nắm bắt tâm lý chung của cổ phiếu, thị trường, ngành nghề hoặc chỉ là phản ánh tâm lý lạc quan hay bi quan của nhà đầu tư.

Mục Lục

Tên gọi này đến từ đâu?

Vẫn còn nhiều tranh cãi và có rất nhiều giả thiết về sự chuyển động tích cực và tiêu cực của thị trường dưới dạng linh vật đặc trưng. Những lý do được chấp nhận rộng rãi thường là ám chỉ tự nhiên và lịch sử của con người.

Lý do theo Tự nhiên: Trong thiên nhiên, những con bò đực khi tấn công thường sử dụng sừng của chúng để húc từ dưới lên trên, trong khi loài gấu tấn công bằng cách đánh bàn chân của chúng xuống phía dưới. Hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng cho sự chuyển động của thị trường - Bây giờ bạn có thể hình dung một con bò to lớn đang lao lên khi một cổ phiếu tăng giá, hoặc một con gấu mạnh mẽ đập xuống khi thị trường giảm theo thời gian.

Lý do theo Lịch sử: Việc này bắt đầu từ da gấu, đúng theo nghĩa đen khi da gấu còn giao dịch nhộn nhịp trong thời kì thuộc địa cùng với nhiều loại da động vật khác. Đôi khi, các thương nhân sẽ bán những bộ da gấu mà họ chưa mua để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó, họ mong rằng giá da gấu sẽ giảm vì họ phải mua để hoàn thành đơn đặt hàng. Mong muốn da gấu giảm giá khiến nhà thương gia được đặt biệt danh là gấu (“bear”). Và bò (“bull”) trở thành đối lập của gấu và đại diện cho sự tích cực.

Một số người nghĩ rằng những cái tên có nguồn gốc tài chính hơn là từ bên ngoài. Thay vì nói đến một loài động vật, danh từ bò (“bull”) có thể có nguồn gốc từ Sở giao dịch chứng khoán London. Một trong những sàn chứng khoán đầu tiên trên thế giới hiện đại, từ thế kỷ 17, London đã có những bảng tin khi thị trường có những cải thiện (bulletins- bảng tin).

Có luật lệ nào xác định đâu là thị trường bò và gấu không?

Không có những luật lệ cụ thể, được chấp nhận toàn cầu hay những con số tính toán một cách máy móc về thị trường bò và gấu, nhưng có một số quy tắc định tính được chấp nhận rộng rãi. Phương thức được chấp nhận rộng rãi nhất là luật 20%. Một thị trường bò là khi thị trường tăng lên 20% từ đáy. Và thị trường gấu là khi giảm 20% từ đỉnh.

Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư cần theo dõi lịch sử giá của cổ phiếu hoặc thị trường để xác định xem nó đang ở trạng thái bò hay gấu. Để bắt đầu, các nhà đầu tư nên xác định điểm đáy hoặc đỉnh của cổ phiếu hoặc thị trường và sau đó tìm tỷ lệ thay đổi. Nếu đó là tăng lên 20% thì giai đoạn đó là thị trường bò hoặc ngược lại giảm đi 20% thì thị trường đó là thị trường gấu.

Ví dụ với S&P 500. Chúng ta thường dùng chỉ số này để làm ví dụ vì chỉ số này bao gồm sự thay đổi của 500 cổ phiếu. Do đó nó là sự phản ánh tuyệt về xu hướng chung của thị trường.

  • Từ 2007 đến 2009, chỉ số S&P 500 giảm khoảng 50%, do đó được gọi là thị trường gấu.
  • Sau đó, trong vòng 9 năm từ 2009 đến 2018, chỉ số S&P 500 tăng hơn 300%, vì thế được gọi là thị trường bò.

Cả 2 giai đoạn thỏa mãn biểu tượng bò hoặc gấu vì thị trường đã tăng hoặc giảm hơn 20%.

Các ví dụ về thị trường bò/ gấu trong lịch sử:

Thị trường hiện đại bao gồm những giai đoạn bò và gấu liên tục- những khoảng thời gian mà giá cổ phiếu nói chung tăng 20% theo sau với giai đoạn giảm đi 20%. Trong khi những cổ phiếu thường chuyển động cao hơn lịch sử giao dịch tạo nên một vòng tròn không hồi kết giữa những thời kỳ tăng và giảm. Những nhà đầu tư trải qua 11 lần thị trường bò kể từ khi kết thúc thế chiến thứ 2, mỗi lần đó đều theo sau bởi một thị trường gấu tương ứng.

Những thị trường bò và gấu gần đây: Trong khi thị trường bò hoặc gấu thường kéo dài nhiều thập kỷ, chúng ta đã trải qua một số lần quan trọng trong thế kỷ 20. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính 2008 xảy ra bởi những khoản đầu cơ và nợ không bền vững ở thị trường bất động sản, tạo ra cú giảm điểm nhanh chóng trên thị trường. Chỉ số S&P 500 mất hơn nửa giá trị chỉ trong vòng một năm. Khoảng thời gian ngắn nhất trong lịch sử tạo nên một thị trường gấu.

Sau khi cuộc khủng hoảng xa dần, các chính phủ giải cứu các định chế tài chính và các doanh nghiệp phục hồi dần. Nền kinh tế phục hồi bắt đầu từ tháng 3 năm 2009 từ đáy. Trong hơn 100 tháng kể từ lúc đó, chỉ số S&P 500 đã tăng gấp 3 lần giá trị. Vì thế kể từ đầu năm 2019, một thập kỉ sau đáy của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Mỹ đã trải qua một thị trường bò đáng nhớ. Thực tế, giai đoạn này là thời kì thị trường dài nhất kể từ Thế Chiến 2.

Những thị trường bò hoặc gấu khác mà các nhà đầu tư nên biết: Dưới đây là một số thị trường bò và gấu tiêu biểu (Vẫn sử dụng S&P 500 làm ví dụ) và một số động lực tạo nên những thay đổi đó.

  • Thời kì phát triển sau thế chiến 2 (Peacetime Boom): Chỉ số S&P 500 đã tăng hơn 85% trong gần 50 tháng cho đến cuối những năm 1950 bởi những ngành công nghiệp sau chiến tranh.
  • Thị trường gấu đầu những năm 1960: Chỉ số S&P 500 giảm gần 30% trong vòng chưa đến một năm khi thị trường đã bình tĩnh hơn. Các nhà đầu tư nghĩ đơn giản rằng thị trường đã tăng trưởng quá nóng trong thế kỉ trước.
  • Thay đổi cấu trúc doanh nghiệp những năm 1980: Chỉ số S&P 500 tăng hơn gấp đôi là kết quả của việc giảm luật lệ khiến các công ty tăng hợp nhất, thâu tóm và những sự xáo trộn các hoạt động trên thị trường làm tăng sức mạnh lợi nhuận doanh nghiệp.
  • Khủng hoảng 1987 (thị trường gấu): Lo lắng về lạm phát và các giao dịch qua máy tính tạo nên ngày Thứ Hai đen tối nổi tiếng. Chỉ số S&P 500 mất một phần ba giá trị chỉ trong vài tháng trước khi phục hồi.
  • Những năm 1990: Tăng trưởng Internet1.0: Là thời kì tăng trưởng nổi tiếng và dài nhất trước lần gần đây nhất. Đầu tư vào những công ty kỹ thuật số tập trung vào người tiêu dùng thích ứng với sự của mạng internet khiến chỉ số S&P 500 tăng gần 417% trong vòng một thập kỉ.
  • Khủng hoảng bong bóng Dotcom (2000): Việc đổ tiền vào các doanh nghiệp mà không có kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh dẫn đến sự giảm đột ngột của thị trường. Làn sóng IPO của những công ty khởi nghiệp sử dụng Internet nhưng không tạo ra lợi nhuận đều phản ánh vào giá cổ phiếu, kết quả là chỉ số S&P 500 giảm 37% giá trị trong không tới 2 năm.

Điều gì tạo nên thị trường bò hoặc gấu?

Hầu như tất cả mọi thứ. Thị trường bò và gấu đơn giản chỉ là phản ánh xu hướng của cổ phiếu nói chung: tăng hoặc giảm. Do đó, điều gì ảnh hưởng đến cổ phiếu sẽ ảnh hưởng tới thị trường chung. Dưới đây là một số lý do tác động đến thị trường:

  • Tỷ lệ việc làm: Thường cao trong thời kì thị trường bò khi các công ty thuê thêm nhiều nhân viên, và sẽ thấp hơn trong thị trường gấu vì các công ty sẽ giảm số người lao động để cắt giảm chi phí
  • Lãi suất: Các ngân hàng trung ương có thể giữ lãi suất thấp để thúc đẩy thị trường. Hoặc họ có thể tăng lãi suất khiến cho việc vay tiền trở nên đắt đỏ hơn, do đó làm chậm nền kinh tế.
  • Các khoản đầu tư quốc tế: Khi đầu tư nước ngoài tăng cùng với nhu cầu về hàng hóa từ các nước khác có thể giúp tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, một sự suy giảm đầu tư từ khối ngoại có thể gây tổn hại đến các hoạt động kinh doanh của các công ty và ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công tý đó.
  • Sự tự tin: Cảm tính của nhà đầu tư sẽ là động lực mua hoặc bán chính, điều này tạo ra các chuyển động của thị trường. Nếu nhà đầu tư sở hữu tiền mặt và nghĩ rằng nền kinh tế sẽ tăng hoặc giảm, họ sẽ có những hành động để làm xu hướng đầu ttrở nên rõ ràng hơn.

Nhà đầu tư nên làm gì?

Với một nhà đầu tư, khi thị trường bò hoặc gấu xuất hiện. Và chu kì thị trường bò và gấu sẽ luôn diễn ra qua lại tiếp nối nhau. (Bạn chắc đã nhận ra một thị trường bò thường được tiếp nối bởi một thị trường gấu, và ngược lại). Thị trường bò và gấu là biểu tượng của giới đầu tư vì các nhà đầu tư thường theo cảm xúc, và họ sẽ cố gắng nhận biết điều gì đang diễn ra trên thị trường. Hiểu được cách thị trường bò và gấu phản ánh tâm lý tích cực và tiêu cực là chìa khóa định hướng trên thị trường chứng khoán.

Tại sao lại gọi là thị trường con bò con gấu?

Thị trường bò và gấu là những biệt ngữ và biểu tượng đầu tư quan trọng, ám chỉ những cảm xúc tích cực (bull) hoặc tiêu cực (bear). Tuy không có quy tắc chính thức, nhưng một thị trường bò có xu hướng tăng đến 20% của thị trường từ đáy, trong khi một con gấu đại diện cho mức giảm 20% so với đỉnh của nó.

Bộ trưởng là gì?

Thị trường bò (Bull market) sử dụng hình ảnh con bò để ẩn dụ cho thị trường tăng giá, đại diện cho xu thế đi lên. Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ định nghĩa, thị trường bò là thời điểm ghi nhận giá cổ phiếu tăng và tâm lý thị trường lạc quan.

Thị trường con bò tót là gì?

Thị trường con bò tót hiện nay thông dụng dùng để chỉ một thị trường đang trên đà đi lên với đặc trưng bởi sự gia tăng đều đặn thị giá của các cổ phiếu và trong thời gian thị trường là "con bò tót", giới đầu tư tài chính có niềm tin rằng một xu hướng thị trường đi lên sẽ còn tiếp tục và khởi sắc.

Thị trường gấu chứng khoán là gì?

Thị trường con gấu (Bear Market) là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng thị trường chứng khoán trên đà giảm, cổ phiếu rớt giá và giai đoạn này diễn ra trong một khoảng thời gian dài.