Nội dung phương pháp dạy học hiện đại

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã kéo theo những phát triển mới trong công tác giảng dạy và học tập trong đó có các phương pháp dạy học. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận tầm quan trọng và ảnh hưởng của phương pháp dạy học truyền thống. Vậy ưu, nhược điểm cũng như sự khác biệt của phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại là gì? Các bạn hãy cùng UPM đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1 - Phương pháp dạy học truyền thống được hiểu như thế nào?

Phương pháp dạy học truyền thống được hiểu là những phương pháp, cách thức dạy học quen thuộc và lâu đời. Về bản chất, đây là phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên sẽ là người trực tiếp giảng dạy, diễn giải kiến thức cho học sinh và học sinh sẽ lắng nghe, ghi chép và học thuộc những kiến thức đó.

Phương pháp dạy học này đã được tiến hành lâu đời và vẫn mang đến những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên khi giảng dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống cũng sẽ tồn đọng những nhược điểm như học sinh sẽ tiếp thu kiến thức theo cách thụ động, giờ học sẽ diễn ra trong sự buồn tẻ và thiên về các kiến thức lý thuyết. Học sinh sẽ ít có điều kiện được thực hành, chủ động tìm tòi nên rất khó nhớ lâu và áp dụng được trong thực tế.

ĐỌC THÊM: Xu hướng giáo dục STEM - xu hướng mới trong nền công nghệ 4.0

2 - Tìm hiểu về các phương pháp dạy học truyền thống

Thực tế có rất nhiều các phương pháp dạy học truyền thống khác nhau. Tuy nhiên dưới đây UPM sẽ giúp các bạn tìm hiểu về một số phương pháp dạy học truyền thống chính.

2.1 - Sử dụng phương pháp diễn giảng

Phương pháp thuyết trình

Phương pháp dạy học truyền thống này chính là phương pháp mà giáo viên ứng dụng để thể hiện được tính chất thông báo qua lời giảng giúp học sinh nghe và lĩnh hội. Bởi vậy đây là phương pháp mang tính thụ động khá nhiều.

Phương pháp thuyết trình và nêu ra vấn đề

Với phương pháp này giáo viên sẽ thực hiện theo cấu trúc thuyết trình song song và vấn đề cũng được trình bày theo hướng tích cực hơn. Giáo viên sẽ là người trình bày các kiến thức theo một logic hợp lý theo dạng gợi mở vấn đề để học sinh tư duy và tìm ra câu trả lời.

Phương pháp tranh luận trực tiếp

Phương pháp này cũng được các giáo viên sử dụng thường xuyên. Để ứng dụng phương pháp tranh luận, giáo viên sẽ đưa ra cho học sinh một hệ thống các câu hỏi. Học sinh sẽ trao đổi, tranh luận với nhau và với giáo viên để tìm ra câu trả lời.

Phương pháp tự học với sách giáo khoa và sách tham khảo

Trong quá trình tự học, tự nghiên cứu theo sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, học sinh sẽ có thể tìm tòi, nghiên cứu và nắm vững kiến thức. Với phương pháp tự học với sách giáo khoa và các tài liệu, học sinh có thể thực hiện ở bất cứ đâu.

2.2 Sử dụng phương pháp trực quan

Phương pháp dạy học trực quan là cách thức giảng dạy bằng việc sử dụng những phương tiện trực quan và các yếu tố kỹ thuật để giúp củng cố và tạo sự hứng thú cho học sinh.

2.3 Sử dụng phương pháp thực hành

Phương pháp thực hành được đánh giá là phương pháp mang tính chủ động nhiều nhất trong các phương pháp dạy học truyền thống. Với phương pháp này, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động thực hành để học sinh có cơ hội được khám phá những tri thức mới và vận dụng nó giúp củng cố, rèn luyện kỹ năng bản thân.

3 - Sự khác biệt giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học truyền thống

Phương pháp dạy học tích cực

Cách thức

Giáo viên là trung tâm

Học sinh là trung tâm. Giáo viên chỉ giữ vai trò định hướng.

Phương pháp giảng dạy

Phương pháp dạy học truyền thống tập trung chủ yếu vào cách truyền thụ, thông báo cho học sinh. Trong đó bao gồm việc định hướng, kiểm tra, quản lý học sinh. Giáo viên sẽ là người đưa ra cách thức, đặt vấn đề và học sinh chỉ cần nghe, ghi chép và học thuộc

Có sự phối hợp cân bằng giữa người dạy và người học. Cả giáo viên và học sinh sẽ cùng nhau lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá, đưa ra bài học sau khi kết thúc giờ học.

Người học

Người học bị động và phụ thuộc phần lớn vào giáo viên.

Người học giữ vai trò chủ động và tự mình đánh giá kết quả.

Giáo viên

Giáo viên sẽ là người trực tiếp trình bày, giảng dạy cho học sinh. Đồng thời họ cũng là người kiểm tra và đánh giá cuối cùng.


Giáo viên chỉ là người đưa ra định hướng, tình huống và gợi mở vấn đề. Trong khi học sinh sẽ là người trực tiếp tìm tòi và giải đáp vấn đề đó.

Quá trình giảng dạy

Giáo viên sẽ truyền tải kiến thức cho học sinh và người học sẽ lĩnh hội các phần nội dung theo phương thức được thiết lập sẵn. Quá trình giảng dạy này được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Giáo viên sẽ đưa ra các gợi ý và hỗ trợ, tư vấn cho học sinh.

Đánh giá

Kết quả học tập sẽ được dự đoán và đánh giá dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Nhìn chung phương pháp dạy học truyền thống sẽ tái hiện được khả năng chính xác của tri thức.

Giáo viên sẽ dựa vào quá trình học tập để đánh giá kết quả nhiều hơn là các bài kiểm tra. Học sinh cũng sẽ được tham gia vào quá trình đánh giá. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào tính ứng dụng của tri thức trong thực tế.


Trong bài viết trên UPM đã giúp các bạn phân tích một số những vấn đề và sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại [phương pháp dạy học tích cực]. UPM hy vọng với những thông tin được đưa ra, các bạn đã có cái nhìn chính xác hơn và biết cách áp dụng các phương pháp dạy học hiệu quả.

ĐỌC THÊM: Từ A đến Z dịch vụ cung cấp nền tảng học online trực tuyến tốt nhất từ UPM

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm đến một phần mềm hoặc muốn thử nghiệm một phần mềm hỗ trợ giảng dạy, thiết kế giáo án điện tử, mở các lớp học trực tuyến hì có thể liên hệ ngay với UPM. UPM là phần mềm với lõi thiết kế được sản xuất từ châu u, cùng đầy đủ các tính năng, công cụ để tích hợp, liên kết với các nền tảng khác hay các trang web khi thiết kế bài giảng online, giảng dạy trực tuyến. Thêm vào đó, phần mềm của UPM còn được đánh giá là một trong những phần mềm có khả năng bảo mật tốt nhất hiện nay cùng đội ngũ nhân viên thân thiện, giàu kinh nghiệm.

Để được tư vấn chi tiết hơn về phần mềm E-learning của UPM, bạn vui lòng liên hệ với đội ngũ của chúng tôi qua:

Facebook: facebook.com/UPM.elearning

Hotline: [+84] 888 22 9382

Email:

Sự chuyển động của thời đại ngày nay kéo theo những lĩnh vực khác trong xã hội. Khi chuyển đổi số đang ngày một đóng một vai trò quan trọng trong đời sống.Phương pháp dạy họccũng được chuyển đổi để thích nghi với thời đại.

Giáo dục là không ngừng đổi mới và sáng tạo. Nhất là khi bất kỳ quốc gia nào cũng đặt giáo dục làm đầu. Vì thế sự đổi mới luôn diễn ra để liên tục phù hợp với các thế hệ sau. Rõ nét nhất là qua thời kỳ dịch Covid có thể thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của giáo dục.

Vì vậy để chuẩn bị cho thời cuộc, bất kỳ người nào làm việc trong lĩnh vực cũng cần nắm bắt xu hướng. Đây được xem là vấn đề cần thiết. Các phương pháp giáo dục hiện đại sau đang được đánh giá cao. Ngoài ra còn có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Dạy học hiện đại là gì?

Dạy học hiện đại là gì?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào làcác phương pháp dạy học hiện đại. Và những phương pháp này được áp dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó Bộ Giáo dục & Đào tạo khuyến khích cũng như chủ trương những người làm giáo dục áp dụng.

Phương pháp dạy học đổi mới

Nếu so với giáo dục truyền thống thìphương pháp dạy học đổi mớicó nhiều sự cải tiến. Trong đó kim chỉ nam chính là lấy người học làm trung tâm. Tập trung phát triển những kỹ năng quan trọng và trải nghiệm thực tế.

Hãy hình dung như sau. Đối với giáo dục truyền thống, mô hình giáo dục thường là trong một lớp học có một sỉ số nhất định. Thông thường từ 30 đến 40 học sinh. Một giáo viên đứng lớp. Giáo trình từ bộ sách giáo khoa được phát hành bởi Bộ Giáo dục. Như vậy, giáo viên sẽ là người duy nhất phải truyền tải toàn bộ kiến thức đến học sinh. Điều khó khăn ở đây là học sinh luôn phải tự vận động trí óc để hình dung bài học một cách chính xác nhất.

Đã bao nhiêu lần chúng ta nghe nói về sự khô khan của môn Lịch Sử? Hay hình ảnh dùng cho môn Địa Lí có đủ đáp ứng hay không? Những môn học mang tính chất khoa học sẽ vô cùng khó khăn. Khi đó học sinh không thể tiếp xúc, nhìn thấy những hiện tượng như sách giáo khoa viết. Đó là những vấn đề mà giáo dục truyền thống chưa thể giải quyết.

Hiện nay có nhiều phương pháp dạy học và mô hình đào tạo cho giáo dục đổi mới. Những ứng dụng này chỉ mới diễn ra vài năm gần đây tại Việt Nam. Tuy chưa phổ biến nhưng chính những bước đi đầu tiên này đã tạo dựng một nền tảng triển vọng. Bộ Giáo dục cũng đang định hướng phát triển những phương pháp này trong tương lai.

Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp đổi mới trong giáo dục

Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp đổi mới trong giáo dục

Khi chấp nhận đổi mới trong dạy học, một sốlợi íchmà những phương pháp này có thể mang lại như sau. Đầu tiên chính là giải quyết những hạn chế trong giáo dục truyền thống. Sự linh động trong công tác giảng dạy và học tập được nâng cao hơn.

Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, người dạy và người học có thể dễ dàng kết nối với nhau hơn. Không bị giới hạn về mặt thời gian, địa lý. Điều này cho phép người học có thêm cơ hội tìm kiếm trường học hay chương trình đào tạo phù hợp với mình. Cơ hội này lớn đến mức bạn có thể thoát nghèo và tìm kiếm kiến thức tại các trường Đại học. Ví dụ như hình thức đào tạo từ xa của Trường Đại học Con người [University of the People]. Rất nhiều người từ những vùng khó khăn và không có điều kiện đi lại tham gia chương trình học này để trở thành cử nhân.

Với người dạy học

Đối vớingười dạy học. Các công đoạn chuẩn bị bài giảng được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian. Hiện nay khi xây dựng hệ thống bài giảng thông minh, các giáo viên chỉ cần truy cập kho tài liệu chung trực tuyến. Đây là kho tài liệu được Bộ Giáo dục xây dựng, đảm bảo đầy đủ nội dung và đạt tiêu chuẩn. Giáo viên cũng sẽ dễ truyền tải kiến thức đến học sinh nhờ sự sinh động của giáo án điện tử. Áp dụng công nghệ trong giảng dạy hỗ trợ giáo viên hình thành bài giảng của mình sinh động và rõ ràng hơn. Qua đó giúp học sinh tiếp thu bài giảng nhanh chóng.

Với người học

Về hướngngười họccũng có nhiều lợi ích. Đầu tiên chính là việc tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Các môn học yêu cầu sự hình dung cao sẽ được giải quyết thông qua hệ thống hình ảnh, video. Ngoài ra còn có các mô hình dạy học mà người học được trải nghiệm thực tế. Các bộ môn khoa học khuyến khích học sinh thử nghiệm và áp dụng những gì được học.

Ứng dụng công nghệ thông tin tạo cơ hội cho học sinh chủ động hơn. Qua đó học sinh cũng có nhiều thời gian tự tìm hiểu, tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu. Bằng cách này sẽ khuyến khích học sinh tự phát triển kỹ năng, tự học hiệu quả. Nhưng để sinh ra điều này cần quá trình kích thích óc sáng tạo và học hỏi của học sinh. Tất cả được thông qua sự trải nghiệm thực tế trong học tập.

Như vậy những phương pháp được nhắc đến cụ thể ra sao và tính chất như thế nào sẽ được trình bày sau. Đây là những xu hướng giáo dục đã và đang được áp dụng một cách hiệu quả. Tuỳ vào điều kiện của mỗi tổ chức mà các phương pháp này sẽ phù hợp hay không. Nên lấy mục tiêu giáo dục của tổ chức và đặt người học làm đầu để xây dựng một phương pháp học tốt nhất.

Xu hướng phương pháp dạy học được đánh giá cao hiện nay

Sau đây là cácxu hướng đang được áp dụng cho nhiều ngành học, nhiều bậc học. Những mô hình này không nhất thiết phải đóng khung trong một tiêu chuẩn nhất định. Người dạy và các tổ chức giáo dục có thể tham khảo các điều kiện tổ chức cùng với mục tiêu mà phương pháp này mang lại. Từ đó xây dựng đường lối giáo dục phù hợp. Dù vậy, việc làm đúng công tác giáo dục là hết sức quan trọng nếu muốn mang lại kết quả.

Giáo dục STEM

STEM là phương pháp dạy học hiện đại

Khái niệmgiáo dục STEMchắc hẳn không còn quá xa lạ với người làm trong ngành hiện nay. Giáo dục STEM mang lại hiệu quả dễ thấy trong những năm gần đây khi có nhiều trường học và tổ chức áp dụng. Điều này khiến mô hình STEM ngày một được chú trọng và nâng cao. Trong tương lai, STEM cũng hướng đến công nghệ 4.0. Mở rộng hơn cơ hội phát triển cho thế hệ trẻ.

STEM là viết tắt của từScience khoa học, Technology công nghệ, E Engineering và Math Toán học. Mô hình chủ yếu chú trọng vào lĩnh vực khoa học. Giúp người học phát triển tư duy logic, kỹ năng thông qua các bài học thực tế. STEM được áp dụng nhiều nhất tại bậc học phổ thông và mang lại sự hiệu quả rõ rệt. Nhất là trong thời đại số, STEM được xem như sự điều chỉnh kịp thời và cần thiết.

STEM cũng được chia ra thành nhiều cấp độ phù hợp cho mỗi bậc học. Bậc tiểu học sẽ tìm hiểu những vấn đề cơ bản và thủ công liên quan đến mạch kỹ thuật. Cứ như thế phát triển đến bậc trung học. Kết quả lớn nhất mà STEM mang lại chính là số lượng nghiên cứu khoa học được làm ra bởi các bạn học sinh.

Giáo dục thông minh

Giáo dục thông minh

Nếu như STEM chú trọng vào các bộ môn khoa học, công nghệ thì một phương pháp nữa bao hàm rộng hơn gọi là giáo dục thông minh.Giáo dục thông minh [smart school]thậm chí đã được Bộ Giáo dục thông qua và đang thử nghiệm trên nhiều trường học. Kết quả thu lại từ phương pháp dạy học này đang có hiệu quả cao.

Có thể bao gồm luôn cả nhóm ngành Nhân văn Xã hội, giáo dục thông minh chính là hệ thống quản lý bằng công nghệ. Thông qua đó người dạy sẽ tiết kiệm thời gian trong việc soạn giáo án, thiết kế bài giảng phù hợp. Người học tiếp thu nhanh chóng và được khơi gợi trí tò mò.

Các công tác trong việc quản lý giáo dục cũng sẽ được tích hợp trong ứng dụng công nghệ. Thông qua chức năng này việc liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường sẽ được chặt chẽ hơn. Như vậy cả hai bên sẽ hỗ trợ nhau tốt hơn trong việc theo dõi tiến độ của học sinh.

Xây dựng giáo dục thông minh cần tuân theo một hệ thống và phải có chiến lược đường dài. Bởi kết quả thu lại cần thời gian để vận hành và đưa mọi thứ vào hệ thống. Tuy nhiên nếu nhìn xa hơn nữa, đây là tầm nhìn trong tương lai. Việc áp dụng phương pháp này như một phương pháp đại trà thay thế giáo dục truyền thống là điều đang được hướng đến. Đưa toàn bộ nền giáo dục Việt Nam hình thành hệ thống thông qua ứng dụng công nghệ.

Phương pháp truyền thống nhưng lấy người học làm trung tâm

Ở những nơi mà hệ thống cơ sở vật chất chưa được nâng cao hay vẫn chưa thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học. Việcduy trì cách dạy truyền thống nhưng đặt người học làm trọng tâmthường được áp dụng.

Thoạt nghe có vẻ không khác với cách dạy cũ là bao nhưng chỉ cần chuyển hướng tiếp cận đã có thể tạo ra sự thay đổi lớn. Phương pháp này thường thấy ở môi trường đại học. Những năm gần đây thì được áp dụng cả ở môi trường trung học phổ thông.

Đối với cách dạy này, người học và người dạy vẫn phải đến lớp và học theo kiểu giảng thuyết. Tuy nhiên với giáo án được thiết kế với các bài tập gợi mở, các câu hỏi để kích thích tư duy người học nhiều hơn. Giáo viên dù là ở bậc trung học hay đại học sẽ mang vai trò hướng dẫn. Như vậy sẽ gia tăng tính chủ động ở người học.

Phương pháp này giải quyết một phần vấn đề tiếp thu kiến thức ở người học. Người học không phải bị nhồi nhét quá nhiều như một bộ máy mà có thể tự tìm hiểu bài học tùy theo khả năng của mình.

Đào tạo từ xa

Mô hình hệ thống e-learning trong giảng dạy hiện nay

Phương pháp dạy học cuối cùng chính là áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục.Đào tạo từ xa, giáo dục trực tuyến đã không còn là những khái niệm xa lạ. Nhất là sau khi cả thế giới cùng trải qua một năm Covid. Việc thực hiện những hình thức học trực tuyến là điều cần thiết. Như vậy sau một năm với mô hình này, con người nhận ra đây là phương pháp hữu dụng với nhiều tiềm năng phát triển.

Sự kết nối nhanh chóng, linh hoạt giúp người học và người dạy tiết kiệm thời gian và tăng tính chủ động. Một sốhệ thống quản lý giáo dụccòn xây dựng thêm thư viện trực tuyến, kho tài liệu trực tuyến giúp hỗ trợ cho việc học này. Ngoài ra đối với nhiều tổ chức giáo dục lớn thì đào tạo từ xa còn giúp mang lại nhiều học viên quốc tế.

Đây không phải là khái niệm chỉ mới xuất hiện qua năm Covid. Thực tế hình thức này đã tồn tại từ rất lâu và đã mang lại hiệu quả. Trong tương lai, đào tạo từ xa còn sẽ phát triển hơn nữa. Lớp học trực tuyến giải quyết nhiều vấn đề về cơ sở vật chất, mặt bằng, v.v

Tổng kết

Dù là phương pháp dạy học như thế nào, chú trọng vào trải nghiệm và kiến thức người học mới là điều quan trọng nhất. Bản thân người làm giáo dục cũng cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu vềnhững phương pháp dạy học được đánh giá caokhi lĩnh vực này đang ngày càng phát triển. Sự thay đổi liên tục được diễn ra và tốt hơn. Người làm giáo dục cần nắm bắt xu hướng và tập huấn cho những vấn đề này. Khi quốc gia đi đến giai đoạn hoàn thiện công nghệ và cơ sở vật chất. Thì người làm giáo dục cũng đã sẵn sàng cho việc ứng dụng.

Tham khảo thêm về hệ thống quản lý giáo dục Mona eLMS hệ thống dành cho quản lý giáo dục truyền thống và giáo dục trực tuyến [Elearning].

Video liên quan

Chủ Đề