Ngôn bản để dạy Tập làm văn cho học sinh Tiểu học người giáo viên cần phải làm gì

Một số giải pháp dạy Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh lớp 3B- Trường Tiểu học Minh Tiến

Ngày đăng:12/06/2020 - 11:06

Trong chương trình dạy học các môn đặc biệt là phân môn Tập làm văn

là một phân môn có tầm quan trọng trong tất cả các môn học vì chúng quyết định về nhiều mặt. Trong tất cả các môn học đều phải sử dụng đến hành văn để làm: Tự nhiên và Xã hội, Toán và các phân môn khác của Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn có tầm quan trọng cho đến cả sau này khi học sinh không còn học trong mái trường nữa thì phân môn Tập làm văn vẫn theo và là hành trang để đi vào đời cho các em như: học sinh có làm văn tốt thì nói mới lưu loát được, muốn có một bài diễn thuyết hay mang tính thuyết phục thì cũng phải có hành văn tốt. Vậy có thể nói Tập làm văn có ảnh hưởng rất lớn trong cả một đời người. Trong nhà trường phải dạy như thế nào để các em có thể lĩnh hội phân môn này một cách tốt nhất, làm sao để phát huy khả năng viết văn hay cho học sinh, phát huy ngôn ngữ của học sinh đó là một vấn đề mà mỗi người giáo viên chúng ta cần phải suy nghĩ dạy như thế nào để có tính hiệu quả cao. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh, giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học và thực hành trên lớp vào thực tế cuộc sống.

Một số giải pháp:

Giải pháp 1: Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn.

Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn sinh động ? điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì và chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác định được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức đã học và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau:

* Giải pháp 2: Luôn chú trọng Tích hợp - lồng ghép khi dạy phân môn Tập làm văn lớp 3.

Khi dạy Tập làm văn giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điểm ở tất cả các phân môn.

* Giải pháp 3: Rèn học sinh biết sử dụng câu, dấu câu, các biện pháp nghệ thuật khi viết văn.

Trong chương trình Tiếng Việt 3 học sinh nhận biết về câu, các mẫu câu thông qua hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể: Đối với phần dạy về câu học sinh chỉ ôn lại các mẫu câu đã học ở lớp 2. Đó là: Mẫu câu Ai làm gì? Ai thế nào? và Ai là gì? Trong sáng kiến này, tôi đi sâu vào cách hướng dẫn học sinh rèn kỹ năng viết câu đúng [đúng cấu tạo, đúng nội dung], câu hay, câu có hình ảnh, cảm xúc dựa trên việc học sinh đã nắm được mẫu câu, dấu hiệu nhận biết cũng như tác dụng của từng mẫu câu, kiểu câu.

* Giải pháp 4: Rèn kĩ năng quan sát, tự tin, thể hiện giọng nói, cử chỉ, điệu bộ trong các giờ luyện nói.

Với đặc điểm vốn từ còn hạn chế, nên học sinh lớp 3 gặp nhiều khó khăn trong việc nghe - nói - viết - kể lại câu chuyện bằng lời văn của mình. Do vậy, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động quan sát từng đường nét, màu sắc, hình ảnh, nội dung thể hiện của tranh, học sinh cảm nhận được nét đẹp của cảnh vật, con người và muốn bày tỏ trao đổi với bạn, với thầy cô.

* Giải pháp 5: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Học sinh có hứng thú trong giờ học cũng chính là giúp cho thầy cô giáo có cảm hứng, say mê trong mỗi giờ lên lớp. Trong các giờ lên lớp, tôi không ngừng nghiên cứu để tìm ra những giải pháp nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em ngày càng yêu thích môn học. Sau đây là một số cách tôi đã thực hiện để tạo hứng thú cho học sinh khi học Tập làm văn:

* Giải pháp 6: Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm là việc tạo điều kiện tối đa để học sinh được học bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau qua đó làm sâu sắc kinh nghiệm, nhận thức, phẩm chất, năng lực của bản thân. Trong phân môn Tập làm văn, hoạt động trải nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua hoạt động trải nghiệm các em được quan sát, được cảm nhận,từ đó giúp các em viết đoạn văn chân thực và dễ dàng hơn.

* Giải pháp 7: Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động khi dạy tiết Tập làm văn theo hướng đổi mới.

Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập một cách chủ động và tích cực. Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: Học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại với nhau hoặc với chính các thầy cô; Hoạt động cá nhân về một vấn đề.

* Giải pháp 8: Dạy học phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Dạy văn thông qua các hoạt động ngoại khoá: Giúp học sinh có những hiểu biết ngoài kiến thức được học trong chương trình chính khoá. Do đó việc phối kết hợp với các hoạt động ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết.

* Giải pháp 9: Dạy Tập làm văn thông qua các Tiết đọc thư viện.

Dạy trẻ cảm thụ văn học qua các tiết đọc thư viện là một việc làm rất quan trọng và không thể thiếu trong trường Tiểu học.

* Giải pháp 10: Dạy Tập làm văn cho học sinh theo hướng đổi mới.

Nội dung kiến thức chương trình sách giáo khoa mới biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, nâng cao cao dần về mức độ và lượng kiến thức qua từng lớp học.

* Giải pháp 11: Đánh giá, nhận xét, hỗ trợ, động viên, khen thưởng học sinh kịp thời.

Đánh giá, nhận xét, khen thưởng, động viên là một trong những phương pháp đang được các giáo viên và cả phụ huynh sử dụng để làm cho học sinh, con em cảm thấy vui sướng, phấn khởi;

* Giải pháp 12: Giáo viên phối hợp với tổ chức, các bậc cha mẹ học sinh.

Một trường học, lớp học phát triển vững mạnh một phần lớn nhờ công đóng góp của tập thể phụ huynh học sinh.

Một số hình ảnh

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Chủ Đề