Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024

Tê tay chân khi ngủ dậy là cảm giác tê buốt các chi, bao gồm bàn chân và ngón tay khi thức dậy. Tình trạng tê nhức thông thường sẽ hết khi bạn xoa bóp khu vực tê nhức. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị tê bì tay chân khi vừa ngủ dậy, khả năng cao đó là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Cùng xem cụ thể những nguyên nhân và cách phòng tránh tê bì tay chân qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục

Cảm giác tê tay chân khi ngủ dậy là gì?

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024
Tê tay chân khi ngủ dậy

Cảm giác tê tay chân khi ngủ dậy thường bắt gặp vào sáng sớm khi vừa thức dậy. Tay và chân xuất hiện cảm giác tê buốt, ngứa, mỏi cơ, khó chịu. Các khớp tay và khớp chân khó cử động và cảm giác khi tiếp xúc da sẽ bị suy giảm. Ngoài ra các khớp tay còn bị đau nhức, bàn tay không thể nắm chặt hay căng hết cỡ. Ngay khi vừa thức dậy, cảm giác tê tay chân xuất hiện khiến cơ thể mệt mỏi, ủ rũ. Cơn tê đau nặng có thể theo dây thần kinh lan tới cổ, vai, gáy, hông, đùi,…

Nguyên nhân của tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy được chia làm hai loại là do tình trạng sinh lý và do các bệnh mắc phải. Nguyên nhân sinh lý là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy. Đa số những trường hợp tê tay chân ở mọi lứa tuổi đều do nhóm nguyên nhân này. Tê tay chân xuất hiện khi mạch máu cơ thể và dây thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông và dây thần kinh truyền tín hiệu gián đoạn tới các chi. Tình trạng này mau chóng biến mất khi bạn xoa bóp vùng tê nhức để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Nằm ngủ sai tư thế

Khi ngủ con người thường có thói quen nằm với tư thế tự do sao cho thoải mái nhất như nằm nghiêng hay nằm sấp. Khi nằm, tay có xu hướng chèn vào thân người hay kê đầu dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép trong vô thức và tê buốt. Bên cạnh đó một số tư thế chân không thoải mái như co gập chân, không thể duỗi thẳng chân, chân thả xuống dưới giường,… cũng có thể khiến các khớp chân và cẳng chân xuất hiện tình trạng tê nhức.

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024
Ngủ sai tư thế dẫn đến tê tay chân

Lứa tuổi học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng rất dễ bị tê tay chân khi ngủ dậy do thói quen nằm ngủ gục trên bàn. Khi nằm ở tư thế này, hai tay thường dùng để kê đầu, dẫn đến các dây thần kinh và mạch máu tay bị chèn ép và tê buốt. Bên cạnh đó khi ngủ chân không chạm đất, hay chân gác lên nhau cũng có thể dẫn đến tê chân khi ngủ dậy.

Hiện tượng liệt giấc ngủ

Tê tay chân khi ngủ dậy có thể do não bộ gửi tín hiệu tới các chi để ngăn cản giấc mơ tiếp diễn và đánh thức cơ thể. Hiện tượng này có thể dẫn đến tình trạng tê tay chân ngay cả khi ngủ và khi thức dậy.

Mất ngủ, khó ngủ

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024
Mất ngủ có thể dẫn đến tê tay chân

Mất ngủ có thể do stress trong cuộc sống hoặc một số bệnh lý gây nên. Người bệnh mất ngủ có giờ giấc ngủ không cố định, không theo khoa học. Vào ban đêm thường khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc hoặc thức dậy lúc nửa đêm. Hiện tượng này lặp lại nhiều lần khiến hoạt động thần kinh não bị rối loạn gây ra cảm giác tê tay chân khi ngủ dậy. Tình trạng này kéo dài rất dễ khiến bệnh nhân rơi vào trầm cảm và rối loạn thần kinh.

Một số lý do khác

  • Người béo phì có lượng mỡ trong cơ thể, mỡ máu cao khiến mạch máu bị chèn ép, thành mạch thu hẹp, máu khó lưu thông tới các chi
  • Ăn uống không khoa học, chế độ ăn thiếu các khoáng chất tốt cho máu và thần kinh như kẽm, sắt, canxi, vitamin B12,….
  • Lười vận động khiến cơ mềm yếu, cứng khớp, tay chân thiếu linh hoạt
  • Cồn trong rượu, bia khi không được nội tạng hấp thụ hết sẽ ngấm vào mạch máu, tê liệt hệ thần kinh dẫn đến tình trạng say rượu kèm đau đầu, tê nhức toàn thân
  • Chấn thương thể thao khiến các khớp, hệ thần kinh bị tổn thương
  • Tác dụng phụ của thuốc lên hệ thần kinh

Xem thêm: Tê buốt chân tay có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?

Tê tay chân khi ngủ dậy do nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý có biểu hiện đặc trưng về tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy như bệnh về khớp, bệnh thần kinh hay các bệnh về tim, mạch máu,…

Hội chứng ống cổ tay dẫn đến tê tay

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024
Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay bắt nguồn do viêm bao hoạt dịch cổ tay, dẫn đến rối loạn thần kinh ngoại vi. Hiện tượng này phổ biến ở phụ nữ mang thai hoặc người lao động chân tay nặng. Ngoài tình trạng tê nhức, người bệnh còn cảm thấy cứng khớp, nhất là vào ban đêm.

Tiểu đường khiến tê nhức các chi

Người bị tiểu đường rất dễ bị tê tay chân khi ngủ dậy. Lượng đường huyết tăng cao ảnh hưởng quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Tín hiệu truyền tới các chi kém hoặc gián đoạn gây ra tình trạng tê liệt hoặc rối loạn cảm giác. Mạch máu tắc nghẽn do bệnh tiểu đường còn khiến máu không truyền đủ tới các đầu ngón tay, ngón chân gây tê ngứa râm ran.

Các bệnh tim mạch ngăn cản máu lưu thông

Các bệnh tim gây rối loạn hoạt động tim mạch, gián đoạn quá trình bơm máu ra cơ thể, nhất là vị trí các đầu ngón tay, ngón chân nơi xa tim nhất. Người bệnh không nên chủ quan với các bệnh về tim bởi ngoài triệu chứng tê tay chân, các bệnh này còn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tê tay chân

Ngoài ra, có một số bệnh lý khác cũng gây ra tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy như thoát vị đĩa đệm, bệnh zona, viêm dạ dày, thiếu máu ác tính,…

Những cách khắc phục tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy

Tình trạng tê tay chân khi ngủ dậy do các nguyên nhân sinh lý có thể khắc phục nhanh chóng, hiệu quả bằng cách massage, xoa bóp giúp máu lưu thông thuận lợi. Đồng thời, bạn có thể áp dụng chườm nhiệt lên vị trí tê buốt hay ngâm tay chân vào nước ấm.

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024
Chườm nhiệt lên vị trí tê chân

Tình trạng tê tay chân kéo dài có thể do các nguyên nhân bệnh lý, bạn cần đi khám và điều trị dứt điểm bệnh. Tê tay chân khi ngủ dậy là một trong những triệu chứng của bệnh viêm đa dây thần kinh, thoái hóa khớp, viêm khớp,…. ảnh hưởng xấu đến chức năng phản xạ và vận động của cơ thể.

Khi nào cần đi khám tê tay chân?

Những dấu hiệu khiến bạn cần đi khám ngay

Nếu như tình trạng tê buốt tay chân xuất hiện thường xuyên, mức độ ngày càng tăng cho dù bạn đã áp dụng các liệu pháp giảm đau ngoài thì rất có thể đây là báo hiệu của một căn bệnh nặng hơn. Giải pháp tốt nhất là bạn nên đi khám tổng quan cơ thể bởi có rất nhiều bệnh lý là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tê tay chân.

Đặc biệt cần lưu ý thăm khám sức khỏe cơ xương khớp – thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay chân. Một số tình trạng bệnh lý bạn cần lưu ý về cơ xương khớp – thần kinh là thoát vị đĩa đệm, các bệnh cong vẹo cột sống, đau thần kinh tọa, hội chứng ống cổ tay,….

Địa chỉ khám và điều trị tình trạng tê buốt tay chân uy tín

Phòng khám Winmedic là phòng khám điều trị cột sống thắt lưng tốt nhất, uy tín hàng đầu tại Tp HCM. Phòng khám chuyên thăm khám và điều trị cho bệnh nhân cột sống nói riêng và bệnh nhân gặp các bệnh về cơ – xương – khớp – thần kinh nói chung. Winmedic ưu tiên chữa trị bằng các liệu pháp không xâm lấn, sử dụng đa dạng phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh hồi phục an toàn.

Ngủ dậy bị tê tay là bệnh gì năm 2024

Khi tới thăm khám và chữa trị tại Winmedic, người bệnh luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc tận tình từ bác sĩ. Mỗi liệu trình điều trị cho bệnh nhân đều được thiết kế chuyên biệt, phù hợp với thể trạng người bệnh và tình trạng bệnh. Việc khám và chữa trị được hỗ trợ bởi hệ thống thiết bị, máy móc hiện đại từ Mỹ, châu Âu, Israel,…

Trong quá trình hồi phục, người bệnh được tư vấn, hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng với các bài tập và liệu pháp vật lý trị liệu. Với chứng tê tay chân khi ngủ dậy, ngoài việc điều trị theo bệnh, các bác sĩ tại Winmedic khuyên bệnh nhân nên thường xuyên tập luyện với các bài tập chữa tê buốt chân tay ngay cả khi khỏi bệnh để duy trì chân tay luôn linh hoạt, khỏe mạnh.

Phòng tránh tê tay chân khi ngủ dậy

  • Nằm ngủ với các tư thế chuẩn, không kê tay hay chân. Sử dụng loại đệm và gối mềm vừa phải, phù hợp với cơ thể.
  • Xoa bóp chân tay trước và sau khi ngủ. Ngâm chân nước ấm khi thức dậy.
  • Thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung dưỡng chất tốt cho mạch máu, thần kinh, khớp. Uống đủ nước mỗi ngay theo nhu cầu cơ thể (trung bình 1,5 – 2,5l nước)
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho cơ thể.
  • Thường xuyên duy trì tập thể dục thể thao, giữ cho cơ săn chắc, khớp linh hoạt, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần.
  • Sinh hoạt, làm việc điều độ, chuẩn giờ giấc. Tránh để tinh thần căng thẳng, hạn chế làm việc, giải trí về đêm gây mất ngủ.

Tê tay chân khi ngủ dậy do rất nhiều nguyên nhân bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Người bệnh không nên chủ quan với tình trạng này mà hãy chủ động phòng ngừa. Đặc biệt cần lưu ý thăm khám sức khỏe cơ xương khớp – thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay chân.