Pháo đài bất khả xâm phạm của pháp xây dựng ở điện biên phủ gồm mấy cứ điểm

GLO]- Cách đây tròn 60 năm, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã đánh tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnever chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương. Lần đầu tiên trên thế giới, một đất nước nhỏ bé đã chiến thắng cường quốc thực dân hùng mạnh. Chiến thắng ấy đã chứng minh cho chân lý của thời đại: “Một dân tộc dù nhỏ, nhưng đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết chiến đấu theo một đường lối chính trị, quân sự đúng đắn thì có đầy đủ khả năng thắng mọi kẻ thù xâm lược”-Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

  • Điện Biên Phủ: 60 mùa xuân chiến thắng

Một góc Điện Biên Phủ hôm nay. Ảnh: Minh Triều

Tướng Navarre từng tự hào rằng, Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, là “cỗ máy nghiền nát mọi cuộc tấn công của Việt Minh”. Nỗ lực tìm một “lối thoát danh dự” của thực dân Pháp tại Đông Dương đã không thể mang lại điều chúng muốn mà ngược lại, đó lại là vũng lầy, đặt dấu chấm hết cho tham vọng duy trì thuộc địa Đông Dương bởi chính đội quân Việt Nam-đội quân không sở hữu sức mạnh quân sự mà là một sức mạnh khác vô cùng to lớn: Lòng yêu nước.

Kỳ tích chiến dịch Điện Biên Phủ

“Theo thông tin phía ta nắm được khi ấy, khu trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chỉ rộng khoảng 2,5 km2 với 3 phân khu và 10 cứ điểm nhưng địch đã huy động khoảng hơn 16.000 quân và một số dự trữ đạn khổng lồ: khoảng 10 vạn viên, có tới 12 khẩu 105 mm, 4 khẩu 155 mm, 24 khẩu cối... lại có xe tăng, máy bay, pháo yểm trợ. Đó là một cỗ máy vô cùng lợi hại”-ông Nguyễn Văn Vẽ-nguyên cán bộ Quân báo thuộc Sư 304-một trong những đơn vị chủ lực tham gia trong chiến dịch Điện Biên Phủ, kể về “con nhím” tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


 

Khách tham quan nghe hướng dẫn viên giới thiệu về trận đánh đồi A1. Ảnh: Minh Triều

Về phía ta, hàng loạt khó khăn buộc phải giải quyết mới hy vọng xóa sổ được “con nhím” khổng lồ này. “Để quyết đấu trận cuối với kẻ thù, chúng ta cần một lượng nhân-vật lực vô cùng lớn. Bộ Chính trị lúc ấy đã phát động toàn dân tiết kiệm và ủng hộ cho chiến dịch với khẩu hiệu “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì chiến dịch được thắng lợi”-ông Vẽ kể lại. Quả vậy, bởi ngoài việc hạn chế vũ khí, đạn dược, theo tính toán, để đảm bảo lương thực cho bộ đội ta tiến đánh phải huy động khoảng 4.200 tấn gạo, 100 tấn rau, 100 tấn thịt, 80 tấn muối, 12 tấn đường… Đúc rút từ kinh nghiệm vận tải trước đó, nếu vận chuyển hoàn toàn bằng dân công gánh bộ, theo tính toán, muốn có số gạo trên phải huy động từ hậu phương hơn 60 vạn tấn và phải huy động gần 2 triệu dân công để gánh. Tất cả đều phải vận chuyển qua chặng đường dài 500 km, phần lớn là đèo dốc hiểm trở. Chính tướng Navarre đã nhận định rằng, với địa thế hiểm trở, quân đội Việt Minh sẽ không thể đưa được những khẩu pháo cỡ 105 mm trở lên vào trận địa, việc vận chuyển lương thực, vũ khí sẽ vô cùng khó khăn để đáp ứng việc nuôi quân, nhất là vào mùa mưa.

Vậy nhưng, chẳng có gì là không thể đối với nhân dân Việt Nam anh hùng. Đối mặt với áp lực này, những chiếc xe đạp thồ được cải tiến từ xe đạp Pegout-một sản phẩm nổi tiếng của người Pháp-với sức chịu tải lên đến 200-300 kg đã ra đời. Song song với đó, hàng trăm km đường được khơi thông, mở mạch máu vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… vào chiến trường được gấp rút hoàn thành với tốc độ khó tin.


 

Hố sâu do khối bộc phá 960 kg phát nổ làm hiệu lệnh tiến công của quân ta trên đồi A1. Ảnh: Minh Triều

Ông Nguyễn Văn Tùng [xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ]-nguyên là thanh niên xung phong thuộc Đại đội 405, kể lại: “Để chuẩn bị cho chiến dịch, việc khơi thông đường được phát động. Đơn vị tôi khi ấy được phân công nhiệm vụ rà phá bom mìn do Pháp thả xuống, mở đường cho xe và đoàn vận tải, thồ hàng lên chiến dịch ở khu vực ngã ba Cò Nòi. Chỉ thị của cấp trên là làm sao phải mở đường trong thời gian nhanh nhất. Không khí trên những cung đường mở khi ấy dù gian lao nhưng vô cùng sôi nổi, tích cực”. Nhà thơ Tố Hữu đã miêu tả lại không khí trên con đường vận chuyển, tiếp tế: “Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ/Đèo Lũng Lô anh hò, chị hát” [Hoan hô chiến sĩ Điện Biên]. Sau này, người Pháp đã phải thừa nhận, chính những chiếc xe đạp thồ cải tiến đã khiến họ thất bại. Bên cạnh đó, những khẩu pháo 105 mm đã được tháo rời, di chuyển từng bộ phận để đưa vào trận địa đã khiến địch ngỡ ngàng. Chính sự chủ quan, coi nhẹ sức mạnh của quân đội Việt Minh đã vùi thây quân Pháp. Khi trận địa pháo 105 mm của ta khai hỏa trên các chiến trường, quân đội Pháp đã thực sự bất ngờ, hoảng loạn vì sai lầm khi đánh giá thấp đối phương. Điện Biên Phủ là một thung lũng khá bằng phẳng, địch lại án ngữ ở những điểm cao, được bố trí hệ thống công sự kiên cố. Tuy nhiên, Bộ Chính trị nhận định, chúng ta phải thắng ở Điện Biên Phủ, làm cơ sở căn bản để buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và các nước Đông Dương. Điều đó đã được thực tế hóa bằng chiến công vang dội khi Pháp đã giương cờ trắng đầu hàng và chấp thuận ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnever chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Theo tài liệu bí mật vừa được Pháp công bố mới đây, Chính phủ Pháp thậm chí đã phải mở một cuộc điều tra về thất bại tại Điện Biên Phủ bởi họ đã đặt hy vọng quá nhiều. Hay nói cách khác, Pháp đã không tin rằng Điện Biên Phủ có thể thất thủ trước quân đội Việt Minh. Tuy nhiên, như một viên tướng Pháp đã thừa nhận: “Suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến, chính quyền Pháp đã 19 lần đổi chủ, trong khi đó, ở Việt Nam chỉ có một: Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp”. Một đường lối quân sự đúng đắn, một ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đến cùng đã đập tan mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù hùng mạnh.

Khốc liệt đồi A1


 

Nghĩa trang đồi A1. Ảnh: Minh Triều

56 ngày đêm diễn ra chiến dịch thì riêng tại cứ điểm đồi A1, trận giằng co quyết liệt giữa địch và ta đã kéo dài suốt 39 ngày. Trong suốt chiến dịch, không có nơi nào cuộc chiến lại diễn ra căng thẳng, tổn thất sinh mạng đến như thế. Ông Hoàng Văn Bảy [tổ 1, phường Thanh Trường, TP. Điện Biên]-người từng tham gia chiến đấu tại cứ điểm đồi A1 đến gần những phút cuối cùng [khi khối bộc phá chứa 960 kg thuốc nổ phát nổ cũng là lúc ông bị thương, buộc phải đưa về tuyến sau]. Trong ký ức của ông vẫn còn lưu giữ hình ảnh về những ngày “máu trộn bùn non”, sự hy sinh của đồng đội, tiếng nỗ vang trời của pháo, mùi thuốc súng… Bộ đội vừa chiến đấu, vừa đào hầm hào để tiến sâu vào lòng địch. Việc đào hầm hào vô cùng khó khăn bởi đất sỏi rất cứng trong điều kiện tuyệt đối bí mật, đất phải di chuyển ra xa hàng km để đổ. “Nắm cơm chiến sĩ có khi trộn lẫn cả bùn đất, nước mưa, thuốc súng và kể cả máu của đồng đội…”-ông Bảy kể lại. Cho đến hôm nay, sau 60 năm chiến thắng, đến thăm trận địa đồi A1, nhìn hệ thống hầm hào thọc sâu vào lòng địch, bất cứ ai cũng đều không khỏi bất ngờ và nể phục bởi sức người khi ấy.

Trận chiến quyết liệt từng mét đất. Địch xây dựng hệ thống công sự vô cùng vững chắc trên đỉnh đồi, hầm chỉ huy kiên cố và đủ khả năng chịu được sức công phá của pháo 105 mm. Địch với lợi thế án ngữ trên đỉnh nên càng tấn công lên cao, cuộc chiến càng khó khăn, ác liệt. “Khi ấy quân ta không thể hiểu nổi vì sao càng đánh, quân địch lại càng tuôn ra nhiều hơn.


 

Chụp hình lưu niệm cùng đồng đội bên hầm Đờ-cát-điểm cuối cùng chấm dứt Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Minh Triều

Mãi sau này trinh sát mới tiếp cận và phát hiện địch có một hầm ngầm rất lớn được liên kết chặt chẽ với các cứ điểm khác bằng hệ thống hầm hào từ dọc chân đồi lên làm đường tiếp viện”-ông Bảy cho biết. Kế hoạch đặt khối bộc phá 960 kg được đưa ra để phá hủy hầm ngầm này. Đúng 20 giờ 30 phút ngày 6-5, khối bộc phá được lệnh kích hoạt. Đây cũng chính là hiệu lệnh cho cuộc tổng công kích, là chìa khóa mở toang cánh cửa tiến công, tiêu diệt địch trong căn hầm ngầm cố thủ trên đỉnh đồi A1.

Địch sau phút choáng váng bởi sức ép quá lớn từ khối thuốc nổ đã điên cuồng chống trả. Pháo địch từ các căn cứ phía sau: Hồng Cúm, Mường Thanh… bắn lên hỗ trợ cho lực lượng bên trên. Hệ thống hàng rào, bãi mìn gài bom được địch giăng khắp đã khiến cuộc tiến công cuối cùng trở nên khó khăn, máu chiến sĩ thấm đẫm từng mét đất để đổi lấy phút vinh quang của lịch sử. Đến chiều 7-5, quân ta mới giành được quyền làm chủ đồi A1, dồn về hầm Chỉ huy, bắt sống tướng De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Lê Hòa-Minh Triều

.

Video liên quan

Chủ Đề