Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Chịu đựng sự ô nhiễm của sông Tô Lịch suốt 3 thập kỷ qua, nhiều người dân Hà Nội luôn kỳ vọng, sẽ có 1 ngày sông Tô Lịch trong xanh trở lại.

Mong ước 3 thập kỷ của người dân

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy), chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Trong khi đó, toàn tuyến sông có hơn 280 cửa xả nước thải. Ước tính, sông Tô Lịch chịu 150.000 mét khối xả thải ngày đêm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch
Sông Tô Lịch nhìn từ trên cao. Ảnh: Tạ Quang

Nước đen, bốc mùi hôi thối và lòng sông chỉ toàn rác và bùn lầy, sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông “chết” với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Cô Nguyễn Thúy Ánh (trú tại Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội) đã sống và buôn bán bên dòng sông Tô Lịch 30 năm nay. Cũng là chừng đó năm, cô Ánh và nhiều người dân Hà Nội chứng kiến sự đổi thay của dòng sông.

Cô Ánh chia sẻ, dù thời thiết có nắng mưa thế nào, mùi thối từ dưới sông bốc lên rất khó chịu. Không ít gia đình vì không chịu nổi đành phải cho thuê lại nhà, chuyển tới nơi khác sinh sống.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch
Cô Nguyễn Thúy Ánh đã 30 năm gắn bó bên con sông Tô Lịch.

"Mấy hôm nay có tin một doanh nghiệp đề xuất phương án cải tạo sông Tô Lịch thành công viên khiến người dân rất vui mừng, nhưng đó vẫn còn xa vời lắm. Chúng tôi chỉ mong sẽ có 1 ngày dòng sông trong xanh trở lại", cô Ánh nói.

Ông Nguyễn Huy Quý (trú tại Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) kể, gia đình ông sống gần sông Tô Lịch đến nay đã được 3 thập kỷ. Trước đây, sông Tô Lịch trong xanh đến nỗi nước sông có thể rửa rau, dùng cho sinh hoạt.

Theo ông Quý, gọi là sông nhưng không có dòng chảy mà chỉ chứa nước thải. Phải sống chung với mùi nước thải nhưng các gia đình cũng không có biện pháp gì để khắc phục, chỉ còn biết đóng cửa, đeo khẩu trang cả ngày.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch
Chi chít điểm xả thải trực tiếp xuống lòng sông.

"Không chỉ sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, mĩ quan thủ đô cũng trở nên nhếch nhác. Chúng tôi đã chứng kiến thành phố nỗ lực cải tạo sông Tô Lịch nhiều lần nhưng chưa mang lại kết quả. Hi vọng thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ sớm gỡ được "nút thắt" khó khăn này", ông Quý chia sẻ.

"Cải tạo sông Tô Lịch không dễ dàng"

Tuy nhiên, về vấn đề này không ít chuyên gia cho rằng, việc cải tạo sông Tô Lịch là rất phức tạp, tốn kém đòi hỏi phải kiên trì vì đã tồn tại trong nhiều năm.

Trao đổi với Lao Động, PGS TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường phát triển cộng đồng - cho biết, trước đây thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia trong và ngoài nước cũng đã nhiều lần nỗ lực cải tạo sông Tô Lịch nhưng chưa mang lại nhiều kết quả.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch
PGS TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường phát triển cộng đồng.

"Sông vẫn đặc quánh và bốc mùi, điều này cho thấy việc làm sạch sông Tô Lịch là không hề dễ dàng", PGS TS Bùi Thị An nói.

Theo vị chuyên gia môi trường, muốn cải tạo dòng sông cần thực hiện tốt công tác thu gom nước thải 2 bên bờ sông, không để xả thải trực tiếp xuống dòng sông. Cùng với đó, cần phải kết hợp cả cơ học và hóa học trong quá trình cải tạo.

"Do lòng sông chứa nhiều rác thải, nước đen, bùn bám ô nhiễm nên cần phải được nạo vét thường xuyên và dùng hóa chất để kết hợp khử ô nhiễm", bà An cho hay.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch
Dự án lắp đường cống gom nước thải chụp tại đoạn Hoàng Quốc Việt - Bưởi.

Bên cạnh đó, việc quy hoạch các dòng sông cũng vô cùng quan trọng. Bởi nếu chỉ xử lý quãng giữa nhưng đầu nguồn vẫn xả thải xuống thì sẽ không mang lại hiệu quả.

Cũng theo PGS TS Bùi Thị An, đây chỉ là giải pháp khoa học công nghệ. Để có thể làm hồi sinh sông Tô Lịch, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có lộ trình cụ thể và kiểm soát chặt chẽ, kiên nhẫn mới có thể thành công.

Ngày đăng: 07/07/2022

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển…. chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật.

Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đang ngày một đáng báo động

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới

Ngày nay cách ngành công nghệ, công nghiệp ngày càng phát triển nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng đời sống của con người. Nhưng kéo theo đó cũng chính là những hệ lụy có thể hủy hoại môi trường sống của con người và các sinh vật, thực vật trên địa cầu.

Việc công nghiệp hóa quá mức, lạm dụng nguồn nước đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở mức đáng báo động. Á châu chính là châu lục có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới, tình trạng các chất độc trong nước ở đây cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới.

Tại Bangladesh gần 1,2 triệu dân phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm khi chỉ có 15% là nước sạch đạt chuẩn.

Đáng chú ý đây chỉ là những con số thống kê về thực trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới với nguồn nước bề mặt, còn những nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm cũng chính là vấn đề nan giải của các quốc gia trên thế giới.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Ô nhiễm môi trường nước ở Indonesia

  • Xem thêm: Máy lọc nước ion kiềm - thiết bị được Bộ y tế Nhật khuyên dùng

Số liệu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam và một số quốc gia

 Theo số liệu thống kê ô nhiễm môi trường nước của UNEP thì 60% nguồn nước trên các dòng sông của 3 châu lục Á-Phi-Âu bị ô nhiễm. Theo Unicef thì 5 quốc gia có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.

200 triệu dân của Indonesia thiếu nước sạch trầm trọng, trong khi chính phủ nước này chưa có biện pháp cụ thể nào để khắc phục hậu quả trên thì ý thức người dân ở đây vẫn chưa được cải thiện khiến cho nguồn nước tại nước này ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

Chương trình “Sông sắt” của chính phủ nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước thải của các công ty, doanh nghiệp mặc dù đã cải thiện phần nào tính trạng ô nhiễm môi trường nước nhưng là chưa đủ để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng này.

Tại Việt Nam có khoảng 17 triệu dân chưa tiếp cận được nước sạch (báo cáo mới nhất của viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường). Họ phải sử dụng các nguồn nước ô nhiễm từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn.

Tại Hà Nội có hơn 1.000m3 rác thải và gần 400.000m3 nước thải thải ra môi trường mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 10% trong số đó được xử lý. Lượng nước thải của Thủ đô đổ hết ra các sông ngòi, kênh rạch như: Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đà, hồ Linh Đàm,… Đáng chú ý con sông Tô Lịch từng được xem là “Long Mạch của Thủ đô” nay tình trạng ô nhiễm đã rất cao. Nước bốc mùi hôi thối khiến người dân, du khách không thể “thở nổi” khi đi ngang qua đây.

Tại cụm khu công nghiệp Thanh Lương Hồ Chí Minh ước tính mỗi ngày có khoảng 5.000m3 nước thải ô nhiễm từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm…. Tại các khu vực kênh quanh các quận 8,11,6,.. đang bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt là kênh Tàu Hủ khi nơi đây là nơi tập kết lượng nước, rác thải tại các quận đổ về. Nhiều hộ dân sống tại đây phải đối mặt với tính trạng ô nhiễm nguồn nước nặng và mùi hôi thối từ kênh Tàu Hủ bốc lên mỗi ngày. Ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe của các hộ dân sống gần đây.

Ở các vùng nông thôn việc xử lý chất thải còn chưa được chú trọng khi mà các nhà máy xử lý nước hay xử lý rác còn chưa nhiều. Rác thãi môi trường, xác thực vật hay nước thải sinh hoạt sản xuất vẫn còn tình trạng xả thẳng ra môi trường khiến chúng ngấm vào mạch nước ngầm hay rửa trôi ra ao hồ sông suối làm tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng.

Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm có đến 9.000 người chết do sử dụng nguồn nước bẩn, hơn 20.000 người mắc ung thư mới mỗi năm. Khoàng 21% dân số đang sử dụng nước bị nhiễm Asen.

Theo TS Quách Thị Xuân - Giám đốc trung tâm tư vấn phát triển bền vững Đà Nẵng:"19.000 tấn rác nhựa thải ra môi trường mỗi ngày, trong đó trung bình mỗi người trong số chúng ta đóng góp đến 1,2kg rác/ngày" 

Theo WHO ở Việt Nam có 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sử dụng nguồn nước không đảm bảo và vệ sinh kém, 44% trẻ bị nhiễm giun.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Nguồn nước tại Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng

  • Xem thêm: Giảp pháp lọc nước hiệu quả nhất hiện nay

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước toàn cầu như hiện nay được chia làm hai phần là: ô nhiễm môi trường nước tự nhiên và nhân tạo.

  1. Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên.
  2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
  3. Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp.
  4. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  5. Ô nhiễm do rác thải y tế.

Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên

Nguyên nhân chủ yếu là do xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy và ngấm vào lòng đất, chảy vào mạch nước ngầm, hay các thiên tai bão lũ khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào các dòng nước sạch làm ô nhiễm cục bộ nguồn nước.

Nhưng đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu gây nên ô nhiễm môi trường nước như hiện tai, nguyên nhân chính vẫn đến từ các tác nhân nhân tạo.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Thiên tai là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước

Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc nhân tạo

Có 4 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước do nhân tạo khiến cho tình trạng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay là: nước sinh hoạt, nước công nghiệp, nông nghiệp, y tế.

Nước thải sinh hoạt

Hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt hằng ngày vẫn chưa được xử lý và thải thẳng ra môi trường. Những rác thải, nước thải do sinh hoạt hằng ngày đổ thẳng ra các ao, hồ, sông suối làm giảm lượng oxy trong nước khiến cho các động thực vật ở đây khó có thể tồn tại.

Trong nguồn nước thải này còn chứa các chất gây ô nhiễm như: Na+, K+, PO43, CL-…..

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Nước thải chưa được xử lý được đổ thẳng ra biển, ao, hồ, sông, suối

  • Xem thêm: Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe con người

Nước nông nghiệp

Từ những hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt của các bà con nông dân cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường khi thức ăn thừa, phân động vật chưa được xử lý được thải ra môi trường hằng ngày. Ngoài ra nhiều hộ nông dân còn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học làm các chất độc hại này thấm xuống đất và ngấm vào mạch nước ngầm làm ô nhiễm môi trường nước ngầm.

Đặc biệt còn có những hộ dân sử dụng các hóa chất cấm để bón, tưới cho cây trồng không những nguy hại đến sức khỏe con người mà còn làm tình trạng ô nhiễm môi trường nước trở nên nặng hơn.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Các hóa chất làm ô nhiễm mạch nước ngầm nghiêm trọng

Nước thải y tế

Nước thải y tế từ các phòng thí nghiệm, phẫu thuật, các cơ sở rửa thực phẩm…. luôn mang theo các mầm bệnh, vi rút, khi chưa được xử lý mà thải ra môi trường sẽ khiến các vi rút lây lan nhanh ra môi trường và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước và sức khỏe con người.

Nước thải công nghiệp

Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay, bởi vì tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh, kéo theo đó là các khu công nghiệp mọc lên để đáp ứng nhu cầu của con người.

Ở các khu công nghiệp các nhà máy xả thải hàng nghìn m3 nước ra môi trường mỗi ngày mà chưa qua xử lý kéo theo nguồn nước tại các khu vực này ô nhiễm nặng khiến cho tuổi thọ, sức khỏe của người dân tại đây ngày càng giảm sút. Đáng báo động hơn là tính trạng “Làng Ung Thư” xuất hiện càng ngày càng nhiều quanh các khu công nghiệp.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Môi trường nước quanh các khu công nghiệp bị ô nhiễm nghiêm trọng

Ngoài ra các sự cố tràn dầu cũng khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng và các sinh vật biển chết hàng loạt.

  • Xem thêm: Nên mua máy lọc nước hãng nào

Hậu quả ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước không những  gây hậu quả nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của con người, động thực vật trên địa cầu mà còn kéo theo nền kinh tế ngày càng sụt giảm.

Hậu quả đối với con người

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột, dịch tả, các bệnh lý về da, nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta ngộ độc, mắc các bệnh như ung thư, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ….

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tuổi thọ và năng suất làm việc của con người chúng ta.

Hậu quả đối với sinh vật, thực vật

Việc các chất thải chưa được xử lý mà xả thẳng ra môi trường khiến nguồn sống của các sinh vật bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt là các sinh vật dưới nước chết dần chết mòn vì môi trường sống bị ảnh hưởng trực tiếp. 

Các hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước khiến cho các sinh, thực vật chết dần chết mòn, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hiện nay trên các con sông, ao hồ hiện tượng cá, tôm chết trắng sông không còn xa lạ với người dân gần đó. Nguồn nước bị ô nhiễm cũng khiến cho các thực vật ngày càng còi cọc, khó phát triển và thậm chí là không phát triển được.

Việc con người ăn phải các loài cá sống trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thâm chí dẫn đến ưng thư nếu ăn phải cá, tôm bị ô nhiễm trong thời gian dài.

Hậu quả đến kinh tế

Khi con người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẻ khiến sức khỏe giảm sút, kéo theo năng suất làm việc ngày càng kém. Làm mất mỹ quan đô thị khi lượng rác thải và nước thải bốc mùi hôi thối khó chịu. Chính những tác nhân đó làm kìm hãm sự phát triển kinh tế của xã hội. Việc nguồn nước đen ngòm bốc mùi hôi thối cũng khiến các du khách nước ngoài cảm thấy khó chịu khi đến du lịch tại Việt Nam khiến nền du lịch càng ngày càng mất hình tượng trong mắt du khách quốc tế.

Cách khắc phục ô nhiễm môi trường nước

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì mỗi người chúng ta cần phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường sống của chúng ta cũng như cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường

  • Những doanh nghiệp, xí nghiệp cần xử lý rác thải, chất thải đúng quy định trước khi thải ra môi trường bằng cách trang bị cho mình những trang thiết bị xử lý chất thải đạt chuẩn. Thường xuyên kiểm tra, bảo hành hệ thống xử lý chất thải.
  • Các hộ gia đình cũng cần xử lý chất thải đúng cách, hạn chế xả trực tiếp ra môi trường khiến các chất độc ngấm vào đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  • Không vứt rác bừa bãi, nhất là tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rệch, mương nước.
  • Không xả dầu máy, hóa chất, chất thải ô tô, thuốc dạng lỏng vào cống sinh hoạt.

Tiết kiệm nước sạch

  • Như chúng tôi đã nói ở trên, rất nhiều nơi không có nước sạch sử dụng vì tình trang khan hiếm nước, chính vì thế chúng ta cần phải sử dụng nước sạch thật tiết kiệm, không để tình trạng thiếu nước sạch xảy ra trên diện rộng.
  • Tắt hết vòi nước khi không sử dụng, tận dụng nguồn nước mưa để tưới cây, rửa xe, rửa sân....

Hướng đến nông nghiệp xanh

Cần quy hoạch để tạo nên nền nông nghiệp xanh, tránh sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón. Nên sử dụng các phân bón sinh học, hoặc tự ủ phân để hạn chết sử dụng hóa chất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Nâng cao ý thức cộng đồng

Nhà nước cần mạnh mẽ hương trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp, xí nghiệp để kiếm soát chất lượng chất thải trước khi thải ra môi trường.

Mỗi chúng ta cần hành động để bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta ngay hôm nay, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí đang ngày càng xấu đi. Đừng để con cháu chúng ta sau này phải sống trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng.

  • Mỗi người trong chúng ta phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả thải bừa bãi.
  • Nhà nước cần có các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân (đặc biệt các vùng dân tộc thiểu số và nông thôn).
  • Cần xử lý triệt để các nhà máy xí nghiệp chưa xử lý nước thải mà thải thẳng ra môi trường hoặc xử lý không đạt chuẩn.
  • Cải tiến hệ thống xử lý rác thải, nguồn nước để xử lý lượng rác thải, nước thải được thải ra mỗi ngày.
  • Khuyến khích nông dân xây dựng các hầm chứa, hầm biogas để xử lý phân và nước tiểu của các động thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các hóa chất cấm.
  • Xây dựng các điểm tập kết, thu gom rác, tránh tình trạng xả rác bừa bãi, vứt rác ra ao hồ sông suối.
  • Tuyên truyền, kêu gọi người dân thu gom rác thải tại các ao hồ, sông suối, biển.

Nguyên nhân gây ô nhiễm sông To Lịch

Chung tay góp sức bảo vệ môi trường

Với tình trạng ô nhiễm môi trường nước trầm trọng như hiện nay, trong khi các biện pháp chống ô nhiễm môi trường nước chưa đạt được hiểu quả tốt thì các bạn cần phải bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình. Đối với các tỉnh thành có các ít khu công nghiệp, nguồn nước ô nhiễm chưa nặng thì có thể xây dựng bể lọc nước để làm sạch nước trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên đối với những tỉnh thành bị ô nhiễm nguồn nước nặng như Hồ Chí Minh, Hà Nội thì mỗi gia đình cần trang bị cho mình một máy lọc nước RO hoặc máy lọc nước ion kiềm để đảm bảo sức khỏe người thân. Các sản phẩm máy lọc nước Daikiosan/Makano có đến 10 cấp lọc cùng với màng lọc RO Aqualast được nhập khẩu từ Mỹ không những lọc sạch đến 99% vi khuẩn mà còn đạt quy chuẩn nước uống trực tiếp (trên mẫu kiểm nghiệm) của Bộ y tế.

Đừng thờ ơ trước tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay, hãy hành động ngay hôm nay!!!