Tại sao giá xe không giảm

Khách hàng tìm hiểu giá xe tại một đại lý Ford [Q.Thủ Đức, TP.HCM] - Ảnh: CÔNG TRUNG

15.000 xe tồn kho?

Theo số liệu của Tổng cục hải quan, các doanh nghiệp kinh doanh ôtô tại Việt Nam trong tháng 3-2020 đã nhập khẩu 12.151 ôtô, tăng 15% [hơn 1.890 xe] so với tháng trước. 

Đây là tháng thứ 2 liên tiếp ôtô nhập khẩu tiếp tục gia tăng, chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia. Cộng dồn doanh số 3 tháng, lượng ôtô nhập khẩu đạt 26.637 chiếc, ôtô sản xuất trong nước ước đạt 56.200 chiếc nâng tổng lượng xe cung ứng thị trường lên 83.000 chiếc.

Thống kê doanh số bán hàng của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam [VAMA] trong quí I-2020 vào khoảng 68.000 xe. 

Dựa trên lượng ôtô cung ứng ra thị trường [xe nhập và xe sản xuất trong nước] so với lượng bán hàng, ước tính sơ bộ gần 15.000 xe đang tồn kho trong 3 tháng đầu năm 2020.

Ôtô mới nằm ở bãi một đại lý trên đường Phạm Văn Đồng [TP.HCM] vào sáng 20-4 - Ảnh: CÔNG TRUNG

Đại diện Ford Việt Nam cho rằng tiêu thụ ôtô trong tháng 4 gần như "đóng băng" và những tháng tiếp theo sẽ rất khó khăn. Khi túi tiền của người dân chưa rủng rỉnh, chắc chắn sẽ ưu tiên việc khác thay vì nhu cầu mua, đổi xe. 

Theo Ford Việt Nam, ôtô nhập khẩu về ồ ạt giữa lúc dịch là do đơn đặt hàng sản xuất từ trước đến hạn phải đưa về nước, khiến doanh nghiệp rơi vào thế khó, chi phí lưu kho bãi ở cảng, tồn kho tăng mạnh.

Chạy đua giảm giá, bán hàng online

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, các đại lý lôtô liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá và tặng quà cho khách hàng nhằm kích cầu doanh số và giải phóng hàng tồn.

Theo ghi nhận trong tháng 4, nhiều hãng xe ôtô tại Việt Nam miệt mài giảm giá, khách không đến showroom thì chuyển sang tư vấn hàng online... 

Trong tháng 4, các mẫu xe như VinFast Lux A2.0 và Vinfast Fadil sẽ được các đại lý giảm giá trực tiếp 10-13%, Toyota Fortuner, Innova hay Hyundai SantaFe được đại lý khuyến mãi từ 20 - 120 triệu đồng/chiếc tùy phiên bản.

Một đại lý Nissan trên đường Nguyễn Kiệm [Q.Gò Vấp] tăng cường khuyến mãi kích cầu khách hàng - Ảnh: CÔNG TRUNG

Anh Nguyễn Minh Lâm - chủ đại lý xe hơi tại An Dương Vương [TP.HCM] - cho biết mặc dù các đại lý đưa ra nhiều chương trình ưu đãi lớn từ vài chục triệu đồng tới trăm triệu đồng để thu hút khách hàng nhưng thị trường ôtô vẫn "ngủ đông". 

Theo anh Lâm, hiện khách hàng hỏi mua xe rất ít, kể cả lượng bán online hoặc qua tư vấn điện thoại. Theo anh Lâm, một số đại lý ôtô bán Explorer sản xuất năm 2018 có giá 1,8 tỉ đồng, người mua tiết kiệm được thêm 199 triệu đồng so với xe sản xuất 2019 có giá 1,999 tỉ đồng. 

Giảm giá "khủng" nhất là dòng Ford Explorer 2019 với mức giảm lên đến 269 triệu đồng, thấp kỷ lục kể từ lần đầu mẫu xe này về Việt Nam.

Tại một số đại lý, khách hàng mua xe Fortuner, Inova, Corolla Altis được miễn phí gói vệ sinh khử khuẩn bằng Nano bạc trong 6 tháng, tặng máy lọc không khí tạo Ion âm khử khuẩn dùng trên xe và máy khử khuẩn, khử mùi dùng trong gia đình.

Đại diện Ford Sài Gòn cho biết khách mua xe thời điểm này chỉ cần ngồi ở nhà vẫn vô tư mua ôtô. Theo đó khách được hỗ trợ thủ tục mua bán online 100% và nhận xe ngay trong vòng 2-4 ngày...

Giảm giá bán được xem như “liều thuốc tăng lực” giúp các hãng xe, đại lý đối phó với tình trạng sức mua ôtô đang có dấu hiệu sụt giảm tại Việt Nam trong mùa đại dịch COVID-19 - Ảnh: CÔNG TRUNG

Ông N.VL. - phụ trách khâu nhập khẩu ôtô của một doanh nghiệp tại TP.HCM, cho rằng sắp tới sẽ có cuộc chạy đua giảm giá bán các loại xe phổ thông, đặc biệt các mẫu xe còn tồn năm 2019 vì để lâu sẽ nhanh mất giá. Thậm chí, chấp nhận bán dưới giá thành để thu hồi vốn và sẵn sàng đẩy hàng mới vừa nhập về.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Anh Tuấn - đại diện VAMA, cho rằng thời gian tới các hãng xe tiếp tục kích cầu bằng việc giảm giá xe, song chỉ trong thời gian ngắn. Các doanh nghiệp như Ford, Honda, Toyota... vẫn đang tạm ngưng sản xuất, lượng xe cung ứng thị trường sắp tới cũng được điều chỉnh mạnh. 

"Khi chặn được dịch, nhu cầu mua xe chưa thể tăng trở lại ngay. Thay vì bỏ ra một khoản tiền sắm xe mới, khách hàng sử dụng vào mục đích khác" - ông Tuấn Anh nói.

Trước tình hình khó khăn của ngành ôtô, Bộ Công Thương kiến nghị đến Chính phủ cho phép các doanh nghiệp gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế Giá trị gia tăng hết quý 1-2021, đồng thời giảm 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2020.

Trước đó, những vấn đề này một phần đã được VAMA gửi thư "cầu cứu" lên các cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó có khoản đề xuất giảm phí trước bạ.

Ông Tuấn Anh cho rằng hiện các kiến nghị vẫn đang chờ xem xét, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô chỉ còn cách lao vào cuộc đua giảm giá… để tự cứu lấy mình trong bối cảnh sức mua vẫn đang sụt giảm.

Tung ra xe mới, đón đầu hậu COVID-19

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông N.V.H - Tổng giám đốc một đơn vị sản xuất, lắp ráp ôtô tải tại TP.HCM, cho biết hiện linh kiện phụ tùng nhập khẩu đã được thông suốt nên công ty đã quay trở lại sản xuất.

Do nhu cầu của đối tượng khách hàng mua xe tải phục vụ sản xuất, khác với du lịch nên công ty vẫn có nhiều đơn đặt hàng. Tuy không tiết lộ số lượng xe sắp tung ra thị trường, ông H. cho biết đón đầu hậu COVID-19 thị trường xe tải tăng trở lại, doanh nghiệp sắp tung ra mẫu xe mới đánh chiếm thị phần.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe du lịch như Honda, Toyota, Ford, Mercedes-Benz vẫn đang tạm ngưng sản xuất tới ngày 22-4.

Sợ dịch COVID-19, nhiều ôtô sẽ quá hạn kiểm định

CÔNG TRUNG

Tuy nhiên, ở các thị trường khác ở châu Á khác như Thái Lan, mua xe ô tô đỡ tốn kém hơn nhiều và thủ tục cũng rất nhanh chóng. Chỉ trong năm 2020, đã có 292,3 xe đăng ký mới trên 1.000 người ở Thái Lan, gấp 12,69 lần Việt Nam.

Nguyên nhân của sự chênh lệch này là giá ô tô ở Việt Nam cao hơn nhiều do phải chịu nhiều loại thuế phí như thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt với ô tô con dưới 10 chỗ ngồi. Chưa hết, người mua phải chịu thêm các loại thuế phí thêm vào như phí trước bạ với mức thu lên tới 12% giá xe.

Cụ thể, chi phí mua ô tô ở Việt Nam bị đội lên do các loại thuế sau.

Thuế nhập khẩu

Với xe du lịch dưới 10 chỗ nhập khẩu thuộc ASEAN, thuế nhập khẩu là 30%, khu vực khác là 70-80%.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Phụ thuộc vào dung tích xi lanh của từng xe, mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô dao động từ 35% đến 150% giá trị xe.

Thuế giá trị gia tăng [VAT]

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp lên hầu hết mọi sản phẩm, dịch vụ đang lưu hành ở Việt Nam, bao gồm ô tô. Mức thuế VAT với ô tô là 10% sau thuế tiêu thụ đặc biệt.

Để tính được mức thuế VAT của một chiếc ô tô cụ thể, bạn chỉ cần tìm giá chiếc xe đó ở bảng giá xe ô tô 2021 rồi lấy mức giá đó nhân với 10% là xong. Ví dụ, một chiếc xe có giá 950 triệu, thuế VAT bạn cần đóng là: 950.000.000 x 10% = 95.000.000 [đồng]

Phí trước bạ

Phí thu phí trước bạ được quy định trong Nghị định 140/2016/NĐ-CP đối với ô tô đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe. Tuy nhiên, mức thu có thể được điều chỉnh khác đi tùy theo từng địa phương, nhưng không được vượt quá 50% mức quy định. Ví dụ, mức thu phí trước bạ ở thành phố Hồ Chí Minh là 10%, ở Hà Nội và Hải Phòng là 12%.

Phí kiểm định

Đây là khoản tiền chi trả cho việc kiểm tra xem chiếc ô tô của bạn có đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng hay không. Theo đó, các mục cần kiểm tra bao gồm độ an toàn, số máy, biển số xe, dầu nhớt, phanh xe, nước làm mát, số khung, bánh xe, hệ thống đèn, bảng đồng hồ, cần gạt nước, phanh tay, chốt cửa, vv. Phí kiểm định với xe dưới 10 chỗ là 240.000, cộng thêm phí cấp giấy chứng nhận kiểm định 100.000, theo Thông tư số 238/2016/TT-BTC cấp ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính.

Phí lấy biển số mới

Xe lưu thông trên đường cần có biển số, đây là thông tin xác định độc nhất cho từng chiếc xe. Mức phí lấy biển số mới cho xe ô tô ở Hà Nội là 20 triệu đồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 11 triệu đồng, ở các thành phố khác trực thuộc trung ương, tỉnh, xã là 1 triệu đồng, và ở các khu vực khác là 200.000 đồng.

Phí bảo trì đường bộ

Đây là khoản phí bạn cần nộp hằng năm, hoặc tối đa 30 tháng 1 lần. Mức phí bảo trì đường bộ với xe ô tô dưới 10 chỗ là 130.000 đồng/tháng, tương đương 1.560.000 đồng/năm.

Phí bảo hiểm dân sự bắt buộc

Chủ xe phải nộp khoản phí này theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC, mức phí là 480.700 đồng/năm đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải và 873.400 đồng/năm đối với xe từ 6-11 chỗ.

Bảo hiểm vật chất

Đây không phải là một khoản phí bắt buộc nhưng bạn nên chuẩn bị. Mục đích của bảo hiểm vật chất xe là giúp bạn đỡ một phần thiệt hại khi xe gặp tai nạn, bị trộm phụ kiện, hoặc hư hỏng do va chạm, vv. Thông thường, mức phí bảo hiểm tỷ lệ thuận với giá trị của xe.

Bảo hiểm thân vỏ

Khoản phí này cũng không bắt buộc, bạn có thể lựa chọn mua để giảm thiểu thiệt hại kinh tế khi thân, vỏ xe bị tác động, ví dụ như xước sơn, va chạm, móp méo, hỏa hoạn, vv.

Cách tính chi phí khi mua xe 4-5 chỗ ở Việt Nam

Ví dụ, bạn muốn mua xe Ford-Mustang 2.3 EcoBoost Convertible 2021 ở Hà Nội với giá niêm yết 3.400.000.000 đồng, các thuế phí bạn cần nộp như bảng sau. Ở đây không tính thuế VAT, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt do giá niêm yết xe thường đã bao gồm các loại thuế trên.

Ngoài các thoại thuế đang đè lên xe ô tô, giá cao làm kìm hãm nhu cầu mua xe ở Việt Nam, từ đó hạn chế sản lượng ô tô. Hệ quả là chi phí sản xuất bị đội lên và giá xe càng cao hơn.

Tuy nhiên, trong tương lai, giá ô tô ở Việt Nam sẽ hạ bớt khi các hãng đầu tư vào nhà máy lắp ráp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm nay, Chính phủ có thể sẽ giảm dần mức thuế phí với xe ô tô khi Hiệp định EVFTA và Nghị định 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Hy vọng lúc đó giá ô tô sẽ dễ thở hơn với dân ta.

Bài viết được tham khảo từ: oto.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề