Những khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong cuộc sống học đường

Gợi ý đáp án Module 5 1.2: Đặc điểm tâm sinh lí và những khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong cuộc sống học đường được VnDoc sưu tầm và đăng tải trên đây. Tài liệu này giúp các thầy cô hoàn thành bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Module 5: Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học, cung cấp các kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng của giáo viên để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo

  • Tài liệu bồi dưỡng Module 5 THCS đầy đủ
  • Đáp án Module 9 THCS tất cả các môn

1: Mệnh đề nào sau đây KHÔNG đúng về đặc điểm tự ý thức của học sinh trung học cơ sở?

Câu trả lời

Nhu cầu tự khẳng định bản thân của học sinh trung học phát triển mạnh mẽ, chi phối đến quá trình tự ý thức của học sinh.

Học sinh trung học cơ sở thường có xu hướng tự đánh giá các phẩm chất, năng lực của mình cao hơn hiện thực.

Học sinh trung học cơ sở rất nhạy cảm với những đánh giá, nhận xét của người khác về mình

Học sinh trung học cơ sở thường tiếp thu một cách tích cực những đánh giá, nhận xét của người khác về mình.

2: Đối với học sinh trung học cơ sở, lĩnh vực nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất và gây nên nhiều khó khăn nhất cho các em trong đời sống học đường?

Câu trả lời

Khó khăn trong việc chuyển đổi và hình thành động cơ học tập đúng đắn.

Khó khăn trong việc giải toả áp lực xã hội đối với thành tích học tập và sự ngộ nhận về khả năng của mình

Khó khăn trong giao tiếp – ứng xử với cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh.

Khó khăn trong xây dựng hình ảnh bản thân và hình thành mẫu người lí tưởng

3. Trả lời câu hỏi

a. Thầy/cô hãy nêu những yếu tố tác động đến tâm lí học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh xã hội mới?

b. Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

c. Các yếu tố tác động đến tâm lí học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh xã hội mới

Trả lời:

a. Tác động của Internet và mạng xã hội đến tâm lí học sinh trung học cơ sở

b. Tác động của môi trường kinh tế – văn hóa hội nhập quốc tế

c. * Những tác động tích cực:

Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến tâm lí học sinh trên các phương diện sau:

✦ Phát triển các năng lực công nghiệp như trí tuệ công nghiệp, tư duy công nghiệp; các phẩm chất tâm lí cá nhân phù hợp với sản xuất công nghiệp và công nghệ.

✦ Tiếp cận và tiếp thu các thành tựu văn minh, văn học, nghệ thuật và khoa học của nhân loại và của các dân tộc khác trên thế giới thông qua các loại hình trường lớp có yếu tố quốc tế và các chương trình hiện đại

✦ Hình thành và phát triển các năng lực hợp tác trong công việc và trong các lĩnh vực khác của đời sống

✦ Phát triển các phong cách, tác phong công nghiệp, công nghệ trong học tập và ứng xử xã hội.

✦ Chia sẻ những giá trị văn hoá của dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu

* Những tác động tiêu cực:

✦ Cùng với việc tiếp thu những giá trị tốt đẹp, những thành tựu khoa học, công nghệ tiến tiến, những năng lực công nghệ hiện đại của nhân loại, việc hội nhập quốc tế cũng có mặt trái tác động đến sự phát triển tâm lí học sinh như lối sống thực dụng, máy móc, duy lí; thậm chí cực đoan xa rời những giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc.

✦ Với những trào lưu văn hóa mới của giới trẻ, trong số đó có những xu hướng không phù hợp với chuẩn mực, giá trị của dân tộc lại được thanh thiếu niên nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng đón nhận và hưởng ứng.

✦ Sự tác động của hội nhập quốc tế có thể xóa nhà ranh giới giữa những giá trị toàn cầu và giá trị dân tộc. Hệ giá trị của học sinh trung học cơ sở đang trên con đường phát triển và hoàn thiện, các em rất dễ “du nhập” những hệ giá trị mới mà không có bất cứ sự đề phòng, chắt lọc nào.

Gợi ý đáp án Mô đun 5 1.2: Đặc điểm tâm sinh lí và những khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong cuộc sống học đường được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối khóa Module 5 THCS sắp tới.

  • Đáp án Module 5 THCS
  • Tài liệu bồi dưỡng module 5 THCS
  • Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS Module 5
  • Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5
  • Đáp án Module 5 Chương trình tổng thể
  • Kế hoạch tư vấn hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5 THCS
  • Đáp án Module 5 Tiểu học

Gợi ý đáp án Module 5

Gợi ý đáp án Module 5 1.2: Đặc điểm tâm sinh lí và những khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong cuộc sống học đường được VnDoc sưu tầm và đăng tải trên đây. Tài liệu này giúp các thầy cô hoàn thành bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Module 5: Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học, cung cấp các kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng của giáo viên để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong giáo dục và dạy học. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời quý thầy cô cùng tham khảo

  • Tài liệu bồi dưỡng Module 5 THCS đầy đủ
  • Đáp án Module 9 THCS tất cả các môn

1: Mệnh đề nào sau đây KHÔNG đúng về đặc điểm tự ý thức của học sinh trung học cơ sở?

Câu trả lời

Nhu cầu tự khẳng định bản thân của học sinh trung học phát triển mạnh mẽ, chi phối đến quá trình tự ý thức của học sinh.

Học sinh trung học cơ sở thường có xu hướng tự đánh giá các phẩm chất, năng lực của mình cao hơn hiện thực.

Học sinh trung học cơ sở rất nhạy cảm với những đánh giá, nhận xét của người khác về mình

Học sinh trung học cơ sở thường tiếp thu một cách tích cực những đánh giá, nhận xét của người khác về mình.

2: Đối với học sinh trung học cơ sở, lĩnh vực nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất và gây nên nhiều khó khăn nhất cho các em trong đời sống học đường?

Câu trả lời

Khó khăn trong việc chuyển đổi và hình thành động cơ học tập đúng đắn.

Khó khăn trong việc giải toả áp lực xã hội đối với thành tích học tập và sự ngộ nhận về khả năng của mình

Khó khăn trong giao tiếp – ứng xử với cha mẹ, thầy cô và bạn bè xung quanh.

Khó khăn trong xây dựng hình ảnh bản thân và hình thành mẫu người lí tưởng

3. Trả lời câu hỏi

a. Thầy/cô hãy nêu những yếu tố tác động đến tâm lí học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh xã hội mới?

b. Nhập câu trả lời vào hộp thoại dưới đây:

c. Các yếu tố tác động đến tâm lí học sinh trung học cơ sở trong bối cảnh xã hội mới

Trả lời:

a. Tác động của Internet và mạng xã hội đến tâm lí học sinh trung học cơ sở

b. Tác động của môi trường kinh tế – văn hóa hội nhập quốc tế

c. * Những tác động tích cực:

Hội nhập quốc tế có tác động tích cực đến tâm lí học sinh trên các phương diện sau:

✦ Phát triển các năng lực công nghiệp như trí tuệ công nghiệp, tư duy công nghiệp; các phẩm chất tâm lí cá nhân phù hợp với sản xuất công nghiệp và công nghệ.

✦ Tiếp cận và tiếp thu các thành tựu văn minh, văn học, nghệ thuật và khoa học của nhân loại và của các dân tộc khác trên thế giới thông qua các loại hình trường lớp có yếu tố quốc tế và các chương trình hiện đại

✦ Hình thành và phát triển các năng lực hợp tác trong công việc và trong các lĩnh vực khác của đời sống

✦ Phát triển các phong cách, tác phong công nghiệp, công nghệ trong học tập và ứng xử xã hội.

✦ Chia sẻ những giá trị văn hoá của dân tộc thông qua các hoạt động giao lưu

* Những tác động tiêu cực:

✦ Cùng với việc tiếp thu những giá trị tốt đẹp, những thành tựu khoa học, công nghệ tiến tiến, những năng lực công nghệ hiện đại của nhân loại, việc hội nhập quốc tế cũng có mặt trái tác động đến sự phát triển tâm lí học sinh như lối sống thực dụng, máy móc, duy lí; thậm chí cực đoan xa rời những giá trị văn hoá cốt lõi của dân tộc.

✦ Với những trào lưu văn hóa mới của giới trẻ, trong số đó có những xu hướng không phù hợp với chuẩn mực, giá trị của dân tộc lại được thanh thiếu niên nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng đón nhận và hưởng ứng.

✦ Sự tác động của hội nhập quốc tế có thể xóa nhà ranh giới giữa những giá trị toàn cầu và giá trị dân tộc. Hệ giá trị của học sinh trung học cơ sở đang trên con đường phát triển và hoàn thiện, các em rất dễ “du nhập” những hệ giá trị mới mà không có bất cứ sự đề phòng, chắt lọc nào.

Gợi ý đáp án Mô đun 5 1.2: Đặc điểm tâm sinh lí và những khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong cuộc sống học đường được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng thông qua tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối khóa Module 5 THCS sắp tới.

  • Đáp án Module 5 THCS
  • Tài liệu bồi dưỡng module 5 THCS
  • Báo cáo phân tích trường hợp thực tiễn tư vấn hỗ trợ học sinh THCS Module 5
  • Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THCS trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5
  • Đáp án Module 5 Chương trình tổng thể
  • Kế hoạch tư vấn hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học Module 5 THCS
  • Đáp án Module 5 Tiểu học

Đáp án Module 5

Đâu là khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường? Đây là câu hỏi Mô đun 5 mà thầy cô cần đưa ra đáp án. Mời các thầy cô tham khảo đáp án Mô đun 5 dưới đây sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm hoàn thiện bài kiểm tra cuối khóa tập huấn Mô đun 5 của mình đạt kết quả cao hơn.

  • Đáp án Module 5 Tiểu học
  • Đáp án Module 5 THCS

Câu hỏi: Đâu là những khó khăn của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường?

Lời giải:

Đó là Khó khăn trong việc làm quen và thích ứng với môi trường học tập mới

Cuộc sống học đường rất mới mẻ, hấp dẫn, chứa đựng nhiều điều lí thú nhưng cũng nhiều khó khăn đối với học sinh tiểu học. Việc hiểu rõ yêu cầu của hoạt động học tập, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay, cũng như hiểu rõ về đặc điểm tâm lí của học sinh, khả năng đáp ứng những yêu cầu đó, khó khăn các em có thể gặp phải trong cuộc sống học đường…có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm, hỗ trợ để học sinh đạt được sự phát triển cân bằng và ổn định, thực hiện tốt các dạng hoạt động khác nhau. Sau đây là các khó khăn học sinh thường gặp phải:

Có 3 khó khăn chính mà các em thường gặp phải được tóm tắt sau đây:

1. Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

- Khó khăn của học sinh tiểu học trong thích ứng với môi trường học tập mới

- Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong quan hệ giao tiếp

- Trong giao tiếp với người lớn [cha mẹ và giáo viên]

- Trong giao tiếp với bạn bè

3. Khó khăn của học sinh tiểu học trong phát triển bản thân

1. Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

* Sáu tuổi, được phép và bắt buộc đi học, trẻ nhập trường và trở thành học sinh, thực hiện bước chuyển hoạt động chủ đạo quan trọng, từ vui chơi sang học tập. Quá trình chuyển hoạt động chủ đạo sẽ khiến học sinh gặp khó khăn nhất định. Nói cách khác, khó khăn trong học tập là khó khăn phổ biến mà hầu như học sinh nào cũng gặp phải với những biểu hiện và mức độ khác nhau. Trong thực tiễn giáo dục và dạy học, tùy vào biểu hiện, mức độ khó khăn cụ thể của từng học sinh mà giáo viên tư vấn, hỗ trợ cho các em một cách khác nhau.

1.1. Khó khăn của học sinh tiểu học trong thích ứng với môi trường học tập mới

Đây là một trong những khó khăn phổ biến đối với học sinh đầu cấp tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Môi trường học tập của học sinh chứa đựng nhiều yếu tố mới, đòi hỏi các em phải thích ứng, bao gồm cả không gian, thời gian, nội dung, phương pháp học tập, nề nếp kỉ luật, quan hệ xã hội [giáo viên và các bạn].

+ Không gian, khung cảnh học tập mới: Trường học, phòng học được xây dựng, bố trí theo cấu trúc của trường học phổ thông, khác hẳn với bậc mầm non, nên khi mới vào trường tiểu học, học sinh nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, mất ít nhiều thời gian để làm quen và thông thuộc được vị trí của các phòng học và các phòng chức năng khác nhau [thư viện, phòng truyền thống, phòng tập đa chức năng…].

+ Thời gian học tập: Việc học được diễn ra thường xuyên, hàng ngày [trừ ngày nghỉ và giờ giải lao theo quy định], mỗi tiết học kéo dài liên tục 30 - 35 phút.

+ Học sinh phải tiến hành hoạt động học trong môi trường nề nếp kỉ luật tương đối “nghiêm ngặt”, đòi hỏi sự cố gắng rất lớn như: đi học đúng giờ, ngồi học nghiêm túc trong thời gian tương đối dài, giơ tay nếu muốn phát biểu ý kiến, tự phục vụ tất cả các hoạt động của bản thân; không được nghỉ học nếu không có lí do chính đáng, không nói chuyện riêng, không khóc nhè, không ngủ gật, không tự do đi lại…Những nội quy này đòi hỏi học sinh cần tập trung chú ý, tự kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và điều khiển các hành động của bản thân ở mức cao hơn rất nhiều so với tuổi mẫu giáo.

Trên thực tế, đa số học sinh tiểu học có thể đã nhận thức đầy đủ các nội quy của trường, lớp nhưng khả năng điều khiển hoạt động tâm lí của các em còn hạn chế. Nhiều em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái hoạt động từ chơi sang học

Nhiều học sinh vì chưa thích ứng kịp với sự thay đổi môi trường học tập này nên tiếp tục nảy sinh những khó khăn tâm lí khác, như không thích đi học, thậm chí chán học, sợ học. Biểu hiện ở việc học sinh hay lề mề, trì hoãn nhằm cố ý đi học muộn; nói chuyện riêng khi giáo viên đang giảng bài; học không đồng đều các môn; quên làm bài tập cô giáo yêu cầu; không tự giác học [chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở]; giấu bố mẹ những điểm số thấp hoặc hành vi vi phạm nội quy của mình ở trường, lớp…

Nhìn chung, những ngày đầu đến trường tiểu học, học sinh có khá nhiều điều mới mẻ cần phải làm quen và thích ứng. Nguyên nhân của những khó khăn này một phần là do đặc điểm, yêu cầu khách quan của hoạt động học tập; một phần do sự phát triển tâm sinh lí của trẻ còn những hạn chế nhất định; nhưng phần khác còn do những yếu tố khách quan [cha mẹ, giáo viên chưa hoàn toàn thấu hiểu khó khăn mà trẻ tiểu học phải đối mặt; áp lực thành tích của người lớn; cách giáo dục và dạy học chưa phù hợp…]. Vì vậy, cha mẹ, giáo viên, những người chăm sóc trẻ nên quan tâm tới những khó khăn thực sự của các em; khen ngợi, động viên kịp thời, giúp trẻ hình dung trước và có sự chuẩn bị nhất định để dần tham gia vào môi trường học tập mới mẻ này một cách hào hứng, tuân thủ một cách tự nguyện và chung sống trong sự thích nghi.

1.2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong hoạt động học tập

Hoạt động học tập là một trong những dạng hoạt động đặc thù của con người, bao gồm nhiều thành tố và yêu cầu phức tạp để cá nhân có thể lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, qua đó, phát triển trí tuệ, nhân cách. Vì vậy, việc học chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt với học sinh nhỏ. Có thể mô tả những biểu hiện khó khăn phổ biến trong học tập mà học sinh thường gặp và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho các em ở bảng 1.2 như sau:

2. Khó khăn của học sinh tiểu học trong quan hệ giao tiếp

Gia nhập cuộc sống nhà trường, học sinh vận hành cùng một lúc nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau mà trước đây chưa có, hoặc có nhưng với một tính chất khác. Cụ thể là:

a. Trong giao tiếp với người lớn [cha mẹ và giáo viên]

Dù đã từng đi học mẫu giáo, được tiếp xúc với cô giáo mầm non, nhưng nội dung, cách thức giao tiếp của giáo viên tiểu học có nhiều điểm khác biệt nên hầu hết học sinh vẫn thấy bỡ ngỡ và cảm nhận rõ hơn sự nghiêm khắc của giáo viên. Trong mối quan hệ với cha mẹ, dù vẫn được yêu thương, chăm sóc nhưng trẻ cũng cảm nhận được sự khắt khe, yêu cầu cao hơn từ phía người lớn đối với mình. Cảm nhận về sự thay đổi này làm nảy sinh ở học sinh tiểu học những khó khăn nhất định trong giao tiếp với người lớn [theo hướng thu mình hoặc chống đối]. Một số biểu hiện phổ biến của khó khăn này và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho học sinh được trình bày ở bảng 1.3.

b. Trong giao tiếp với bạn bè

Quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học được thiết lập tương đối khác với giai đoạn tuổi mầm non vì đây là giao tiếp của học sinh trong nhà trường. Trẻ bắt đầu được làm quen với các chức danh như “lớp trưởng”, “lớp phó”, “tổ trưởng”, “quản ca” của các bạn. Các em chưa có nhiều thông tin, hiểu biết về nhau [họ tên, nơi ở, trường mẫu giáo đã từng học, bố, mẹ, anh chị em…]. Mỗi bạn lại có tính cách, thói quen khác nhau nhưng các em chưa đủ lớn để hiểu và biết cách giao tiếp với nhau mà thường giao tiếp theo cảm xúc, suy nghĩ riêng của mình. Vì vậy, trong quan hệ với bạn bè của học sinh tiểu học, ngoài những bạn thích chơi với nhau thì biết nhường nhịn, đoàn kết, còn không thì dễ mâu thuẫn từ những lí do nhỏ nhặt, dẫn đến hành vi nói xấu, lấy đồ dùng, trêu chọc, giật tóc…Học sinh dễ giận nhau nhưng cũng dễ làm lành nên khi được giáo viên giải thích, hướng dẫn thì mối quan hệ nhanh chóng trở về bình thường. Tuy nhiên, nếu giáo viên không để ý, giám sát thường xuyên và can thiệp kịp thời thì những mâu thuẫn nhỏ lại có thể trở thành mầm mống của bắt nạt học đường.

Dù quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học chưa có nhiều điểm mới và phức tạp như các giai đoạn tuổi sau [học sinh trung học cơ sở, tiểu học] nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Tài liệu tập trung trình bày hai trường hợp khó khăn cơ bản trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, gồm học sinh bị bắt nạt và học sinh thích [hoặc bị gán ghép] là thích nhau.

Học sinh bị bắt nạt

Bắt nạt học đường có nhiều hình thức khác nhau và để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cá nhân và tập thể học sinh nên rất cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Việc nhận diện các hình thức bắt nạt và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho nhóm học sinh này được trình bày ở bảng 1.4:

Học sinh thích [hoặc bị gán ghép là thích] bạn khác giới

Trong quan hệ bạn bè của học sinh tiểu học, có mối quan hệ giữa các bạn khác giới. Nhìn chung, ở độ tuổi này chưa xuất hiện những rung cảm mang màu sắc giới tính như học sinh ở các giai đoạn lứa tuổi sau, nhưng có 2 trường hợp có thể xuất hiện trong mối quan hệ này:

[1] Học sinh nam thích học sinh nữ và [hoặc] ngược lại. Hiện tượng này tuy không phổ biến ở nhiều học sinh nhưng có thể diễn ra ở một vài em trong lớp, nhất là những em phát triển sớm hơn so với tuổi [hiện nay, do gia tốc phát triển mà nhiều học sinh nữ ở tuổi tiểu học đã có hiện tượng dậy thì]. Những học sinh này cần được tư vấn, hỗ trợ để hiểu rằng rung cảm đó là bình thường, hoàn toàn có thể thay đổi và quan trọng nhất là các em cần biết cách thể hiện sự quý mến bạn một cách đúng mực, phù hợp.

[2] Hai em không thích nhau, cũng không có tình cảm gì đặc biệt nhưng do các bạn trong lớp tự gán ghép cho các em và lôi kéo các bạn khác hùa vào trêu chọc, dẫn đến hai em này phủ nhận thì bị coi là “nói dối”, mà im lặng thì bị coi là “đồng ý”. Nếu giáo viên cho rằng chuyện này là “không có gì”, “chỉ là trò trẻ con”, sẽ“tự kết thúc” mà thành ra sao nhãng, để tình trạng kéo dài thì những học sinh bị gán ghép có thể sẽ cảm thấy xấu hổ, thu mình, hoặc khó chịu và trở nên hung tính vì các em đang là nạn nhân của một kiểu “bắt nạt tinh thần”.

Do đó, dù là trường hợp nào thì những học sinh gặp khó khăn trong mối quan hệ với bạn khác giới cũng cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc nhận diện biểu hiện của học sinh thích [hoặc bị gán ghép là thích] bạn khác giới và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh này được trình bày ở bảng 1.5:

Khó khăn của học sinh tiểu học trong phát triển bản thân

Ở giai đoạn tuổi tiểu học, học sinh đã hình thành và phát triển tự ý thức ở mức độ nhất định nhưng còn chưa hoàn toàn tự lập, tự giác trong sinh hoạt cá nhân; khả năng tự nhận thức, điều chỉnh mình trong các mối quan hệ cũng chưa tốt nên học sinh vẫn gặp khó khăn trong quá trình rèn luyện, phát triển bản thân và cần được tư vấn, hỗ trợ. Việc nhận diện các biểu hiện và định hướng tư vấn, hỗ trợ cho những học sinh gặp khó khăn này được trình bày ở bảng 6:

Những phân tích trên cho thấy, học sinh tiểu học có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống học đường do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Giáo viên, cha mẹ và các lực lượng giáo dục nên tăng cường sự phối hợp, tạo điều kiện, động viên học sinh học tập, xây dựng bầu không khí tâm lí thoải mái, giúp nâng cao năng lực thích ứng cho học sinh trong giai đoạn học tiểu học.

...........................

Đâu là khó khăn đặc trưng của học sinh tiểu học trong cuộc sống học đường? là tài liệu hữu ích mà giáo viên phải làm và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5.

  • Tài liệu bồi dưỡng Module 5 Tiểu Học
  • Tài liệu bồi dưỡng module 5 THCS
  • Tài liệu bồi dưỡng module 5 Cán bộ quản lý

Video liên quan

Chủ Đề