Nguyên nhân bị cảm mạo

Người ta thường nhầm lẫn giữa bệnh cúm (do virus gây ra) và cảm mạo (do thời khí gây ra). Về bản chất, nguyên nhân, cách điều trị khác nhau; mặc dù về triệu chứng giữa cúm và cảm mạo gần giống nhau.

Nguyên nhân bị cảm mạo

Bệnh cúm là gì?

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền bằng đường hô hấp, hay lan thành dịch rộng, phổ biến ở mọi nước. Virus cúm có rất nhiều chủng và các chủng luôn thay đổi nên không tạo được miễn dịch chung, vì vậy một người có thể liên tiếp bị cúm do nhiều chủng gây nên.

Virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành, thời gian lây lan từ ngày đầu đến ngày khỏi bệnh, trung bình 5 – 7 ngày. Trong khoảng cách giữa hai vụ dịch virus cúm tồn tại ở bệnh nhân mắc thể ẩn, trá hình, tản phát. Bệnh lây do tiếp xúc giữa người bệnh với người lành, khoảng cách gần, dưới 1m; không lây ở khoảng cách xa 5 – 10m, thường không lây gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua hơi thở, hắt hơi, sổ mũi, qua những giọt nước li ti chứa virus cúm. Các phương tiện giao thông hiện đại như máy bay, tàu thủy, tàu hỏa tạo điều kiện cho dịch cúm lan rất xa, rất nhanh.

Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng. Thể thường gặp là, sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 1 ngày, ít khi tới vài ngày, bệnh phát rất đột ngột với triệu chứng: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39 – 400C ngay ngày đầu, kéo dài 3 – 5 ngày, kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau đầu như búa bổ, đau nhức các cơ xương, khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng buồn nôn, táo bón. Đồng thời các triệu chứng toàn thân dịu dần trong 5 – 7 ngày. Ở người lớn tuổi, mệt mỏi kéo dài, bình phục chậm.

Nhiệt độ 60oC làm virus chết sau 5 – 10 phút; trái lại, đông lạnh – 600C và khô trong chân không cho phép virus tồn tại một số năm; ở nhiệt độ 00 – 400C ngoài trời, virus cúm không tồn tại quá một ngày.

Cảm mạo là cảm nhiễm phải tà khí của bốn mùa trong năm, còn gọi là ngoại cảm. Nguyên nhân là do khí hậu trái thường của thời tiết, như đang lạnh đột ngột chuyển nắng nóng, và ngược lại. Các khí hậu trái thường đó xâm nhập vào cơ thể mà sinh ra, nặng lắm thì gọi là trúng; vừa vừa thì gọi là thương; và nhẹ thì gọi là cảm. Nếu tà khí nặng vào sâu ở kinh lạc là bệnh thương hàn, nếu là nhẹ mà ở nông chỉ phạm da lông là bệnh thương phong.

Như vậy, cảm mạo là thương phong, do thời tiết bốn mùa khác nhau gây nên, có thể chia làm cảm phong hàn, cảm phong nhiệt… Ngoại cảm phong hàn vào da lông làm phế khí mất túc giáng, thường phát vào mùa đông. Ngoại cảm phong nhiệt, cả phế và vệ ở biểu cùng bị tấn công, phế mất thanh túc, da bị bít lại sinh nhiệt, thường phát vào mùa xuân, mùa hè. Cả hai loại cảm mạo đều có thể hiệp thấp và có thể thấy ở cả bốn mùa. Vào mùa thu có thể có phong táo, có đặc điểm giống phong nhiệt.

Triệu chứng chung của cảm mạo là: nghẹt mũi, nặng tiếng, hắt hơi, chảy mũi, đau đầu, sợ gió hoặc có sốt, kéo dài 3 – 7 ngày…

Vũ Quốc Trung

Đại cương

Cảm mạo là một bệnh do virus gây ra và lây lan qua đường hô hấp, thường đi kèm với các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa họng, đau họng, ho, nghẹt mũi, sốt nhẹ, đau mỏi cơ thể hoặc hơi nhức đầu. Khi bị cảm, mọi người thường mắc phải một số triệu chứng như trên mà nguyên nhân thường là do hơn 200 chủng virus gây ra.

Hầu hết mọi người đều khỏi bệnh sau khoảng một hoặc hai tuần. Đôi khi ho là triệu chứng khó chịu nhất thường kéo dài hàng tuần kể cả khi đã không còn bị cảm nữa. Đó là do đường hô hấp vẫn còn bị tổn thương, viêm và nhạy cảm với những tác nhân kích thích như không khí khô, khói và bụi.

Theo đông y, cảm mạo thường do rối loạn chức năng của phế vệ, đó là hệ thống bảo vệ trên bề mặt cơ thể ngăn cản sự xâm nhập của tà khí từ bên ngoài. Cảm mạo là kết quả của sự xung đột giữa vệ khí và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài cơ thể.

Ngoài sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, thì yếu tố môi trường và thời tiết đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nguyên nhân gây bệnh. Nói chung, các nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài theo đông y là: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa, trong đó nguyên nhân do phong hàn là nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh cảm mạo.

Ở người bị cảm mạo, các nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau… khi có chứng ho nhiều nghĩa là tác nhân gây bệnh đã làm rối loạn hoạt động của phế khí. Căn cứ vào từng giai đoạn tiến triển của bệnh, thầy thuốc đông y sẽ chẩn đoán và điều trị dựa vào các phương pháp chủ yếu như sơ phong, tán hàn, thanh nhiệt, nhuận táo.

Đông y thường phân loại ho do ngoại cảm thành 3 nhóm chính để điều trị như sau:

  • Ho do phong hàn;
  • Ho do phong nhiệt;
  • Ho do táo nhiệt;

Điều trị chứng ho cảm mạo

Điều trị chứng ho do cảm mạo chủ yếu dựa vào các nguyên tắc sau:

  • Bệnh ở giai đoạn sớm, tác nhân gây bệnh còn phía bên ngoài của cơ thể (bệnh tại biểu), xuất hiện các triệu chứng như: sợ lạnh, phát sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi nước v.v.
    • Phương pháp điều trị chủ yếu là “giải biểu, tuyên tán”, nhằm đầy lùi tác nhân gây bệnh thông qua bề mặt cơ thể; thảo dược có tác dụng khai thông phế khí là: ma hoàng, cát căn, hạnh nhân, bạch tiền.v.v.
    • Thảo dược tính cay ấm có tác dụng giải biểu tán hàn thường được sử dụng là lá tía tô, ma hoàng, gừng tươi, phòng phong v.v.
    • Thảo dược có tính cay mát có tác dụng giải biểu thanh nhiệt thường được sử dung là: bạc hà, hoa cúc, lá dâu tằm, liên kiều, kim ngân hoa, ngưu bàng tử, v.v.
    • Thời kỳ này cấm kị dùng các loại thuốc có tính thu sáp, giảm ho bởi vì sẽ làm cho ngoại tà đi vào bên trong, hoặc làm cho đàm dịch bị bế tắc gây nhiều biến chứng khác.
  • Ho kéo dài nhiều ngày, hoặc tà khí bên ngoài chưa được thanh giải hết, hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh có biểu hiện của nhiệt như: khô họng, đau họng, khát nước v.v.
    • Điều trị nên tiếp tục làm khai thông, loại trừ ngoại tà đồng thời kết hợp với biện pháp thanh giải nội nhiệt.
    • Thường dùng các thuốc thanh nhiệt như: hoàng cầm, chi tử, tang bạch bì, lô căn, thạch cao, tri mẫu v.v.
    • Ho kéo dài một thời gian có khả năng làm cho bên trong cơ thể bị nóng và khô, lúc này ngoài phép điều trị giải biểu loại trừ tác nhân gây bệnh ra, cần thêm các loại thảo dược có tác dụng nhuận phế giáng hỏa như: mạch đông, sa sâm, thiên đông, sinh địa, huyền sâm v.v.

Các nhóm thuốc hóa đàm trong đơn thuốc rất quan trọng nhằm nâng cao hiểu quả điều trị. Thuốc có tác dụng hóa nhiệt đàm gồm có: qua lâu, bối mẫu v.v. Thuốc có tác dụng hóa táo đàm gồm có: vỏ quả lê, hạnh nhân, sa sâm, tử uyển, khoản đông hoa, bách bộ v.v. Thuốc có tác dụng hóa thấp đàm gồm có: bán hạ, trần bì, đởm nam tinh, bạch giới tử v.v.

Nguyên nhân bị cảm mạo
Nguyên nhân bị cảm mạo
Nguyên nhân bị cảm mạo

ngưu bàng tử                         bách bộ                        bạch giới tử

Khi các triệu chứng cảm mạo đã hết nhưng chứng ho vẫn còn tiếp tục, hoặc hay tái phát, ngứa cổ, khó khạc đàm thì nên dùng bài thuốc trị ho (chỉ khái tán gia giảm). Trong đó kinh giới có tác dụng tán phong, rễ cây bách bộ, thân rễ cây bạch tiền và rễ cây tử uyển có tác dụng ôn nhuận phế, giáng phế khí; cam thảo, cát cánh làm dịu cổ họng và trừ đờm. Với những điều chỉnh phù hợp, bài thuốc này thường được sử dụng để trị ho kéo dài sau khi bị viêm đường hô hấp.

Kết luận

Sử dụng thảo dược của đông y trong điều trị chứng ho cảm mạo là phương pháp điều trị toàn diện nhằm làm giảm ho, làm dịu và hết ngứa cổ họng, giảm đau rát, dễ khạc đờm, hết nghẹt mũi, giúp thở dễ dàng, làm giảm chứng đau đầu và mệt mỏi. Các phương pháp này giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, minh mẫn, không gây buồn ngủ hay các tác dụng phụ không mong muốn khác.

Theo kinh nghiệm đông y, chứng ho cảm mạo có thể điều trị khỏi nhanh trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm thì rất dễ trở thành mãn tính và phải điều trị lâu dài, hoặc do ăn uống không hợp lý như ăn quá nhiều thức ăn sống, lạnh làm suy giảm chức năng của tỳ vị dẫn đến sinh ra nhiều đàm trọc sẽ làm ảnh hưởng chức năng của phế. Mặt khác, ăn quá nhiều thức ăn béo, cay nóng, uống rượu, hút thuốc lá quá nhiều v.v. dẫn đến cơ thể dễ tích nhiệt, và đàm nhiệt sinh ra sẽ gây tổn thương phế, làm cho chứng ho càng thêm trầm trọng, và bệnh lâu hồi phục.

Nguyên nhân bị cảm mạo
Nguyên nhân bị cảm mạo
Nguyên nhân bị cảm mạo

tử uyển                          khoản đông hoa                     kinh giới

Tài liệu tham khảo

Http://www.shen-nong.com/eng/exam/cough_symptoms.html