Nguyên tắc xây dựng nhân vật của văn học lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX

BÀI TẬP NHÓM

Môn: Văn học Tây Âu – Mỹ

Giảng viên: Nguyễn Linh Chi

Đề tài: NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN QUA HÌNH TƯỢNG JEAN VALIJEAN TRONG “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ” CỦA VICTO HUGO

Thành viên nhóm 10: Ngữ văn –K64 - ĐHSPHN1

1.             Bùi Thị Thùy Linh -B

2.             Đỗ Thị Mơ – B

3.             Vi Thị Nhàn – D

4.             Nguyễn Thị Hải Yến –D

5.             Nguyễn Thị Thảo-D

MỤC LỤC

1.2.           Sự nghiệp sáng tác. 4

2.       Tác phẩm Những người khốn khổ. 4

II.   NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN QUA NHÂN VẬT. 6

III. NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG JEAN VALIJEAN.. 7

1.1.           Nhân vật lí tưởng, xuất chúng, sức mạnh phi thường. 7

1.3.           Lí tưởng hóa nhân vật 11

V. CẢM NHẬN RIÊNG VỀ NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN QUA HÌNH TƯỢNG JEAN VALIJEAN. 21

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 23

NHẬT KÝ HOẠT ĐỘNG NHÓM... 24

1.                 Tác giả: Đại thi hào văn chương Victo Hugo [1802 -1885]

Victo Hugo là niềm tự hào của nhân dân Pháp và của toàn thế giới. Ông vốn là con của một thợ mộc, nhưng cha ông là Joseph đã phục vụ trong quân đội Pháp trong thời kì cách mạng và lên tới cấp bậc thiếu tá, rồi về sau do lòng dũng cảm và công trạng chiến trường, trở thành vị tướng trong quân đội của Napoleon. Mẹ ông sinh trưởng trong gia đình quân chủ và ngọa đạo.Do hoàn cảnh gia đình mà Victo Hugo chịu ảnh hưởng tư tưởng sâu xa từ mẹ, tác động rất lớn sự hình thành các quan điểm của ông thời trẻ.

Victo Hugo là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, ông xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn muộn ở chân trời thời kì đó.Mãnh liệt và cường tráng ngay từ đầu ông đã khẳng định mình như chủ súy của trường phái lãng mạn.Năm hai mươi tuổi Hugo đã đạt được nhiều điều mà biết bao tài năng trẻ hồi ấy hằng khát vọng.Huygo xuất hiện cùng lúc trên ba lĩnh vực là kịch, thơ và tiểu thuyết.

Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của ông bao trùm thế kỷ XIX ở Pháp.Ông ra đời khi thế kỉ đó mới chớm nở được già một năm trên đống gạch vụn hoang tàn của chế độ phong kiến vừa sụp đổ chưa bao lâu.Ông mất vào giai đoạn cuối của thế kỉ, lúc phong trào Cộng sản thế giới đang chuẩn bị bước vào thời kì mới hết sức quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ tư bản.

Giữa Victo Hugo và thời đại có những mối liên hệ rất chặt chẽ.Những hoài bão, ước mơ hay băn khoăn, day dứt của thế kỉ XIX để lại nhiều bóng dáng trong tác phẩm của ông.Cũng như việc ông đã in dấu vết của mình trong hầu hết các lĩnh vực tư tưởng và văn hóa của thế kỉ, dù là lịch sử hay triết học, thơ, kịch hay tiểu thuyết, luận chiến văn học hay luận chiến chính trị.

Victo Hugo là một tấm gương rèn luyện tư tưởng, đấu tranh dũng cảm, gần gũi và yêu mến nhân dân lao động, sáng tạo nghệ thuật cần cù.

Ông là một trong số những nhà văn nước ngoài quen thuộc của nhân dân Việt Nam và được đưa vào chương trình giảng dạy trong đại học và trường phổ thông.

Năm 1820, ông tham gia nhóm nhà văn lãng mạn và trở thành thủ lĩnh của trào lưu này. Ông  xuất bản các tập thơ: Đoản thi Tạp thi  [1822], Đoản thi và Balat [1826], Về phương đông [1829],…Năm 1830, mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp sáng tác của ông, tác phẩm của ông thể hiện nhiệm vụ đấu tranh, phục vụ quần chúng. Đến 1831, Nhà thờ đức bà Pari ra đời.kéo theo đó nhiều bài thơ được ra đời: lá thu [1831], Khúc hát hoàng hôn[1835], Tiếng nói bên trong [1837], Tia sáng và bóng tối.

2.        Tác phẩm “Những người khốn khổ

Trên những bước đường di chuyển tới hòn đảo lưu đày, có lúc bản thảo “Những người khốn khổ”[được dự định từ 1840 và khởi thảo bởi một vị nguyên lão vào năm 1845] tưởng như đã rơi chìm giữa biểncả. Được vớt lên và tiếp tục hoàn thành sau những cơn bão tố của 1848 “hoàn thành bởi mộ kẻ lưu đày”, nó trở thành một chiếc chai ném ra giữa đại dương con người, chứa lời tiên tri về những khát vọng và về một xã hội tốt đẹp hơn, trở thành bức thông điệp mà thế giới ngày nay vẫn tiếp tục vớt lên và phát hiện.

“Cuốn sách này là một trái núi”, bởi Hugo đã trải nghiệm qua đây độ căng của cả một quá khứ với các mốc “92” của thế kỷ XVIII, và cả một tương lai còn mơ hồ mới hé ra qua chân trời tối sầm lại của những chiến lũy, và những suy tưởng, những cơn bão tố nổ ra trong đầu, trong lương tri của người nghệ sĩ lớn lao Hugo.

“Cuốn sách này là một tấn bi kịch mà nhân vật đầu tiên là Vô biên. Con người là thứ hai”. Với tư cách là một tác phẩm lãng mạn, bộ tiểu thuyết không thiếu những phần phủ nhận xã hội, song phần chủ yếu vẫn là khẳng định thế giới lý tưởng của nhà văn.

Jean Valjean là nông dân nghèo làm nghề xén cây, sống cùng chị gái và bảy cháu. Một ngày mùa đông, đàn cháu đói lả, Jean Valjean ăn căp chiếc bánh mì cho cháu. Việc bại lộ, Jean Valjean bị bắt và tòa tuyên phạt Jean Valjean 5 năm khổ sai. Sau 4 lần vượt ngục không thành, án tù của Jean tăng lên 19 năm. Ra tù, JeanValjean đổi khác từ một người hiền lành anh trở nên cay nghiệt với cuộc đời. nhưng vốn là người cầu tiến nên trong tù anh đã theo học các lớp văn hóa do nhà tù tổ chức, với tấm giấy thông hành màu vàng, đi đến đâu Jean Valjean cũng bị mọi người xua đuổi, đói khát, mệt nhọc, ông lê chân vào nhà Đức giám mục Myriel. Anh được tiếp đón tử tế nhưng gần sáng anh thức dậy, ăn cắp bộ đồ ăn bằng bạc rồi cất bước ra đi. Đi chưa được bao xa thì anh bị lính sen đầm bắt giải trả về nhà Myriel. Trái với sự suy đoán của JeanValjean và đám sen đầm, cụ Myriel bảo chính tay cụ đã tặng Jean Valjean bộ đồ ăn đó. Để chứng minh điều đó cụ cầm luôn đôi chân đèn bằng bạc trên bàn thờ Chúa trao cho Jean Valjean kèm theo lời khuyên hãy làm người lương thiện.

Rời nhà linh mục Myriel ra đi, tâm trạng Jean Valjean rối bời giữa hai bờ thiện ác. Trên đường đi trong tâm trạng rối bời đó, Jean Valjean đã vô tình đoạt đồng hào của chú béGervais. Song khi bừng tỉnh, Jean Valjean tìm chú bé trả lại đồng hào thì chú bé đã đi mất. Vì lẽ đó mà JeanValjean lại bị Javert, thanh tra mật thám, tiếp tục theo dõi, lùng bắt.

Tại thị trấn nọ, có một đám cháy xảy ra ở tòa thị chính. Hai đứa con của cảnh sát trưởng bị kẹt trong đó. Bỗng xuất hiện một người lạ mặt to khỏe xông vào đám cháy cứu hai đứa trẻ.Vì việc làm đó, người lạ mặt không bị hỏi giấy tờ và được phép ở lại thị trấn, người ấy xưng tên là Madeleine. Nhờ tài làm ăn tháo vát, Madeleine dần trở nên giàu có và được bầu làm thị trưởng. Madeleine luôn làm việc thiện nên dân chúng rất yêu quý ông.

Trong xưởng của Madeleine, có chịFantine. Chị này do có con hoang nên bị mụ giám thị đuổi việc. Để có tiền nuôi con, cô phải bán tóc, bán răng và sau phải đi làm điếm. Một hôm do bị một gã công tử trêu đùa, chị phản ứng lại và bị Javert bắt giam. Hắn sử phạt chị sáu tháng tù.Madeleine xuất hiện kịp thời, hiểu rõ sự tình nên bắt Javert thả Fantine ra.Fantine bị bênh, Madeleine đưa chị đi đến bệnh viện chạy chữa.

Tại thị trấn bên cạnh, có một người bị bắt oan vì giống Jean Valjean. Madeleine tức Jean Valjean thật, ra tòa để cứu Champmathieu vô tội kia, nên lệnh bắt Madeleine được trao cho Javert. Javert tìm đến bệnh viện.bên giường Fantine, Javert thể hiện uy quyền của mình. Fantine bị sốc mà chết.Jean valjean trấn áp Javert để nói lời từ biệt và hứa với Fantine rằng mình sẽ thay cô chăm cho Cosette.

 Jean Valjean bị nhốt vào tù nhưng đã vượt ngục và tìm đến nhà Thenaier chuộc Cosetterồi mai danh ẩn tích nuôi dạyCosettenên người.Cosette lớn lên xinh đẹp và yêu Marius, một chiến sĩ cộng hòa. Cuộc khởi nghĩa 1832 nổ ra, Jean Valjean lên chiến lũy, tha cho Javert, rồi cõng Marius trốn và hai người gặp Javert. Javert lại tha không bắt Jean Valjean. Vì hành động đó nên Javert đã tự sát. Marius cưới Cosette.Hai người sống hạnh phúc. Jean Valjean chết trong vòng tay yêu dấu của đôi vợ chồng trẻ.

II.               NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN QUA NHÂN VẬT.

Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như: "phương thức lãng mạn", "hình thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn".

Nghệ thuật lãng mạn là một bộ phận nằm trong trào lưu “Chủ nghĩa lãng mạn” - là trào lưu văn học, vừa là phương pháp sáng tác, mang một nội dung lịch sử xã hội-cụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789.Nghệ thuật lãng mạn  ngoài việc được thể hiện qua chủ đề, tư tưởng,.. thì nhân vật là một điều vô cùng ý nghĩa. Nhận xét về nhân vật lãng mạn, Lỗ Tấn nói :“nhìn chung họ đều có xu hướng như nhau, bất mãn với thời thế và không bằng lòng với tiếng kêu hòa hoãn, , cho nên họ đã cất lên những tiếng làm cho người nghe phải đưng dậy giành lấy đất trời và chống lại bọn phàm tục”. Belinxki thì cho rằng,nhân vật lãng mạn lấy “tâm hồn và trái tim làm cơ sở để nói lên những nguyện vọng không rõ rệt muốn tiến tới một cái gì đó tốt đẹp hơn, cao cả hơn”. Và theo nghĩa rộng thì nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn ngoài cái vỏ phi thường của hình tượng, có lý tưởng đẹp đẽ đối lập với thực tế xung qunh vẫn chứa đựng bên trong những nét điển hình của con người đương thời.

Theo chúng tôi Nghệ thuật lãng mạn qua nhân vật có thể hiểu là những cách thức, phương thức mà nhà văn sử dụng nhằm tô đậm những yếu tố thuộc về cái đẹp, cái thiện; những giấc mơ, khát vọng cao đẹp hướng tới ánh sáng, tương lai của nhân vật lãng mạn.Những cách thức, phương thức đó thường là: xây dựng nhân vật phi thường trong hoàn cảnh phi thường, lý tưởng hóa, biện pháp tương phản, biện pháp cường điệu phóng đại, biện pháp so sánh, ngôn ngữ,…

Đến với “Những người khốn khổ”, Victo Hugo dành nhiều tâm huyết cho một cuốn tiểu thuyết “đẹp hơn và trọn vẹn hơn”. Trong số 225 nhân vật của tác phẩm thì có tới 91 nhân vật lãng mạn, trong số 91 người đó, Jean Valijean là nhân vật đại diệntiêu biểu cho số lượng nhân vật lãng mạn còn lại của tác phẩm, tiêu biểu cho đặc trưng phương thức xây dựng nhân vật lãng mạn của Hugo. Do đó, chúng tôi xin đưa ra những nét điển hình trong Nghệ thuật lãng mạn qua nhân vật Jean Valijean.

III.           NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN THÔNG QUA HÌNH TƯỢNG JEAN VALIJEAN

1.1.         Nhân vật lí tưởng, xuất chúng, sức mạnh phi thường.

Để minh chứng cho vẻ đẹp lí tưởng, xuất chúng của Jean Valijean, chúng tôi chứng minh ở hai đặc điểm đó là lai lịch và vẻ đẹp ngoại hình Jean Valijean

Về lai lịch, Jean Valijean sinh ra ở một gia đình nông dân nghèo.Lớn lên làm nghề xén cây ở Phavoron. Mẹ chết vì cơn sốt xuống sữa, cha làm nghề xén cây, chết vì bị sẩy chân ngã xuống núi.  Ông chỉ còn lại một người chị góa chồng với bảy đứa con nhỏ, đứa lớn nhất mới lên tám, đứa út mới đầy năm.

*            Khi ông Jean Valjean

 Khi chỉ mới ở tuổi hai lăm anh đã phải gánh vác công việc gia đình như một người chồng “Jean Valjean năm ấy đúng hai mươi lăm tuổi, anh thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu. Rất là giản dị: anh coi đó là một bổn phận phải làm”. Cả thời trai trẻ, anh là một người nông dân hiền lành, anh làm quần quật suốt ngày mới tìm nổi cái ăn nên chẳng nghe nói anh ta có nhân tình nhân ngài gì, vì thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện yêu đương.

Mười chín năm ở tù, người thanh niên ấy đã thay đổi “Anh bị thay chiếc áo nông dân kia bằng chiếc áo tù khổ sai, cả quãng đời của anh trước đây bị xóa mờ, anh không còn là Jean Valjean nữa mà được thay bằng con số 24601”.

Và sau khi ra tù anh cũng trở thành một con người khác! Ngoại hình thì “Hắn ta khoảng trên 45 tuổi, người tầm thước, to cao, vạm vỡ trông đầy sung sức. Chiếc mũ Cát-Két có lưỡi trai bằng da sụp xuống chán che khuất một phần khuôn mặt rạm nắng nhễ nhại mồ hôi. Chiếc sơ mi vải thô màu vàng, cổ cái mỏ, đeo bạc, để lòi ra cái ngực đầy lông. Chiếc cà vạt vặn lại như mẩu thừng. Cái quần bằng vỏ thô màu xanh đã cũ nát, 1 bên gối bạc phếch và 1 bên bị thủng…” . Tâm lý cũng thay đổi “Lúc vào tù Jean Valjean run sợ, khóc lóc: đến khi ra anh thành người thản nhiên, trơ như đá. Lúc vào lòng anh tuyệt vọng, nay ra lòng anh đen tối. Cái gì đã xảy ra trong tâm hồn anh?”

*                        Khi ông mang tên Madeleine

Tám năm sau khi ra tù, ông lấy tên là Madeleine  và nhờ đầu óc của mình ông đã trở thành một người giàu có, bề ngoài và tâm hồn ông như một vị chúa cứu rỗi, “Bao giờ ông Madeleine cũng giữ tác phong giản hư những ngày mới đến. Mắt nghiêm chỉnh, tóc hoa râm, da rám nắng như một người thợ nhưng vẻ mặt thì đăm chiêu như một triết gia”..“Ông giải hòa những đám xích mích, ông ngăn ngừa những sự kiện tụng, ông giúp những kẻ thù làm lành với nhau. Ai cũng muốn nhờ ông phân xử hộ, lòng chính trực của ông là một bộ luật tự nhiên”

*                        Khi ông là Uyntim Phosolovang

Bản chất tốt bụng lương thiện nên dù có mang tên họ nào, ông cũng tốt bụng luôn giúp đỡ kẻ khó. Khi ông là Uyntim Phosolovang ông sống thầm lặng, giấu mình và dường như mọi người không hề biết rõ lai lịch của ông. Họ chỉ biết ông là một lão tốt bụng, hay thầm lặng giúp những kẻ ăn xin ngoài đường, ông được coi như vị chúa cứu thế của những con người cơ cực kia. Vẻ đẹp ngoại hình của ông cũng được khắc họa qua cái nhìn của Marius ‘‘Trạc tuổi 60, có vẻ buồn rầu và nghiêm nghị, với các vóc dáng khỏe mạnh và mệt mỏi của con nhà lính đã giải ngũ. Trang phục của ông tươm tất và sạch sẽ. Ông có mái tóc bạc phơ… trông ông ra vẻ hiền lành nhưng khó gần, ông không để mắt nhìn vào một ai cả”.

Ngoài ra ông còn là con người có sức mạnh phi thường về thể chất, điều đó được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm:

Khi cứu Fauchelevent, Jean Valijean chui xuống gầm xe lấy lưng bẩy xe lên để Fauchelevent đang hẹp ở đó có thể ra được và chính anh cũng thừa nhận rằng lấy lưng mà nâng một cái xe nặng như thế này thì người nào có sức khỏe ghê gớm mới làm nổi. Và người có sức mạnh ghê gớm đó chính là Jean Valijean, sức mạnh của ông được người ta mệnh danh là Giăng Kích.

Sức mạnh về thể chất đó đã nhiều lần giúp anh thoát khỏi tay của Javert. Lần ra tù đầu ông gặp và được Cosette thoát khỏi nhà bà Thénardier, ông và Cosette đã bị Javert rượt đuổi. Sức mạnh phi thường đã giúp ông băng qua được những con đường ở Paris trong đêm tối. Sức mạnh kết hợp với sự khéo léo cùng với khả năng leo trèo đã giúp ông cõng theo Cosette  vượt qua khỏi bức tường cao để vào trong nhà tu kín mà không ai có thể vào được. Điều ấy khiến cho cụ Fauchelevent cũng phải bất ngờ, ngạc nhiên “… trời đất ơi! Làm sao bác lại ở đây, hở bác Madeleine. Lạy chúa! Bác vào bằng cái ngõ nào thế? Bác từ trên trời rơi xuống đấy ư? Thế nhưng bác làm sao mà lọt vào được đây?

Tài năng của Jean Valijean được thể hiện trên chiến lũy. Chiến lũy là không gian quan trọng để tác giả xây dựng tính cách nhân vật Jean Valijean với sức mạnh phi thường trong hoàn cảnh phi thường. Ở đây ông cứu người bất chấp mọi nguy hiểm, cứu Marus, cứu Javert kẻ đã đánh đuổi, rình rập để bắt anh vào tù.  Anh trở thành anh hùng trên chiến lũy.

Khi xây dựng nhân vật lí tưởng, xuất chúng, sức mạnh phi thường, nhân vật lãng mạn hiện lên một cách rực rỡ. Mặc dù đều là những hoàn cảnh không thật, nhân vật không thật nhưng họ lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Cuộc đời sáu mươi tư năm của Jean Valijean có không ít những thăng trầm và biến đổi nhưng ông vẫn ngời sáng một cá tính đặc biệt thể hiện qua khát vọng sống mãnh liệt:

Chỉ vì anh đập một miếng kính, lấy một cái bánh mì vì khát vọng được sống, hy vọng cứu sống gia đình mình [người chị và bảy đứa cháu]. Vì đói mà con người ta mất đi phần người, thoát khỏi bức tử hình là nạn đói mà con người chỉ vì mẩu bánh mì mà phải đi tù.

Khát vọng sống của Jean Valjean chưa bao giờ nguôi, anh trốn tù khi có cơ hội, và chỉ với án năm năm tù giam, vì lẽ ham được sống, anh đã trốn tù bốn lần trong vòng mười chín năm. Cũng vì lẽ ham sống ấy mà từ cái tội ăn trộm bánh mì bị nhân lên gấp bội, nó đánh đổi anh cả một cuộc đời trai trẻ. Vượt ngục cho thấy sự đáng sợ của nhà tù và cho thấy khát vọng tự do của người nông dân lương thiện.

Anh có khát vọng sống nên anh mới lấy trộm đĩa, bắt bằng bạc của nhà Thờ. Ra tù cứ tưởng anh sẽ được sống như mọi thành viên trong xã hội, nhưng không như vậy. Từ nhà trọ tồi tàn xác xơ nhất đều xua đuổi anh bởi anh mang trong mình giấy thông hành màu vàng. Ngay cả khi anh xin trọ trong nhà lao cũng không được, muốn vào đó anh phải trở lại làm tội phạm. Lúc đường cùng, anh gặp được giám mục Miryel – là người có lòng nhân từ độ lượng. Vị giám mục đối xử nhân từ với anh cho anh ăn, cho anh ngủ và ngay cả khi anh ăn cắp bạc rồi bỏ đi thì vị giám mục vẫn tha thứ cho anh. Trước những gì vị giám mục đã làm với anh, anh như được thức tỉnh, anh đến quỳ trước cửa nhà đức giám mục Miryel và từ đây anh trở thành người có lòng nhân từ cao cả.

SauJean Valijean phải chạy trốn và phải đội lốt, anh không thể sống bình yên với cái tên của mình: Khi là thị trưởng Madeleine bị lầm là tên tù khổ sai. Lần này, ông đã tự thú mình mới là tên tù nhân 24601. Một lần nữa bị bỏ tù. Tưởng chừng như số phận đã dừng lại ở đây, nhhưng khát vọng sống của ông chưa bao giờ vơi. Nhờ cứu tên thủy thủ, mà ông đã rơi xuống biển, ai cũng tưởng Jean Valjean đã chết, nhưng bằng khả năng vượt biển ông đã giành lại được một cơ hội được tự do, được sống nữa.

Trốn chạy trước sự tìm bắt của tên cảnh sát Javert ông vào nhà tù, một lần nữa ông cần giấu thân phận mình, đổi tên thành Uyntim Phosolovang, giả làm xác chết để có hy vọng được sống.

Như vậy, khát vọng sống mãnh liệt của Jean Valijean được đặt trong hoàn cảnh bất thường càng làm tô đậm thêm con người lí tưởng, xuất chúng, tính cách phi thường của nhân vật.

1.3.         Lí tưởng hóa nhân vật

Tác phẩm kết thúc với cái chết của nhân vật trung tâm Jean Valijean – hình tượng cái chết bất tử. Câu văn “chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” thể hiện rõ nét đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn, luôn vượt lên trên hiện thực vươn tới cái đẹp, cái thanh thiện, thanh khiết: “Khi hơi thở củaJean Valijean trở nên đứt đoạn bởi những tiếng khò khè, ánh sáng của thế giới xa lạ đã thoáng hiện lên trong con người ông. Rồi ông ra hiệu cho Cosette đến gần rồi tới Marius, ông dặn dò hai con bằng tình yêu thương, Cosette và Marius ngã quỵ xuống, nghẹn ngào, mỗi người nắm trên một bàn tay của Jean Valijean. Ông ngã bật ra đằng sau, ánh sáng hai ngọn đèn nến soi sáng ông, khuôn mặt trắng bệch của ông nhìn lên trời … Đêm không sao và tối thăm thẳm . Dĩ nhiên trong bóng tối một thiên thần hùng vĩ đang dang đôi cánh đón đợi linh hồn ông”.

Bút pháp lãng mạn không chỉ làm dịu đi nỗi đau của nhân vật mà còn khẳng định sự bất tử của họ. Cái chết không gợi một sự buồn chán, ủ ê cho người đọc mà là như lí tưởng hóa cái bất tử của nhân vật. Với cách miêu tả lãng mạn nhân vật của Victor Hugo đã chết nhưng lí tưởng của họ vẫn sống, người ta tìm thấy ở đó niềm lạc quan.

Tiểu kết:Bằng tài năng của mình, Victo Hugo đã xây dựng nhân vật bằng bút pháp lãng mạn – Những con người khốn khổ hiện lên với mọi vẻ đẹp cả về hình thức và tâm hồn. Jean Valijean – một con người tưởng chừng là con người dưới đáy, sống ven rìa của xã hội nhưng dưới cái nhìn của Victor Hugo,Jean Valijean hiện lên với vẻ đẹp ngoại hình xuất chúng, vẻ đẹp sức mạnh thể chất phi thường và được lí tưởng hóa với cá tính đặc biệt ngời sáng, vào hoàn cảnh bất ngờ, trớ trêu nhưng Jean Valijean vẫn sống bằng tình thương, hy sinh vì người khác. Anh vẫn hiện lên với vẻ đẹp chân chính của một con người lao động và ông luôn có khát vọng sống mãnh liệt, vượt lên trên mọi hoàn cảnh.

Xã hội ấy, những bất công tù túng đẩy con người ta đến đau khổ, cái lối trừng phạt, trong đó nổi bật sự tàn nhẫn, chỉ đưa đến kết quả tệ hại là biến dần dần con người thành thú rừng, có khi thành thú dữ. Bao nhiêu lần Jean Valjean vượt ngục đủ thấy tác hại lạ lùng của pháp luật. “Pháp luật, thành kiến, sự việc, con người, đồ vật,…” những kẻ bị pháp luật trừng trị đều cảm thấy đè nặng lên đầu mình tất cả sức nặng của xã hội loài người, nó quả thật vô cùng to lớn đối với ai đứng ngoài mà nhìn, và đối với người bị nó đè lên thì lại vô cùng kinh khủng.

Gặp lòng thương của vị cha xứ, nênJean Valjean đã bán linh hồn cho chúa, ông phải sống là một con người lương thiện: ăn trộm đồ nhưng cha xứ lại bảo là cho ông, ông tránh được tội lỗi, không rơi vào tù.  Gặp cậu bé Gervais,ông vô tình dẫm chân lên đồng hào bốn mươi xu, dù chỉ vô tình nhưng khi cậu bé đi khỏi ông nhấc chân lên, quả nhiên có đồng vàng, ông run sợ, chạy tìm cậu bé.Lời của cha xứ “Anh hứa sẽ trở thành con người lương thiện. Linh hồn của anh ta mua đây, ta đem nó ra khỏi tư tưởng lầm lỗi, ta đem dâng nó cho Chúa”“Trái tim như vỡ ra, anh khóc rưng rức. Mười chín năm trời bây giờ anh mới khóc lần này là lần đầu”cho thấychính Jean Valjean cũng là người nhận được sự tha thứ từ người khác, sự thứ tha và tin tưởng của  ông giám mục Myriel khiến Jean Valjean  “mơ hồ cảm thấy lời tha tội của nhà tu hành như một đợt xung phong dữ dội”hay chính tiếng khóc nức nở của bé Gervais giúp Jean Valjean thức tỉnh từ tội lỗi lại trở về bản tính lương thiện.

Theo Lê Nguyên Cẩn thì đây là: “thời điểm để tác giả phủ lên nhân vật tấm màn lãng mạn kì ảo, biến Jean Valjean từ một nạn nhân bị đời ruồng rẫy, xua đuổi thành một ân nhân cứu thế, giúp đời theo quan điểm chủ nghĩa xã hội không tưởng và theo cách nhìn nhân đạo lãng mạn của Hugo”. Con đường trở về với cái thiện của nhân vật được tạo dựng mang nhiều tính chất đặc biệt. Tác giả xây dựng nhiều chi tiết, sự kiện lien tiếp dồn đuổi nhân vật để nhân vật có sự chuyển biến . Tác giả cũng rất lưu tâm xây dựng nét tính cách cao cả ở nhân vật này.

Vì các biện pháp này kết hợp rất chặt chẽ, hài hòa trong cách thể hiện tình thương với con người của Jean Valjean  nên chúng tôi xin đưa ra biểu hiện của tình thương trước sau đó mới rút ra đặc điểm riêng của ba biện pháp .

Jean Valjean  là nhân vật đại diện cho giải pháp tình thương, lấy tình thương để cải tạo xã hội.Tình cảm mạnh mẽ và lý tưởng đẹp đẽ của Jean Valjean  được thể hiện qua suy nghĩ, hành động của ông với hàng loạt các nhân vật từ đầu đến cuối tác phẩm  với những biểu hiện cao thượng, những tình cảm đẹp đẽ mà ông muốn hướng đến. Jean Valjean  cảm thấy việc im lặng, không biết phê phán những cái xấu xa, giúp đỡ những điều tốt đẹp  là  “một tội ác khốn nạn, hèn hạ , hiểm độc , đáng khinh, đáng tởm”

Đối với những đứa cháu và chị gái:Vì thương bảy đứa cháu và bà mẹ bất lực giữa mùa đói rét, không một miếng ăn, ông đã phải ăn cắp một cái bánh mỳ . Khi hành động, ông ý thức được hành động của mình là sai lầm nhưng tình thương cháu lớn hơn nỗi thương thân. Khi bị bắt đi tù,Jean Valjean  vẫn không ngớt nghĩ về những đứa trẻ “anh vừa nức nở vừa giơ tay lên, hạ xuống bảy lần, mỗi lần hạ thấp hơn, trong anh như đang lần lượt sờ  đầu bảy đứa trẻ khác nhau”.

Đối với những người chưa từng quen biết :Tình thương dành cho cả những người ông chưa từng quen biết: hành động xả thân cứu Fauchelevent và Săngmachio. Có thể nói, đặt lưng mình xuống đỡ bánh xe và sẵn sàng xông pha vào mưa bom bão đạn là một hành động vô cùng nguy hiểm. Đó là hành động thế mạng mình để đổi lấy mạng sống của người khác. Rõ ràng Jean Valjean  không bắt buộc phải cứu họ nhưng trong hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” ấy ông cần phải cứu.

Đối với nhân dân lao động ở đất Môngtơrơi: khi trở thành bác Madeleine, nhờ phát minh và sáng kiến thông minh, ông trở thành một thị trưởng giàu lòng thương người: “Ai túng đói cứ tìm đến đó, chắc chắn sẽ có việc và có cơm ăn. BácMadeleine chỉ đòi hỏi đàn ông phải lương thiện, có chí, đàn bà phải nết na, đứng đắn, và mọi người đều phải ngay thẳng, thật thà”.  Ông trở thành một vị thánh giữa cuộc đời, một con người mang trái tim của Chúa “ông làm vô số việc thiện mà giấu giếm như người làm việc ác”.

Khi ông là Uyntim Phosolovang, một con người sống ẩn mình, ông luôn giúp đỡ những con người cơ cực. Cụ Mabop chủ hiệu sách già tuổi, buôn bán thô lỗ, ông đã vứt số tiền đó vào khu vườn mong sao cụ có chút hy vọng thoát khỏi cơn đói khát. Ông còn là ân nhân của cả gia đình Thenardier – gia đình tàn bạo chỉ bóc lột tiền nhưng khi họ túng bấn, ông vẫn như một vị cứu rỗi, cưu mang cả gia đình họ.

Đối với Fantine :bị Javert phát hiện, Jean Valjean  không chạy trốn mà đến thămFantine, biết rõ Fantine ốm và có thể chết bất cứ lúc nào. Vì vậy buộc Jean Valjean phải nhún nhường van xinJavert không phải vì mình mà vì Fantine.Để thực hiện lời hứa với Fantine, trong lúcJavert  quát tháo thô lỗ, Jean Valjean vẫn rất tế nhị, không những “không cố gỡ bàn tay hắn” mà còn kính cẩn “Tôi cầu xin ông một điều”. Tất cả đều vì ông muốn giữ lời hứa sẽ tìm con cho chị, không muốn chị  phải đau khổ thêm nữa.Khi  Fantine mất, ông lạnh lùng kết tộiJavert  “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó” khiếnJavert “khiếp sợ chẳng dám động thủ nữa”. tình yêu thương đối với con người, nhất là những người nghèo khổ đang dâng lên mạnh mẽ hơn lúc nào hết trong Jean Valjean để có bản lĩnh kiên cường trước Javert. “Jean Valjean tỳ khuỷa tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán ngắm Fantine nằm dài không nhúc nhích, ông ngồi như thế, mải miết, nét mặt và dáng điệu của ông cho thấy một nỗi xót thương khôn tả”, đó là sự đau đớn cho một kiếp người bất hạnh. Ông “ghé lại gần và thì thầm lên taiFantine ” có lẽ đó là lời ông hứa sẽ tìm và chăm sóc  Cosette để người mẹ ra đi thanh thản.

Đối với Cosette:Ngay từ lần đầu gặp Cosette, ông đã giúp cô mang thùng nước khi nghe tiếng khóc “hãi hùng và tuyệt  vọng”. Khi đã nhận ra đây là đứa con củaFantine, ông “cúi xuống cô bé và nhìn cô bằng tất cả tâm hồn mình”. Sự xuất hiện của ông như một thứ ánh sáng tình thương quý giá mà bao lâu rồi  Cosette mới nhận được, ông cố gắng chuộc đứa bé khiến Cosette cảm thấy “có một niềm tin thần thánh trong lòng mình”.

Jean Valjean hết lòng yêu thương, chăm sóc, dạy dỗCosette. Ông cho Cosette tình yêu của người mẹ “Ông yêu thương Cosette như con, như mẹ, như em gái”. Ông yêu thương Cosette như một người cha “một ông cha hơi kì dị một chút, vì bao gồm cả vai ông, vai con, vai anh, vai chồng, vai nào cũng có trong người jean valjean”. Đồng thời, trong tầm nhìn dò xét của Javert, Jean Valjean đã phải tìm hết cách này đến cách khác bảo vệ và giữCosette  bên cạnh mình. Cho đến biết Marius thíchCosette, ông đã căm ghét, dè chừng với anh, tìm mọi  cách để Marius tránh xa con gái mình. Suy nghĩ và hành động ấy thực chất xuất phát từ việc không muốn Cosette phải xa mình.“Ông cha ấy thương Cosette, yêu Cosette, coi nàng như ánh sáng, như nhà ở, như gia đình, như Tổ quốc, như thiên đường của mình”. Nhưng vì không muốn Cosette  phải đau khổ, ông đã liều mình cứuMarius , đưa tặng Cosette số tiền 597000 phrăng và tán thành cho hôn lễ của hai người. Trong hôn lễ, mặc dù “tươi cười” nhưng “nụ cười ông đượm vẻ đau xót”. Có lẽ nỗi đau xót ấy là vì mặc dù chấp nhận hi sinh đểCosette  được hạnh phúc nhưng nỗi buồn xa con, không được bên con mỗi ngày là điều đau đớn quá lớn trong ông. Trong lời giải thích với Marius, Jean Valjean có nói rằng sở dĩ ông tự thú mình từng là một người tù  khổ sai vì không muốn mất đi sợi dây ràng buộc với Cosette. Như vậy, Jean Valjean phải đau khổ vì ông muốn được cả hai điều : được là chính mình và được gần Cosette. Và ông đã nói thật với Marius. Điều này giải thích tại sao một mặt ông dấu Cosette mình là tù khổ sai, nhưng mặt khác ông bắt nàng gọi mình là “ ông Jean” , mặc dù tiếng “cha ơi”  nghe êm ái hơn nhiều. Ông thú nhận “nó là tất cả cuộc đời của tôi. Chúng tôi đã không rời nhau…Tôi là cha nó và nó là con của tôi”.Do đó, có thể dễ hiểu khi nhận thấy Hugo dành phần lớn dung lượng tác phẩm để xuyên suốt, nổi bật tình phụ tử  Jean Valjean dành cho Cosette.

Đối với Marius:Ngay từ đầu, ấn tượng củaJean Valjean dành cho Marius không hề tốt đẹp, biết  Marius thíchCosette  và có ý theo đuổi con gái mình, ông đã lập tức chuyển nơi làm. Khi Marius tìm ra địa chỉ nhà mình ông lại quyết định rời Pháp. Đọc được thư  Marius gửi cho Cosette ông lấy lam hả hê vì biếtMarius  sắp bước vào chỗ chết. Tuy nhiên trước tình huống Marius  gặp nguy hiểm, lòng thương người lại trỗi dậy, một phần cũng vì không muốn Cosette đau khổ, Jean Valjean đã liều mình đến chộp lấy Marius mang đi khiMarius  ngã xuống trong trận chiến, xé áo mình để băng bó vết thương cho Marius. Khi chạm trán vớiJavert, Jean Valjean đã đề nghị Javert có thể bắt mình nhưng hãy mang Marius về nhà ông ngoại hắn giùm. Như vậy, tình thương con người đã giúp Jean Valjean vượt qua những lợi ích bản năng của cá nhân, sự hi sinh càng được đẩy cao khi ông đồng ý cho Cosette lấy Marius. Thậm chí khi  Marius hỏiJean Valjean  cũng tỏ ra không biết ai là người cứu chàng, đó là sự hi sinh thầm lặng, không cần danh tiếng, đền đáp.

Đối với Javert:Nhân vật Javert vừa đặt trong sự đối lập vớiJean Valjean nhưng đồng thời cũng thể hiện tấm lòng cao cả của Jean Valjean qua nhân vật này. Javert là cái hộp đen cất giữ cái tên Jean Valjean đã hoàn toàn bị quên lãng. Javert là nỗi ám ảnh, nỗi sợ hãi của Jean Valjean. Sự nhòm ngó, theo đuổi của Javert với Jean Valjean trải dài khắp tác phẩm.Cái chết của Javert, một mặt cũng là sự chiến thắng của Jean Valjean. Jean Valjean đã có được lòng khâm phục của Javert, và thắng lợi của ông là tuyệt đối vì Javert đã tôn kính cả Madeleine lẫn Jean Valjean : “ Hình ảnh ông Madeleine lại hiện lên đằng sau Jean Valjean : hai khuôn mặt đáng tôn kính” .

v    Biện pháp đối lập tương phản :

Bên cạnh cái tài, Jean Valjean nổi lên vẻ đẹp của cái tâm, cái thiện, một con người có tâm hồn trong sáng, chan chứa yêu thương. Cái tâm đó được đặt trong phép đối lập khi đặt với nhân vật Thénardier . Xuất hiện như một cặp đối nghịch, Jean Valjean là biểu tượng của sự thánh thiện, Thénardier là hình mẫu của sự đê hèn xấu xa. Hai nhân vật này, để tồn tại đều phải sử dụng một loạt tên giả. Nhưng nếu Jean Valjean buộc phải dùng tên giả để cứu rỗi linh hồn, thì Thénardier tự nguyện vứt bỏ tên thật, cố tình dùng tên giả để kiếm ăn. Một kiểu làm tiền bằng cách hy sinh cái tên của mình, và bằng cách đó bán linh hồn cho quỷ dữ.

Nhưng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm  phải là việc xây dựng Jean Valjean đối lập với Javert để làm nổi bật giữa Thiện và Ác, giữa Cường quyền va Nạn nhân. Jean Valjean được miêu tả như một anh hùng, một cứu tinh, một con người phi thường trong hoàn cảnh đặc biệt. Cách miêu tả này tạo ra một cái nhìn khác thường, tương phản , đối lập hoàn toàn cái nhìn vềJavert . Thế nhưng cái ấn tượng về sự phi thường ấy không hề lấn át đi tính cách hợp lý của nhân vật trong sự tương quan tính cách và hoàn cảnh.

v    Biện pháp cường điệu phóng đại:

Hugo dung biện pháp cường điệu để tuyệt đối hóa nhân vật, các nhân vật của ông đã xấu thì xấu kinh khủng, đã tốt thì tốt tuyệt vời. Đối với Jean Valjean là người có đạo đức tuyệt vời, mặc dù bị pháp luật đàn áp dã man, ông vẫn có đạo đức đến mức không hằn thù gì cả kẻ đã làm hại mình như Javert, lại còn cứu hắn ở trên chiến lũy. Khi là một người giàu có “ông lo làm giàu cho cả xứ trước rồi nghĩ đến mình sau”. Ông không sợ đôi mắt do thám của Javert để cứu Fantine. Ông không để người khác vì mình mà phải chết nên cứu Săngmachiơ, và rồi vượt bao nguy hiểm đem Marius từ chiến lũy về cho Cosette. Jean Valjean được xây dựng như một ước mơ trong một thế giới lý tưởng. Biện pháp cường điệu phóng đại được tỏa sáng lung linh trong những sự kiện ít giống thật, nhưng nó lại được đúc kết bằng tình yêu thương, niềm trăn trở của Hugo trước những bất công của xã hội loài người.

v    Nghệ thuật so sánh:

Hugo đãtạo nên một Jean Valjean phi thường, khó có thực ở ngoài đời nên nghệ thuật so sánh đã giúp nhân vật của ông đến gần hơn với bạn đọc.Tác giả đã xây dựngJean Valjean như một vị thánh sống hi sinh cá nhân vì hạnh phúc người khác.  Jean Valjean thực sự trở thành ông Bụt khi cứu Fantine thoát khỏi tay Javert, khi đỡ thùng nước lạnh cóng từ tay Cosette, khi cõng Marius trong cống ngầm.Hơn nữa cả đời ông là sự thay đổi tên họ hay chính là hóa thân. Từ Jean Valjean trở thành ông thị trưởng Madeleine, bác làm vườn Phosolovang giống như truyện dân gian từ cô Tấm hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị.

Tiểu kết :Qua cách sử dụng biện pháp đối lập tương phản,biện pháp cường điệu phóng đại và nghệ thuật so sánh, hình tượng Jean Valjean vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ cái tha hóa đến cái toàn vẹn, cái nhìn hướng về tương lai. Hình tượng ấy còn được thông qua cách đánh giá của các nhân vật về Jean Valjean: những người ở thị trấn coi ông là ân nhân, là vị Thánh đáng khâm phục trân trọng; Fantine coi ông như một người tri âm cuối cùng của mình; Cossett coi ông như một người cha yêu  suốt đời đáng kính; Marius sau khi biết được sự hiểu lầm của mình với Jean Valjean đã phải thốt lên “Đó là một anh  hùng! Đó là một ông Thánh”;còn Javert ngay cả khi chết cũng đã phải tôn kính cả Madeleine lẫn Jean Valjean.

Ở nhân vật Jean Valjean, tính cách chuyển biến hết sức dữ dội thể hiện qua những lần tự thú. Từ sự thay đổi nhận thức tâm lý của một tên tù khổ sai khi được đức giám mục ân xá, ông tự thú lòng mình, thay đổi số phận mình. Hayđược thể hiện rõ qua màn độc thoại nội tâm giữa “ tự thú “ hay “ không đi tự thú”khi cứu Săngmachio. Và cả khi ông chấp nhận tự thú với Marius ông là tên tù khổ sai Jean Valjean chứ không phải ông Uyntim Phosolovang – cha của Cossett, ông quả quyết chấp nhận đánh mất thứ ánh sáng duy nhất trên đời là Cossett để hy vọng sống cuộc đời thành thực của bản thân mình:

Sau khi được giám mục Myriel đưa ra khỏi bóng tối tội ác đến với ánh sáng của lòng lương thiện, Jean Valjean đã luôn phấn đấu để trở thành người lương thiện đúng nghĩa và chỉ nghe theo trái tim yêu thương. Lời của cha xứ “Anh hứa sẽ trở thành con người lương thiện. Linh hồn của anh ta mua đây, ta đem nó ra khỏi tư tưởng lầm lỗi, ta đem dâng nó cho Chúa”“Trái tim như vỡ ra, anh khóc rung rức. Mười chín năm trời bây giờ anh mới khóc lần này là lần đầu” – “Jean vValjean khóc lâu lắm. Nước mắt giàn giụa, tiếng khóc nức nở, yếu đuối hơn đàn bà và sợ hãi hơn trẻ con”.

 Là kẻ tự chịu ràng buộc trong những đòi hỏi của bác ái, Jean Valjean dấn thân vào cứu vớt cuộc đời của những người nghèo khổ bất hạnh. Và để làm được điều này ông buộc phải che đậy thân phận người tù khổ sai bằng cái tên ngài thị trưởngMadeleine. Tính lãng mạn thể hiện rất rõ ở con người đáng quý này. Victo Hugo đã thể hiện tài năng phân tích diễn biến tâm lí nhân vật của mình rất sắc xảo và điêu luyện. Đó là một cuộc đấu tranh nội tâm hết sức gay gắt, quyết liệt, một sống, một còn. Ông sợ một ai đó phát hiện ra cái tên của mình, điều ông sợ nhất trong lúc ông trầm ngâm tự vẫn hoặc trong những đêm trằn trọc không ngủ là có ai đọc đến tên ấy. Ông lo sợ, nếu cái tên ấy hiện ra nó sẽ làm tiêu tan cuộc đời ông. Chỉ mới nghĩ việc ấy có thể xảy ra ông đã rùng mình. Có lúc ông cũng định đi tự thú nhưng ông lại lo sợ mất tất cả: tương lai, địa vị, danh vọng:

Còn gì đau khổ hơn khi tâm hồn bị giằng xé giữa trận bão táp? Lương tâm con người là một cõi vô biên ghê rợn. Nhất là khi người ta phải lựa chọn hạnh phúc và đạo đức. Sự lựa chọn xuống địa ngục để thành thiên thần còn hơn sống thiên đàng để làm quỷ ác – chính là sự chiến thắng của tâm hồn hướng thiện. Vai trò của thị trưởng Madeleine bị lung lay trước phép thử lương tâm cứu hay không cứu Săngmachio. Lúc này ngài Madeleine vô cùng băn khoăn. Suốt đêm ông không thể ngủ, cuộc đấu tranh tâm lý diễn ra dữ dội “Hiện tại ông đã có một người thay thế”,“Ngoài xã hội thì ông Madeleine, ông không còn phải lo gì nữa, quý hồ ông cứ để cho người đời đem tấm bia chung thân ô nhục kia đè lên đầu Săngmachio”, nhưng ông còn chưa yên, ông băn khoăng day dứt đêm, ông viết thư gửi lại người ông tin tưởng để đi đầu thú thì lại nghĩ đến Fantine, ông nghĩ rằng ta chết đi thì nhân dân lao động ở nơi đây cũng khổ sở. “Lão ta ăn trộm kia mà, ta cố tình nói lão không ăn trộm thì lão cũng ăn trộm rồi! Còn ta cứ ở đây, ta tiếp tục công việc của ta…Ơ kìa! Ta đã điên, ta đã quá vô lý, tại sao ta lại nói đến chuyện đi tự thú? Thật đấy, phải suy nghĩ cho kỹ, chớ hấp tấp”. Ông đắn đo, cuộc đấu tranh nội tâm vô cùng đau đớn, ông đi thú nhận ông là Jean Valjean thì ông sẽ bị vào tù, sống nốt quãng đời còn lại trong ngục tù, bao nhiêu chuyện tương lai, cứu Cosette con của Fantine, là thị trưởng để giúp cho đời sống nhân dân lao động được yên ổn.

Suốt năm tiếng đồng hồ đi lại và cuối cùng ông quyết định đến tòa án thú tội. Trên đường đến tòa án Arat có bao điều sảy ra: ngựa ốm, xe hỏng,…những điều xảy ra như muốn ngăn cản bước chân ông, nhưng cuối cùng ông cũng đến nơi. Ông bước vào tòa án, mọi việc vẫn diễn ra, và đến lúc tên Săngmachio bị kết tội ông đã nói lớn “Các ông hội thẩm. Xin các ông ta cho người bị cáo đi. Ông chánh án! Xin cho bắt tôi đi. Người mà ông đang truy nã không phải người này, mà là tôi đây tôi chính là Jean Valjean”.Trước sự bất ngờ của mọi người, ông có đầy đủ chứng cứ chứng tỏ ông là tên tù khổ sai Jean Valjean nên một lần nữa ông đã bị kết án và vào tù.

Đến cuối đời, Jean Valjean đã tự thú với Marius như để tìm đến sự thanh thản của tâm hồn để ra đi một cách thảnh thơi:

“Tôi nguyên là thằng tù khổ sai. Tôi không là gì với Cossett cả”. Lạnh giá và thành thực! “Tôi là thằng tù khổ sai. Phải! Đáng! Động cơ rất lạ lùng chỉ vì lòng hướng thiện… gia đình không! Không! Tôi không có gia đình! Tôi không thuộc gia đình ông. Tôi không ở trong gia đình loài người. Tôi là con người thừa ở trong gia đình êm ấm của người ta”. Tại sao Jean Valjean chọn Marius để tự thú chứ không phải là một người nào khác. Phải chăng ông đã hy vọng vào sự công bằng mà chàng luật sư, đại diện cho công lý của loài người, có thể mang lại cho ông ? Jean Valjean đã đặt vào canh bạc đó cả cuộc đời mình và kết cục là ông nhận được sự mất mát tuyệt đối, mất Cosette, chỉ còn đau khổ và cái chết. Marius cũng nông cạn và định kiến như tất cả những người khác. Vì vậy mà bản anh hùng ca của Hugo vừa hào hùng lại vừa chua xót.

Cuộc đời có quy luật bù trừ, nó sẽ không cướp đi tất cả của ông! Trong giờ phút cuối của cuộc đời Cosette và Marius đã thấu hiểu tấm lòng của vị cha già – cả một đời hy sinh vì hạnh phúc của đứa con. Ông sống cả đời mà chưa bao giờ biết yêu thương một người phụ nữ nào ngoài Cosette, và đến khi chút hơi thở cuối ông cũng đã mãn nguyện vì đứa con ấy đã đến với ông. Chúa đưa linh hồn của ông về với người, để ông được sống cuộc sống của sự tự do, không vướng bận giữa trần tục.

Ngôn ngữ mang màu sắc đa âm nhưng chủ yếu là dung dị đời thường, hiện rõ nhất khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lý Jean Valjean với các nhân vật.

Ngôn ngữ đậm chất thơ: Toàn bộ tác phẩm chứa chan tinh thần nhân bản và tinh thần lãng mạn của Huygo. “Những người khốn khổ” mang lòng cảm thông sâu sắc đối với những con người bần cùng trong xã hội,ông luôn tin tưởng vào tâm hồn của họ vẫn tốt đẹp như Jean Valijean bị xã hội giày xéo,bóp nghẹt,lùng bắt thì lại nảy sinh ra ngài Madeleine sống bình dị,nhân hậu,sẵn sàng hi sinh vì những kẻ bị ruồng bỏ. Có thể thấy “tình thương là nguyên tắc thẩm mĩ cơ bản mà ông thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm”.

Ngoài ra ông còn sủ dụng tình thương như một giải pháp xã hội,là tư tưởng,là phương tiện đấu tranh nhằm mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho mọi người.

Chất thơ còn thể hiện ở niềm tin và lòng tự hào đối với cách mạng.Cách mạng sẽ giải phóng con người ra khỏi cuộc sống phi nhân bản của xã hội tư sản,mang đến xã hội lí tưởng mà trong đó tình thương sẽ là nguyên tắc cao nhất.

Jean Valijean  là nhân vật lãng mạn không có  “tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình”;  chính  xác hơn sẽ là nhân vật được tạo nên bởi nghệ thuât xây dựng tính cách phi thường trong hoàn cảnh phi thường dưới lăng kính chủ quan của nhà văn về cuộc sống; phát triển chuyển biến bằng tâm hồn và trái tim của nhà văn. Nhà văn tập trung khai thác sự tác động của hoàn cảnh đến tính cách nhân vật để tính cách vận động và phát triển trong mối quan hệ với hoàn cảnh. Hugo phần lớn hướng đến thể hiện sự chuyển biến tính cách trong hoàn cảnh hẹp mang tính chất cá nhân như : hoàn cảnh sống, nguồn gốc, xuất thân, tình yêu,… Như vậy, cách xây dựng của Hugo gần với các nhà văn hiện thực nhưng vẫn chịu ảnh hưởng cảm quan lãng mạn.Nhân vật nổi lên ở khía cạnh phi thường, nhưng trong hành động và cách ứng xử vẫn thấy sự thống nhất giữa hoàn cảnh và tính cách.Cuộc đời và tính cách của Jean Valjean với tất cả những nét riêng của nó có tính chất tiêu biểu cho nhân vật lãng mạn tích cực, tuong trưng cho lý tưởng lấy điều thiện để chống lại điều ác.

  Jean Valijean tiêu biểu cho những con người trong xã hội Pháp thế kỉ XIX, tiêu biểu cho số lượng nhân vật  khổng lồ của tác phẩm, tiêu biểu cho đặc trưng phương thức xây dựng nhân vật của Hugo. Qua nhân vậtJean Valijean, Hugo đã khẳng định sự bất diệt của tình người và sức mạnh của tính người trong xã hội.Đồng thời ông muốn thuyết  phục giai cấp thống trị bóc lột bằng tình thương điều hòa giai cấp “sống là để yêu nhau”.Qua đó thể hiện tấm lòng của Hugo dành cho những người người khốn khổ.Đúng như ý kiến của Đặng Thị Hạnh : “Những người khốn khổ là tác phẩm mà ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực đối với một tác phẩm lãng mạn như Hugo là khá rõ. Điều đó thể hiện ở việc đưa những đề tài mang tính thời sự lên vị trí trung tâm, trong việc xây dựng hình tượng nhân vật lấy từ môi trường dưới đáy của các đô thị hiện đại” và “ông đã lý tưởng hóa với chủ định ca ngợi lương tâm cá nhân và sự bất bạo động qua nhân vậtJean Valjean”.

V.               CẢM NHẬN RIÊNG VỀ NGHỆ THUẬT LÃNG MẠN QUA HÌNH TƯỢNG JEAN VALIJEAN.

Tác phẩm “Những người khốn khổ” là một bản anh  hùng ca nhân dân bi hùng. Trang sách khép lại nhưng dư âm của nó còn đọng lại mãi trong lòng chúng tôi về hình tượng vị Thánh sống Jean Valjean- nhân vật chủ chốt trong suốt chiều dài tác phẩm được xây dựng bằng nghệ thuật lãng mạn. Dù có những tình tiết khó có thật ngoài đời nhưng nó vẫn lấy được cảm tình rất lớn của chúng tôi bởi xã hội mà Hugo xây dựng, Jean Valjean mà Hugo tạo ra là ước mơ của con người ở mọi thời đại, đó là được sống trong một xã hội tốt đẹp với những con người sống hi sinh vì người khác. Xin gửi một lời tôn kính, nể phục sâu sắc tới Victor Hugo vì tư tưởng của ông là tiến bộ trong mọi thời đại, kể cả xã hội hiện nay : tình yêu trong cuộc sống mãi là một giải pháp nhân văn trong việc giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Tác phẩm của ông mãi là thông điệp cho hậu thế về sự khao khát và khả năng vượt qua giới hạn trần thế của con người để vươn tới cái công bằng, lý tưởng.

Chúng tôi nhận thấy rằng nghệ thuật xây dựng nhân vật lãng mạn qua Jean Valjean được Hugo thể hiện rất đa dạng: lý tưởng hóa nhân vật, biện pháp đối lập tương phản, biện pháp cường điệu phóng đại, nghệ thuật so sánh, ngôn ngữ, …Điều này đã gây tác động mạnh mẽ chắc hẳn không chỉ có tôi mà còn cả những độc giả khác sự yêu thích, kính nể Jean Valjean.Đồng thời tác giả muốn khẳng định xã hội có những người như Jean Valjean luôn là một xã hội tốt đẹp, ở đó người ta “sống để yêu nhau”. Có thể ngay trong tác phẩm, tác giả cũng thể hiện rằng mình chưa tin tuyệt đối lắm vào xã hội đó, nhưng trong hoàn cảnh xã hội tư sản ở thế kỉ XIX thì đây là một ước mơ chính đáng. Chính vì vậy ông đã từng viết :“khi trên mặt đất còn dốt nát và khốn khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loai này còn có thể không phải là vô ích”.

Qua nhân vật Jean Valjean, chúng tôi còn nhận thấy Hugo muốn nói lên rằng việc tu dưỡng đạo đức , lòng yêu thương con người có thể cải tạo được xã hội. Trước đó, Jean Valjean biết cả yêu thương và thù hằn thì bây giờ biết yêu thương tất cả mọi người và tha thứ cho cả kẻ thù của mình. Hugo đã chắp đôi cánh lãng mạn để giúp cho Jean Valjean vượt qua gian nguy mà thực hiện những tư tưởng lớn lao, kì diệu đó. Có lẽ vì vậy mà hình tượng lãng mạn Jean Valjean đã tạo cảm hứng cho Hugh Jackman -một ngôi sao điện ảnh cỡ lớn, lại vừa là một tài năng nhạc kịch hiếm hoi của làng điện ảnh Hollywood hoàn thành tròn vai vị thánh Jean Valjean của mìnhtrong phim bom tấn “Những người khốn khổ” [2012] .Vai diễn này giúp anh một lần nữa gây được tiếng vang lớn với khán giả khi tái hiện thành công hình tượng con người khốn khổ mà thấm đẫm yêu thương-Jean Valjean- “đứa con tinh thần” của Victor Hugo. Hình tượng lãng mạn này theo đó cũng trở nên bất tử trong lòng khán giả muôn đời.

1.                Trần Thị Anh,LVCách xây dựng nhân vật củaVictor Hugo qua bộ ba Fantine-Jean Valjean - Javert trong Những người khốn khổ,ĐHSP Hà Nội,2004.

2.                 Lê Huy Bắc, Giáo trình văn học Phương Tây,NXBGD Việt Nam, 2012.

3.                 Đặng Anh Đào,Giáo trình văn học Phương Tây,NXBGD Hà Nội, 1997.

4.                 Đặng Thị Hạnh, Tiểu thuyết Victor Hugo, NXB ĐH và THCN, 1987.

5.                 Đỗ Đức Hiểu, Từ điển văn học, NXB Khoa học và xã hội.

6.                 Victor Hugo, Những người khốn khổ- NXB Văn Học, 1999.

Tên thành viên

Công việc

Bùi Thị Thùy Linh –B-K64

I.       Khái quát chung

Đỗ Thị Mơ – B-K64

-III 3. Tính cách nhân vật có sự chuyển biến và trải qua những biến động, dao động rất lớn     .

-III 4. Ngôn ngữ lãng mạn

Vi Thị Nhàn – D-K64

III 1.  Nhân vật lí tưởng, xuất chúng, sức mạnh phi thường, và có cá tính đặc biệt, ngời sáng, lâm vào những hoàn cảnh bất ngờ

Nguyễn Thị Hải Yến –D-K64

-II.     Nghệ thuật lãng mạn qua nhân vật.

-III 2.Nhân vật xây dựng dựa trên biện pháp đối lập tương phản, biện pháp cường điệu phóng đại và nghệ thuật so sánh làm nổi bật sức mạnh tâm hồn lớn lao, tình yêu thương con người và lý tưởng cao đẹp.

-IV. Tổng kết.

-V. Cảm nhận riêng về nghệ thuật lãng mạn qua nhân vậtJean Valjean.

- Tạo power point.

- Thuyết trình.

Nguyễn Thị Thảo-D-K64

-II.     Nghệ thuật lãng mạn qua nhân vật

-III 2.Nhân vật xây dựng dựa trên biện pháp đối lập tương phản, biện pháp cường điệu phóng đại và nghệ thuật so sánh làm nổi bật sức mạnh tâm hồn lớn lao, tình yêu thương con người và lý tưởng cao đẹp.

-Chỉnh sửa bản word cuối.

- Thuyết trình.


Page 2

Video liên quan

Chủ Đề