Phân tích mối quan hệ giữa kiểu gen kiểu hình và môi trường trồng khảo nghiệm giống cây trồng

 Nguyên nhân gây ra thường biến là:

 Biểu hiện dưới đây là của thường biến:

Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

Thường biến có thể xảy ra khi:

Thường biến xảy ra mang tính chất:

 Ý nghĩa của thường biến là:

 Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

Nội dung nào sau đây không đúng?

Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

Trong việc tăng suất cây trồng, yếu tố nào là quan trọng hơn?

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 17: Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 17 trang 69: – Có nhận xét gì về cách phản ứng với nhiệt độ môi trường của hai giống hoa đỏ và hoa trắng?

– Có thể rút ra được những kết luận gì về vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành tính trạng?

Lời giải:

– Hoa anh thảo cho ra màu hoa đỏ có kiểu gen AA sẽ cho ra hoa màu đỏ hay hoa trắng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường:

– Hoa đỏ (20°C) ⇔ hoa trắng (35°C)

– Còn giống hoa trắng có kiểu gen aa chỉ cho ra màu trắng, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

– Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, còn môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Vì vậy kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen còn chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường trong và ngoài cơ thể.

   + Các yếu tố của môi trường ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH trong đất, chế độ dinh dưỡng… tác động đến sự biểu hiện tính trạng.

   + Tác động của môi trường còn phụ thuộc vào loại tính trạng: loại tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, ít ảnh hưởng của môi trường. Các tính trạng số lượng là những tính trạng đa gen, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.

   + Tác động của môi trường trong đến hoạt động của gen được thể hiện trong mối quan hệ: giữa các gen với nhau; giữa gen trong nhân và gen ở tế bào chất hoặc giới tính của cơ thể.

   + Giới tính ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen.

Lời giải:

– Hoa anh thảo cho ra màu hoa đỏ có kiểu gen AA sẽ cho ra hoa màu đỏ hay hoa trắng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường:

– Hoa đỏ (20°C) ⇔ hoa trắng (35°C)

– Còn giống hoa trắng có kiểu gen aa chỉ cho ra màu trắng, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

– Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường, còn môi trường tham gia vào sự hình thành kiểu hình cụ thể. Vì vậy kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen còn chịu nhiều tác động khác nhau của môi trường trong và ngoài cơ thể.

   + Các yếu tố của môi trường ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH trong đất, chế độ dinh dưỡng… tác động đến sự biểu hiện tính trạng. VD: Sự biểu hiện của mỡ vàng ở thỏ do 2 yếu tố: có kiểu gen yy và lượng thức ăn giàu chất caroten. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì không xuất hiện mỡ vàng.

   + Tác động của môi trường còn phụ thuộc vào loại tính trạng: loại tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen, ít ảnh hưởng của môi trường. Các tính trạng số lượng là những tính trạng đa gen, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.

   + Tác động của môi trường trong đến hoạt động của gen được thể hiện trong mối quan hệ: giữa các gen với nhau; giữa gen trong nhân và gen ở tế bào chất hoặc giới tính của cơ thể.

   + Giới tính ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình của kiểu gen. VD: ở cừu, kiểu gen HH: có sừng, hh: không sừng, gen nằm trên NST thường. Kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực, không sừng ở cừu cái. Ở người, kiểu gen Bb biểu hiện hói đầu ở nam, không hói đầu ở nữ.

Lời giải:

– Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một số nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau. Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường.

– Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền cho thế hệ sau.

– Tuy nhiên, nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường.

Lời giải:

Thường biến Đột biến
Khái niệm Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể tương ứng với điều kiện môi trường. Là những biến đổi trong vật chất di truyền, ở cấp độ phân tử là đột biến gen, ở cấp độ tế bào là đột biến NST.
Tác nhân gây biến đổi Ảnh hưởng của môi trường ngoài. Tác nhân gây đột biến từ môi trường ngoài hoặc môi trường trong cơ thể.
Tính chất

– Là những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.

– Thường biến không di truyền.

– Là những biến đổi riêng lẻ, không định hướng.

– Đột biến di truyền cho thế hệ sau.

Ý nghĩa Đa số là có lợi cho sinh vật, giúp cơ thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường. Đa số có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
Vai trò Thường biến ít có vai trò quan trọng trong tiến hóa và chọn giống. Đột biến cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, nhất là đột biến gen.

– Để nhận biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến ta có thể cho các cá thể đó sống trong các điều kiện môi trường khác nhau, nếu xuất hiện nhiều kiểu hình khác nhau thì đó là thường biến, nếu không xuất hiện kiểu hình khác thì đó là đột biến.

Lời giải:

– Tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng. Mức phản ứng do kiểu gen quy định được di truyền.

– Kiểu gen quy định khả năng về năng suất của một giống vật nuôi hay cây trồng. Kĩ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của một giống trong mức phản ứng do kiểu gen quy định. Năng suất là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt mà nuôi trồng không đúng kĩ thuật sẽ không phát huy hết tiềm năng của giống. Ngược lại, khi đã đáp ứng yêu cầu kĩ thuật sản xuất mà vượt giới hạn của giống cũ thì phải đổi giống, cải tiến giống cũ hoặc tạo giống mới.

A. Di truyền liên kết giới tính.

B. Di truyền tế bào chất.

C. Di truyền tính trạng do gen trên NST thường quy định.

D. Ảnh hưởng của giới tính.

Lời giải:

Đáp án D

I. Lai giống thực vật:

– Tóm tắt các bước tiến hành lai giống và những điều cần chú ý khi chọn hoa cùng với thao tác khi giao phấn.

– Vẽ hình sơ lược mô tả các thao tác giao phấn.

Trả lời:

Nội dung thí nghiệm

a. Khử nhị trên cây mẹ:

– Chọn những hoa còn là nụ có màu vàng nhạt để khử nhị (hoa chưa tự thụ phấn).

– Dùng kim mũi mác tách 1 bao phấn ra nếu phấn còn là chất trắng sữa hay màu xanh thì được. Nếu phấn đã là hạt màu trắng thì không được.

– Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay để giữ lấy nụ hoa.

– Tay phải cầm kẹp tách bao hoa ra, tỉa từng nhị một, cần làm nhẹ tay tránh để đầu nhụy và bầu nhụy bị thương tổn.

– Trên mỗi chùm chọn 4 đến 6 hoa cùng lúc và là những hoa mập để khử nhị, cắt tỉa bỏ những hoa khác.

– Bao các hoa đã khử nhị bằng bao cách li.

b. Thụ phấn:

– Chọn những hoa đã nở xoà, đầu nhị to màu xanh sẫm, có dịch nhờn.

– Thu hạt phấn trên cây bố: chọn hoa vừa nở, cánh hoa và bao phấn vàng tươi, khi chín hạt phấn chín tròn và trắng.

– Dùng kẹp ngắt nhị bỏ vào đĩa đồng hồ.

– Dùng bút lông chà nhẹ trên các bao phấn để hạt phấn bung ra.

– Dùng bút lông chấm hạt phấn cây bố lên đầu nhụy hoa của cây mẹ đã khử nhị.

– Bao chùm hoa đã thụ phấn bằng túi cách li, buộc nhãn, ghi ngày và công thức lai.

c. Chăm sóc và thu hoạch

– Tưới nước đầy đủ.

– Khi quả lai chín thì thu hoạch, cẩn thận tránh nhầm lẫn các công thức lai.

– Bổ từng quả trải hạt lên tờ giấy lọc ghi công thức lai và thứ tự quả lên tờ giấy đó.

– Phơi khô hạt ở chổ mát khi cầ gieo thì ngâm tờ giấy đó vào nước lã hạt sẽ tách ra.

Chú ý:

– Muốn tránh sự tự thụ phấn của hoa bằng cách cắt bỏ nhị từ khi chưa chín ở hoa của cây làm mẹ.

– Những hoa được chọn để khử nhị phải chắc chắn chưa thụ phấn. Muốn kiểm tra, hãy dùng kim mũi mác tách một bao phấn ra. Nếu phần còn là chất sữa trắng hay là những hạt màu xanh nhạt thì chắc chắn là chưa xảy ra sự tự thụ phấn. Tốt nhất là hoa cây mẹ đang là nụ có màu vàng nhạt thì tiến hành khử nhị.

– Lựa chọn hoa cây mẹ và cây bố:

    + Cây mẹ có đầu nhụy màu xanh thẫm, có dịch nhờn.

    + Cây bố có hoa mới nở xòe, cánh hoa và bao phấn màu vàng tươi.

– Các thao tác giao phấn theo thứ tự sau:

    + Cách tỉa nhị ở cây mẹ như SGK.

    + Cách lấy hạt phấn ở cây bố nhứ SGK, chỉ lấy các hạt phấn đã chín (hạt phấn tròn và trắng).

    + Cách thụ phấn (chấm hay bôi hạt phấn lên đầu nhụy).

II. Lai một số loài cá cảnh:

– Tóm tắt các bước tiến hành lai giống.

– Ghi kết quả và nhận xét thì nghiệm vào bảng.

Trả lời:

– Các bước tiến hành lai giống như đã nêu trong bài, sau đó ghi kết quả vào bảng trả lời.

1. Kiếm mắt đen × Kiếm mắt đỏ (và ngược lại).

2. Mún đực xanh × Mún cái đỏ (và ngược lại).

3. Khổng tước đực có chấm màu × Khổng tước cái không có chấm màu.

4. Khổng tước đực có vết đỏ ở trước gốc đuôi và chấm màu xanh sau nắp mang × Khổng tước cái không có đặc điểm nêu trên.

5. Khổng tước đực có vây lưng hình dải dài × Khổng tước cái không có đặc điểm này.

6. Khổng tước cái có một vệt tím trên đuôi × Khổng tước đực không có đặc điểm này.