Thực trạng và giải pháp vấn de bỏ học của học sinh THCS

Mỗi năm vẫn có hàng nghìn học sinh DTTS cấp THCS bỏ học. [Trong ảnh: Các em học sinh DTTS tỉnh Bắc Giang]

Bài 1: Thực trạng nan giải

Thực tế hiện nay ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, mặc dù giáo dục THCS đã đạt phổ cập. Tuy nhiên, ở vùng DTTS và miền núi tình trạng học sinh nói chung, học sinh DTTS cấp THCS bỏ học vẫn còn tồn tại.

Theo báo cáo của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, trong giai đoạn năm 2016 - 2019, tỷ lệ học sinh THCS người DTTS bỏ học đã giảm dần, từ 1,48% năm 2016 xuống 1,13% năm 2019. Tuy đã giảm nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn học sinh DTTS cấp THCS trên cả nước bỏ học. Giữa các vùng miền, tỷ lệ học sinh bỏ học khác nhau: Trung du và miền núi phía Bắc tỷ lệ bỏ học thấp [thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước]; Tây Nam bộ và Tây Nguyên tỷ lệ bỏ học cao [cao hơn tỷ lệ chung của cả nước]. Tất cả các dân tộc đều có học sinh bỏ học và tỷ lệ bỏ học khác nhau giữa các dân tộc. Thông tin từ báo cáo của 32 tỉnh vùng DTTS và miền núi cho thấy, hầu hết các DTTS đều có học sinh bỏ học. Song tỷ lệ học sinh bỏ học cao [với số lượng trên 10 học sinh/năm] tập trung nhiều vào các dân tộc như: Mông, Dao, Xơ-đăng, Ê-đê, Chăm, Khmer

Kết quả khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về nguyên nhân học sinh DTTS cấp THCS bỏ học cho thấy, đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thì cho rằng, các nguyên nhân, như: Hoàn cảnh gia đình khó khăn [45,5%]; do động cơ ý thức vươn lên trong học tập; ở nhà lấy vợ, lấy chồng; bỏ học đi học nghề, làm công nhân; do đi lại khó khăn, do sức khỏe, tác động xã hội Trong khi khảo sát đối với học sinh DTTS thì ngoài những nguyên nhân trên, còn có thêm những nguyên nhân khác như: Do không thích đi học, do ham chơi nên nghỉ học, do học kém nên bỏ học, bỏ học theo bạn bè, bị bắt nạt khi đi học, do giáo viên thiếu thân thiện

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, học sinh DTTS bỏ học còn do nguyên nhân là lúc đầu các em đi học được hưởng chế độ vì đang cư trú ở vùng ĐBKK, nhưng đang học giữa chừng, địa bàn của mình thoát khỏi vùng ĐBKK nên không được hưởng chế độ nữa nên bỏ học.

Có thể thấy, tình trạng học sinh bỏ học nói chung, học sinh DTTS bỏ học nói riêng dẫn đến rất nhiều hệ lụy, các em thiếu kiến thức... dẫn đến các hành vi lệch lạc, không đúng chuẩn mực, dễ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... Ngoài ra, các em không có điều kiện tham gia vào các công việc đòi hỏi kỹ thuật cao mà chỉ làm các công việc lao động chân tay đơn giản, hiệu quả và thu nhập thấp Do đó, con đường tương lai của các em gặp nhiều khó khăn

Tại Hội thảo tham vấn, góp ý Báo cáo Tình hình bỏ học của học sinh DTTS cấp THCS giai đoạn 2016 - 2019 do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức tháng 1/2020, đại biểu đến từ các bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định, học sinh DTTS bỏ học vẫn đang là vấn đề nan giải, trong các nguyên nhân đã được chỉ ra thì còn có nguyên nhân tuyên truyền, vận động nhiều nơi chưa tốt; vai trò định hướng, giáo dục, sự quan tâm của gia đình, nhà trường cần được phát huy hơn nữa. Để thực hiện có hiệu quả cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân, tìm ra giải pháp thấu đáo để giải quyết tình trạng này.

Cần có giải pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng học sinh DTTS bỏ học

Quan điểm của Bộ GD&ĐT cho rằng, đó là hiện tượng bình thường, không đột biến vì năm nào cũng diễn ra tình trạng này và ngày càng có xu hướng giảm?! Nhưng rõ ràng, nhìn vào con số thống kê số học sinh bỏ học qua từng năm, ở từng cấp học, dù là con số chưa thật đầy đủ, mỗi chúng ta đều cảm thấy không an lòng, như có lỗi. Ngành Giáo dục có giải pháp gì để hạn chế thấp nhất tình trạng này?

Bỏ học vì chương trình quá nặng, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn

Tính đến thời điểm cuối của học kỳ I năm học 2007 - 2008, cấp tiểu học có tổng số 12.966 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 0,19% [toàn quốc có gần 7 triệu học sinh tiểu học]; trong đó có 29 tỉnh tỷ lệ học sinh bỏ học xấp xỉ 0%, có 29 tỉnh tỷ lệ từ 0,05% - 0,5%, có 5 tỉnh từ 0,95% - 2% và 1 tỉnh là Kiên Giang có tỷ lệ học sinh bỏ học 5,2%. Còn theo thống kê số lượng học sinh tiểu học bỏ học trong 5 năm qua thì tỷ lệ này có xu hướng giảm khá rõ nét: năm học 2003 - 2004 có 261.405 học sinh bỏ học [tỷ lệ 3,13%] thì đến học kỳ I của năm học này, chỉ còn 12.966 em bỏ học [0,19%].

Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các vùng miền không đồng đều. Cấp THCS và THPT, số lượng học sinh bỏ học còn lớn hơn nhiều. Cũng tính đến cuối học kỳ I năm học 2007 - 2008, riêng cấp THCS có 59.078 em bỏ học [1,02%] và cấp THPT là 47.146 em [1,55%]. Các tỉnh có đông học sinh bỏ học là Nghệ An, Trà Vinh, Tuyên Quang, An Giang, Cà Mau, Quảng Nam Như vậy, cả 2 cấp THCS và THPT có đến 106.224 học sinh bỏ học.

Vụ Giáo dục trung học của Bộ GD&ĐT còn dự báo, đến cuối năm học này và trong hè, có thể có thêm một số học sinh bỏ học, song tình hình này sẽ không có đột biến!

Có rất nhiều nguyên nhân được phân tích, mổ xẻ để cắt nghĩa. Vụ Giáo dục tiểu học [Bộ GD&ĐT] cũng đã mạnh dạn chỉ ra cả những nguyên nhân tồn tại từ trong "nội bộ" ngành.

Đó là do nội dung chương trình, SGK còn có chỗ chưa thật sự phù hợp và hấp dẫn, nhất là với học sinh dân tộc thiểu số; do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên còn hạn chế, phương pháp dạy học chưa linh hoạt và công tác chỉ đạo còn cứng nhắc, chưa kịp thời. Nhiều tỉnh vùng núi cao, do vốn tiếng Việt yếu kém, đặc biệt là học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số; có vùng gia đình các em còn quá khó khăn, con cái phải theo bố mẹ đi làm nương xa, nhiều em mới học lớp 4, lớp 5 đã phải đi lao động giúp đỡ cha mẹ.

Buồn hơn, nhiều em không thể đến trường vì thiếu ăn và bị suy dinh dưỡng, như ở Bảo Lâm [Cao Bằng] có 480 học sinh lớp 1 quá nhỏ không đủ sức đến trường học, dù trường chỉ cách nhà có 2km. Tuy nhiên, Vụ Giáo dục trung học của Bộ thì cắt nghĩa hiện tượng trên hoàn toàn là do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, hoàn cảnh kinh tế.

Có một nguyên nhân lớn chưa được Bộ chỉ ra. Đó là khi chúng ta thực hiện cuộc vận động "Hai không", nhiều địa phương xiết chặt lại khâu thi cử, đánh giá nên số học sinh yếu kém tăng mạnh, nhiều em không thích ứng được với "cơ chế" mới đã phải bỏ học.

Tập trung vào những tỉnh trọng điểm, đầu tư nhiều thời gian và tâm huyết

Nhìn vào hiện tượng học sinh bỏ học như trên thì đúng là không có gì đột biến vì nó tồn tại nhiều năm và năm nào cũng diễn ra. Và đặt những tỷ lệ, con số học sinh bỏ học trong bối cảnh chúng ta đang tiến tới phổ cập THCS vào năm 2010, phát triển giáo dục bền vững thì việc để hàng trăm ngàn học sinh các cấp bỏ học là điều cần phải suy nghĩ nghiêm túc để có giải pháp trước mắt và lâu dài, mang cơ hội trở lại nhà trường cho những em học sinh đó.

Ông Lê Tiến Thành, Quyền Vụ trưởng Vụ Tiểu học đưa ra một số giải pháp như: Phải khảo sát chất lượng học tập của học sinh định kỳ vào đầu năm học, nắm chắc số lượng và nguyên nhân học sinh học lực yếu kém, để từ đó xây dựng kế hoạch và tăng cường bồi dưỡng học sinh kém ngay từ đầu năm học.

Quá trình dạy thì giáo viên phải chú ý tới nhóm đối tượng học sinh yếu kém ở từng môn học và phân công giáo viên giúp đỡ kịp thời với nhiều hình thức, để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp; đồng thời phải xác định nội dung và phương pháp dạy học phù hợp, tập trung giảng dạy các kĩ năng cơ bản hai môn Toán và Tiếng Việt.

Còn ông Nguyễn Hải Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học thì cho rằng, cần phải tập trung chỉ đạo 19 tỉnh có tỷ lệ học sinh bỏ học cao để đầu tư thời gian, kinh phí và công sức, trong đó các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể phải cùng vào cuộc, quyết tâm cao với ngành Giáo dục vận động học sinh đi học trở lại và có hỗ trợ những gia đình khó khăn

Những giải pháp trên muốn phát huy hiệu quả phải được thực hiện đồng bộ, đồng sức đồng lòng và theo quan điểm của lãnh đạo một số Sở GD&ĐT, nơi có tỷ lệ học sinh bỏ học cao thì điều quan trọng là phải ngăn chặn được tình trạng này ngay từ khi nó còn manh nha, không nên để các em bỏ học ồ ạt rồi mới tìm cách vận động, hỗ trợ, vì tâm lý học sinh đã bỏ học rồi rất ngại quay lại trường

Video liên quan

Chủ Đề