Nội quy phòng cháy chữa cháy trong cơ quan nhà nước

Thứ tư,03/06/2020 16:45

Nội quy phòng cháy chữa cháy trong cơ quan nhà nước
Từ viết tắt
Nội quy phòng cháy chữa cháy trong cơ quan nhà nước
Nội quy phòng cháy chữa cháy trong cơ quan nhà nước
Xem với cỡ chữ

Ngày 03/6/2019, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 728/QĐ-BXD về việc Ban hành Nội quy phòng cháy, chữa cháy trụ sở cơ quan Bộ Xây dựng.

Quyết định quy định đối với phòng làm việc:

- Phải sắp xếp bàn ghế, tủ, trang thiết bị, tài liệu, vật dụng khác gọn gàng, ngăn nắp.

- Tài liệu lưu trữ cần sắp xếp gọn gàng, khoa học và xếp trong tủ hoặc trên giá cách thiết bị điện tối thiểu 0,5m, thuận tiện cho việc đi lại để kiểm tra và thoát hiểm.

- Không được mang các trang thiết bị, vật dụng dễ gây cháy nổ ngoài quy định vào phòng làm việc.

- Không được tự ý lắp đặt thêm hoặc tự ý thay đổi, sửa chữa thiết bị điện đã được trang bị trong phòng làm việc, trường hợp cần thiết phải xin phép và được Văn phòng đồng ý.

- Không được đun nấu trong phòng làm việc.

- Hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt tất cả thiết bị điện trong phòng làm việc trước khi ra về, tuyệt đối không để thiết bị điện hoạt động ở trạng thái chờ (dùng điều khiển để tắt).

Đối với hành lang và các diện tích sử dụng khác:

- Không được để bàn ghế, các vật dụng khác bừa bãi làm cản trở lối đi ngoài hành lang.

- Không được tự ý đóng, mở cầu dao điện tại các tủ điện dọc hành lang (trừ bộ phận chức năng).

- Không được để các thiết bị điện, chất dễ gây cháy nổ ngoài hành lang và lối đi.

Đối với bãi đỗ xe ô tô, xe máy:

- Phải để xe đúng nơi quy định; để gọn gàng đúng vạch sơn quy định hoặc theo chỉ dẫn của nhân viên bảo vệ.

- Không sử dụng các thiết bị dễ gây cháy, nổ hoặc hút thuốc lá trong khu vực để xe.

Bảo quản và sử dụng thiết bị phòng cháy chữa cháy:

- Các thiết bị phòng cháy chữa cháy do Văn phòng bố trí phải lắp đặt đúng nơi quy định, dễ thấy, dễ sử dụng.

- Các thiết bị phòng cháy chữa cháy phải được kiểm tra định kỳ theo quy định.- Người không có trách nhiệm không được sử dụng, thay đổi vị trí các thiết bị phòng cháy chữa cháy, trừ trường hợp sử dụng khi phát hiện cháy nổ.

Các quy định khác:

- Khi cần sửa chữa hoặc thay thiết bị điện phải báo thợ điện ngắt cầu dao. Nếu việc sửa chữa liên quan đến hàn, cắt điện cần lưu ý chuyển đồ vật dễ cháy ra xa nơi có điện tối thiểu là 10m.

- Khi phát hiện có cháy nổ do chập điện, tuyệt đối không được dùng nước để chữa cháy, phải khẩn trương ngắt cầu dao điện hoặc báo thợ điện ngắt cầu dao.

- Khu vực có sử dụng khí gas: Khi phát hiện có mùi khí gas lạ, không dùng lửa hoặc làm các công việc gây ra tia lửa, và phải báo ngay cho người phụ trách thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện các việc sau: Ngắt cầu dao điện; Mở tất cả các cửa cho thông thoáng phòng; Khoá ngay van nguồn cung cấp gas đồng thời chuẩn bị sẵn các bình khí CO2 để dập lửa; Dùng dẻ thấm nước xà phòng phủ lên hệ thống dẫn gas để bịt chỗ dò rỉ khí gas.

- Khi sử dụng bếp, bình gas phải tuân thủ đúng quy trình sử dụng. Không dùng bếp, bình gas hỏng, cũ kém chất lượng.

- Khi xảy ra cháy phải nhanh chóng ngắt nguồn điện, tích cực tham gia chữa cháy, bảo vệ tính mạng và tài sản của đơn vị.

Trách nhiệm và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy:

- Văn phòng Bộ soạn thảo, đề xuất với Lãnh đạo Bộ thành lập Ban chỉ huy, Đội PCCC cơ quan Bộ Xây dựng; Xây dựng và trình ban hành Nội quy phòng cháy, chữa cháy.

- Thủ trưởng các đơn vị trong trụ sở cơ quan Bộ có trách nhiệm chỉ đạo Tổ PCCC và CBCNVC đơn vị tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật PCCC, nội quy về công tác phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Bộ Xây dựng. Phối hợp với Ban chỉ huy PCCC cơ quan Bộ trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác Phòng cháy, chữa cháy và Bản nội quy này.

- Cán bộ, công chức nhân viên thuộc các đan vị làm việc trong trụ sở cơ quan Bộ có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy PCCC của cơ quan Bộ; Khi phát hiện vi phạm hoặc phát hiện có nguy cơ gây cháy nổ hoặc phát hiện cháy nổ, bất kỳ cá nhân nào cũng đều phải có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời và báo ngay cho Tổ, Đội PCCC cơ sở biết để kịp thời có biện pháp xử lý; Tích cực phòng ngừa không để cháy xảy ra, sẵn sàng chữa cháy kịp thời, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh điều động của người có thẩm quyền trong công tác PCCC.

- Bất kỳ cá nhân nào nếu vi phạm bản nội quy này hoặc gây cháy nổ thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp vi phạm, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Ban chỉ huy PCCC, Đội PCCC cơ sở, Tổ PCCC, Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể CBCC,VC làm việc tại trụ sở cơ quan Bộ Xây dựng 37 Lê Đại Hành chịu trách nhiệm thi hành Nội quy này.


Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 728/QĐ-BXD.

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân và tổ chức để đảm bảo sự an toàn tài sản cũng như tính mạng của tất mọi người trong công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị phòng cháy và chữa cháy. Đối với công ty, doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động cần phải làm thủ thục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy nhưng trước tiên các chủ doanh nghiệp cũng như toàn thể công nhân viên cần hiểu rõ về những nội quy phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Nội quy phòng cháy chữa cháy trong cơ quan nhà nước
Nội quy phòng cháy chữa cháy trong công ty

Theo Luật PCCC thì tất cả các công ty, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam đều phải thành lập và đào tạo các tổ phòng cháy chữa cháy tại cơ sở. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẽ tiến hành thanh tra cơ sở kinh doanh thường xuyên hay ngẫu nhiên.

Nội dung phòng cháy chữa cháy

Dưới đây là một số nội quy phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp, công ty cần biết do chính phủ ban hành:

Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ – Công nhân viên Công ty kể cả khách hàng đến công tác tại Công ty.

Điều 2: Cấm không sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, dùng dây đồng, dây bạc thay cầu trì, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện, để các chất cháy gần cầu chì, bảng điện và trên dây dẫn điện.

Điều 3: Sắp xếp trật tự vật tư hàng hoá trong kho, khu vực sản xuất gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để tiện việc kiểm tra hàng hoá và cứu chữa khi cần thiết. Khi sử dụng xăng công nghiệp, hoá chất phải thật cẩn thận, tuân theo hướng dẫn sử dụng.

Điều 4: Khi xuất nhập hàng hoá xe không được nổ máy trong kho nơi sản xuất và khi đậu xe, phải hướng đầu xe ra ngoài.

Điều 5: Không để các chướng ngại vật trên lối đi lại.

Điều 6: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, không được sử dụng vào việc khác.

Điều 7: Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ mà xử lý từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố trước pháp luật.

Điều 8: Nội qui này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bất cứ cơ sở kinh doanh, trụ sở làm việc, khu chung cư, công trình công cộng và các công trình độc lập được thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy đều phải đều phải đáp ứng đầy đủ các quy định và yêu cầu về phòng cháy chữa cháy mới được phép đi vào hoạt động. Vì thế việc nắm rõ nội quy phòng cháy chữa cháy và công tác chuẩn bị PCCC là việc hết sức quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp.

Xem thêm >>> Xin giấy phép phòng cháy chữa cháy ở đâu?