Trường Cao đẳng nhận học sinh THCS

Đây là nội dung được quy định trong dự thảo Quyết định Phê duyệt Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở do Bộ LĐTB&XH xây dựng.
Theo đó, Đề án được áp dụng thí điểm trong phạm vi toàn quốc, từ năm 2022 2028; đối với 10 ngành, nghề phù hợp đối với đối tượng người học tốt nghiệp THCS: Công nghệ thông tin [ứng dụng phần mềm], Điện công nghiệp, Điện tử Công nghiệp. Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí, Quản trị mạng máy tính, Thiết kế đồ họa, Vẽ và thiết kế máy tính, Hướng dẫn viên du lịch, Diễn viên múa.
Bộ LĐTB&XH xây dựng dự thảoĐề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS. Trong ảnh: Giờ học của sinh viên ngành Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội [ảnh chụp trước thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội].
Để theo học chương trình này, học sinh tốt nghiệp THCS có học lực từ loại trung bình khá trở lên nhằm đảm bảo có đủ năng lực vừa học trình độ CĐ vừa học văn hóa THPT.
Khối lượng kiến thức văn hóa THPT được học song song với kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo xu hướng giảm dần theo thời gian và được thiết kế tích hợp với nội dung nghề nghiệp, theo chuẩn đầu ra của chương trình. Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được học song song với kiến thức văn hóa THPT theo xu hướng tăng dần theo thời gian.
Mô hình đào tạo CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 có thời gian đào tạo 2 năm, giai đoạn 2 thời gian đào tạo 1 năm và giai đoạn 3 thời gian đào tạo là 2 năm.
Khi kết thúc giai đoạn 1, người học có thể tham gia thị trường lao động, Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và nội dung khối lượng kiến thức văn hóa THPT được bảo lưu nếu người học có nhu cầu học tiếp chương trình.
Kết thúc giai đoạn 2, người học có thể tham gia thị trường lao động và học tiếp để hoàn thành trình độ CĐ ở mô hình này; hoặc liên thông lên trình độ CĐ ở các hình thức đào tạo khác. Nội dung khối lượng kiến thức văn hóa THPT được bảo lưu nếu người hocn có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục THPT.
Kết thúc giai đoạn 3, người học đủ điều kiện học liên thông lên trình độ đại học tương tự như các hình thức học tập khác ở trình độ CĐ.
Sinh viên trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội đang được giảng viên hướng dẫn thực hành nghề Kỹ thuật chế biến món ăn [ảnh chụp trước thời gian Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội].
Mô hình đào tạo CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS được thực hiện thí điểm ở một số trường đang thực hiện việc đào tạo nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THCS. Và, sẽ ưu tiên lựa chọn các trường đang đào tạo các ngành, nghề được lựa chọn thí điểm, đáp ứng các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Học sinh tốt nghiệp THCS có xếp loại học sinh từ trung bình khá trở lên, được tư vấn kỹ lưỡng trước khi nhập học. Đặc biệt, học sinh được miễn phí khi tham gia học mô hình này.
Về phía các trường được lựa chọn thực hiện thí điểm đáp ứng các điều kiện bảo đảm cho việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo như chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Cùng với đó, các trường đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị và một số điều kiện khác phù hợp với yêu cầu của từng ngành, nghề đào tạo.

Nhanh chóng tiếp cận học sinh

Đa số HS tốt nghiệp THCS không đủ điều kiện học tiếp THPT mới rẽ sang học nghề. Vì vậy, các trường CĐ đào tạo sẽ rất khó khăn, đòi hỏi phải có phương pháp tổ chức tốt để tránh tình trạng HS bỏ học quá nhiều
Tiến sĩ LÊ ĐÌNH KHA, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng
Nếu như những năm trước, các trường cao đẳng [CĐ] chỉ đi đến trường THPT để quảng bá tuyển sinh thì thời điểm này bắt đầu tỏa đi các trường THCS để thông tin, tư vấn về việc xét tuyển CĐ cho những học sinh [HS] này.

Bà Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, cho biết: Hiện cán bộ tuyển sinh đang đến các trường THCS ở TP.HCM và một số tỉnh khác để tư vấn cho HS. Vì thông tin này quá mới nên các trường cũng như HS còn khá ngỡ ngàng. Theo chương trình này, HS sẽ học 4 môn văn hóa trong năm đầu, tùy theo ngành học. Trong đó, toán, văn là môn bắt buộc. Hai năm tiếp theo sẽ học chương trình trung cấp. Sau khi hoàn thành sẽ học tiếp 1 - 1,5 năm để lấy bằng CĐ.

Tại Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM, những ngày này cán bộ tuyển sinh cũng tiếp tục đến các trường THCS để tư vấn. Thạc sĩ Vũ Văn Đông, Trưởng phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, chia sẻ: Năm nay trường sẽ dành 160 chỉ tiêu cho đối tượng tuyển sinh này. Các em có thể lựa chọn học 2 chương trình: lấy bằng trung cấp, hoặc lấy bằng CĐ. Nếu lấy bằng CĐ, các em sẽ phải hoàn thành các môn văn hóa theo quy định của Bộ GD-ĐT, tốt nghiệp bậc trung cấp, sau đó học thêm 1 năm sẽ được cấp bằng CĐ.

Theo ông Đông, trường đang ký kết với Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú để dạy các môn văn hóa ngay tại trường với thời lượng 1.020 tiết.

Trường CĐ Bách Việt cũng đang làm đề án gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để năm 2019 tuyển sinh đối tượng này. Trường CĐ Quốc tế TP.HCM dành 300 chỉ tiêu để tuyển HS tốt nghiệp THCS cho 8 ngành nghề. Các trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn [600 chỉ tiêu], CĐ Xây dựng TP.HCM... cũng bắt đầu tuyển sinh trong năm nay.

Trong khi đó, Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng đã từng thí điểm từ năm 2017. Ưu điểm là HS sẽ học liên tục 4 - 5 năm từ sau lớp 9 mà không cần phải học và chờ liên thông như trước. Với thời gian đào tạo chia làm 2 giai đoạn. Sau khi học chương trình 9+3 để được cấp bằng trung cấp, HS sẽ học chuyển tiếp 1 năm lên trình độ CĐ.

Vừa dạy vừa dỗ

Việc cho phép HS tốt nghiệp THCS được học để lấy bằng CĐ là một điểm mới giúp cho công tác phân luồng hiệu quả hơn và các trường được mở rộng đối tượng tuyển sinh. Thế nhưng, đào tạo HS ở lứa tuổi này không dễ dàng.

Tiến sĩ Lê Đình Kha, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, nhìn nhận: Đa số HS tốt nghiệp THCS không đủ điều kiện học tiếp THPT mới rẽ sang học nghề. Vì vậy, các trường CĐ đào tạo sẽ rất khó khăn, đòi hỏi có phương pháp tổ chức tốt để tránh tình trạng HS bỏ học quá nhiều. Ở lứa tuổi 15, 16, do chưa trưởng thành, chưa xác định được mục tiêu nên các em thường không chú tâm vào học tập. Phải có phương pháp chăm sóc, đào tạo khác so với đối tượng tốt nghiệp THPT. Vừa dạy vừa dỗ nên rất cần có giáo viên đủ kinh nghiệm, truyền được cảm hứng cũng như hiểu được tâm lý của các em.

Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex là một trường vẫn đào tạo HS tốt nghiệp THCS cho bậc trung cấp. Bà Phan Thị Hải Vân thừa nhận: Phụ huynh, xã hội ở ta vẫn quan niệm chỉ khi nào không đậu lớp 10 mới đi học trường nghề, chứ không phải các em thích đi học trường nghề vì yêu thích, vì muốn nhanh chóng bước ra thị trường lao động. Do đó, chỉ những em có sức học không tốt mới rẽ lối đi này. Số HS rơi rụng phải tới 40 - 50%, hiệu suất đào tạo thấp nên đó cũng là một thách thức với những trường CĐ có xét tuyển bậc học này.

Bà Vân cho rằng nhà trường phải phối hợp với gia đình chặt chẽ. Giáo viên thì không chỉ dạy chuyên môn mà còn phải hiểu được tâm lý, tính cách, hoàn cảnh các em để vừa dạy vừa dỗ, động viên, khuyến khích kịp thời khi thấy HS có dấu hiệu chán học, bỏ học.

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, nhấn mạnh có 2 việc mà các trường cần chú trọng đó là tổ chức đào tạo phải tốt, không được gây thất vọng cho người học. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm, bộ phận công tác HS phải quan tâm, chăm sóc, theo sát để nắm bắt nhu cầu HS, biết được các em đang gặp khó khăn gì để hỗ trợ, giải quyết. Việc tư vấn ngành nghề cho phụ huynh và HS trước khi học cũng rất quan trọng. Quá trình đào tạo thì cho các em được thực hành nhiều để không có cảm giác buồn tẻ. Đồng thời, tăng các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích tại trường để các em có cảm giác gắn bó, thoải mái..., tiến sĩ Trần Mạnh Thành nhận định.

Video liên quan

Chủ Đề