Ô nhiễm môi trường nước do thuốc bảo vệ thực vật

Trước đây, đồng bào Vân Kiều và Pa Cô ở miền núi tỉnh Quảng Trị ít sử dụng thuốc BVTV trong canh tác cây trồng. Nhưng vài năm trở lại đây, khi các loại thuốc BVTV được bày bán tràn lan với giá rẻ và cho hiệu quả thấy rõ đối với cây trồng, cho nên người dân đua nhau mua về sử dụng. Theo chị Hồ Thị Tương, ở xã Thuận [Hướng Hóa]: Ngày trước, để phát sạch cỏ trên diện tích 1 ha nương rẫy phải mất từ 15 đến 20 ngày công lao động, nay sử dụng một gói thuốc diệt cỏ có giá khoảng 70.000 đồng, một người bơm phun trong khoảng một giờ sẽ làm sạch các loại cỏ trên diện tích tương tự. Nhanh và giảm bớt công sức, đó là lợi ích trước mắt nhưng ít người ở địa bàn miền núi này biết rằng, việc dùng thuốc diệt cỏ để canh tác một cách tràn lan đã gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước.

Thuốc diệt cỏ sau khi đưa vào sử dụng, một phần thẩm thấu qua đất, phần lớn theo mưa trôi xuống các con sông, suối và ao, hồ, làm ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của người dân... Ðiều đáng lo ngại là hiện nay, phần lớn người dân miền núi đang dùng loại thuốc diệt cỏ Paraquat có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho động vật và con người. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đưa loại thuốc này vào danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.

Ði dọc theo các khe, suối trên địa bàn các xã vùng Lìa [Hướng Hóa], chúng tôi thấy người dân vứt vỏ, chai thuốc BVTV rất nhiều, trong khi hầu hết nguồn nước sinh hoạt của bà con ở đây được lấy từ nước suối. Suối Pa Ráp, ở xã Pa Tầng [Hướng Hóa] là nơi đầu nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân các bản làng ở thung lũng phía dưới. Suối chảy từ một ngọn núi cao vòng quanh các quả đồi đổ về xuôi, chung quanh đồi là các rẫy sắn của người dân địa phương. Nước ở con suối này gần đây trở thành nỗi ám ảnh của người dân quanh vùng bởi sự ô nhiễm của nó, nhưng họ vẫn phải sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tình trạng này cho thấy một số người dân còn thiếu hiểu biết và thiếu ý thức về hậu quả nghiêm trọng của việc bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV bị vứt bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của chính mình và cộng đồng.

Anh Hồ Văn Hơ, ở xã A Túc [Hướng Hóa] cho biết: "Mỗi vụ sắn, tôi bơm thuốc hai lần để diệt cỏ, vào lúc mới trồng và lúc cây sắn cao khoảng 0,5 m. Ngoài ra, lúc nào cây có dấu hiệu sâu bệnh thì phun thuốc trừ sâu, phun xong thì ra suối rửa bình cho sạch sẽ. Ở đây ai cũng làm vậy cả”. Anh Hơ hoàn toàn không biết thuốc diệt cỏ và các loại thuốc trừ sâu bệnh đó có hại cho sức khỏe con người, bởi con suối đó cũng là nơi gia đình anh lấy nước về để dùng hằng ngày.

Anh Hồ Văn Ðình, ở thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp [Ða Krông] lại lo lắng cho biết: "Công trình nước sạch trên địa bàn bị hỏng cho nên hơn 5 năm nay, người dân ở thôn Xa Vi phải dùng nguồn nước từ các khe, suối. Biết là nguồn nước bị ô nhiễm thuốc diệt cỏ do người dân phun tại các nương sắn bên suối và súc rửa bình bơm nhưng chúng tôi vẫn phải lấy để tắm rửa, sinh hoạt chứ cũng không biết lấy nước ở đâu ra nữa".

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 190 cơ sở bán các loại thuốc BVTV, nhưng mới chỉ có 90 cơ sở được cấp phép. Hầu hết các cơ sở kinh doanh thuốc diệt cỏ, trừ sâu không có giấy phép đều không bảo đảm các tiêu chuẩn về kinh doanh thuốc BVTV. Việc kiểm tra, xử phạt những cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trái quy định cũng rất khó khăn, vì một số điểm kinh doanh thuốc không được bày bán công khai. Khi có cơ quan chức năng kiểm tra, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh đã giấu hết các loại thuốc không có nhãn mác rõ ràng...

Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hồng Phương cho biết: Người dân ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ða Krông, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, sử dụng tràn lan các loại thuốc diệt cỏ. Việc lạm dụng các loại thuốc BVTV sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng lẫn người sinh sống chung quanh, tồn dư các loại thuốc BVTV sẽ tích lũy trong cơ thể người và gây nên một số loại bệnh. Việc quản lý, thu gom bao bì thuốc BVTV của người dân cũng chưa được quan tâm; vỏ bao, chai đựng thuốc vứt bừa bãi trên nương rẫy, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Qua tìm hiểu, tại các xã vùng Lìa [Hướng Hóa] có nhiều trường hợp phụ nữ sinh non do thường xuyên tiếp xúc, sinh sống ở vùng đất sử dụng thuốc diệt cỏ. Nhiều y sĩ, bác sĩ làm việc tại các trạm y tế ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Ða Krông cũng cho biết, thời gian gần đây, một số người dân đến khám bệnh cho biết, họ bị choáng sau khi bơm thuốc diệt cỏ, sử dụng các loại thuốc BVTV mà không mang đồ bảo hộ…

Từ thực tế nêu trên, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương ở tỉnh Quảng Trị cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân miền núi về tác dụng và tác hại của thuốc BVTV. Khuyến cáo người dân không nên lạm dụng thuốc BVTV mà tích cực sử dụng biện pháp sinh học, sử dụng thiên địch để phòng, trừ dịch hại, giảm sự lệ thuộc vào thuốc hóa học. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những người buôn bán các loại thuốc cực độc có chứa hoạt chất 2.4D và thuốc diệt cỏ Paraquat.

Các cơ quan chức năng và địa phương cần đầu tư xây các bể xử lý vỏ thuốc BVTV tập trung ở nương rẫy để thu gom, xử lý vỏ thuốc, qua đó tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân sử dụng đúng thuốc BVTV, không chỉ bảo vệ tốt mùa màng mà còn bảo vệ sức khỏe cho chính mình và
cộng đồng.

[HNM] - Hà Nội đang hướng đến nền nông nghiệp đô thị sinh thái, phát triển bền vững. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, nông dân vẫn chủ quan, coi nhẹ các biện pháp bảo hộ lao động, vứt bừa bãi các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật [BVTV] ngay tại đồng ruộng và kênh mương gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
 

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi tại vùng trồng rau quả an toàn thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên [Hà Nội]. Ảnh: Hữu Nghị


Ô nhiễm ở mức báo động Theo thống kê, những năm qua, toàn thành phố đã triển khai việc thu gom bao bì thuốc BVTV trên 2.500ha trồng rau tập trung. Tại các vùng sản xuất rau được đầu tư lắp đặt thùng hoặc xây bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV, sau đó thu gom đi tiêu hủy. Tuy nhiên, còn hàng nghìn hécta sản xuất tập trung vẫn chưa có bể chứa và các điểm tập kết vỏ bao bì thuốc BVTV. Trên cánh đồng hoa xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Cảnh đang phun thuốc diệt sương mai cho 3 sào hoa hồng, mùi thuốc sâu nồng nặc. Đây cũng là việc thường thấy tại nhiều vùng trồng hoa ở huyện Mê Linh, hầu như người trồng hoa nào cũng phải dùng thuốc BVTV diệt trừ sâu bệnh cho cây trồng. Quan sát kênh mương trên địa bàn huyện, rất nhiều vỏ bao bì thuốc BVTV nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Đáng nói, ở những vùng chuyên canh này đều được đầu tư xây dựng, đặt các thùng chứa, bể chứa thuốc BVTV, nhưng không phải người dân nào cũng có ý thức thu gom để đúng nơi quy định. Tình trạng vứt bừa bãi vỏ thuốc BVTV đã qua sử dụng ngay tại các cánh đồng ở một số khu vực ngoại thành cũng đã trở thành thói quen của nhiều người dân… Hậu quả là nguồn nước ô nhiễm ngấm xuống đất, hòa vào mạch nước ngầm, rồi lại được hút lên qua hệ thống các giếng khoan để phục vụ nhu cầu sinh hoạt nên nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc phun thuốc BVTV trên hoa ở xã Đại Thịnh [Mê Linh] thực sự đã đến mức báo động, đe dọa sức khỏe người dân. Trước thực trạng này, Trạm BVTV huyện Mê Linh đã tổ chức tập huấn cho nhân dân về cách làm bảo vệ môi trường, sử dụng thuốc BVTV an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV xong bỏ bao bì, chai lọ thuốc BVTV vào các thùng chứa vẫn chưa được các hộ dân thực hiện đúng. Ngoài các loại vỏ thuốc bằng giấy, ni lông khó phân hủy, thì các loại vỏ bằng thủy tinh không chỉ gây ô nhiễm mà còn rất nguy hiểm cho chính nông dân trong quá trình sản xuất...

Phải thay đổi hành vi của nông dân

Theo Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng: Thuốc BVTV là loại thuốc độc dùng để tiêu diệt sâu bệnh, sinh vật có hại đối với cây trồng. Khi không sử dụng đúng liều lượng, nồng độ, những chất độc này hoàn toàn có thể làm chết những sinh vật có lợi cho cây trồng. Không chỉ có vậy, thuốc BVTV dễ dàng xâm nhập vào môi trường nước, đất, không khí… gây hại cho sức khỏe con người. Thống kê hiện nay, mỗi năm nước ta sử dụng tới khoảng 35.000 đến hơn 100.000 tấn hóa chất BVTV, kéo theo lượng bao bì, vỏ đựng khổng lồ, đa phần là những loại vật liệu không tự phân hủy, gây hại đến môi trường. Đặc biệt, phần lớn các vùng sản xuất nông nghiệp, tình trạng sử dụng thuốc BVTV của nông dân trên các loại cây trồng đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng ô nhiễm môi trường vì chất thải thuốc BVTV ở một số vùng nông thôn đã ở mức báo động. Người nông dân sau khi sử dụng thuốc BVTV thường có thói quen vứt vỏ bao bì tùy tiện ngay tại đồng ruộng, dưới mương nước, ao hồ; một số hộ dân còn để lẫn với rác thải sinh hoạt. Cục trưởng Cục BVTV [Bộ NN&PTNT] Hoàng Trung cho biết: Thuốc BVTV là những hợp chất hữu cơ độc hại đứng đầu danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm, tồn tại rất bền trong môi trường nên khó phân hủy sinh học. Khi những hóa chất này theo nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt, trong không khí, thức ăn là một trong những tác nhân gây các bệnh ung thư điển hình cho con người. Hiện nay, nguồn kinh phí tiêu hủy vỏ thuốc BVTV, bao gói thuốc sau sử dụng được giao cho các địa phương, song nhiều địa phương chưa coi trọng việc xử lý. Để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải thuốc BVTV, cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó ý thức sử dụng của người nông dân là quan trọng nhất. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn bà con nông dân sử dụng hiệu quả, các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền để người dân thấy tác hại của thuốc BVTV, từ đó sử dụng đúng cách, thu gom bao bì, tiêu hủy đúng quy định. Ngoài ra, cần xây dựng những trung tâm xử lý rác thải thuốc BVTV và các chất độc nguy hiểm. Làm được điều này sẽ góp phần bảo vệ môi trường sống ở địa phương cũng như sức khỏe cho chính bản thân, gia đình và xã hội…

Ý kiến

Cần sự chung sức của cộng đồng Tối 7-9, ngồi ăn tối tại một nhà hàng trên phố Đội Cấn, chị Chi chợt nghe tiếng loa từ xa vọng lại: Đã đến giờ đổ rác, mời bà con mang rác ra xe. Tiếp đó là tiếng nhạc vang lên, giọng trẻ con trong trẻo: “Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi…”. Chị Chi thấy bà chủ cửa hàng giục nhân viên mang những túi rác đựng trong túi ni lông ra cửa đứng chờ sẵn. Vừa lúc đó, một chiếc xe gom rác cỡ nhỏ, thùng xe in dòng chữ “Không xả thải bừa bãi, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định” chạy chầm chậm đến, hai công nhân vệ sinh môi trường [VSMT] vui vẻ nhận những túi rác từ tay người dân, nhanh nhẹn bỏ vào xe.

Hơn một tháng nay, từ ngày 1-8-2016, trên các tuyến phố của quận Ba Đình, người dân đã quen với hình ảnh những chiếc xe cơ giới chuyên dụng vừa có chức năng thu gom rác, vừa làm công tác tuyên truyền, kêu gọi người dân đổ rác đúng giờ và chung tay giữ gìn VSMT. Việc triển khai áp dụng đổi mới công nghệ, cơ giới hóa việc thu gom rác thải không chỉ nâng cao chất lượng VSMT mà còn dần tạo được nền nếp, thói quen đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định cho chính người dân. Tuyến phố Đội Cấn vốn tập trung nhiều nhà hàng, địa điểm kinh doanh buôn bán. Những năm trước, việc đổ rác của người dân diễn ra tùy tiện, không theo quy luật nào, công nhân thu gom rất vất vả. Bất cứ giờ nào trong ngày, từ sáng đến tối khuya, những chiếc xe tại các điểm thu gom rác luôn chất đống rác thải. Ném vào xe rác không đủ, những bọc ni lông đựng rác còn vứt dưới lòng đường, vỉa hè mặc cho xe cộ cán qua. Chuyện xe thu gom vừa đi qua vỉa hè, lòng đường lại xuất hiện từng bọc ni lông rác… diễn ra “như cơm bữa”. Việc xả rác bừa bãi, không đúng giờ đúng nơi quy định khiến công nhân thu gom rất vất vả, còn đường phố luôn trong cảnh ô nhiễm, mất mỹ quan. Kể từ khi đổi mới quy trình thu gom rác, người dân sống dọc hai bên tuyến phố được tuyên truyền đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Cảnh ném rác ra vỉa hè, đường phố, đổ rác lệch giờ thu gom… đã hạn chế đáng kể. Theo đó, người dân chỉ cần bỏ rác vào túi ni lông buộc kín, mang đến tập kết đúng giờ, đúng nơi quy định. Thời điểm thu gom cũng khá muộn, sau 19h30, phù hợp và thuận tiện cho hầu hết người dân. Tuy nhiên, do mô hình mới triển khai hơn một tháng nên nhiều người vẫn chưa tuân thủ đúng quy trình: Chưa buộc kín túi ni lông chứa rác; không để rác đúng nơi quy định; xe thu gom vừa đi qua mới mang rác ra đổ… Do đó, dù công nghệ có được cải tiến đến đâu, điều cốt lõi vẫn là ý thức con người. Nếu mỗi người dân đều nâng cao ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh chung, cải thiện môi trường sống của cộng đồng và của chính mình, thì việc đổi mới quy trình thu gom rác mới đạt kết quả.

Bùi Huy Công
[Quận Ba Đình]

Video liên quan

Chủ Đề