Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đau mắt hột là nguyên nhân truyền nhiễm gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chính bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng của xã hội. Hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả chính là các giải pháp bảo vệ thị lực từ sớm.


  1. Bệnh đau mắt hột là gì?
    1. Phân loại bệnh đau mắt hột
  2. Nguyên nhân gây bệnh mắt hột
    1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
  3. Triệu chứng đau mắt hột
    1. Triệu chứng cơ năng
    2. Triệu chứng thực thể
    3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  4. Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột
  5. Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?
  6. Chẩn đoán đau mắt hột
    1. Chẩn đoán lâm sàng
    2. Chẩn đoán cận lâm sàng
    3. Chẩn đoán phân biệt
  7. Điều trị bệnh đau mắt hột
  8. Phòng ngừa đau mắt hột
  9. Một số câu hỏi liên quan bệnh đau mắt hột
    1. Đau mắt hột có lây không?
    2. Bị đau mắt hột nên dùng thuốc gì?
    3. Nên kiêng gì khi bị đau mắt hột?

  1. Bệnh đau mắt hột là gì?
    1. Phân loại bệnh đau mắt hột
  2. Nguyên nhân gây bệnh mắt hột
    1. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?
  3. Triệu chứng đau mắt hột
    1. Triệu chứng cơ năng
    2. Triệu chứng thực thể
    3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  4. Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột
  5. Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?
  6. Chẩn đoán đau mắt hột
    1. Chẩn đoán lâm sàng
    2. Chẩn đoán cận lâm sàng
    3. Chẩn đoán phân biệt
  7. Điều trị bệnh đau mắt hột
  8. Phòng ngừa đau mắt hột
  9. Một số câu hỏi liên quan bệnh đau mắt hột
    1. Đau mắt hột có lây không?
    2. Bị đau mắt hột nên dùng thuốc gì?
    3. Nên kiêng gì khi bị đau mắt hột?


Bệnh đau mắt hột là gì?

Bệnh đau mắt hột (Trachoma) là một bệnh viêm kết mạc và giác mạc do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Đây là bệnh mạn tính, nhiễm trùng gây tình trạng viêm đỏ và chảy nước mắt, lông mi quặp, cộm mắt. Bệnh có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thị lực của mắt, nếu không dùng biện pháp để hỗ trợ cải thiện đúng có thể dẫn đến mù lòa(1).

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Người bị đau mắt hột có triệu chứng ngứa, kích ứng mí mắt, lông mi cụp vào trong

Phân loại bệnh đau mắt hột

Việc phân loại bệnh đau mắt hột cũng được căn cứ từng giai đoạn phát triển của bệnh, theo đó tương ứng 5 giai đoạn trên, bệnh mắt hột cũng được chia thành 5 loại (2):

  • Trachomatous Inflammation – Follicular (TF) - Đau mắt hột giai đoạn nhẹ, nhiễm trùng chưa phát triển mạnh. Có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ.
  • Trachomatous Inflammation – Intense (TI) - Hình thành các triệu chứng đau mắt hột cơ bản, việc khắc phục cần kết hợp điều trị tại chỗ và hỗ trợ toàn thân.
  • Trachomatous Scarring (TS) -.Sẹo rỗ xuất hiện trên giác mạc, tạo thành mạng lưới hình sao, bệnh nhân có thể được khắc phục bằng cách nhỏ thuốc, hoặc phẫu thuật laser.
  • Trachomatous Trichiasis (TT) - Bờ mi mắt biến dạng, lông mi co quặp vào trong, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phẫu thuật.
  • Corneal Opacity - Giác mạc mờ, bị bao phủ hoàn toàn bởi sẹo, giác mạc đục, người bệnh mù lòa, mất thị lực hoàn toàn.

Nguyên nhân gây bệnh mắt hột

Bệnh đau mắt hột xảy ra do nhiễm một loại vi khuẩn nội bào có tên là Chlamydia Trachomatis. Những vi khuẩn này cũng là vi khuẩn gây ra bệnh lây truyền qua đường tình dục chlamydia. Bệnh mắt hột có thể lây truyền khi người bệnh chạm vào mắt hoặc mũi của họ, sau đó chạm vào người khác(3).

Sự lây truyền bệnh mắt hột cũng có thể xảy ra qua các vật thể trung gian, côn trùng hoặc ruồi đậu trên mắt. Các vật dụng như khăn tắm, quần áo cũng có thể là phương tiện truyền bệnh mắt hột.

Hơn nữa, vi khuẩn gây bệnh mắt hột khi xâm nhập sẽ gây ra tình trạng viêm niêm mạc bên trong mí mắt. Nếu nhiễm trùng tái phát, mí mắt sẽ bị gấp vào trong. Điều này sau đó làm cho lông mi mọc vào trong, để chúng đâm vào mắt.

Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng nặng và tái phát cũng có thể khiến giác mạc của mắt bị sẹo. Khi đó tình trạng này sẽ khiến mắt tiết ra chất nhầy hoặc mủ có chứa vi khuẩn, và có thể lây truyền cho người khác.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Ruồi là một trong những nguyên nhân làm đau mắt hột lây lan

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Phụ nữ là đối tượng dễ nhiễm bệnh hơn nam giới đến 2-3 lần và cũng hay tái phát hơn. Bệnh lưu hành chủ yếu ở nông thôn, là những nơi có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Thiếu nước sạch: Nguồn nước không đảm bảo sạch dẫn đến mắt bẩn, có nhiều ghèn, tay bẩn, quần áo bẩn, việc rửa mặt bị hạn chế.
  • Vệ sinh môi trường không đảm bảo: Môi trường có nhiều phân súc vật, phân người, rác thải sẽ tạo điều kiện để ruồi phát triển nhiều hơn.
  • Điều kiện nhà ở chật chội, đông đúc, dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân.

Những khu vực nghèo đói, kém phát triển thường có tỷ lệ nhiễm đau mắt hột cao hơn. Về phân bố, các quốc gia vùng lãnh thổ thuộc Châu Phi, Trung và Nam Mỹ, Châu Á, Úc và Trung Đông là những nơi có nguy cơ cao với bệnh mắt hột.

Triệu chứng đau mắt hột

Bệnh mắt hột thường được chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra các dấu hiệu cho bệnh nhân đau mắt hột thông qua việc sử dụng kính lúp.

Giai đoạn đầu có thể triệu chứng không rõ ràng và đặc trưng, nhưng tiếp sau là diễn tiến nặng hơn, rồi nếu tái phát thì lặp lại diễn tiến bệnh. Bệnh đau mắt hột thường có những triệu chứng sau đây(4):

Triệu chứng cơ năng

  • Ngứa, kích ứng mắt và mí mắt.
  • Chảy nước mắt sống không phải do tác nhân vật lý (khói, bụi, ngoại vật, phản xạ).
  • Đau mắt.
  • Mắt bị khô rát
  • Mắt đổ ghèn hoặc có dịch mủ.
  • Nhạy cảm trước ánh sáng (photophobia), mắt bị chói.
  • Mờ mắt.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Triệu chứng thực thể

  • Thẩm lậu: tình trạng viêm mãn tính gây ra do tế bào lympho, plasmo… làm cho kết mạc phù, dày, đục, che lấp hệ mạch ở bên dưới, lâu dần có thể xâm lấn đến giác mạc.
  • Xuất hiện “hột”: những mục nhỏ dạng hình tròn, nhú lên trên bề mặt của kết mạc hoặc ở rìa giác mạc, thường có màu trắng xám.
  • Hình thành gai đa giác thường có màu đỏ hoặc hồng
  • Lông mi mọc ngược quay vào trong, đâm, cọ xát lên giác mạc.
  • Xuất hiện sẹo, có sẹo ở lớp lót bên trong của mí mắt, trong trường hợp nặng sẹo hình thành ngay trên giác mạc.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến cơ sở chuyên khoa mắt thăm khám ngay khi có các triệu chứng cơ năng của đau mắt hột, đặc biệt là khi đang ở trong mùa dịch hoặc vùng dịch. Việc chủ quan, tự chữa đau mắt hột tại nhà có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

Tuyệt đối không áp dụng các biện pháp trị đau mắt hột dân gian bằng cách xông, đắp các loại lá cây cỏ theo kinh nghiệm truyền miệng chưa được kiểm chứng.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

5 giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột theo WHO

Để thuận tiện cho việc chẩn đoán, phân loại và điều trị, Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) đã chia quá trình phát triển của đau mắt hột làm 5 giai đoạn(5):

  • Giai đoạn Viêm - nang: Ở giai đoạn này, quá trình nhiễm trùng chỉ mới bắt đầu. Số lượng nang có thể là 5 hoặc nhiều hơn.
  • Giai đoạn Viêm - dữ dội: Trong giai đoạn này, mắt nhiễm trùng nghiêm trọng, rõ rệt hơn và dễ bị kích thích. Mí mắt trên dày và sưng lên trông thấy.
  • Giai đoạn sẹo mí mắt: Sự nhiễm trùng xảy ra thường xuyên, lặp lại nhiều lần, cuối cùng dẫn đến sẹo bên trong mí mắt.  Khi được nhìn dưới kính phóng đại, các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng. Mí mắt của bạn có thể bị cong, méo và kéo vào trong (entropion).
  • Giai đoạn xuất hiện lông mi mọc ngược (trichosis): Lớp lót bên trong sẹo của mí mắt tiếp tục bị biến dạng, khiến lông mi mọc ngược đâm vào trong thay vì cong ra ngoài, các sợi lông này chà xát và gây trầy xước bề mặt trong suốt bên ngoài của mắt (giác mạc).
  • Giác mạc mờ đục: Giác mạc bị viêm, tổn thương liên tục do sự cọ sát của lông mi mọc ngược. Tình trạng viêm liên tục kéo dài có thể khiến giác mạc bị mờ đục, thậm chí loét, bong giác mạc. Cuối cùng mất thị lực không thể hồi phục.

Bệnh đau mắt hột có nguy hiểm không? Biến chứng là gì?

Một trong những lý do khiến bệnh mắt hột được xem là bệnh mắt nguy hiểm đó là vì ngay cả khi được điều trị thành công, bệnh vẫn có thể để lại các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.

Bệnh đau mắt hột thường tiến triển âm thầm toàn phát sau nhiều năm, một số trường hợp có thể tự khỏi, song cũng có nhiều đợt bội nhiễm viêm kết mạc cấp làm cho bệnh nặng hơn. Nếu bệnh không được phát hiện sớm, sự nhiễm trùng lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến hậu quả:

  • Sẹo mí mắt trong.
  • Biến dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp vào trong (entropion) hoặc lông mi mọc ngược (trichosis).
  • Sẹo giác mạc, vẩn đục thành phần trong suốt của mắt.
  • Mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Theo WHO, biến chứng mù lòa do đau mắt hột gây ra là không thể đảo ngược, điều này đồng nghĩa nhiều người phải chấp nhận sống trong cảnh tối tăm suốt đời chỉ vì không khắc phục bệnh đau mắt hột ngay từ đầu.

Đáng nói, đau mắt hột là bệnh có khả năng lây lan cao, đặc biệt ở những quốc gia kém phát triển, mật độ dân số cao, chất lượng vệ sinh môi trường không đảm bảo. Ở những quốc gia nằm trong vùng dịch tễ của mắt hột, tỷ lệ nhiễm ở trẻ em dưới 5 tuổi có thể là 60% hoặc hơn.

Chưa kể hậu quả của đau mắt hột còn làm tăng thêm gánh nặng về kinh tế, xã hội cũng như áp lực tài chính cho cá nhân người bệnh. Theo báo cáo của WHO, chi phí kinh tế về năng suất bị mất do mù và suy giảm thị lực được ước tính là 2,9 USD - 5,3 tỷ đô la hàng năm, mà một trong những nguyên nhân mù như nhận định của tổ chức này là do đau mắt hột gây ra.

Chẩn đoán đau mắt hột

Chẩn đoán lâm sàng

Khi bệnh nhân xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ liên quan đến đau mắt hột, các bác sĩ nhãn khoa trước tiên sẽ thực hiện bước chẩn đoán lâm sàng dựa trên các dấu hiệu:

  • Mắt có ít nhất 5 hột với kích thước từ 0.5mm ở sụn mi trên.
  • Tơ máu, màng máu hình thành trên giác mạc.
  • Sẹo trong kết mạc kết thành hình dải hoặc hình sao.
  • Có ít nhất một lông xiêu mọc ngược đâm vào nhãn cầu

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Chẩn đoán cận lâm sàng

Sau khi có chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định chuyên sâu hơn để xác định bệnh. Với trường hợp đau mắt hột thông thường bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tế bào dựa trên mẫu hạt lấy từ kết mạc.

Chẩn đoán phân biệt

Đôi khi các triệu chứng bệnh lý mắt khác như viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc cấp có thể có biểu hiện lâm sàng tương tự như mắt hột, do đó bác sĩ cần thực hiện thêm chẩn đoán phân biệt.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột là bệnh do vi khuẩn gây ra, do đó thuốc kháng sinh sẽ có hiệu quả trong điều trị ở giai đoạn sớm. Điều này cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài.

Với các trường hợp nghiêm trọng hơn đôi khi phải can thiệp bằng phẫu thuật. Công việc phẫu thuật được tiến hành nhằm định vị lại lông mi đang mọc hướng về phía mắt. Việc làm này có thể giúp hạn chế sẹo giác mạc phát triển nhiều hơn và ngăn ngừa mất thị lực.

Khi sẹo giác mạc phát triển đến mức nghiêm trọng do bệnh mắt hột, bác sĩ nhãn khoa có thể áp dụng phương pháp ghép giác mạc. Nhằm không để sẹo giác mạc che khuất gây suy giảm thị lực đáng kể.

Từ năm 1993 WHO đã thông qua chiến lược SAFE nhằm lãnh đạo và phối hợp các nỗ lực quốc tế để loại bỏ bệnh mắt hột như một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Nội dung của SAFE gồm(6):

  • S (Surgery): phẫu thuật điều trị khẩn cấp, không chần chừ khi bệnh đã ở giai đoạn mù.
  • A (Antibiotics): điều trị mắt hột bằng kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng, đặc biệt là sử dụng thuốc kháng sinh hàng loạt azithromycin, được nhà sản xuất tặng cho các chương trình đào tạo, thông qua Sáng kiến ​​bệnh mắt hột quốc tế;
  • F (Face Washing): Kêu gọi rửa mặt với nước sạch, ngăn lây nhiễm dịch.
  • E (Environment Improvements): Cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt là đảm bảo được khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch. Phải chú trọng việc xây dựng nhà vệ sinh, chuồng gia súc đúng chuẩn. Không để chất thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường.

Chương trình của WHO đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực, một số quốc gia nằm trong vùng dịch tễ đã giảm thiểu số ca đau mắt hột hàng năm xuống mức thấp nhất. Điều này có nghĩa là hàng triệu người đã có cơ hội thoát khỏi nguy cơ mù lòa do bệnh mắt hột gây ra.

Phòng ngừa đau mắt hột

Ý thức vệ sinh là cách dự phòng tốt nhất trước bệnh đau mắt hột. Tuy dễ lây và gây hậu quả nặng nề nhưng bệnh mắt hột vẫn có thể kiểm soát tốt nhờ cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tuân thủ các phương pháp hỗ trợ cải thiện như sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột

Ý thức vệ sinh tốt là yếu tố quan trọng giúp ngăn chặn sự lây lan của đau mắt hột

Rửa tay thường xuyên nhằm loại bỏ chất tiết kết mạc, là cách hạn chế lây bệnh trong gia đình và cộng đồng. Để thực hiện tốt việc phòng tránh đau mắt hột cần:

  • Ý thức giữ vệ sinh cá nhân (gia đình - trường học): rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn chậu, giữ tay chân, quần áo luôn sạch sẽ không chùi tay bẩn lên mắt.
  • Tạo nguồn cung cấp nước sạch: đào khoan giếng, làm bể lọc nước sông, chứa nước mưa.
  • Xây hố xí hợp vệ sinh, xây chuồng gia súc xa nhà (ít nhất 10m).
  • Vệ sinh đường phố, diệt ruồi, chôn đốt rác thải.
  • Hỗ trợ cải thiện tích cực cho những người bị bệnh mắt hột và gia đình. Nếu có biến chứng quặm phải đi mổ quặm ngay.

Một số câu hỏi liên quan bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột có lây không?

Câu trả lời là có, bệnh đau mắt hột là bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc với mắt người bệnh, qua dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bệnh, hoặc sử dụng chung vật dụng với người bệnh như: khăn mặt, ly uống nước, chăn mền… hay sử dụng chung nguồn nước, ngủ chung với người bệnh. Vì vậy, người bệnh đau mắt hột cần chú ý để không lây bệnh cho người khác.

Bị đau mắt hột nên dùng thuốc gì?

Khi đau mắt hột cần được thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chứ không nên tự ý mua thuốc uống để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy theo giai đoạn bệnh mà phác đồ điều trị khác nhau: Trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc mỡ Tetracyclin 1% hoặc Erythromycin, trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh như Erythromycin. Việc sử dụng thuốc gì, liều lượng bao nhiêu và bao lâu, người bệnh tuyệt đối phải theo chỉ định của bác sĩ. 

Nên kiêng gì khi bị đau mắt hột?

Để việc điều trị bệnh đau mắt hột nhanh khỏi, bên cạnh việc thăm khám, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có hại cho mắt, khiến bệnh diễn tiến nặng và khó bình phục. Một số loại thực phẩm mà người bị đau mắt đỏ cần kiêng: Thức ăn cay nóng như hành, tỏi, ớt, tiêu; các loại hải sản (tôm, cua, cá, ốc…), mỡ động vật, đồ uống có cồn, khói thuốc lá.

Tham khảo : Bị đau mắt hột nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đau mắt hột từng là bệnh gây mối nguy có sức khỏe thị lực cộng đồng. Do đó đừng bao giờ lơ là việc bảo vệ mắt mỗi ngày, hãy chăm sóc mắt bằng các dưỡng chất chuyên biệt, tăng sức đề kháng cho mắt, giúp mắt chống lại các tác nhân gây hại, sáng khỏe với thời gian.