Nguyên nhân gây chí trên đầu

'Không hiểu tại sao mình luôn gội đầu rất nhiều và sạch sẽ mà vẫn có chấy', cô gái sau đó đã phải sững sờ khi nghe câu trả lời của bác sĩ.

Một cô gái có mái tóc rất đẹp và mượt mà, chỉ có điều cô luôn cảm thấy ngứa da đầu, thậm chí một vài lần bắt được chấy. Tưởng rằng mình gội đầu ít nên cô gái đã tăng tần suất lên, nhưng chứng ngứa da đầu ngày càng nghiêm trọng hơn. Cuối cùng, khi cảm thấy không thể chịu được nữa cô gái đã tìm đến bác sĩ và câu trả lời khiến cô giật mình rằng: ''Đầu cháu có rất nhiều trứng chấy''.

Nguyên nhân gây chí trên đầu

Vì sao gội đầu hàng ngày vẫn có chấy, nguyên nhân khiến nhiều người ngã ngửa

Vừa sau khi nghe câu trả lời, cô gái liền phản ứng ngay lập tức:

- Dạ cháu có nghe nhầm không ạ? Cháu đã gội đầu rất thường xuyên và sạch sẽ, không thể nào lại có chấy được ạ.

Các bác sĩ cho biết:

- Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra chấy ở trên đầu và không phải cứ gội đầu thường xuyên là không có chấy. Chấy là một loại ký sinh và rất dễ lây nhiễm, chẳng hạn như đứng gần người có chấy, đội mũ, sử dụng khăn tắm và các vật dụng cá nhân khác cùng với người có chấy thì cháu cũng sẽ dễ dàng có chấy. Nhưng đây lại không phải là lý do chính khiến cháu có chấy.

Thực tế, chấy phát triển mạnh mẽ nhất là trong môi trường ẩm ướt. Việc cháu đã gội đầu quá nhiều vào buổi sáng hoặc ban đêm trước khi đi ngủ mà không sấy thật khô tóc mới là nguyên nhân. Khi cháu đi ngủ với mái tóc ẩm ướt thì tóc sẽ được ủ trong chăn gối, vừa gây mùi hôi khó chịu lại còn tạo môi trường lý trưởng cho chấy phát triển. Ngoài ra, trước khi đi làm cũng vậy, đợi mũ bảo hiểm khi tóc ướt hay phải buộc lên khi đến cơ quan cũng là nguyên nhân.

Nguyên nhân gây chí trên đầu

Giờ đây, cô gái trẻ mới nhìn nhận ra sai lầm của mình, cô gái không ngờ rằng chính việc gội đầu nhiều mà không sấy khô cẩn thận lại là điều kiện lý tưởng để cho chấy phát triển. Cuối cùng, cô đã phải cạo trọc đầu để điều trị triệt để căn bệnh này.

Đây cũng là một lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, dù là nam hay nữ cũng nên luôn quan tâm đến mái tóc của mình, cố gắng giữ cho mái tóc luôn ở trạng thái khô thoáng nhất. Ngoài ra, cố gắng không sử dụng chung bất kì đồ dùng cá nhân nào để tránh những bệnh không mong muốn - trong đó có chấy.

>> Cô gái đặt trứng vào thùng gạo, kết quả khiến cả nhà ai cũng bị sốc

Nguyên nhân gây chí trên đầu
Xem thêm

Định nghĩa

Chấy rận (chí rận) là gì?

Chấy rận, hay còn gọi là chí rận, là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:

  • Chấy: sống ở da đầu của bạn;
  • Rận: loài này thường sống ở trên quần áo, trên giường và sẽ di chuyển lên da của bạn để hút máu; Chúng thường thấy ở những người không thể tắm hoặc giặc đồ thường xuyên;
  • Rận mu: thường thấy trên da và lông ở vùng mu. Ngoài ra rận mu cũng có thể được tìm thấy trên lông ngực, lông mày hoặc lông mi.

Những ai thường mắc phải chấy rận (chí rận)?

Chấy rận phổ biến nhất ở trẻ em. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấy rận (chí rận) là gì?

Các triệu chứng thường biến mất sau vài ngày điều trị. Chúng bao gồm:

  • Ngứa dữ dội;
  • Cảm giác có con gì bò trên tóc;
  • Nổi mẩn đỏ;
  • Đau nhức da đầu;
  • Chấy rận xuất hiện trên da đầu, cơ thể, quần áo của bạ Con trưởng thành có thể có kích thước của một hạt mè hoặc lớn hơn một chút.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Thông thường, bạn có thể loại bỏ chấy bằng các bước tự chăm sóc bao gồm sử dụng dầu gội có công dụng đặc biệt để tiêu diệt chấy rận.

Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Dầu gội đặc trị không thể diệt chết chấy, bác sĩ có thể kê toa dầu gội có hiệu lực mạnh hơn;
  • Bạn đang mang thai và không sử dụng bất kỳ loại dầu gội chống chấy rận cho đến khi bạn gặp bác sĩ;
  • Bạn có các nốt ban bị nhiễm trùng hoặc bị trầy da do gã

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh chấy rận (chí rận) là gì?

Bạn có thể bị chí rận nếu tiếp xúc với chúng hoặc trứng của chúng. Trứng chấy sẽ nở trong khoảng hai tuần. Chấy rận thường lây lan qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp đầu với đầu và cơ thể với cơ thể. Thường xảy ra ở trẻ em hoặc các thành viên trong cùng một gia đình;
  • Dùng chung lược, quần áo hoặc mũ với người bị chấy;
  • Để quần áo chung với nhau;
  • Tiếp xúc qua các nội thất có chấy rận sinh sống như giường ngủ… Chấy rận có thể sống hai ngày bên ngoài cơ thể vật chủ;
  • Rận mu lây truyền bằng quan hệ tình dục

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh chấy rận (chí rận)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chí rận, bao gồm:

  • Học sinh học ở trường có nguy cơ lây nhiễm cao hơn do tiếp xúc trực tiếp với nhiều người;
  • Quan hệ tình dục không an toàn thường xuyên;
  • Ít vệ sinh thân thể;
  • Lâu giặt quần áo;
  • Ít vệ sinh phòng ốc, ra trải giườ

Điều trị

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chấy rận (chí rận)?

Bạn có thể diệt chấy bằng cách dùng kem, lotion hoặc dầu gội tẩm thuốc lên vùng bị chấy. Một số loại bao gồm permethrin (Nix ® , Elimite ® ) dùng một lần; pyrethrins (Rin ® , R và C ® , A-200 ® ) dùng trong 7 ngày và lindane (Kwell ® , theo kê toa) dùng trong 7 ngày.

Bạn cũng có thể diệt chấy trên da đầu bằng lược đặc biệt và bắt chấy hoặc trứng còn sót loại bằng ngón tay hoặc nhíp. Kính lúp có thể giúp bạn thấy rõ trứng và chấy. Bạn nên kiểm tra lông mi xem có chấy và trứng chấy hay không.

Đi kèm với việc điều trị bạn nên tự chăm sóc bản thân mình để chấy rận không còn quay trở lại. Hãy đảm bảo trứng chấy đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi quần áo, đồ dùng cá nhân, giường và nội thất.

Bạn chỉ nên dùng các loại thuốc diệt chấy khi đã được hướng dẫn đầy đủ. Sử dụng quá liều thuốc có thể khiến bạn nổi mẩn đỏ và ngứa da.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh chấy rận (chí rận)?

Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và làm xét nghiệm, chú ý đặc biệt đến da đầu và dùng kính lúp. Bác sĩ còn có thể dùng phương pháp chiếu sáng đặc biệt gọi là đèn Wood để tìm trứng chấy.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạnhạn chế diễn tiến của bệnh chấy rận (chí rận)?

Những việc NÊN làm giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:

  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai.
  • Kiểm tra đầu của tất cả thành viên trong gia đìnhđể ngăn chặn sự lây nhiễm chấ
  • Gọi cho bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 1 tuầ
  • Tránh để dầu gội trị chấy dính vào mắ
  • Giữ trẻ tránh xa trường học, nhà trẻ hoặc khu cắm trại cho tới khi bác sĩ cho phé
  • Giặt quần áo, giường chiếu, gối, thú nhồi bông và đồ nội thất bằng vải sử dụng khi bị chấy rậ Giặt với nước nóng 55 o C trong 20 phút, sấy khô bằng máy sấy nóng. Lau dọn nhà cửa. Để quần áo không thể giặt vào một túi nhựa đóng kín trong 2 tuần trước khi giặt khô.
  • Ngâm lược và bàn chải ít nhất 1 tiếng trong dầu gội trị chấy, thuốc sát trùng, nước nóng hoặc cồn sát trùng vết thươ
  • Gọi bác sĩ nếu thành viên trong gia đình hoặc bạn tình có triệu chứng bị chấy hoặc triệu chứng quay trở lại sau khi điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.