Nguyên nhân có dây chằng túi ối

Ngày 02/4/2018, bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc tiếp nhận một bệnh nhi 9 tuổi, cháu Vàng Mí N , nhập viện vì sưng đau đầu gối bên phải. Qua thăm khám, phát hiện trẻ không thể đi lại được vì cẳng chân phải bị cắt cụt, biến dạng, có nhiều vòng thắt; phần mềm quanh khớp gối phải sưng nề, bên trong có ổ áp xe dài gần 10cm. Đồng thời, nhiều ngón chân bên trái, ngón tay hai bên cũng bị cắt cụt một phần và có các vòng thắt giống như cẳng chân bên phải khiến trẻ cầm nắm rất khó khăn.

Ngày 02/4/2018, bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc tiếp nhận một bệnh nhi 9 tuổi, cháu Vàng Mí N , nhập viện vì sưng đau đầu gối bên phải. Qua thăm khám, phát hiện trẻ không thể đi lại được vì cẳng chân phải bị cắt cụt, biến dạng, có nhiều vòng thắt; phần mềm quanh khớp gối phải sưng nề, bên trong có ổ áp xe dài gần 10cm. Đồng thời, nhiều ngón chân bên trái, ngón tay hai bên cũng bị cắt cụt một phần và có các vòng thắt giống như cẳng chân bên phải khiến trẻ cầm nắm rất khó khăn. Rất may mắn là trí tuệ cháu phát triển bình thường, khuôn mặt sáng, phần thân và các cơ quan nội tạng không có tổn thương. Trẻ được xác định mắc hội chứng dây chằng màng ối ( aminotic band syndrome), ổ áp xe phần mềm gối phải hình thành do lực tỳ đè vì trẻ thường xuyên phải bò để di chuyển.

Nguyên nhân có dây chằng túi ối

Ảnh: Bàn tay, bàn chân của cháu Vàng Mí N

Cháu N là người dân tộc mông, nhà nghèo, sống ở vùng núi, đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp nên quá trình mang thai, mẹ cháu không đi siêu âm lần nào, tự sinh con tại nhà, thấy con bị dị tật nhưng cũng không đưa đến viện khám, để đến khi đầu gối cháu sưng đau hơn một tháng, cháu không thể chịu được nữa gia đình mới đưa đến viện. Cháu N đã được các bác sĩ khoa Ngoại – bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc tiến hành trích rạch, tháo mủ, lau rửa ổ áp xe nhưng còn cả tương lai của cháu thì sao? Bàn tay cháu không thể cử động linh hoạt, đôi chân cháu không thể đi lại. Liệu cháu có còn phải nhập viện vì những ổ áp xe tương tự? Với điều kiện gia đình như thế, liệu cháu có thể đến trường học? Sau này cháu sẽ làm gì để kiếm sống?

Nguyên nhân có dây chằng túi ối

Ảnh: Cháu Vàng Mí N đang ngồi ăn.

Hội chứng dây chằng màng ối là một hội chứng hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 1/1200 trẻ sống, bệnh xảy ra trong quá trình phát triển của bào thai, không phải do di truyền từ bố mẹ. Màng ối có hai lớp: màng trong và màng ngoài, vì một lý do nào đó, lớp màng trong bị rách vỡ tạo thành các dải sợi xơ lơ lửng trong buồng ối, bất kỳ bộ phận nào của thai bị các dải sợi xơ này quấn vào đều ít nhiều bị tổn thương -  tùy thuộc vào tuổi thai, vị trí, độ thắt chặt của dây chằng. Thường gặp nhất là tổn thương ở các đầu chi: cắt cụt chi, hình ảnh vòng thắt, dính ngón giả, teo ngọn chi ngoại biên, chân khoèo,…(giống như trường hợp cháu Vàng Mí N ). Nặng nề hơn là các tổn thương vùng đầu mặt và thân mình như chẻ mặt, dị tật mắt, dị tật mũi, khiếm khuyết thành bụng, vẹo cột sống bẩm sinh, không có lỗ hậu môn, thậm chí có thể gây thai lưu.

Hiện tại chưa rõ nguyên nhân gây hội chứng dây chằng màng ối, nên không có biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, siêu âm thai có thể phát hiện các dị tật nói trên, tùy vào mức độ tổn thương mà định hướng cho lâm sàng có chỉ định phù hợp: đình chỉ thai sớm hay đợi đứa trẻ đủ tháng ra đời, khám xét toàn diện, xem xét phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho trẻ.

BS: Nguyễn Thị Thu Hồng khoa XNCĐHA bệnh viện đa khoa Mèo Vạc (Bác sỹ tăng cường theo đề án bác sỹ trẻ về các huyện nghèo)

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn có thể sẽ phải trải nghiệm một triệu chứng mới khi mang thai, đó là triệu chứng đau ở bụng dưới, đặc biệt là những khi bạn gắng sức. Đó có thể là triệu chứng của đau dây chằng khi mang thai.

Đau dây chằng là gì?

Dây chằng là một nhóm các mô xơ cứng có tác dụng hỗ trợ cơ bắp và các cơ quan nội tạng của bạn. Trong thai kỳ, dây chằng cũng sẽ mở rộng và phát triển để hỗ trợ tử cung khi tử cung trở nên lớn hơn.

Khi dây chằng căng, bạn sẽ cảm thấy đau đớn và ê ẩm, đó chính là các cơn đau dây chằng. Hầu hết các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ đảm bảo với bạn rằng những cơn đau như vậy là bình thường.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơn đau dây chằng có thể tăng do tử cung của bạn đã phát triển lớn hơn nhiều và các dây chằng phải căng ra hơn nữa để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai …

Có 1 số cách bạn có thể áp dụng để làm giảm sự khó chịu của các cơn đau dây chằng.

Nguyên nhân có dây chằng túi ối

Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơn đau dây chằng có thể tăng do tử cung của bạn đã phát triển lớn hơn nhiều

Giảm cơn đau dây chằng khi mang thai

Một số biện pháp khắc phục cơn đau dây chằng khi mang thai:

  • Nghỉ ngơi – Đặc biệt là sau khi tập thể dục.
  • Thay đổi tư thế – Nếu bạn đang ngồi khi cơn đau đến thì hãy cố gắng đứng lên hoặc nằm xuống. Nếu bạn đang đứng, hãy thử uốn người hoặc vươn vai.
  • Đi bộ – Đi bộ sau khi trải qua một cơn đau dây chằng cũng có thể có tác dụng giúp bạn thoải mái hơn.
  • Nhiệt – Đắp một miếng đệm nóng vào vùng bụng dưới có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn đau. Ngâm mình trong nước ấm hoặc tắm nước nóng dưới vòi sen có thể có tác dụng tương tự. Nhưng bạn cần lưu ý không nên để quá nóng hay dùng cách này quá lâu.
  • Thuốc – Nếu cơn đau quá kinh khủng và làm bạn mất ngủ, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng Tylenol để giảm sự khó chịu.
  • Xoa bụng – Chúng ta thường có xu hướng chà xát bằng tay vào phần cơ thể cảm đang thấy khó chịu để đối phó với cơn đau. Với cơn đau dây chằng, chà xát nhẹ nhàng cũng có tác dụng.

Nguyên nhân có dây chằng túi ối

Mẹ bầu có thể thay đổi tư thế linh hoạt

Những dấu hiệu nguy hiểm

Cơn đau dây chằng khi mang thai sẽ giảm đi theo thời gian và đến bất ngờ. Nếu bạn đang trải qua một cơn đau mà càng lúc càng tồi tệ hơn thay vì chỉ là 1 sự khó chịu, điều này có thể là dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn.

Những chứng bệnh có triệu chứng đầu tiên tương tự như một cơn đau dây chằng có thể là:

  • Viêm ruột thừa – Những cơn đau của viêm ruột thừa sẽ bắt nguồn từ vùng bụng dưới bên phải của bạn và thường kéo theo sốt, buồn nôn và ói mửa. Nếu bạn nghi ngờ bạn có viêm ruột thừa đi khám ngay lập tức.
  • Sỏi thận – Nếu thấy có máu trong nước tiểu sau khi bạn trải qua cơn đau bụng, có thể bạn bị sỏi thận. Hãy đi khám bác sỹ ngay nhé.
  • U nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung cũng có thể làm bạn gặp phải những cơn đau bụng sắc nét, nhưng hai bệnh này thường gặp trong tam cá nguyệt đầu tiên thay vì từ tam cá nguyệt thứ hai nhu đau dây chằng.

Có thể bạn sẽ là một thai phụ may mắn khi không phải trải qua hoặc chỉ trải qua 1 số ít lần các cơn đau dây chằng. Không phải tất cả thai phụ đều phải trải qua các cơn đau này.

Và các cơn đau dây chằng khi mang thai cũng ít xuất hiện hơn ở các phụ nữ mang thai lần đầu so với các phụ nữ mang thai lần thứ hai, thứ ba và tiếp theo.

Sau khi sanh, tử cung của bạn sẽ co lên, bụng của bạn sẽ nhỏ lại và các dây chằng cũng sẽ trở lại hình dạng và kích thước trước khi mang thai. Việc này cũng có thể gây ra một số đau đớn nhưng nó cũng đáng mong chờ và không quá khó chịu như khi dây chằng căng ra để nâng đỡ em bé.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/