Nguyễn phức yên hary là ai

Nguyễn Phúc Nhàn Yên [chữ Hán: 阮福嫻嫣; ? – ?], phong hiệu An Thạnh Công chúa [安盛公主], là một công chúa con vua Thiệu Trị nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Sử sách không ghi lại nhiều thông tin về công chúa. Lăng mộ của bà ở cuối đường Thanh Hải bên cạnh lăng bà Chiêu Nghi sau lưng đồi Từ Hiếu.

An Thạnh Công chúa
安盛公主Công chúa nhà Nguyễn Thông tin chungPhu quânTạ Quang ÂnTên húy
Nguyễn Phúc Nhàn Yên
阮福嫻嫣
Tước hiệuAn Thạnh Công chúa [安盛公主]Hoàng tộcNhà NguyễnThân phụNguyễn Hiến Tổ
Thiệu TrịThân mẫuLệnh phi
Nguyễn Thị Nhậm

Công chúa Nhàn Yên là con gái thứ hai của vua Thiệu Trị, mẹ là Nhất giai Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm.[1] Bà là người con duy nhất của Lệnh phi.[2] Năm sinh của Nhàn Yên không được chép lại, ước chừng là từ năm 1824 đến 1826, dựa vào năm sinh của hoàng nữ trưởng Tĩnh Hảo [1824 – 1847] và hoàng tam nữ Uyên Ý [1826 – 1829].

Đại Nam liệt truyện có chép, Nhân Tuyên Hoàng thái hậu trước đây có ban cho bà Từ Dụ và bà Lệnh phi mỗi người một chiếc cúc áo được bỏ trong phong giấy kín, dặn không được mở ra, cứ để nguyên mà chọn rồi dâng lên. Thái hậu có khấn rằng, ai chọn được cúc chạm phượng thì có con trước. Từ Dụ khi đó chọn được cúc phượng, còn Lệnh phi thì chọn được cúc hoa.[3] Đúng như lời Thái hậu, bà Từ Dụ hạ sinh người con đầu lòng là Tĩnh Hảo, còn Lệnh phi sau đó mới sinh Nhàn Yên.

Năm Thiệu Trị thứ 6 [1846], tháng giêng, vua cho làm nhà ở ba vườn Vĩnh Ấm, Vĩnh Tú, Vĩnh Lệ để cho các công chúa là Tĩnh Hảo, Nhàn Yên và Huy Nhu ở.[4] Cũng trong tháng đó, vua gả chồng cho cả ba công chúa.[5] Nhàn Yên được gả cho Tạ Quang Ân, là con trai của Trung quân Tạ Quang Cự.[5]

Nhàn Yên sau đó được sách phong làm An Thạnh Công chúa [安盛公主],[1] nhưng không rõ vào thời điểm nào. Không rõ bà mất năm nào, tên thụy cũng như mộ phần được táng tại đâu.

Năm Tác Phẩm Diễn Viên Nhân Vật
2020 《Phượng khấu》 Ngọc Lan Vy Nguyễn Phước Nhàn Yên
  • Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc [1995], Nguyễn Phúc Tộc thế phả Lưu trữ 2020-09-27 tại Wayback Machine, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  • Quốc sử quán triều Nguyễn [2006], Đại Nam liệt truyện chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  • Quốc sử quán triều Nguyễn [2006], Đại Nam thực lục chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Giáo dục

  1. ^ a b Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.360
  2. ^ Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.281
  3. ^ Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 2 – phần Nghi Thiên Chương Hoàng hậu [tập Thượng]
  4. ^ Đại Nam thực lục, tập 6, tr.820
  5. ^ a b Đại Nam thực lục, tập 6, tr.825

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Phúc_Nhàn_Yên&oldid=67888378”

                    Ông là con thứ 12 của đức Vũ Vương [còn có tên là Viêm], mẹ là Chiêu Nghi phu nhân Trần Thị Xạ. Ông sinh ngày 10 tháng 9 năm Quí hợi [26-10-1743]. Tiểu sử không rõ.

                    Ông mất ngày 15 tháng 3 năm Bính thân [2-5-1776] lúc 24 tuổi, được phong chức là Tiết chế Chưởng dinh Quận công. Lăng và nhà thờ ở làng Dương Xuân, [Hương Thủy, Thừa Thiên].

                    Ông có 3 người con trai là: Nguyễn Phúc Hán, Nguyễn Phúc Tấn và Nguyễn Phúc Hoảng.

Page 2

                    Ông là con thứ ba của đức Thế Tông, còn có tên là Văn. Mẹ là bà Nguyễn Thị Khoa. Ông sinh ngày 20 tháng giêng năm Giáp dần [23-2-1734].

                    Ông làm quan chức Nội tả bộ cơ Chưởng dinh. Năm Quí tỵ [1773], Trương Phúc Loan tiếm quyền, tôn thất và đại thần đều oán ghét. Quan Hàn lâm Ngô Đình Thứ và Tri phủ Trần Giai Đạo được giao ngụy tạo thư của Loan thông đồng với Tây Sơn [dùng ấn của Loan đóng vào], rồi cho vất giữa đường. tham mưu Tá [thiếu họ] lượm được thư, báo với ông. Ông tâu với đức Thế Tông xin bỏ ngục Loan. Loan hết sức biện bạch, bảo là bị vu cáo nên khỏi tội. Loan lấy chuyện này mà oán ông, giả làm thư của dịch khuyên ông theo địch, rồi cho người tố cáo ông làn phản, ra lệnh xét trị tội. Ông sợ phải bỏ trốn. Loan sai cai đội Hương đuổi theo bắt, đem dìm xuống phá Tam Giang, mọi người đều thương tiếc. Ông mất lúc 41 tuổi. Về sau, vua Gia Long xét ông có công từng làm A bảo nên cấp cho con cháu 30 mẫu tự điền. Lăng táng tại làng Cư Chánh, Thừa Thiên, nhà thờ ở làng Long hồ [Thừa Thiên].

                    Ông có một người con tên là Nguyễn Phúc Liêm [còn có tên là Đồng], làm quan đến Cai đội. [Khi mất được truy tặng là Tráng Võ Công thần Phụ Quốc Võ Liệt Tướng Quân Cai Cơ.]

Page 3

- THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

        húy là Nguyễn Phúc Côn, con thứ hai của Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát và Hoàng Hậu Trương Thị Dung. Ngài sinh ngày 29 tháng 4 năm Quí sửu [11-6-1733].

        Khi Thế tử Nguyễn Phúc Hạo, đức Hiếu Vũ có ý định truyền ngôi cho ngài. Đức Hiếu Vũ giao Ngài cho Ý Đức Hầu Trương Văn Hạnh và Thị giảng Lê Cao Kỷ chăm lo dạy dỗ. Ngài vốn thông minh và có nhiều đức tính. Ban đầu ngài được phong chức Chưởng cơ. Những buổi họp quan trọng trong triều ngài đều được tham dự để am hiểu sự tình trong nước.

        Năm Ất dậu [1765], đức Hiếu Vũ băng, để lại di chiếu truyền ngôi cho ngài. Vì muốn chuyên quyền, Trương Phúc Loan mật bàn với Thái giám Chữ Đức và Chưởng dinh Nguyễn Cửu Thống đổi di chiếu, đưa con thứ 16 của đức Hiếu Vũ là Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi lên kế nghiệp. Ý Đức Hầu và Thị giảng đều bị Trương Phúc Loan giết hại. Ngài bị giam vào ngục.

        Ngài lo buồn, bị bệnh và về phủ đệ thì mất ngày 10 tháng 9 năm Ất dậu [24-10-1765], hưởng dương 33 tuổi.

*
* *

        Đức Hưng Tổ sống trong thời kỳ mà triều đình miền Nam bắt đầu suy tàn. Tuy được di chiếu của đức Vũ Vương để lại truyền ngôi cho ngài nhưng ngài chưa trị vì ngày nào. Sự lộng quyền của gian thần đã làm dân chúng căm phẫn và đưa đến sự sụp đổ của một triều đại. Song Ân đức của các Chúa Nguyễn đã thấm nhuần vào lòng dân miền Nam, truyền từ đời này qua đời khác, nhờ đó mà con của ngài là đức Nguyễn Phúc Ánh - được sự ủng hộ của toàn dân - sau một thời gian bôn ba, đã thâu tóm giang san về một mối, mở ra một trang sử mới cho nước nhà.

- LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

        Ngài mất, lăng táng tại xã Cư Chính [Hương Trà, Thừa Thiên]. Tên lăng là Cơ Thánh, mặt sau dựa vào núi, mặt trước nhìn ra sông. Năm Canh tuất [1790] quân Tây Sơn quật hài cốt ngào đổ xuống sông phía trước mặt. Một ngư dân tên Nguyễn Ngọc Huyên [1] và con lặn hài cốt đem lên chôn chỗ khác. Đến đời vua Gia Long, do Nguyễn Ngọc Huyên chỉ chỗ, hài cốt được đưa về táng chỗ cũ. Lăng được xây lớn hơn trước.

        Năm Canh tý [1780], Nhiếp Chính Vương Nguyễn Phúc Anh lên ngôi, truy tôn ngài tước : "Từ Tường Đạm Bạc Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Vương". Năm Bính dần [1806] vua Gia Long truy tôn ngài : "Nhân Minh Cẩn Hậu Khoan Dụ Ôn Hòa Hiếu Khang Hoàng Đế". Năm Tân tỵ [1821], vua Minh Mạng choxây Hưng Miếu [ở phía sau Thế Miếu] để thờ ngài , và dân miếu hiệu là Hưng Tổ.

- GIA ĐÌNH

    10.3.1. Hậu và phi

        Nguyễn Thị Hoàn
                   
Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Hậu

        Bà húy là Nguyễn Thị Hoàn, người làng Minh Linh tỉnh Thừa Thiên. Ngày tháng Năm sinh không rõ. Bà là con của Diễn Quốc công Nguyễn Phúc Trung, bà mẹ họ Phùng [không rõ tên].

        Năm Kỷ hợi [1779], khi quân Trịnh tiến đánh Phú Xuân, bà ra ở ẩn tại làng An Du, nơi quê ngoại. Khi đức Thề Tổ khôi phục được đất Gia Định, được các tướng tôn làm Đại Nguyên Súy Nhiếp Quốc Chính, bà được rước vào Gia Định và được tôn làm Quốc mẫu. Khi quân Tây Sơn tấn công Sài Côn [Sài Gòn] bà và đức Thế Tổ phải chạy ra Phú Quốc. Địch lại tiến đánh Phú Quốc, đức Thế Tổ phải chạy ra Côn Lôn, thuyền trôi dạt trên biển mấy ngày, khổ cực đáng cay muôn vàn. May nhờ gặp được nguồn nước ngọt ở giữa biển, đức Thế Tổ mới thoát nạn. Khi đức Thế Tổ về lại Phú Quốc, thuật lại sự tình khốn đốn vừa qua, bà bảo rằng : "Giữa biển lại có nước ngọt, thế là trời giúp chúng ta, con chớ nên lấy sự khó nhọc làm nản chí." Đức Thế Tổ lạy tạ và nói rằng : "Con kính cẩn tuân lời mẹ dạy". Năm Ất tỵ [1785] bà phải lánh sang Xiêm. Năm Đinh mùi [1787], bà trở về Phú Quốc. Năm Mậu thân [1788], bà về lại Gia Định. Mùa đông tháng 10 năm Bính thìn [1796], đức Thế Tổ dẫn quần thần mang kim sách, kim bửu dân lên, tôn bà làm Quốc mẫu Vương thái phi. Năm Nhâm tuất [1802], bà được phụng nghinh về kinh thành. Năm Quí hợi [1803], đức Thế Tổ tôn bà làm Vương thái hậu và cho xây cung Trường Thọ để bà ở. Năm Bính dần [1806] đức Thế Tổ lên ngôi Hoàng Đế, tôn bà làm Hoàng thái hậu. Năm Đinh mão [1807], bà được 70 tuổi đức Thế Tổ làm lễ mừng thánh thọ.

        Bà người ôn nhu, đoan trang và thương yêu mọi người, đối với anh chị bà là Từ phi lại càng thân thiết. Bà Từ phi lâm bệnh nặng gặp lúc bà đau, đức Thế Tổ không dám tâu lên. Đến khi bà Từ phi mất bà mới biết, bà giận không chịu ăn cơm. Khi đức Thế Tổ đến thăm, bà nói : "Thân già này chỉ có một bà chị, lúc đau ốm không được thấy mặt viè thế mà ăn không ngon, ngủ không yên". Đức Thế Tổ quì dưới thềm xin lỗi và an ủi mãi bà mới chịu dùng cơm.

        Năm Tân mùi [1811] bà đau nặng. Trước đó có sao chổi mọc, người hầu tâu chuyện, bà không được vui. Có đêm ra xem rồi bảo người hầu : "Sao chổi hiện ra ứng vào thân già này."

        Bà mất ngày 14 tháng 9 Tân mùi [30-10-1811], thọ 74 tuổi. Lăng táng tại làng Đình Môn, [Hương Trà, Thừa Thiên], tên lăng là Thụy Thánh. Đức Thế Tổ tôn thụy là : "Ý Tĩnh Huệ Cung An Trinh Từ Hiếu Khang Hoàng Hậu."

        Bà sinh được ba người con trai là Hải Đông Quận vương Nguyễn Phúc Đồng, Thế Tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh, Thông Hóa Quận vương Nguyễn Phúc Điền và một người con gái là Long Thành Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Tú.

        Năm Quí dậu [1813] thần chủ bà được rước về phối thờ với dức Hưng Tổ tại Hưng Miếu.

       Nguyễn Thị [khuyết danh] [Từ phi]
                   
Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Hậu

        Bà là chị Hiếu Khang Hoàng Hậu. Lúc biến loạn năm Giáp ngọ [1774] bà ẩn náu trong dân gian. Mùa xuân năm Kỷ hợi [1779] đức Thế Tổ sai người rước về Gia Định ở cùng với Hiếu Khang Hoàng Hậu. Năm Nhâm tuất [1802] bà được rước về Kinh đô, ở sau cung Trường Thọ.

        Bà mất năm Đinh mão [1807], ngày tháng mất không rõ, được phong tặng : "Ý Thân Huy Gia Từ Phi". Lăng táng tại làng Dương Xuân [Hương Trà, Thừa Thiên]. Nhà thờ ở làng Kim Long [Hương Trà, Thừa Thiên]. Năm Giáp thìn [1844], thần chủ bà được rước về thờ tại nhà thờ Phúc Lộc Thái Trưởng Công chúa.

        Bà sinh được 3 người con trai là Tương Dương Quận vương Nguyễn Phúc Hạo, người con thứ hai mất sớm, không rõ tên và An Biên Quận vương Nguyễn Phúc Mân và 2 người con gái là Phúc Lộc Công chùa Nguyễn Phúc Ngọc Du và Minh Nghĩa Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Tuyền.

              Hoàng tử và Hoàng nữ

                            Đức Hưng Tổ có 6 Hoàng tử và 4 Hoàng nữ

Page 4

                    Ông là con thứ tư của đức Thế Tông, còn có tên là Thành, không rõ tên họ mẹ. Ông sinh ngày 12 tháng 3 năm Ất mão [4-4-1735].

                    Ông làm quan chức Tiết chế Thủy bộ Thành Quận công. Năm Giáp ngọ [1774],khi quân Trịnh đến Hồ Xá, ông với Nguyễn Cửu Pháp bắt Trương Phúc Loan giap cho Hoàng Ngũ Phúc. Năm Ất mùi [1775], ông hộ giá đức Duệ Tông đến Quảng Nam. Sau đó đức Duệ Tông vào Gia Định, ông bị bệnh không đi theo được phải ở lại Quảng Nam và mất ở đó, lúc 41 tuổi.

                    Ông có 5 người con trai : Nguyễn Phúc Chiêu, Nguyễn Phúc Quí, Nguyễn Phúc Đàm, Nguyễn Phúc Hoảng và Nguyễn Phúc Diệu

Page 5

Ông là con trưởng đức Thế Tông, còn có tên là Trà. Mẹ là Hoàng Hậu Trương Thị Dung. Ông sinh ngày mồng 2 tháng 4 năm Nhâm tý [26-4-1732]. Tiểu sử không rõ.

                   Ông mất ngày 27 tháng11 năm Quí mùi [31-12-1763], hưởng dương 32 tuổi. Lăng táng tại làng Dương Xuân [Hương Trà, Thừa Thiên]. Vua Gia Long truy phong tước "Thành Công", thụy là Cương Chính. Ông được thờ ở Triển Thân Từ.

                    Ông không có con trai, chỉ có một người con gái [không rõ tên].

Page 6

                        Cai cơ

                    Ông là con thứ 10 của đức Vũ Vương [còn có tên là Vương Chiêu] mẹ là bà Đặng Thị Trúc. Ông sinh ngày 9 tháng 6 năm Canh thân [2-8-1740]. Tiểu sử không rõ, chỉ biết ông làm chức Thủ cơ Cai đội.

                    Ông mất ngày 11 tháng 2 năm Nhâm thìn [14-3-1772] lúc 33 tuổi, được truy tặng chức Cai cơ. Lăng táng tại làng Cư Chính, Thừa Thiên. Nhà thờ tại làng Dương Phẩm [Hương Thủy, Thừa Thiên].

                    Ông có 3 người con trai là: Nguyễn Phúc Bính, Nguyễn Phúc Chương và Nguyễn Phúc Thân và hai người con gái [không rõ tên].

Page 7

                    Ông là con thứ chín của đức Vũ Vương, mẹ là Hữu Cung tần Trương Thị Hoàng. Ông sinh ngày 27 tháng 11 năm Kỷ mùi [27-12-1739].

                    Ban đầu, ông được lập làm Thế tử. Nhân ngày đản của đức Vũ Vương, các tôn thất và văn võ bá quan đem châu ngọc, gấm vóc dâng lên, riêng Thế tử chỉ dâng độc nhất một mâm lúa. Đức Vũ Vương lấy làm lạ, hỏi ông thì ông tâu : "Lúa là gốc để nuôi lấy sự sông nên con xem quí hơn ngọc châu vì thế đem dâng." Đức Vũ Vương lấy làm khen.

                    Ông mất ngày 18 tháng 2 năm Canh thìn [4-4-1760] lúc 22 tuổi. Đức Vũ Vương thương xót vô cùng, phong tặng là Thái bảo Quận công, an táng tại làng Long Hồ [Hương Trà, Thừa Thiên] ra lệnh cấm việc xướng ca trong 100 ngày. Đến thời kỳ trung hưng, ông được phong thụy là "Hiếu Tuyên Vương", thờ ở án thứ 5 tại Thái Miếu ở Gia Định. Năm Nhâm tí [1804] vua Gia Long cải thụy là "Duệ Tiềt Ôn Lương Anh Duệ Minh Đạt Tuyên Vương", cho dựng nhà thờ ở Long Hồ để thờ.

                    Ông có một người con là Hoàng Tôn Dương [sau này là đức Duệ Tông chọn làm Thế tử rồi nhường ngôi cho, xưng hiệu là Tân Chính Vương].

Page 8

                        Ý Công

                    Ông là con thứ năm của đức Vũ Vương, còn có tên là Bửu, mẹ là Hoàng Hậu Trương Thị Dung. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm Ất mão [1-10-1735], tiểu sử không rõ.

                    Ông mất ngày 22 tháng giêng, không rõ năm, được phong tặng Cẩm Y Vệ Đô chỉ huy ty Đô chỉ huy sứ, thụy là Chính Trực. Vua Gia Long cấp 15 mẫu tự điền, truy tặng là Ý Công, thờ ở Triển Thân Từ.

                    Ông có 3 người con là : Nguyễn Phúc Dân, Nguyễn Phúc Huy và Nguyễn Phúc Hiệp.

Page 9

                    Ông là con thứ sáu của đức Vũ Vương, không rõ bà mẹ. Ông sinh ngày 14 tháng 4 năm Đinh tỵ [13-5-1737].

                    Ông làm quan chức Bộ binh Tiết chế. Năm Giáp ngọ [1774], quân Trịnh vây hãm đồn Lương Phúc, ông chống cự không lại. Năm Ất mùi [1775], ông hộ giá đức Duệ Tông đến Quảng Nam rồi ở lại đây giúp Đông sung Hoàng tôn Dương. Năm Bính thân [1776] ông vào Gia Định, được thăng lên Thiếu phó. Năm Đinh dậu [1777], ông theo phò Tân Chính Vương.

                    Ông bị bệnh, mất ngày 10 tháng 6 năm Đinh dậu [14-7-1777]. Lăng táng tại làng Dương Xuân, Hương Thủy, Thừa Thiên. Nhà thờ ở tại làng Dương Xuân.

                    Ông có 2 người con là : Nguyễn Phúc Viện và Nguyễn Phúc Trường.

Page 10

                    Ông là con thứ bảy của đức Vũ Vương, mẹ là Chiêu Nghi phu nhân Trần Thị Xạ. Ông sinh ngày 22 tháng 9 năm Đinh tỵ [15-10-1737].

                    Ban đầu ông làm quan chức Hậu dực cơ Cai đội. Năm Giáp ngọ [1774] Duệ Tông Hoàng Đế duyệt binh ở cửa Tư Dung [nay là cửa Tư Hiền] thăng ông làm Chưởng dinh Quận công, quyền Giám quốc. Năm Ất mùi [175] ông theo đức Duệ Tông vào Nam bằng đường thủy, đến Gia Định, gió lật thuyền, ông bị chết chìm.

                    Ông mất ngày 19 tháng 2 năm Ất mùi [20-3-1775] lúc 38 tuổi. Lăng táng tại làng Dương Xuân [Hương Thủy, Thừa Thiên] theo lối chiêu hồn nhập môn.

                    Ông có 3 người con là : Nguyễn Phúc Tĩnh, Nguyễn Phúc Tuyền và Nguyễn Phúc Đạo.

Page 11

Nguyễn Phúc Ban

                    Ông là con thứ tám của đức Vũ Vương [còn có tên là Quy], mẹ là Chiêu Nghi phu nhân Trần Thị Xạ. Ông sinh ngày 17 tháng 4 năm Kỷ mùi [24-5-1739]. Tiểu sử không rõ.

                    Ông mất ngày 10 tháng 11 Âm lịch [năm mất không rõ]. Lăng táng tại làng Nguyệt Biều [Hương Thủy, Thừa Thiên]. Không rõ nơi thờ tự.

                    Ông có một người con là : Nguyễn Phúc Sóc và một người con gái [không rõ tên].

Page 12

Nguyễn Phúc Xuân
                       
Thiếu phó Quận công

                    Ông là con thứ 17 của đức Vũ Vương, mẹ là cung tần Vũ Thị Huyên. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm Đinh sửu [1-12-1757].

                    Năm Bính thân [1775], ông cùng với anh là Nguyễn Phúc Quyền chống nhau với Tây Sơn ở Quảng Nam. Ông bị thua phải vượt bể chạy vào Bình Thuận, gặp Đông cung, theo Đông cung vào Gia Định. Đức Duệ Tông gặp ông, rất mừng, phong cho ông làm Chưởng cơ, giao giữ đồn Hương Phúc. Năm Đinh dậu [1777], Nguyễn Huệ tấn công Gia Định, ông theo đức Duệ Tông lánh vào Long Xuyên. Đến lúc Gia Định thất thủ, ông thoát được, cùng với Mạc Thiên Tứ trốn qua Xiêm xin cứu viện nhưng thất bại. Sau ông bị Nặc Ông Giao dùng kế phản gián làm vua Xiêm nghi ngờ là ông và Nặc Thiên Tứ mưu lấy thành Vọng Các, vì vậy ông bi hại.

                    Ông mất ngày 19 tháng 11 năm Canh tý [14-12-1780] lúc 24 tuổi. Đời vua Gia Long, ông được truy tặng là Thiếu phó Quận công. Vua cho đưa thi hài về an táng ở làng Dương Xuân [Hương Thủy, Thừa Thiên] và cho thờ ở Thái Miếu Trung Tiết Công thần.

                    Ông có một người con trai tên là Nguyễn Phúc Dịch và người con gái [không rõ tên].

Page 13

                    Ông là con thứ 11 của đức Vũ Vương, mẹ là Chiêu Nghi phu nhân Trần Thị Xạ. Ông sinh ngày 10 tháng 7 năm Quí hợi [28-8-1743]. Tiểu sử không rõ.

                    Ông mất ngày 23 tháng 4 năm Giáp thân [23-5-1764] lúc 23 tuổi, được truy tặng chức Cai đội. Lăng táng tại làng Nguyệt Biều [Hương Thủy, Thừa Thiên].

                    Ông chì cò một người con gái [không rõ tên].

Page 14

                    Ông là con thứ 13 của đức Vũ Vương [còn có tên là Trường], bà mẹ là Nguyễn Thị Thanh. Ông sinh ngày 14 tháng giêng năm Giáp tý [26-2-1744]. Tiểu sử không rõ, chỉ biết ông làm chức Tiết chế Chưởng dinh Quận công.

                    Ông mất ngày 16 tháng giêng năm Bính ngọ [15-2-1786] lúc 43 tuổi. Lăng và nhà thờ ở làng Dương Xuân, [Hương Thủy, Thừa Thiên].

                    Ông có 2 người con trai là: Nguyễn Phúc Thự và Nguyễn Phúc Cẩn.

Page 15

                    Ông là con thứ 14 của đức Vũ Vương, tên mẹ không rõ. Ông sinh ngày 17 tháng 4 năm Kỷ tỵ [2-6-1749].

                    Năm Ất mùi [1775], ông cùng với em là Nguyễn Phúc Xuân đến Quảng Nam chống Tây Sơn. Ông dùng Trương Phúc Tá làm mưu sĩ lại được một người lái buôn Trung Hoa tên là Tất đem của cải ra giúp để chiêu mộ nghĩa binh. Quân của ông chiếm được hai phủ Thăng Bình và Điện Bàn, thế binh rất lớn làm Nguyễn Nhạc lo sợ. Về sau, gặp năm mất mùa, lương thực thiếu, quân địch thừa cơ tấn công làm quân ông tan rã, không biết tung tích của ông ra sao.

                    Ông không có con trai.

Page 16

Nguyễn Phúc Diệu
                       
Thiếu bảo Quận công

                    Ông là con thứ 15 của đức Vũ Vương, mẹ là Công nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu [về sau đi tu, khi mất được phong tặng là Huệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư]. Ông sinh năm Quí dậu [1753].

                    Tiểu sử không rõ.

                    Ông mất sớm, được phong tặng là Thiếu bảo Quận công. Lăng táng bên cạnh lăng bà Huệ Tĩnh Thánh Mẫu.

Page 17

- THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

        Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Thuần [còn có tên là Hân], con thứ 16 của Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát và Huệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyễn Sư Nguyễn Phúc Ngọc Cầu. Ngài sinh ngày 18 tháng 11 năm Giáp tuất [31-12-1754].

        Đương thời, đức Hiếu Vũ đã lập con trai duy nhất cùa chính phi là Nguyễn Phúc Hão [Hoàng tử thứ 9] làm Thế tử. Thế tử mất sớm, Hoàng tử thứ nhất Nguyễn Phúc Chương cũng mất sớm nên đức Hiếu Vũ chuẩn bị để lập Hoàng tử thứ hai Nguyễn Phúc Côn [Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế] lên làm Thế tử. Nhưng khi đức Hiếu Vũ băng, quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu, phế đế Hoàng tử Côn bắt bỏ ngục và lập Hoàng tử thứ 16 là Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi, lên ngôi xưng hiệu là Định Vương, đạo hiệu là Khánh Phụ đạo nhân.

        Lên ngôi, ngài phong cho Trương Phúc Loan là Quốc phó nên mọi quyền hành đều ở trong tay Loan. Con trai Loan thì lấy Công chúa, con gái thì gả cho Hoàng tử nên quyền lực trong Hoàng triều tập trung cả và0 gia đình họ Trương. Từ đó gây nên mầm mống loạn lạc : buôn quan bán tước, sưu cao, thuế nặng, lòng người oán hận. Loan đấu thầu nguồn rừng Nam Ngãi, thu thuế nguồn vàng Thu Bồn, v.v... Hàng năm nguồn lợi trưng thu được vọt số mà chỉ nộp cho nhà nước một phần, của cải chất đầy như núi đến nỗi có lần gặp lụt vàng bạc, châu báu đem phơi sáng rực cả sân.

        Năm Quí tỵ [1773], quân Tây Sơn nổi binh chiếm Qui Nhơn, dựng cờ "Phù Nguyễn, diệt Trương". Ba anh em Hồ Nhạc, Hồ Huệ va Hồ Lữ đổi thành họ Nguyễn, tôn phù Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương [con Thế tử Nguyễn Phúc Hạo], nêu tội ác của Trương Phúc Loan để thu phục nhân tâm.

        Năm Giáp ngọ [1774], quân Trịnh nhân cơ hội miềnNam rối ren, đem quân vào đánh, lấy danh nghĩa "vì thân thích nhiều đời với Chúa Nguyễn nên đem quân vào giúp Chúa Nguyễn, diệt trừ Trương Phúc Loan". Nhân tâm ly tán, Phú Xuân thất thủ, ngài phải chạy vào Quảng Nam và lập Hoàng tôn Dương Làm Thế tử. Quảng Nam có nguy cơ mất, ngài cùng Hoàng tôn Nguyễn Phúc Anh [tức là vua Gia Long] và xa giá đi thuyển vào Gia Định để Thế tử ở lại cố thủ.

        Nguyễn Nhạc bắt được Thế tử, đưa về Hội An rồi gả con gái là Thọ Hương cho để thu phục lòng dân. Nhiều lần Nhạc yêu cầu Thế tử lên ngôi nhưng Thế tử không chấp thuận.

        Năm Bính thân [1776] đức Duệ Tông vào đến Gia Định, Mạc Thiên Tứ đem các con đến hành tại [ở Bến Nghé] để bái yết. Ngài phong cho Thiên Tứ làm Đô đốc Quận công và truyền đem quân về đạo Trấn Giang đóng giữ. Cuối năm đó, Thế tử làm trốn được cùng với Nguyễn Phúc Xuân vượt biển vào Nam. Lúc này Đỗ Thanh Nhân đã đánh lui quân Tây Sơn chiếm lại Sài Gòn. Vua Chân Lạp là Nặc Vinh thấy Gia Định rối ren, không nạp cống nữa. Ngài sai Chưởng sứ Nguyễn Phúa Ánh đi đánh Chân Lạp, Nặc Vinh xin hàng, thế lực của Chúa Nguyễn lại được củng cố.

        Tháng 11 năm Bính thân [1776], do áp lực của các tướng thuộc hạ của Đông cung, ngài nhường ngôi cho Thế tử. Thế tử [Hoàng tôn Dương] lên ngôi xưng hiệu là Tân Chính Vương, tôn ngài làm Thái thượng hoàng.

        Năm Đinh dậu [1777] Nguyễn Huệ vào đánh chiếm Sài Gòn ngài chạy xuống Định Tường, rồi đến Cần Thơ. Ngày 17 tháng 8 năm Đinh dậu [18-9-1777] Tân Chính Vương và 18 quan theo hầu đều bị hại. Ngài về Long Xuyên, quân Tây Sơn đánh chiếm Long Xuyên. Ngày 18 tháng 9 năm Đinh dậu [18-10-1777] ngài cùng các tướng bị Tây Sơn bắt và bi hại. Ngài mất lúc 24 tuổi, ở ngôi 12 năm.

*
* *

        Đức Duệ Tông Híếu Định Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn  thứ chín trị vì ở miền Nam.

        Khi lên ngôi ngài còn quá nhỏ tuổi, mọi quyền hành ở trong tay Trương Phúc Loan. Trong thời Loan làm Quốc phó, về mặt võ bị không được củng bố, về quan lại thì tệ nạn mua quan, bán tước làm mọi người chán nản, ít có người tài ra giúp nước.
Vả lại nhân tâm li tán nên khi có biến không thể chống được và cơ đồ phải rơi vào tay người khác. Tuy nhiên, lòng người còn tưởng nhớ đến công lao xây dựng miền Nam của các vị Chúa đời trước và đây là nền tảng vững chắc giúp cho Thế Tổ Cao Hoàng Đế xây dựng lại cơ đồ to lớn và rực rỡ hơn xưa.

        Ngài thuộc đời thứ mười của họ Nguyễn Phúc và vì không có con trai nên không khai sáng ra hệ mới.

- LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

        Ngài mất, ban đầu an táng tại  huyện Bình Dương tỉnh Gia Định. Năm Kỷ tỵ [1809], vua Gia Long cho cải táng về làng La Khê [Hương Trà, Thừa Thiên] và đặt tên lăng là Trường Thiệu. Ngài được thời tại Thái Miếu, án thứ tư bên hữu.

        Khi đức Thế Tổ mới nhiếp chính, ngài được truy tôn : "Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định Vương". Đến năm Bính dần [1806], ngài được truy tôn : "Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định Hoàng Đế", miếu hiệu là Duệ Tông.

Page 18

Video liên quan

Chủ Đề