Nghiệp vụ kinh tế phát sinh la gì ví dụ

Để giúp các bạn tham gia khóa học KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỰC HÀNH VÀ KẾ TOÁN SƠ CẤP có một cái nhìn tổng quan về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu tại một doanh nghiệp từ buổi 1 đến buổi 12 trước khi làm quen với bộ chứng từ thực tế tại một doanh nghiệp, Trung tâm kế toán An Tâm tóm tắt lại cho các bạn trong 1 file để các bạn tiện theo dõi bằng nghiệp vụ Nợ Có và bằng Sơ đồ chữ T. Hy vọng, qua bài viết này các bạn có thể tự tin biết được những nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần có chứng từ gì và định khoản như thế nào. Chúc các bạn học tốt.

CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

TÀI KHOẢN 111 [Buổi 1+2]

1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa , cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu như sau: – Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT:

[Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự 1.Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính, 3. Hợp đồng mua bán, và các chứng từ khác liên quan tùy từng trường hợp ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Tổng giá thanh toán] [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn][hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111,5112…]
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra [ trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế]

– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán.
[ Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự:1.Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính, 3. Hợp đồng mua bán và các chứng từ khác có liên quan tùy từng trường hợp ghi nhận nghiệp vụ sau]:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Tổng giá thanh toán] [hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111,5112…]

Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp . Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu như sau:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111,5112…]
Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ [như: Thu lãi đầu tư ngắn hạn, dài hạn, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…] bằng tiền mặt nhập quỹ
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự 1.Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính và các chứng từ khác có liên quan tùy từng trường hợp ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111- Tiền mặt [Tổng giá thanh toán] [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113] Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra [trên hóa đơn lấy dòng tiền thuế] Có TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính [Giá chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn].

Có TK 711- Thu nhập khác [Giá chưa có thuế GTGT, lấy trên hóa đơn ].

3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113] Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 – Thu nhập khác.

4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt;
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ], 2.Séc, 3. Phiếu nhận tiền, 4.Giấy báo nợ ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [hạch toán chi tiết 1121, 1122 ..và chi tiết từng ngân hàng]

5. Vay ngân hàng bằng tiền mặt [Tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế],
Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ], 2.Hợp đồng vay, 3.Giấy nhận nợ ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [1111, 1112]. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [hạch toán chi tiết 1121, 1122 ..và chi tiết từng ngân hàng.Ví dụ: tiền VND ngân hàng ACB là 11211; ngân hàng VCB là 11212]
Có TK 3411 – Các khoản đi vay

6. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự : 1.Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ], và các chứng từ khác có liên quan [Hợp đồng; giấy đề nghị tạm ứng …] ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113] Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng [chi tiết cho từng đối tượng]

Có TK 136 – Phải thu nội bộ Có TK 138 – Phải thu khác [1388]

Có TK 141 – Tạm ứng [chi tiết cho từng đối tượng]

Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược

7. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn các khoản đầu tư [được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền] vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính , Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm : 1.Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ],] và các chứng từ khác có liên quan [Hợp đồng ..] ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113] Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [nếu lỗ] Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh [giá vốn] Có các TK 221, 222, 228 [giá vốn]

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi]

8. Khi nhận được vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên góp vốn, Kế toán dựa vào bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ], 2.Biên bản góp vốn để ghi nhận như sau:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

9. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo có, 3. Giấy nộp tiền của ngân hàng, 4. Sổ phụ nhân hàng ghi nhận như sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121, 1122 ..và chi tiết từng ngân hàng]
Có TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

10. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán; cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], và các chứng từ khác có liên quan để ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Nợ TK 228 – Đầu tư khác

Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

11. Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2. Hợp đồng ghi nhận như sau:

Nợ TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

12. Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào 1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang Nợ TK 1332 – Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

13. Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ [Theo phương pháp kê khai thường xuyên], Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính, 3.Phiếu xuất kho bên bán, 4. Hợp đồng mua bán [nếu có],5. Phiếu nhập kho, 6. Biên bản bàn giao ghi

Nợ TK 1521 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Nợ TK 1561 – Hàng hoá [Giá mua chưa có thuế GTGT]

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ

Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

14. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], và các chứng từ khác có liên quan [Hợp đồng nợ đến hạn, bảng lương…] ghi nhận các nghiệp vụ sau:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán [chi tiết từng đối tượng]
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [hạch toán chi tiết từng khoản thuế]
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [hạch toán chi tiết 3341; 3348] Nợ TK 335 – Chi phí phải trả Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [chi tiết theo từng đối tượng]


Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính [hạch toán chi tiết 3411; 3412]
Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

15. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, Kế toán dựa vào bộ chứng từ 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ],, 2.Hóa đơn tài chính ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,… [ hạch toán chi tiết từng khoản mục ví dụ 6421;6423…] Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ

Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

16. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ],, 2.Hóa đơn tài chính [nếu có] ghi như sau:

Nợ các TK 635, 811,… Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ [nếu có]

Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

17. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm :1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2.Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:

Nợ TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

18. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1. Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ],, 2.Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý

18. Nộp tiền thuế môn bài, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy nộp tiền vào NSNN ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 33382-Các loại thuế khác
Có TK 111- Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

[Sau đó hạch toán tiếp nghiệp vụ chi phí của thuế môn bài]

Nợ TK 6425: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 33382: Các loại thuế khác

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN MẶT

Bài học thêm những nghiệp vụ kinh tế phát sinh của tiền mặt để các bạn làm quen

TÀI KHOẢN 112 [Buổi 1+2]

1. Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu như sau:
– Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, Kế toán dựa vào bộ chứng từ 1.Giấy báo có do kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo có ngân hàng, 3.Hóa đơn tài chính, 4.Hợp đồng mua bán và các chứng từ khác có liên quan [phiếu xuất kho, BB giao hàng…] ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng [Tổng giá thanh toán] [Hạch toán chi tiết 1121, 1122; 1123 chi tiết từng ngân hàng, ví dụ ngân hàng ACB là 11211, ngân hàng VCB là 11212]
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn] [Hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111, 5112, 5113]
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra [ trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế]

– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, Kế toán dựa vào bộ chứng từ: 1.Giấy báo có kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo có của ngân hàng, 3.Hóa đơn tài chính, 4.Hợp đồng mua bán và các chứng từ khác có liên quan [phiếu xuất kho, BB giao hàng…] ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng [hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Tổng giá thanh toán] [Hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111, 5112, 5113]

– Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp . Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu như sau:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111, 5112, 5113]
Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

2. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính [lãi tiền gửi…], các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo có kế toán lập[ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo có ngân hàng, 3. Hóa đơn tài chính, các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng [Tổng giá thanh toán ] [hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [ giá chưa có thuế GTGT]
Có TK 711 – Thu nhập khác [giá chưa có thuế GTGT]
Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra

3. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1.Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy nộp tiền vào ngân hàng, 3.Giấy báo có ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]
Có TK 111 – Tiền mặt. [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]

4. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1.Giấy Báo có kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo có ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]
Có TK 131 – Phải thu khách hàng [Ghi cụ thể đối tượng chi tiết]

5. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng , Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1.Giấy báo có kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo có ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 112 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng] Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Có TK 131 – Phải thu của khách hàng [Ghi cụ thể đối tượng chi tiết] Có TK 136 – Phải thu nội bộ Có TK 141 – Tạm ứng. Có TK 244 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược

6. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, Kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn các khoản đầu tư [được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền] vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính , Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy báo có kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo có ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi nhận nghiệp vụ sau:

Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng] Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ] Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh [giá vốn] Có các TK 221, 222, 228 [giá vốn]

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi]

7. Nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền gửi ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy báo có do kế toán lập[ chứng từ ghi sổ],, 2.Giấy báo có ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]
Có TK 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

8. Chi tiền gửi ngân hàng nộp các khoản bảo hiểm xã hội, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1.Giấy báo nợ do kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi ,4.Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội Nợ TK 3384 – Bảo hiểm y tế Nợ TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

9. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Phiếu thu [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ , 3. Phiếu nhận tiền, 4.Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt [Hạch toán chi tiết theo loại tiền 1111; 1112; 1113]
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng[Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

10. Chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng; 3.Sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

11. Chuyển tiền gửi ngân hàng đi đầu tư tài chính, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy báo nợ do kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 121 – Chứng khoán kinh doanh Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

12. Trả tiền mua vật tư, công cụ, hàng hóa về dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, ủy nhiệm chi hoặc séc, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm; 1.Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Hóa đơn tài chính; 4. Sổ phụ ngân hàng và chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ Nợ TK 156 – Hàng hóa Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

13. Trả tiền mua TSCĐ, BĐS đầu tư, đầu tư dài hạn, chi phí đầu tư XDCB phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Hóa đơn tài chính, 4.Sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình [Hạch toán chi tiết theo từng loại TSCĐ] Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con Nợ TK 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Nợ TK 228 – Đầu tư khác Nợ TK 241 – XDCB dở dang Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ [1332 – nếu có],…

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

14. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng, và các chứng từ khác có liên quan [bảng tính lãi…] để ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Nợ TK 334 – Phải trả người lao động Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

15. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ doanh nghiệp,… bằng tiền gửi Ngân hàng, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng,3.Biên bản trả lại vốn, trả vốn góp, 4.Sổ phụ ngân hàng ghi:

Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Nợ TK 353 – Qũy khen thưởng phúc lợi

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

16. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ cho người mua bằng chuyển khoản, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1.Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Hóa đơn giảm giá, 4.Hóa đơn hàng bán bị trả lại,5.Hóa đơn chiết khấu thương mại, 5. Sổ phụ ngân hàng… ghi:

Nợ TK 5211 – Chiết khấu thương mại Nợ TK 5212 – Giảm giá hàng bán Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại Nợ TK 33311- Thuế GTGT phải nộp

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng. [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

17. Chi bằng tiền gửi Ngân hàng liên quan đến các khoản chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [ chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Hóa đơn tài chính, 4.Sổ phụ ngân hàng và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Nợ TK 811 – Chi phí khác Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa dịch vụ

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI LIÊN QUAN ĐẾN BUỔI 1 VÀ BUỔI 2 ĐỂ CÁC BẠN TIỆN THEO DÕI
Bài tập và bài giải 1: Công ty ABC là Công ty thương mại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,chuyên kinh doanh máy vi tính [Được thành lập trong tháng 1/2015 do 2 thành viên Góp vốn là Nguyễn Văn A và Nguyễn Thị B], trong kỳ tháng 1/2015 có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

1. Ngày 3/1/2015. Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền mặt của Ông Nguyễn Văn A là 100 triệu đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Phiếu thu có đầy đủ chữ ký

+Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111 [Tiền mặt ]: 100.000.000
Có TK 41111 [ Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết]: 100.000.000

+ Ghi sổ cái tài khoản 1111 và 41111

2. Ngày 4/1/2015. Công ty nhận tiền góp vốn bằng tiền gửi Ngân hàng tại Ngân hàng ACB với số tiền 120 triệu đồng của Chị B.
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo có do kế toán lập [chứng từ ghi sổ] 2.Giấy báo có của ngân hàng, 3. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB] : 120.000.000
Có TK 41111[ Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết]: 120.000.000

+Ghi sổ cái tài khoản 11211 và 41111

3. Ngày 4/1/2015. Công ty đặt cọc tiền thuê nhà cho chủ nhà là Nguyễn Văn Mười số tiền 15 triệu với thời hạn thuê là 2 năm bằng tiền mặt. Sau 3 năm thì nếu không tiếp tục thuê sẽ trả lại tiền cọc.
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2.Hợp đồng thuê nhà

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 244 [Cầm cố thế chấp, ký quỹ ký cược]: 15.000.000
Có TK 1111 [Tiền mặt] : 15.000.000

+Ghi sổ cái TK 244 và 1111
+Ghi sổ chi tiết 244 ghi rõ đối tượng là Nguyễn Văn Mười.

4. Ngày 05/01/2015 rút tiền gửi ngân hàng ACB nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 đồng

Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu [chứng từ ghi sổ]; 2. Giấy báo nợ; 3. Séc; 4. Giấy nhận tiền, 5. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111 [Tiền mặt] : 20.000.000
Có TK 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB] : 20.000.000

+Ghi sổ cái TK 1111và 11211

5. Ngày 05/01/2015 Nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng VCB 50.000.000 đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy nộp tiền vào ngân hàng; 3.Giấy báo có ngân hàng, 4. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 11212 [Tiền gửi ngân hàng VCB] : 50.000.000
Có TK 1111 [Tiền mặt] : 50.000.000

+Ghi sổ cái TK 1111 và 11212

6. Ngày 5/1/2015. Công ty mua đồ dùng văn phòng tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Nhà sách Nguyễn Văn Cừ xuất hóa đơn GTGT cho Công ty với giá chưa VAT là 4 triệu và VAT là 10%: 0.4 triệu. Công ty trả bằng tiền mặt
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2.Hóa đơn tài chính của nhà sách Nguyễn văn Cừ

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 6423 [ Chi phí đồ dùng văn phòng-BP.QLDN] : 4.000.000 Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ] : 400.000

Có 1111[ Tiền mặt] : 4.400.000

+Ghi sổ cái TK 6423;1331 và 1111

7. Ngày 6/1/2015 Công ty trả tiền thuê văn phòng cho chủ nhà bằng tiền mặt, Chủ nhà đã xuất hóa đơn cho Công ty với giá là 15 triệu/tháng [Đây là hóa đơn bán hàng nên không có thuế GTGT].

Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2.Hóa đơn bán hàng

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 6427[ Chi phí dịch vụ mua ngoài-BP.QLDN] : 15.000.000
Có TK 1111 [Tiền mặt] : 15.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 6427 và 1111

8. Ngày 07/01/2015 Công ty vay cá nhân bằng tiền mặt 100.000.000 đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu [chứng từ ghi sổ] ; 2. Hợp đồng vay cá nhân

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111[Tiền mặt] : 100.000.000
Có TK 3411 [Các khoản đi vay]: 100.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 3411 và 1111

9. Ngày 8/1/2015 Công ty trả tiền cho Phong Vũ bằng chuyển khoản tại Ngân hàng ACB với số tiền là 50.000.000
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo có của ngân hàng, 3.Ủy nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 331 [Phải trả người bán -Phong vũ]: 50.000.000
Có TK 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB]: 50.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 331 và TK 11211
+Ghi vào sổ chi tiết của TK 331 đối tượng chi tiết là Phong Vũ

10. Ngày 8/1/2015 Khách hàng X thanh toán tiền hàng bằng tiền mặt 12.000.000 đồng
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu [chứng từ ghi sổ]; 2. Phiếu chi của khách hàng A; 3. Hóa đơn

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111 [Tiền mặt]: 12.000.000
Có TK 131[Phải thu khách hàng X]: 12.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 131 và TK 1111
+Ghi vào sổ chi tiết của TK 131 đối tượng chi tiết là Khách hàng X

11. Ngày 9/1/2015 Công ty bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng VCB của khách hàng với số tiền là 220 triệu [trong đó giá chưa VAT là 200 triệu và VAT là 20 triệu] của mặt hàng máy Dell với số lượng bán là 10 cái. Giá vốn là 150 triệu.
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự:1. Giấy báo có do kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo có của NH, 3.Hóa đơn đầu ra, 4.Hợp đồng kinh tế, 5.Biên bản giao nhận hàng, 6.Phiếu xuất kho

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, ghi 2 nghiệp vụ

Nghiệp vụ 1: Doanh thu:

Nợ TK 11212 [Tiền gửi ngân hàng VCB]: 220.000.000 Có TK 5111[Doanh thu bán hàng hóa] : 200.000.000

Có TK 33311 [Thuế GTGT đầu ra]: 20.000.000

Nghiệp vụ 2: Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632 [Giá vốn hàng bán]: 150.000.000
Có TK 1561 [Hàng hóa máy DELL]: 150.000.000

+ Ghi sổ chi tiết của TK 1561 đối tượng là mặt hàng máy Dell

12. Ngày 9/1/2015 Công ty thu tiền gửi ngân hàng VCB do bán 1 xe máy có nguyên giá 80.000.000, giá bán 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Gía trị hao mòn luỹ kế là 55.000.000, giá trị còn lại là 25.000.000 đ

– Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ.

Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính, 3. Biên bản thanh lý, 4. Hợp đồng nhượng bán, 5. Biên bản bàn giao.

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111 [ Tiền mặt]: 63.000.000 Có TK 33311 [Thuế GTGT đầu ra]: 3.000.000

Có TK 711 [Thu nhập khác] : 60.000.000

Nợ TK 811 [ Chi phí khác] : 25.000.000 Nợ TK 2141 [Hao mòn TSCĐ hữu hình]: 55.000.000

Có TK 2113 [ Phương tiện, vận tải truyền dẫn]: 80.000.000

Kế toán dựa vào phiếu chi và hóa đơn vận chuyển ghi:

Nợ TK 811 [Chi phí khác] : 200.000 Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 20.000

Có TK 1111 [ Tiền mặt]: 220.000

+Ghi vào sổ cái: TK 1111, 33311, 811, 2141, 2113, 711; 1331

13. Ngày 10/01/2015 Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 6417 [ Chi phí bán hàng-dịch vụ mua ngoài] : 300.000.
Có TK 1111: 300.000

+Ghi vào sổ cái: TK 6417 và TK 1111

14. Ngày 12/01/2015 Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên C mua hàng 10.000.000đ.
Giải:
+Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy đề nghị tạm ứng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 141 [Tạm ứng nhân viên C] : 10.000.000.
Có TK 1111 [Tiền mặt ]: 10.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 141 và TK 1111
+Ghi sổ chi tiết TK 141 đối tượng nhân viên C

15. Ngày 15/01/2015 Vay NH VCB về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2. Hợp đồng vay tiền

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111 [Tiền mặt] : 100.000.000.
Có TK 3411[ Các khoản đi vay]: 100.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 1111 và TK 3411 +Ghi sổ chi tiết TK 3411 ngân hàng VCB

16. Ngày 15/01/2015 Mua vật liệu B nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH VCB. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.


Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1.Giấy báo nợ do kế toán lập [chứng từ ghi sổ],2. Ủy nhiệm chi, 3. Giấy báo nợ, 4.Hóa đơn tài chính, 5.Phiếu nhập kho,6. Phiếu xuất kho của bên bán

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1521 [Nguyên vật liệu B] : 50.000.000. Nợ TK 1331[Thuế GTGT được khấu trừ] : 5.000.000

Có TK 11212 [Tiền gửi ngân hàng VCB]: 55.000.000

+ Dựa vào phiếu chi [chứng từ ghi sổ], hóa đơn tài chính hạch toán chi phí vận chuyển

Nợ TK 1521 [Nguyên vật liệu B]:400.000. Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ ]: 40.000

Có TK 1111 [Tiền mặt] : 440.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 1521; 1331; 11212; 1111
+ Ghi sổ chi tiết TK 1521 chi tiết nguyên vật liệu B

17. Ngày 17/01/2015Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2.Hóa đơn tài chính

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 6427[ Chi phí quản lý doanh nghiệp –dịch vụ mua ngoài] : 360.000
Có TK 1111 [Tiền mặt]: 360.000

+Ghi vào sổ cái: TK 6427; TK 1111

18. Ngày 19/01/2015 Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng 16.000.000đ của Ngân hàng ACB
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo có kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo có của ngân hàng,3.Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 11211[Tiền gửi ngân hàng ACB] : 16.000.000
Có TK 515 [Doanh thu hoạt động tài chính]: 16.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 11211; TK 515

19. Ngày 20/01/2015 Chi TGNH MHB để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
Giải: + Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo nợ do kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 635 [Chi phí tài chính] : 3.000.000
Có TK 11213 [Tiền gửi ngân hàng MHB]: 3.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 11213; TK 635

20. Ngày 20/01/2015 Rút TGNH VCB về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ.
Giải:
Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Séc, 4.Giấy nhận tiền, 5.Sổ phụ ngân hàng

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111[Tiền mặt] : 25.000.000
Có TK 11212 [Tiền gửi ngân hàng VCB] : 25.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 11212; TK 1111

Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2.Bảng lương, 3. Phiếu lĩnh lương

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 3341[ Phải trả công nhân viên] : 20.000.000
Có TK 1111 [ Tiền mặt] : 20.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 3341; TK 1111

21. Ngày 21/01/2015 chi tiền gửi ngân hàng ACB đặt cọc tiền thuê văn phòng 55.000.000
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi; 4. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 244[ Cầm cố, thế chấp, ký quỹ ký cược] : 55.000.000
Có TK 11211 [ Tiền gửi ngân hàng ACB] : 55.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 244; TK 11211

22. Ngày 21/01/2015 Mua một ô tô tải Thaco trị giá chưa thuế là 190.000.000 đ, VAT: 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng VCB
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi; 4.Hóa đơn tài chính; 5. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 2113 [ Phương tiện vận tải, truyền dẫn] : 190.000.000 Nợ TK 1332 [ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 19.000.000

Có TK 11212: 209.000.000

+Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 11212

23. Ngày 22/01/2015 Chi tiền gửi ngân hàng VCB nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2015: 1.079.000 đồng.[trong đó BHXH là 863.200 đ; BHYT là 149.400đ; BHTN là 66.400 đ]
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi; 4. Sổ phụ ngân hàng

+Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 3383 [ Bảo hiểm xã hội] : 863.200 Nợ TK 3384 [Bảo hiểm y tế] : 149.400 Nợ TK 3386 [Bảo hiểm thất nghiệp] : 66.400

Có TK 11212 [ Tiền gửi ngân hàng VCB] : 1.709.000

+Ghi vào sổ cái: TK 3383; 3384; 3386; 11212

24. Ngày 23/01/2015 Chi tiền mặt nộp kinh phí công đoàn tháng 01/2015 là 66.400 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo tứ tự sau: 1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ]; 2. Phiếu thu của công đoàn

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 3382 [ Kinh phí công đoàn] : 66.400
Có TK 1111 [Tiền mặt] : 66.400

+ Ghi vào sổ cái: TK 3382; 1111

25. Ngày 24/01/2015 Nhận lãi tiền gửi ngân hàng ACB là 500.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Giấy báo có kế toán lập [chứng từ ghi sổ]; 2. Giấy báo có của NH, 3. Sổ phụ ngân hàng

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB]: 500.000
Có TK 515 [ Doanh thu tài chính] : 500.000

+Ghi vào sổ cái: TK 11211; 515

26. Ngày 26/01/2015 Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thiếu một số tiền là 300.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2.Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1381 [ Tài sản thiếu chờ xử lý] : 300.000
Có TK 1111 [ Tiền mặt ] : 300.000

+Ghi vào sổ cái: TK 1381; 1111

27. Ngày 29/01/2015 Kiểm kê quỹ tiền mặt phát hiện thừa một số tiền là 600.000 đồng
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2.Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111 [ Tiền mặt] : 600.000
Có TK 3381 [ Tài sản thừa chờ xử lý] : 600.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 1111; 3381

28. Ngày 29/01/2015 chi tiền nộp thuế môn bài năm 2015 là 1.000.000 đồng.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy nộp tiền vào NSNN

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 1111[ Tiền mặt]: 1.000.000
Có TK 33382 [ Các loại thuế khác] : 1.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 1111; 33382

29. Ngày 30/01/2015 Trả lãi vay ngân hàng VCB với số tiền 400.000 đồng.
Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Sổ phụ ngân hàng VCB

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 635 [ Chi phí tài chính] : 400.000
Có TK 11212 [ Tiền gửi ngân hàng VCB] : 400.000

+ Ghi vào sổ cái TK 635; 11212

30. Ngày 31/01/2015 chi tiền gửi ngân hàng ACB chi lương cho người lao động là 5.000.000 đồng

Giải:
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau : 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Ủy nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng VCB

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 3341 [ Phải trả công nhân viên] : 5.000.000
Có TK 11212 [ Tiền gửi ngân hàng VCB] : 400.000

+ Ghi vào sổ cái TK 3341; 11212

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH [Buổi 3]

Khi mua TSCĐ về hạch toán như thế nào mua trong nước thì sao và mua nước ngoài thì sao? Khoản trích khấu hao hàng tháng, năm hạch toán như thế nào? Công ty kế toán An Tâm xin hướng dẫn cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ khi trích, cách hạch toán TSCĐ khi mua về:

Nguyên giá của tài sản cố định = Giá mua phải trả cho nhà cung cấp +Thuế nhập khẩu+Thuế TTĐB [nếu có]+Những chi phí có liên quan để đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng sử dụng

Chú ý: Kể từ ngày 10/06/2013 theo điều 3 Thông tư Số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính: Thì những tài sản có giá trị từ 30.000.000 trở lên thì mới là TSCĐ.
=> Những TS có giá trị < 30 tr là Công cụ dụng cụ đưa vào sử dụng ngay thì ta hạch toán vào chi phí trả trước luôn. => Những hóa đơn > 20 tr phải thanh toán qua tài khoản ngân hàng thì mới được coi là chí phí hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT.

I.TRƯỜNG HỢP GHI TĂNG TSCĐ [do mua, góp vốn, biếu tặng …. ]

1. Hạch toán TSCĐ khi mua về trong nước, tăng trong kỳ [Bên nợ]:

+Khi mua tài sản cố định về, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Hóa đơn tài chính, 2.Hợp đồng mua bán, 3. Biên bản bàn giao hạch toán như sau:

Nợ TK 211,213 : [giá mua chưa thuế GTGT] [Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112…] Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng]


Có TK 331 – Phải trả cho người bán [chi tiết theo từng đối tượng]
Có TK 3411- Các khoản đi vay

+ Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị, phụ tùng thay thế, ghi

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình [ hạch toán chi tiết TSCĐ được mua, chi tiết thiết bị phụ tùng thay thế đủ tiêu chuẩn của TSCĐ] Nợ TK 1534- Thiết bị phụ tùng thay thế Nợ TK 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng [Hạch toán chi tiết 1121; 1122; 1123 ghi chi tiết từng ngân hàng] Có TK 331 – Phải trả cho người bán [ chi tiết theo từng đối tượng]

Có TK 3411- Các khoản đi vay

+Những chi phí có liên quan đến mua tài sản như chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ được cộng vào nguyên giá tài sản cố định, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Hóa đơn tài chính, những chứng từ có liên quan đến nghiệp vụ trên hạch toán như sau:

Nợ TK 211,213: Nguyên giá tài sản cố định [Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112…] Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ [nếu có]

Có TK 111,112 hoặc 331

Lưu ý: Tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu trở lên nên chắc chắn là mua tài sản phải là mua bằng tiền gửi ngân hàng mà không phải bằng tiền mặt. Nếu trả bằng tiền mặt thi sẽ không được chấp nhận là chi phí hợp lý và sẽ không được khấu trừ VAT đầu vào

2. Hạch toán TSCĐ khi mua về từ nước ngoài, nhập khẩu [Bên nợ]:

+Trường hợp thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

  • Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước].
Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ tỷ giá hối đoái] Có các TK 111 [1112], 112 [1122] [theo tỷ giá ghi sổ kế toán].

Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động


Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi tỷ giá hối đoái].

  • Khi nhận hàng về kế toán hạch toán như sau:
    + Đối với giá trị TSCĐ, tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ các TK 211, 213-Tài sản cố định : Lấy tỷ giá giao dịch tại ngày ứng trước
Có TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế ngày ứng trước]: Lấy tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước là Tỷ giá bán của NHTM
=> Vì vậy sẽ không có chênh lệch tỷ giá xảy ra.

+ Trường hợp thanh toán ký quỹ trước [10% hoặc 20%..] thì kế toán làm như sau:

  • Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước].
Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ tỷ giá hối đoái] Có các TK 111 [1112], 112 [1122] [theo tỷ giá ghi sổ kế toán].

Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động


Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi tỷ giá hối đoái].

  • Khi nhận hàng về kế toán hạch toán như sau:

Nợ các TK 211, 213-Tài sản cố định : [Nguyên tệ đã ứng trước* tỷ giá bán của NHTM tại ngày ứng trước+ Nguyên tệ còn lại * tỷ giá bán của NHTM tại ngày hàng về]
Có TK 331 – Phải trả cho người bán

  • Khi thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp:

Nợ TK 331-Phải trả người bán: [Nguyên tệ còn lại*tỷ giá ngày hàng về]
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ tỷ giá hối đoái]
Có các TK 111 [1112], 112 [1122] [theo tỷ giá ghi sổ kế toán].
Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi tỷ giá hối đoái].

+Trường hợp nhận hàng rồi mới thanh toán 100% thì hạch toán như sau:

  • Nhận được hàng hạch toán như sau:

Nợ các TK 211, 213 [tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch].
Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả
Có TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế ngày giao dịch]. Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả

  • Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp nước ngoài:

Nợ TK 635: [Nếu chênh lệch tỷ giá lỗ]. Nợ TK 331: Theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ [Tỷ giá trên tờ khai]

Có các TK 111 [1112], 112 [1122]: Theo tỷ giá xuất ngoại tệ bình quân di động


Hoặc Có TK 3411: Theo tỷ giá thực tế phát sinh mà lúc vay ngân hàng Có TK 515: [Nếu chênh lệch tỷ giá lãi]

[Nếu lãi thì phần chênh lệch hạch toán 515; Nếu lỗ thì phần chênh lệch hạch toán 635]

+Dựa vào tờ khai hải quan, Kế toán hạch toán thuế nhập khẩu, thuế TTĐB

Nợ TK 211;213: Tài sản cố định [ hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản] Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu [nếu có]

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt [nếu có]

+Dựa vào giấy nộp tiền ngân sách nhà nước, kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Có TK 111 [Tiền mặt],1121 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng]

+Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, sau khi hạch toán nghiệp vụ nộp thuế trên thì kế toán đồng thời hạch toán khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ.

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

3. Tăng do XDCB dở dang [Thuê ngoài XD]

+ Khi phát sinh những khoản chi phí liên quan đến vấn đề thuê công ty ngoài XD, Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính cũng như bộ hồ sơ của bên XD [như biên bản nghiệm thu từng lần và biên bản quyết toán khối lượng từng lần], kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 241: XDCB dở dang Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331,Có 112 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng]

+ Cứ từng lần như vậy, tức dựa vào hóa đơn tài chính và biên bản thanh toán khối lượng từng lần, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 241: XDCB dở dang Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331: Phải trả người bán ,Có 112 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng]

+Dựa vào hồ sơ quyết toán thanh toán toàn bộ công trình, Hóa đơn tài chính lần cuối và Biên bản nghiệm thu bàn giao, kế toán tiến hành hạch toán phần hóa đơn của đợt xuất lần cuối cùng và kết chuyển vào tài sản cố định

Nợ TK 241: XDCB dở dang Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331,Có 112 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng]

+Đồng thời kết chuyển tài sản cố định hoàn thành và đưa vào sử dụng như sau:

Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình [Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112…]
Có TK 241: XDCB dở dang

4. Tăng do doanh nghiệp xuất thành phẩm hoặc hàng hóa ra để sử dụng cho những bộ phận của Công ty

+ Khi xuất hàng hóa, thành phẩm cho bộ phận công ty sử dụng thì kế toán không xuất hóa đơn mà dựa vào bộ chứng từ: 1.Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ], 2.Biên bản bàn giao nội bộ để hạch toán như sau:

Nợ TK 211; 213: Tài sản cố định [Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112…]
Có TK 155 [Thành phẩm];156 [Hàng hóa]

5. Tài sản cố định tăng do góp vốn

+ Khi nhận được tài sản cố định do góp vốn, Kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Chứng nhận góp vốn, 2. Biên bản bàn giao tài sản và các chứng từ khác có liên quan hạch toán như sau

Nợ TK 211;213: Tài sản cố định [Hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản như 2111, 2112…]
Có TK 4111: Vốn góp chủ sở hữu

6. Khi mua công cụ dụng cụ, thì về cách hạch toán cũng tương tự như tài sản cố định: tức là vừa mua trong nướcvừa mua nước ngoài.
Tức là các bạn sẽ sửa tài khoản 211 thành 153 thôi, ngoài ra là giống hết.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ lưu ý các bạn một điểm sau,

+Nếu mà mua công cụ dụng cụ về và nhập kho thì treo vào 153.
+Nếu mà mua vào và sử dụng ngay thì đưa thẳng vào chi phí trả trước 242 để cuối tháng phân bổ

Nợ TK 242- Chi phí trả trước Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331

Lưu ý:
+CCDC theo TT78 thì được phân bổ tối đa 3 năm [Tức là chỉ được phân bổ từ 36 tháng trở xuống thôi]
Đến cuối kỳ [cuối tháng], kế toán dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước để hạch toán vào chi phí của những bộ phận có liên quan.

Nợ TK 241: XDCB dở dang
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công [ hạch toán chi tiết 6233; 6234…]
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung [ hạch toán chi tiết 6273; 6274…]
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng [ hạch toán chi tiết 6413; 6414…]
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp [ hạch toán chi tiết 6423; 6424…]
Có TK 242 – Chi phí trả trước

Giá trị phân bổ 1 tháng =Giá trị phân bổ/Số tháng dự định phân bổ.
[Đó là những công việc mà kế toán phải làm khi phát sinh việc mua CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN]
II. TRƯỜNG HỢP GHI GIẢM TSCĐ [do thanh lý, nhượng bán…]
1. Ghi giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý:

+ TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ hữu hình phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết [Lập Hội đồng xác định giá, thông báo công khai và tổ chức đấu giá, có hợp đồng mua bán, biên bản giao nhận TSCĐ. . .].

+ TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, đơn vị phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho đơn vị quản lý, sử dụng TSCĐ.

a.Khi cần nhượng bán – thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao hoặc chưa hết khấu hao các bạn cần làm các thủ tục sau:

– Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. – Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ. – Quyết định Thanh lý TSCĐ. – Biên bản kiểm kê tài sản cố định – Biên bản đánh giá lại TSCĐ – Biên bản thanh lý TSCĐ – Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý. – Hóa đơn bán TSCĐ – Biên bản giao nhận TSCĐ – Biên bản hủy tài sản cố định

– Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

[Tùy tình hình thực tế của doanh nghiệp mà có những chứng từ phù hợp, bộ chứng từ trên là đầy đủ, còn trong thực tế các bạn có thể bỏ qua vài chứng từ mà các bạn thấy không cần thiết].
b. Hạch toán chi phí và doanh thu do thanh lý nhượng bán như sau:

+ Căn cứ Biên bản thanh lý TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý – Xóa bỏ TSCĐ:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ [2141] [Giá trị đã hao mòn] Nợ TK 811 – Chi phí khác [Giá trị còn lại=Nguyên giá –Hao mòn lũy kế]

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình [Nguyên giá].[ hạch toán chi tiết từng loại TSCĐ 2111; 2112…]

+ Khi bán tài sản, kế toán dựa vào Hóa đơn tài chính, phản ánh phần thu nhập khác do thu được tiền của khách hàng
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ [tức là lúc này hóa đơn sử dụng để xuất là hóa đơn giá trị gia tăng]

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán Có TK 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Có TK 711 – Thu nhập khác [Giá bán chưa có thuế GTGT].

– Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp [tức là hóa đơn lúc này sử dụng để xuất là hóa đơn bán hàng]

Nợ các TK 111, 112, 131,. . . Tổng giá thanh toán
Có TK 711 – Thu nhập khác [Tổng giá thanh toán].

+ Phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến thanh lý [nếu có]

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Kế toán dựa vào bộ chứng từ 1. Hóa đơn tài chính và các chứng từ khác có liên quan hạch toán như sau:

Nợ TK 811 –Chi phí khác [giá chưa thuế] Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có TK 1111 [Tiền mặt],1121 [Tiền gửi ngân hàng],331 [Phải trả người bán]

III. TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ HÀNG THÁNG

– Sau khi mua tài sản cố định về, các bạn biết tài sản cố định đó phục vụ cho bộ phận nào rồi, thì các bạn phải tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao của tài sản để cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ chi phí khấu hao cho mỗi bộ phận.
Lưu ý: thời gian khấu hao của tài sản cố định các bạn cần xem thông tư 45/2013

– Khấu hao 1 tháng=Nguyên giá/thời gian sử dụng của tài sản cố định

– Đến cuối kỳ [cuối tháng] kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và dựa vào bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng như sau:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Nợ TK 6234 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6274 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 6414- Chi phí bán hàng Nợ TK 6424 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định hữu hình

[Các bạn xem tài sản cố định của bộ phận nào thì đưa vào tài sản cố định của bộ phận đó].

SƠ ĐỒ TÓM TẮT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

BÀI TẬP TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ BÀI GIẢI

Công ty kế toán An Tâm xin chia sẻ 1 số bài tập kế toán tài sản cố định như: Bài tập tính nguyên giá tài sản cố định mua vào, bài tập tính trích khấu hao tài sản cố định có hướng dẫn giải chi tiết theo đúng các quy định về TSCĐ mới nhất.

Bài tập 1:
1. a. Ngày 03/01/2015 mua máy móc A phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm trị giá chưa thuế VAT là 140.000.000, VAT:10%, thanh toán cho công ty TNHH Tự Động bằng tiền gửi ngân hàng ACB.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2.Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi, 4. Hóa đơn tài chính, 5. Giấy báo nợ NH, 6. Hợp đồng mua bán, 7. Biên bản bàn giao TSCĐ…

Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 2112 [ Máy móc thiết bị] : 140.000.000 Nợ TK 1332 [ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 14.000.000

Có TK 11211 [ Tiền gửi ngân hàng ACB] : 154.000.000

Ghi vào sổ cái: TK 2112; 1332; 11211

b. Ngày 03/01/2015 chi tiền vận chuyển máy móc A về công ty cho công ty CPN Tín Thành theo hóa đơn 0001232 ngày 03/01/2015 bằng tiền mặt 2.200.000 đồng [đã gồm VAT:10%]
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 2112 [ Máy móc thiết bị] : 2.000.000 Nợ TK 1332 [ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 200.000

Có TK 1111 [ Tiền mặt] : 2.200.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 1332; 1111

2. a. Ngày 08/01/2015 mua 1 ô tô Tải Izusu sử dụng ở bộ phận bán hàng theo hóa đơn 0000212 giá mua chưa tính thuế GTGT là 250.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10% chưa thanh toán cho công ty CP ô tô Trường Hải.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Hóa đơn tài chính, 2. Hợp đồng mua bán, 3. Biên bản bàn giao,
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2113 [ Phương tiện vận tải, truyền dẫn] : 250.000.000 Nợ TK 1332 [ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ] : 25.000.000

Có TK 331 [TH] : 275.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 331
+ Ghi sổ chi tiết 331 chi tiết Công ty CP ô tô Trường Hải

b. Ngày 09/01/2015 chi tiền mặt nộp lệ phí trước bạ cho nhà nước để đưa ô tô tải Thaco vào sử dụng, số tiền 2.500.000 [ bằng 1% giá mua chưa thuế]
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy nộp tiền vào NSNN
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2113 [ Phương tiện vận tải truyền dẫn] : 2.300.000
Có TK 1111[ Tiền mặt] : 2.300.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1111

3. Ngày 10/01/2015 thanh toán tiền mua ô tô Izusu theo hóa đơn 0000212 ngày 08/01/2015 ở NV2 bằng tiền gửi ngân hàng VCB. Biết rằng do thanh toán trước thời hạn quy định nên DN được hưởng chiết khấu thanh toán 2.500.000đ.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi, 4. Hóa đơn tài chính.
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 331 [Phải trả người bán –Trường Hải]: 275.000.000 Có TK 11212 [Tiền gửi ngân hàng VCB]: 272.500.000

Có TK 515 [Doanh thu hoạt động tài chính]: 2.500.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 331; 11212; 515
+ Ghi sổ chi tiết TK 331 chi tiết công ty CP ô tô Trường Hải

4. a. Ngày 11/01/2015 Kế toán chi tiền mặt để mua 5.000 USD tại thời điểm đó và lập ủy nhiệm chi ngân hàng Sacombank để thanh toán trước 100% tiền hàng cho nhà xuất khẩu – Công ty Shanghai số tiền 5.000 USD [ tỷ giá 20.000 VND/USD].
Giải:
Chi tiền mặt để mua ngoại tệ:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2. Giấy báo có ngân hàng
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 11221 [Tiền gửi ngân hàng Sacombank-USD]: 100.000.000 [5.000*20.000]
Có TK 1111 [Tiền mặt] : 100.000.000 [5.000*20.000]

+ Ghi vào sổ cái: TK 11221; 1111

Chuyển khoản ứng trước cho công ty Shanghai

+ Bộ chứng từ: 1.Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2 Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi, 4.Sales contract, PO, Packing list…
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 331 [ Phải trả người bán -Shanghai]: 100.000.000 [ 5.000*20.000]
Có TK 11221 [ Tiền gửi ngân hàng Sacombank-USD]: 100.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 331; 11221
+ Ghi sổ chi tiết TK 331 chi tiết công ty Shanghai

b. Ngày 21/01/2015 lô hàng thiết bị A của hợp đồng 01/14/HDNK ngày 15/12/2014 nhập khẩu vận chuyển về tới Cảng Cát Lái, nhân viên công ty ra cảng Sài Gòn KV 1 Cát Lái [Quận 2] để làm thủ tục, kiểm tra hàng hóa và nhận hàng theo tờ khai hải quan số 1032, số lượng 01 thiết bị A, đơn giá chưa thuế 5.000USD/cái, thuế nhập khẩu 18%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%; biết tỷ giá trên tờ khai 20.050 đồng/USD.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Tờ khai hải quan;
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2112 [Máy móc, thiết bị] : 118.045.000 Có TK 331 [Phải trả người bán-SH] : 100.000.000 [ lấy tỷ giá lúc ghi nhận nợ]

Có TK 3333 [Thuế xuất nhập khẩu]: 18.045.000 = [5.000*20.050]*18%

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 331; 3333
+ Ghi sổ chi tiết TK 331 chi tiết công ty Shanghai

c. Căn cứ vào tờ khai hải quan số 1032 ngày 21/01/2015 kế toán chi tiền mặt để đóng thuế nhập khẩu : 18.045.000 đồng và thuế GTGT hàng nhập khẩu 11.829.500 đồng cho kho bạc.
Giải:

Nộp tiền thuế NK và thuế GTGT hàng NK

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy nộp tiền vào NSNN, 3. Tờ khai hải quan;
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 3333 [Thuế xuất nhập khẩu]: 180.045.000 Nợ TK 33312 [Thuế GTGT hàng nhập khẩu]: 11.829.500

Có TK 1111 [Tiền mặt]: 191.874.500

+ Ghi vào sổ cái: TK 3333; 33312; 1111

Kết chuyển thuế GTGT hàng nhập khẩu vào thuế GTGT được khấu trừ

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy nộp tiền vào NSNN, 2. Tờ khai hải quan;
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 11.829.500
Có TK 33312 [Thuế GTGT hàng nhập khẩu]: 11.829.500

+ Ghi vào sổ cái: TK 1331; 33312

d. Ngày 21/01/2015 chi tiền mặt trả tiền vận chuyển máy móc thiết bị A về kho là 3.300.000 đồng [đã bao gồm VAT : 10%] cho công ty DHL.

Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2112 [Máy móc thiết bị]: 3.000.000 Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 300.000

Có TK 1111 [Tiền mặt]; 3.300.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 1331; 1111

5. Ngày 23/01/2015 mua 01 phần mềm kế toán 3TSOFT của Công ty CP Ezsoft trị giá là 32.000.000 đồng [phần mềm không chịu thuế GTGT] đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng ACB.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ do kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Ủy nhiệm chi; 4. Hóa đơn tài chính
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2135 [Chương trình phần mềm] : 32.000.000
Có TK 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB]: 32.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2135; 11211

6. Ngày 25/01/2015 Công ty TôTan góp vốn vào công ty 1 máy móc B trị giá góp là 400.000.000 đồng.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy chứng nhận góp vốn, 2. Biên bản bàn giao tài sản
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2112 [Máy móc thiết bị]: 400.000.000
Có TK 41111 [Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết]: 400.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 41111

7. Ngày 28/01/2015 Xuất hàng hóa là máy photocopy ra sử dụng ở bộ phận kế toán, biết trị giá xuất là 40.000.000 đồng.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ], 2. Biên bản bàn giao nội bộ
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2112 [Máy móc thiết bị]: 40.000.000
Có TK 1561[ Hàng hóa]: 40.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 1561
+ Ghi sổ chi tiết TK 1561 chi tiết hàng hóa máy photocopy

8. Ngày 29/01/2015 nhận được 1 ô tô KIA do công ty Thaco tặng trị giá 200.000.000 [VAT: 10%] theo hóa đơn biếu tặng số 0023245 ngày 29/01/2015
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Hóa đơn biếu tặng, 2. Biên bản bàn giao
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2112 [Máy móc thiết bị]: 200.000.000 Nợ TK 1332 [Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 20.000.000

Có TK 711 [Thu nhập khác]: 220.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 1332; 711

9. a. Ngày 31/01/2015 công ty quyết định nhượng bán 1 chiếc ô tô tải Huynhdai cho công ty TNHH ANZ, giá bán chưa VAT là 180.000.000 đồng, VAT[10%] thu bằng tiền gửi ngân hàng VCB
Biết Ôtô tải này mua ngày 01/02/2014 [khấu hao 72 tháng] có nguyên giá 200.000.000, giá trị hao mòn lũy kế tính đến 31/01/2014 là 33.333.333 đồng.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ kế toán], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Uỷ nhiệm chi ngân hàng VCB; 4. Hợp đồng nhượng bán, 5. Biên bản thanh lý, 6. Hóa đơn tài chính;
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.
– Chi phí nhượng bán:

Nợ TK 811 [Chi phí khác]: 166.666.667 Nợ TK 2141 [Hao mòn TSCĐ hữu hình]: 33.333.333

Có TK 2113 [Phương tiện vận tải truyền dẫn]: 200.000.000

– Doanh thu nhượng bán:

Nợ TK 11212 [Tiền gửi ngân hàng VCB]: 198.000.000 Có TK 711 [Thu nhập khác]: 180.000.000

Có TK 33311 [Thuế GTGT đầu ra]:18.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 811; 2141; 2113; 11212; 711; 33311

b. Chi phí tân trang trước khi bán ô tô tải Huynhdai trả bằng tiền mặt, biết giá chưa thuế là 2.000.000đ, VAT 10%
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2. Hóa đơn tài chính
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2113 [Phương tiện vận tải truyền dẫn] : 2.000.000 Nợ TK 1332 [Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 200.000

Có TK 1111 [Tiền mặt]: 2.200.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 1111

Bài tập 2
– Trong tháng 6/2015 tại Công ty kế toán An Tâm có phát sinh các nghiệp vụ như sau:
1. Ngày 26/06 chuyển khoản VCB mua 1 xe hơi sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp có giá chưa thuế 296.000.000đ, thuế GTGT 10%, thời gian sử dụng 5 năm. Lệ phí trước bạ 1.000.000 đ thanh toán bằng tiền tạm ứng của ông A. Tiền môi giới 3.000.000đ trả bằng tiền mặt.
Giải:

Dựa vào bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi ngân hàng VCB, 4. Hợp đồng mua bán, 5. Hóa đơn tài chính, … ta ghi sổ như sau:
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 2113 [ Phương tiện vận tải truyền dẫn]: 296.000.000 Nợ TK 1332 [ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 29.600.000

Có TK 11211 [ Tiền gửi ngân hàng VCB]: 325.600.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 11211

– Dựa vào bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2. Giấy nộp tiền vào NSNN; 3. Giấy đề nghị hoàn ứng ta ghi sổ như sau:
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 2113 [ Phương tiện vận tải truyền dẫn]: 1.000.000
Có TK 141 [Tạm ứng của ông A] : 1.000.000

+ Ghi sổ cái TK 2113; 141
+ Ghi sổ chi tiết TK 141 chi tiết ông A

– Dựa vào chứng từ 1. Phiếu chi; 2. Hợp đồng môi giới ta ghi sổ như sau
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 2113 [ Phương tiện vận tải truyền dẫn]: 3.000.000
Có TK 1111[ Tiền mặt]: 3.000.000

+ Ghi sổ cái TK 2113; 1111

2. Ngày 30/06 lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ trích khấu hao chiếc xe hơi này. Biết công ty tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng .
Giải: Tổng nguyên giá của chiếc xe hơi = 296.000.000 + 1.000.000 + 3.000.000 = 300.000.000 đ Mức khấu hao trích hàng tháng của xe hơi = 300.000.000 / [ 5 x 12 ] = 5.000.000đ Mức khấu hao của 5 ngày sử dụng [26/06 – 30/06 ] = 5.000.000 / [ 30×5 ]

= 833.330 đ

+ Bộ chứng từ gồm: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 06/2015
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung

Nợ TK 6424 [ Chi phí QLDN-khấu hao TSCĐ]: 833.330
Có TK 2141[ Hao mòn TSCĐ hữu hình]: 833.330

+ Ghi sổ cái TK 6424; 2141

Bài tập 3 – Trong tháng 6/2015 tại Công ty kế toán An Tâm có phát sinh các nghiệp vụ như sau:

1. Ngày 15/06 thanh lý 1 nhà kho dự trữ hàng hóa giá bán 100.000.000 [VAT:10%] chưa thu tiền công ty X. Biết nhà kho có nguyên giá 158.400.000đ, thời gian sử dụng 12 năm, đã trích khấu hao 152.000.000đ


Thu nhập thanh lý bán phế liệu thu ngay bằng tiền mặt 1.800.000đ [VAT: 10%]
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Hóa đơn tài chính, 2. Hợp đồng thanh lý, 3. Biên bản bàn giao; 4. Phiếu chi..
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Chi phí nhượng bán

Nợ TK 811 [Chi phí khác] : 6.400.000 Nợ TK 2141 [Hao mòn TSCĐ hữu hình]: 152.000.000

Có TK 2111 [Nhà cửa vật kiến trúc]: 158.400.000

Doanh thu nhượng bán

Nợ TK 131 [ Phải thu khách hàng]: 110.000.000 Có TK 711 [ Thu nhập khác]: 100.000.000

Có TK 33311 [ Thuế GTGT đầu ra được khấu trừ]:10.000.000

Phế liệu thu hồi

Nợ TK 1111 [ Tiền mặt] : 1.980.000 Có TK 711[ Thu nhập khác]: 1.800.000

Có TK 33311[ Thuế GTGT được khấu trừ]: 180.000

+ Ghi sổ cái TK 811; 2141; 2111; 131; 33311; 711;
+ Ghi sổ chi tiết TK 131 chi tiết công ty X

2. Ngày 25/06 bán thiết bị đang sử dụng ở bộ phận bán hàng có nguyên giá 48.000.000đ, đã hao mòn lũy kế 6.000.000đ, thời gian sử dụng 2 năm. Chi phí tân trang trước khi bán 500.000đ trả bằng tiền mặt. Giá bán chưa thuế 5.800.000đ, thuế GTGT 10%, đã thu bằng tiền mặt.
Giải:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ]; 2. Hợp đồng nhượng bán, 3. Biên bản thanh lý, 4. Hóa đơn tài chính, …
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.
– Chi phí nhượng bán:

Nợ TK 811[Chi phí khác] : 42.000.000 Nợ TK 2141 [Hao mòn TSCĐ hữu hình]: 6.000.000

Có TK 2112 [Máy móc thiết bị]: 48.000.000

– Doanh thu nhượng bán:

Nợ TK 1111[ Tiền mặt]: 6.380.000 Có TK 711[ Thu nhập khác]: 5.800.000

Có TK 33311[ Thuế GTGT đầu ra]:580.000

– Chi phí tân trang trước khi bán

Nợ TK 2112 [ Máy móc thiết bị] : 500.000
Có TK 1111[ Tiền mặt]: 500.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 811; 2141; 2112; 1111; 711; 33311

Bài tập 4 : – Trong tháng 8/2015 Công ty kế toán An Tâm có phát sinh các vấn đề liên quan đến TSCĐ như sau:

1. Ngày 05/08 mua 1 máy móc A sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo HĐ GTGT giá mua 180.000.000đ, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán X. Phân bổ khấu hao trong vòng 4 năm.


– Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt: 1.000.000đ
Giải:

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.
Căn cứ vào bộ chứng từ: 1. Hóa đơn tài chính, 2. Hợp đồng mua bán, 3. Biên bản bàn giao, ta ghi:

Nợ TK 2112[Máy móc thiết bị]: 180.000.000 Nợ TK 1332 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 18.000.000

Có TK 331 [Phải trả người bán X]: 198.000.000

Căn cứ vào bộ chứng từ: 1. Phiếu chi; 2. Hóa đơn vận chuyển, ta ghi:

Nợ TK 2112[ Máy móc thiết bị]: 1.000.000
Có TK 1111[Tiền mặt]: 1.000.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2112; 1332; 331; 1111
+ Ghi sổ chi tiết TK 331 chi tiết người bán X

2. Ngày 15/08 mua 1 xe tải sử dụng ở bộ phận bán hàng, theo HĐ GTGT có giá mua 150.000.000đ, thuế GTGT 10%, tiền chưa thanh toán người bán C. Phân bổ khấu hao trong vòng 4 năm.
– Chi phí lắp đặt phải trả là: 2.200.000đ thanh toán bằng tiền mặt [trong đó thuế GTGT 200.000đ].

Giải:

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.
Căn cứ vào bộ chứng từ: 1. Hóa đơn tài chính, 2. Hợp đồng mua bán, 3. Biên bản bàn giao, ta ghi:

Nợ TK 2113 [Phương tiện vận tải, truyền dẫn]: 150.000.000 Nợ TK 1332 [Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 15.000.000

Có TK 331 [Phải trả người bán C ]: 165.000.000

Căn cứ vào bộ chứng từ: 1. Phiếu chi; 2. Hóa đơn tài chính

Nợ TK 2113 [Phương tiện vận tải truyền dẫn] : 2.000.000 Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ]: 200.000

Có TK 1111 [Tiền mặt] : 2.200.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 1331;331; 1111
+ Ghi sổ chi tiết TK 331 chi tiết người bán C

3. Ngày 26/08 Công ty đi vay ngân hàng ACB để mua 1 xe ô tô 4 chổ sử dụng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp, theo HĐ GTGT có giá mua là 250.000.000đ, thuế GTGT 10%,. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt: 2.500.000đ. Phân bổ khấu hao trong vòng 5 năm.
Giải:

+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.
Căn cứ vào bộ chứng từ: 1. Giấy nhận nợ; 2. Hợp đồng vay; 3. Hoá đơn tài chính, 4. Hợp đồng mua bán, ghi:

Nợ TK 2113 [Phương tiện vận tải, truyền dẫn]: 250.000.000 Nợ TK 1332 [Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ] : 25.000.000

Có TK 3411 [Các khoản đi vay]: 275.000.000

Căn cứ vào bộ chứng từ 1. Phiếu chi[chứng từ ghi sổ]; 2. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước ghi:

Nợ TK 2113 [Phương tiện vận tải, truyền dẫn]: 2.500.000
Có TK 1111 [Tiền mặt]: 2.500.000

+ Ghi vào sổ cái: TK 2113; 1332; 3411; 1111
+ Ghi sổ chi tiết TK 3411 chi tiết ngân hàng ACB

4. Ngày 31/08 trích khấu hao các TSCĐ trên vào chi phí cho từng bộ phận. Biết doanh nghiệp trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Giải:
Cuối tháng kế toán lập bảng phân bổ khấu hao cho từng bộ phận
– Trích khấu hao máy móc A sử dụng ở bộ phận sản xuất , phân bổ 4 năm [NV1]

Tổng nguyên giá máy móc A= 180.000.000 + 1.000.000=181.000.000 Mức khấu hao trung bình 1 tháng = 181.000.000/ [4 năm *12 tháng]= 3.770.833

Mức khấu hao của 27 ngày sử dụng [05/08-31/08]= 3.770.833/ 31*27 = 3.284.274

– Trích khấu hao xe tải sử dụng ở bộ phận bán hàng, phân bổ 4 năm [NV2]

Tổng nguyên giá máy móc A= 150.000.000 + 2.000.000=152.000.000 Mức khấu hao trung bình 1 tháng = 152.000.000/ [4 năm *12 tháng]= 3.166.667

Mức khấu hao của 17 ngày sử dụng [15/08-31/08]= 3.166.667/ 31*17 = 1.736.559

– Trích khấu hao xe ô tô sử dụng ở bộ phận QLDN , phân bổ 5 năm [NV5]

Tổng nguyên giá ô tô 4 chỗ = 250.000.000 + 2.500.000=252.500.000 Mức khấu hao trung bình 1 tháng = 252.500.000/ [5 năm *12 tháng]= 4.208.333

Mức khấu hao của 6 ngày sử dụng [26/08-31/08] =4.208.333/ 31*6 = 814.516

Ta có bảng phân bổ khấu hao bên dưới:


+ Bộ chứng từ: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Ghi sổ kế toán: Sổ nhật ký chung.

Nợ TK 6274 [ Chi phí sản xuất chung]: 3.284.274 Nợ TK 6414 [ Chi phí bán hàng] : 1.736.559 Nợ TK 6424 [ Chi phí quản lý doanh nghiệp]: 814.516

Có TK 2141 [ Hao mòn TSCĐ HH] : 5.835.349

+ Ghi vào sổ cái: TK 6274; 6414; 6424; 2141

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI VỀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Bài tập 1: Công ty An Tâm mới thành lập vào ngày 1/1/2015 , trong giai đoạn trước khi bắt đầu mua hàng hóa và thuê văn phòng để bán hàng. Công ty đã tốn chi phí quảng cáo sản phẩm là 1 tỷ và VAT là 0.1 tỷ tại ngày 1/1/2015 bằng chuyển khoản VCB.
Yêu cầu:

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp này để ghi sổ là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại ngày phát sinh nghiệp vụ và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm 2015 liên quan đến nghiệp vụ trên,
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Giải bài 1:
Theo như Thông tư 200 về chế độ kế toán: Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ NH, 3.Ủy nhiệm chi, 4. Hóa đơn tài chính
+ Vậy kế toán dựa vào hóa đơn tài chính, định khoản như sau:

Nợ TK 2422 [ Chi phí trả trước dài hạn] : 1.000.000.000 Nợ TK 1331[ Thuế GTGT được khấu trừ] : 100.000.000

Có TK 11211[ Tiền gửi ngân hàng VCB] :1.100.000.000

+ Sau khi xác định được định khoản thì kế toán Ghi nhận từng loại sổ như sau:

  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ cái của tài khoản 2422;1331;11211
  • Sau đó kế toán sẽ theo dõi chi phí thành lập doanh nghiệp trong bảng theo dõi phân bổ chi phí trả trước và thời gian phân bổ là 3 năm [36 tháng]. Và cuối mỗi tháng thì kế toán tiến hành hạch toán phân bổ Chi phí quảng cáo trước hoạt động vào chi phí bán hàng. Do đây là chi phí quảng cáo nên liên quan trực tiếp đến bán hàng do đó hạch toán vào TK 6417.

Nợ TK 6417: 1tỷ/36 tháng=27.777.778 đồng
Có TK 2422: 27.777.778 đồng

Bài tập 2: Công ty thuê tòa nhà từ 1/1/2015 và trả trước cho Công ty cho thuê tòa nhà là 2 năm và được Công ty cho thuê tòa nhà xuất hóa đơn như sau:

  • Chưa VAT là 22 tỷ
  • VAT là 2,2 tỷ
  • Tổng tiền thanh toán là : 24,2 tỷ

Được Công ty trả bằng chuyển khoản tại NH SCB
Yêu cầu:

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp trên là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại ngày phát sinh và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm 2015 liên quan đến nghiệp vụ trên.
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Giải bài 2:

  • Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập[chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ SCB, 2. Ủy nhiệm chi, 3. Hóa đơn tài chính,
  • Kế toán dựa vào bộ chứng từ tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 2422 [ Chi phí trả trước dài hạn]: 22.000.000.000 Nợ TK 1331[ Thuế GTGT được khấu trừ]: 2.200.000.000

Có TK 11211[ Tiền gửi ngân hàng SCB] :24.200.000.000

  • Sau đó, kế toán sẽ ghi nhận chi phí trả trước này vào trong bảng phân bổ chi phí trả trước và phân bổ là 2 năm. Một năm chi phí là 22.000.000.000/2=11.000.000.000. Vậy một tháng là 11.000.000.000/12=916.667.000.

    Vậy cuối mỗi tháng kế toán hạch toán như sau

Nợ TK 6428 [ Chi phí quản lý doanh ghiệp] : 916.667.000
Có TK 2422 [ Chi phí trả trước dài hạn] : 916.667.000

  • Sau đó kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ Nhật ký chung, sổ cái 2422, 1331, 11211; 6428

Bài tập 3: Công ty mua 3 cái máy tính laptop ngày 1/4/2015 với giá chưa VAT là 20 triệu/cái [và VAT là 10%] sử dụng cho phòng kế toán mua chịu của Cty phong Vũ.Thời gian phân bổ là 2 năm.
Yêu cầu :

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp trên là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ trên tại ngày phát sinh và các nghiệp vụ liên quan của nghiệp vụ trên trong năm 2015.
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Giải bài 3:

  • Bộ chứng từ: 1.Hóa đơn tài chính, 2.Biên bản bàn giao, 3.phiếu xuất kho bên bán
  • Kế toán tiến hành định khoản như sau:

Nợ TK 2422 [Chi phí trả trước dài hạn]: 60.000.000 Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 6.000.000

Có 331 [P Vũ] [Phải trả cho người bán]: 66.000.000

  • Sau khi ghi định khoản trên, kế toán tiến hành ghi vào các loại sổ Nhật ký chung, sổ cái, số chi tiết liên quan: Sổ cái 2422;1331;331; Sổ chi tiết của khoản phải trả cho Phong Vũ.
  • Sau đó, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ CCDC và chi phí trả trước và cuối tháng dựa vào bảng phân bổ này để tiến hành hạch toán vào chi phí các bộ phận có liên quan. Cty chọn phân bổ là 2 năm [24 tháng]. Vậy cuối tháng 4/2015 kế toán dựa vào bảng phân bổ để tiến hành phân bổ.

Nợ TK 6423 [Chi phí quản lý doanh nghiệp] : 2.500.000
Có TK 2422 [Chi phí trả trước dài hạn]: 2.500.000

Bài tập 4:
Công ty xuất CCDC ra để sử dụng cho bộ phận sản xuất vào ngày 1/5/2015 với trị giá là 20 triệu và phân bổ trong 1 năm.

Yêu cầu:

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp trên là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại ngày phát sinh và các nghiệp vụ phát sinh
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Giải bài 4

  • Bộ chứng từ: là 1. Phiếu xuất công cụ dụng cụ ra sử dụng, 2. Bảng phân bổ CCDC
  • Hạch toán kế toán như sau:

Nợ TK 2421[ Chi phí trả trước ngắn hạn] : 20.000.000
Có TK 153 [ Công cụ dụng cụ]: 20.000.000

  • Sau đó, kế toán ghi nhận chi phí trả trước trong bảng phân bổ CCDC và chi phí trả trước và cuối tháng tiến hành phân bổ như sau:

Nợ TK 6273 [ Chi phí sản xuất chung]: 1.666.667
Có TK 2421 [ Chi phí trả trước ngắn hạn]: 1.666.667

  • Kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 2421, 153, 6273

Bài tập 5: Trong kỳ [Tháng 5/2015] đơn vị có phát sinh chi phí quảng cáo trên HTV là 3 tháng với số tiền là 300 triệu chưa VAT [Và VAT là 10%]. Công ty chưa trả tiền cho nhà Cung cấp Đài truyền Hình HTV.
Yêu cầu:

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp trên là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại thời điểm phát sinh và các nghiệp vụ phát sinh trong năm của nghiệp vụ trên.
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Lưu ý: Ví dụ Trong kỳ [Tháng 5/2015] đơn vị có phát sinh chi phí quảng cáo [ví dụ như Quảng cáo trên đài, báo , truyền hình…] nhiều kỳ [có thể là 5 tháng hoặc 1 năm] là 2 tỷ nhưng việc quảng cáo này phản cảm làm cho doanh thu giảm hơn so với trước khi quảng cáo . Vậy hỏi chi phí 2 tỷ đó có được phân bổ chi phí nhiều kỳ hay không? Hay ghi nhận 1 lần vào chi phí trong kỳ tháng 5/2015.

Giải bài 5:

  • Bộ chứng từ: 1. Hóa đơn tài chính, 2. Hợp đồng quảng cáo
  • Hạch toán kế toán:

Nợ TK 2421 [ Chi phí trả trước ngắn hạn] : 300.000.000 Nợ TK 1331 [ Thuế GTGT được khấu trừ]: 30.000.000

Có 331 [Phải trả người bán HTV]: 330.000.000

  • Sau đó kế toán tiến hành ghi nhận khoản chi phí quảng cáo này trong bảng phân bổ chi phí trả trước và tiến hành phân bổ 3 tháng, kế toán cuối tháng dựa vào bảng phân bổ hạch tóan như sau:

Nợ TK 6417 [ Chi phí bán hàng] : 300.000.000/3=100.000.000
Có 2421 [ Chi phí trả trước ngắn hạn] : 100.000.000

  • Kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và các sổ cái TK 2421, 1331, 331

Câu trả lời: Nếu quảng cáo mà không tăng doanh thu mà còn làm giảm doanh thu thì ghi nhận 1 lần vào chi phí tại thời điểm phát sinh chi phí

Bài tập 6: Trong kỳ tháng 5/2015 công ty có phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất trị giá chưa VAT là 300 triệu và VAT là 10% đã trả bằng tiền gửi ngân hàng VCB là 150 triệu và còn lại là chưa thanh toán cho Công ty ABC.
Yêu cầu:

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp trên là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/2015 và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm 2015 của nghiệp vụ trên.
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Giải bài 6:
Theo như khoản 2 điều 7 của TT45 về quản lý tài sản cố định, quy định như sau:
Các chi phí sửa chữa tài sản cố định không được tính tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm.

  • Bộ Chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập[chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi, 4. Hóa đơn tài chính.
  • Hạch toán kế toán như sau:

Nợ TK 2422 [ Chi phí trả trước dài hạn]: 300.000.000 Nợ TK 1331 [ Thuế GTGT được khấu trừ]: 30.000.000 Có 331 [ Phải trả người bán]: 180.000.000

Có 11211 [ Tiền gửi ngân hàng VCB]: 150.000.000

  • Sau đó, kế toán sẽ ghi nhận chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào trong bảng phân bổ chi phí trả trước và phân bổ là 3 năm [36 tháng]. Kế toán cuối tháng [tháng 5/2015] dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước dài hạn hạch toán như sau:

Nợ TK 6278 [Chi phí quản lý doanh nghiệp] : 300.000.000/36=8.333.333
Có TK 2422 [Chi phí trả truwocs dài hạn] :8.333.333

  • Kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tài khoản 2422; 1331; 331, 11211; 6278

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG [Buổi 4]

Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động và các chứng từ khác có liên quan kế toán tính lương và các khoản trích theo lương cho từng bộ phận. Bài viết này Công ty TNHH Đào tạo và Dịch vụ kế toán Thuế An Tâm xin hướng dẫn cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho từng bộ phận:

TÀI KHOẢN 334 – PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG: dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng.

1. Cuối tháng, kế toán dựa vào bảng lương đã có phân ra từng bộ phận, hạch toán tiền lương phải trả vào chi phí cho các bộ phận có liên quan : Số tiền lấy cột tổng thu nhập chưa trừ BHXH, BHYT, BHTN và thuế TNCN.

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6271 – Chi phí lương nhân viên sản xuất chung Nợ TK 6411 – Chi phí lương nhân viên bán hàng Nợ TK 6421 – Chi phí lương nhân viên quản lý

Có TK 3341- Phải trả công nhân viên

2. Cuối tháng, Kế toán dựa vào Bảng lương hạch toán các khoản trích theo lương [Gồm BHXH; BHYT; BHTN] mà người lao động phải gánh chịu, lấy số liệu tại cột BHXH [8%], BHYT [1.5%], BHTN [1%] trên bảng lương để ghi sổ như sau:

a. Khi trừ các khoản bảo hiểm vào lương của nhân viên:

Nợ TK 3341 [Phải trả công nhân viên] : Lương cơ bản x 10,5% Có TK 3383 [Bảo hiểm xã hội] : Lương cơ bản x 8% Có TK 3384 [Bảo hiểm y tế] : Lương cơ bản x 1,5%

Có TK 3386 [Bảo hiểm thất nghiệp] : Lương cơ bản x 1%

b. Khi tính các khoản bảo hiểm, KPCĐ vào chi phí của DN: Dựa vào bảng lương , các bạn lập ra một bảng các khoản BHXH, YT, TN, KPCĐ bắt buộc mà doanh nghiệp phải gánh chịu. [BHXH : 18%; BHYT: 3%; BHTN: 1%; KPCĐ: 2% *mức lương cơ bản]. Các bạn phải chi tiết theo từng bộ phận nhé:

VD: Bộ phận bán hàng, bộ phận quản lý, Bộ phận sản xuất…

Nợ các TK 622, 6231, 6271, 6411, 6421 : Lương cơ bản x 24% Có TK 3383 [BHXH]: Lương cơ bản x 18% Có TK 3384 [BHYT] : Lương cơ bản x 3% Có TK 3386 [BHTN] : Lương cơ bản x 1%

Có TK 3382 [KPCĐ] : Lương cơ bản x 2%

[Lưu ý: Mức lương cơ bản do doanh nghiệp tự XD khi làm hệ thống thang bảng lương miễn sao cao hơn mức lương tối thiếu vùng được quy định là được, mức lương tối thiếu vùng các bạn xem Nghị định 103/2014/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2015]

c. Khi nộp tiền bảo hiểm và kinh phí công đoàn:

  • Kế toán dựa vào: 1. Giấy báo nợ ngân hàng, 2.Uỷ nhiệm chi tiền bảo hiểm, 3. Sổ phụ ngân hàng,. hạch toán như sau :

Nợ TK 3383 [Bảo hiểm xã hội] : Số tiền đã trích BHXH Nợ TK 3384 [Bảo hiểm y tế]: Số tiền đã trích BHYT Nợ TK 3386 [Bảo hiểm thất nghiệp]: Số tiền đã trích BHTN

Có TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi Ngân hàng chi tiết cho từng ngân hàng]

  • Kế toán dựa vào bộ chứng từ: 1. Phiếu chi tiền công đoàn, 2. Phiếu thu của liên đoàn lao động

Nợ TK 3382 [Kinh phí công đoàn]: Số tiền đã trích kinh phí công đoàn
Có TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi Ngân hàng chi tiết cho từng ngân hàng]

3. Tính thuế TNCN phải nộp [nếu có]

a. Khi khấu trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên, Kế toán dựa vào bảng lương tại cột thuế TNCN phải nộp ghi:

Nợ TK 3341-Phải trả công nhân viên [Tổng số thuế TNCN khấu trừ Có TK 3335 -Thuế TNCN [ Tổng số thuế TNCN khấu trừ]

b. Khi nộp tiền thuế TNCN, kế toán dựa vào 1. Phiếu chi hoặc ủy nhiệm chi, 2.Giấy nộp tiền NSNN [nếu nộp theo tháng thì từ ngày 1 đến ngày 20 của tháng sau, nếu nộp theo quý thì từ ngày 1 đến ngày 30 của đầu quý sau]:

Nợ TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
Có TK 1111 [Tiền mặt] hoặc 1121 [Tiền gửi ngân hàng: phải ghi chi tiết theo từng đối tượng ngân hàng]

4. Khi tạm ứng tiền lương đợt 1 cho người lao động, Dựa vào phiếu chi hoặc Ủy nhiệm chi và danh sách nhân viên ứng lương, ghi sổ như sau:

Nợ TK 3341: Phải trả công nhân viên
Có TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi ngân hàng: ghi chi tiết từng ngân hàng]

5. Khi tính tiền thưởng phải trả:

– Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi [3531]
Có TK 3341 – Phải trả công nhân viên

– Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng:

Nợ TK 3341 – Phải trả công nhân viên
Có các TK 111 [Tiền mặt], 112 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết cụ thể từng ngân hàng]

6. Tính tiền bảo hiểm xã hội [ốm đau, thai sản, tai nạn, …] phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ TK 3383 – Bảo hiểm xã hội
Có TK 3341 – Phải trả công nhân viên

7. Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên, ghi:

Nợ các TK 6231, 6271, 6411, 6421 Nợ TK 335 – Chi phí phải trả [đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép ]

Có TK 3341 – Phải trả công nhân viên

8. Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, BHXH, BHTN, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [3341, 3348] Có TK 141 – Tạm ứng Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác [3381]

Có TK 138 – Phải thu khác [1381]

9. Khi chi trả lương còn lại cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, kế toán dựa vào Uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi, bảng lương và các chứng từ khác có liên quan ghi:

Nợ TK 3341- Phải trả công nhân viên
Có TK 1111 [Tiền mặt] hoặc 1121 [Tiền gửi ngân hàng: phải ghi chi tiết theo từng đối tượng ngân hàng]

Kể từ ngày 1/1/2014 theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương cụ thể như sau:

1. Mức đóng bảo hiểm hàng tháng cụ thể như sau:


– Đơn vị được giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.[Hằng quý hoặc hằng tháng phải quyết toán với cơ quan BHXH]

2. Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc:

– Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. [Mức lương tối thiếu vùng các bạn xem Nghị định 103/2014/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2015]

Lưu ý: Những lao động đã qua học nghề [kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề] thì tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.

3. Thời hạn nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

+ BHXH, BHYT, BHTN: Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
[Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng ]

+ KPCĐ: Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

SƠ ĐỒ TÓM TẮT NGHIỆP VỤ KINH TẾ PHÁT SINH CỦA TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG



BÀI TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ BÀI GIẢI

Với mục đích hỗ trợ các bạn sinh viên kế toán có thể tự học nâng cao nghiệp vụ kế toán. Kế toán An Tâm xin chia sẻ 1 số bài tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương có hướng dẫn giải chi tiết, theo đúng các quy định về tiền lương mới nhất.

Bài tập 1:
– Trong tháng 10/2015 tại Công ty kế toán An Tâm có tình hình tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:

1. Tính tiền lương phải trả cho:

– Công nhân sản xuất trực tiếp : 40.000.000 [Biết lương căn bản là 35.000.000] – Nhân viên quản lý phân xưởng : 20.000.000 [Biết lương căn bản là 10.000.000]

– Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 30.000.000 [Biết lương căn bản là 20.000.000]

2. Khấu trừ lương về BHYT, BHXH, BHTN của công nhân viên 3. Tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được trích vào chi phí theo quy định: 4. Chi tiền gửi ngân hàng ACB nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH 5. Rút tiền gửi ngân hàng ACB về quỹ tiền mặt 100.000.000.

6. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản.

Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên. BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Biết rằng: Tỷ lệ các khoản trích theo lương năm 2015 như sau: BHXH: 26 % trong đó: [Doanh nghiệp: 18%, Cá nhân: 8 %]. BHYT: 4,5 % trong đó: [Doanh nghiệp: 3 %, Cá nhân: 1,5 %]. BHTN: 2 % trong đó: [Doanh nghiệp: 1 %, Cá nhân: 1 %].

KPCĐ: 2 % trong đó: [Doanh nghiệp: 2 %].

Hướng dẫn giải bài 1:

Nghiệp vụ 1:

+ Bộ chứng từ: 1. Bảng lương , 2. Bảng chấm công
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 622 [ Chi phí nhân công] : 40.000.000 Nợ TK 6271 [ Chi phí sản xuất chung]: 20.000.000 Nợ TK 6421 [ Chi phí quản lý doanh nghiệp]: 30.000.000

Có TK 3341[ Phải trả người lao động]: 90.000.000

+ Ghi sổ cái TK 622, 6271, 6421, 3341

Nghiệp vụ 2:

+ Bộ chứng từ: 1. Bảng lương
+ Ghi sổ nhật ký chung:

Nợ TK 3341[ Phải trả người lao động]: 65.000.000 *10,5% = 6.825.000 Có TK 3383 [ Bảo hiểm xã hội] : 65.000.000 *8% = 5.200.000 Có TK 3384 [ Bảo hiểm y tế] : 65.000.000 * 1,5% = 975.000

Có TK 3386 [ Bảo hiểm thất nghiệp] : 65.000.000 * 1% = 650.000

+ Ghi sổ cái TK: 3341, 3383, 3384; 3386

Nghiệp vụ 3:

+ Bộ chứng từ: 1. Bảng trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí công ty
+ Ghi sổ nhật ký chung:

Nợ TK 622 [ Chi phí nhân công] : 35.000.000 * 24 % = 8.400.000 Nợ TK 6271 [ Chi phí sản xuất chung]: 10.000.000 * 24 % = 2.400.000 Nợ TK 6421 [ Chi phí quản lý doanh nghiệp] : 20.000.000 * 24 % = 4.800.000 Có TK 3383 [ Bảo hiểm xã hội] : 65.000.000 * 18% = 11.700.000 Có TK 3384 [ Bảo hiểm y tế] : 65.000.000 * 3% = 1.950.000 Có TK 3386 [ Bảo hiểm thất nghiệp] : 65.000.000 x 1% = 650.000

Có TK 3382 [ Kinh phí công đoàn] : 65.000.000 x 2% = 1.300.000

+ Ghi sổ cái TK 622, 6271, 6421, 3383, 3384, 3386, 3382

Nghiệp vụ 4:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập, 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Uỷ nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng
+ Ghi sổ nhật ký chung:

Nợ TK 3383: 5.200.000+11.700.000 = 16.900.000 Nợ TK 3384: 975.000+ 1.950.000 = 2.925.000 Nợ TK 3386: 650.000+ 650.000 = 1.300.000

Có TK 11211: 21.125.000

+ Ghi sổ cái TK 3383, 3384; 3386; 11211

Nghiệp vụ 5:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu thu[chứng từ ghi sổ], 2. Séc, 3.Giấy nhận tiền; 4. Giấy báo nợ NH , 5. Sổ phụ ngân hàng.
+ Ghi sổ nhật ký chung:

Nợ TK 1111 [ Tiền mặt] : 100.000.000
Có TK 11211[ Tiền gửi ngân hàng ACB] : 100.000.000

+ Ghi sổ cái TK 1111; 11211

Nghiệp vụ 6:

+ Bộ chứng từ : 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2.Phiếu lĩnh lương,
+ Ghi sổ nhật ký chung:

Nợ TK 3341[ Phải trả người lao động]: 90.000.000-6.825.000= 83.175.000
Có TK 1111 [ Tiền mặt] : 83.175.000

+ Ghi sổ cái TK 3341, 1111

Bài tập 2:
Dựa vào bảng lương cho bên dưới + Bảng trích các khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ mà công ty chịu, các bạn hãy hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương vào cuối tháng



1. Ngày 15/01/2015 tạm ứng lương nhân viên đợt 1 bằng chuyển khoản ACB : 54.000.000 đồng

2. Ngày 31/01/2015 + Hạch toán tiền lương phải trả công nhân viên. + Hạch toán các khoản khấu trừ vào lương người lao động [BHXH; BHYT; BHTN; TNCN].

+ Hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí công ty.

3. Ngày 31/01/2015 Chi tiền gửi ngân hàng ACB trả lương cho công nhân viên khi đã trừ tất cả các khoản.

4. Ngày 31/1/2015 Chi tiền gửi ngân hàng ACB thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2015 cho cơ quan BHXH

5. Ngày 31/01/2015 Chi tiền đóng KPCĐ tháng 01/2015 bằng tiền mặt cho Liên đoàn lao động.

6. Ngày 31/01/2015 chi tiền gửi ngân hàng ACB nộp tiền thuế TNCN

Bài giải bài tập 2:
Nghiệp vụ 1:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Ủy nhiệm chi; 4. Danh sách nhân viên đính kèm UNC, 5. Sổ phụ ngân hàng.
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 3341[ Phải trả người lao động]: 54.000.000
Có TK 11211 [ Tiền gửi ngân hàng ACB]: 54.000.000

+ Ghi sổ cái TK 3341; 11211

Nghiệp vụ 2:

– Hạch toán tiền lương phải trả người lao động:

+ Bộ chứng từ: 1. Bảng lương , 2. Bảng chấm công
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 6421[ Chi phí quản lý doanh nghiệp] : 148.500.000 Nợ TK 6411 [ Chi phí bán hàng] : 34.820.000 Nợ TK 622 [ Chi phí nhân công] : 17.320.000

Có TK 3341 [ Phải trả người lao động]: 200.640.000

+ Ghi sổ cái TK 6421; 6411; 622; 3341

– Hạch toán các khoản khấu trừ vào lương người lao động

+ Bộ chứng từ: 1. Bảng lương
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 3341 [ Phải trả người lao động]: 28.701.910 Có TK 3383 [ Bảo hiểm xã hội] : 1.891.200 Có TK 3384 [ Bảo hiểm y tế] : 354.600 Có TK 3386 [ Bảo hiểm thất nghiệp] : 236.400

Có TK 3335 [ Thuế TNCN] : 26.219.710

+ Ghi sổ cái TK: 3341, 3383, 3384; 3386; 3335

– Hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí công ty.

+ Bộ chứng từ: 1. Bảng trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí công ty
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 6421 [Chi phí quản lý doanh nghiệp]: 3.240.000 Nợ TK 6411[Chi phí bán hàng]: 1.636.800 Nợ TK 622 [Chi phí nhân công] : 796.800 Có TK 3383 [Bảo hiểm xã hội ] : 4.255.200 Có TK 3384 [Bảo hiểm y tế] : 709.200 Có TK 3386 [Bảo hiểm thất nghiệp] : 236.400

Có TK 3382 [Kinh phí công đoàn]: 472.800

+ Ghi sổ cái TK 6421, 6411, 622, 3383, 3384, 3386, 3382

Nghiệp vụ 3:

+ Bộ chứng từ: 1.Giấy báo nợ kế toán lập[chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ của ngân hàng, 3. Ủy nhiệm chi, 4.Danh sách nhân viên đính kèm ủy nhiệm chi, 5. Sổ phụ ngân hàng
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 3341[ Phải trả người lao động]: 200.640.000-54.000.000-28.701.910=117.938.090
Có TK 1111 [ Tiền mặt] : 117.938.090

+ Ghi sổ cái TK 3341, 1111

Nghiệp vụ 4:

+ Bộ chứng từ: 1. Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3.Uỷ nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 3383 [ Bảo hiểm xã hội] : 1.891.200+4.255.200 = 6.146.400 Nợ TK 3384 [ Bảo hiểm y tế] : 354.600+ 709.200 = 1.063.800 Nợ TK 3386 [ Bảo hiểm thất nghiệp] : 236.400+236.400 = 472.800

Có TK 11211 [ Tiền gửi ngân hàng ACB]: 7.683.000

+ Ghi sổ cái TK 3383, 3384; 3386; 11211

Nghiệp vụ 5:

+ Bộ chứng từ: 1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ], 2. Phiếu thu của Liên Đoàn LĐ,
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 3382 [ Kinh phí công đoàn] : 472.800
Có TK 1111 [ Tiền mặt] : 472.800

+ Ghi sổ cái TK 1111; 3382

Nghiệp vụ 6:

+ Bộ chứng từ: 1.Giấy báo nợ kế toán lập [chứng từ ghi sổ], 2. Giấy báo nợ ngân hàng, 3. Uỷ nhiệm chi, 4. Sổ phụ ngân hàng
+ Ghi sổ nhật ký chung

Nợ TK 3335 [Thuế TNCN] : 26.219.710
Có TK 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB] : 26.219.710

+ Ghi sổ cái TK 3335; 11211

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO [Buổi 5]

Hàng tồn kho là gì? Bộ chứng từ của hàng tồn kho mua trong nước và mua nước ngoài cách hạch toán, khi xuất bán hàng hóa thì bộ chứng từ gồm những gì và cách hạch toán như thế nào? Hướng dẫn cách tính giá trị hàng tồn kho theo các phương pháp khác nhau như: Phương pháp bình quân gia quyền, thực tế đích danh, nhập trước xuất trước [FIFO], Thông tư 200 áp dụng cho năm 2015 đã bỏ PP nhập sau xuất trước [FIFO].

1. Hàng tồn kho là gì ?

Hàng tồn kho là hàng hóa MUA VỀ ĐỂ BÁN [Áp dụng cho doanh nghiệp thương mại thường sử dụng TK 151; 153; 156; 157] và MUA VỀ ĐỂ SẢN XUẤT [Áp dụng cho Doanh nghiệp sản xuất TK 151; 152; 153; 154; 155; 157]

– Cách tính giá hàng nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm … như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán mới đi làm. Công ty kế toán An Tâm xin chia sẻ các phương pháp tính giá hàng nhập kho:

CÔNG THỨC TÍNH GIÁ HÀNG NHẬP KHO:

Giá nhập kho = Giá trị hàng hoá + Chi phí mua hàng

Chú ý: Giá nhập kho được tính theo giá thực tế hay còn gọi là giá gốc.

+ Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá gốc không bao gồm thuế GTGT.

+ Những DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp [Hóa đơn bán hàng thông thường]thì giá gốc bao gồm cả thuế GTGT.

Sau đây Công ty kế toán An Tâm sẽ đưa ra các trường hợp cụ thể như sau:

1. Cách tính giá nhập kho hàng hóa [TK 156], công cụ dụng cụ [TK 153], nguyên vật liệu [TK 152] mua trong nước và cách hạch toán

Giá nhập kho = Giá trị trên hoá đơn GTGT + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ – Các khoản giảm giá hàng bán

a. Dựa vào 1. Hóa đơn tài chính; 2. Hợp đồng mua bán; 3. Biên bản giao hàng; các chứng từ khác có liên quan hạch toán hàng nhập kho như sau:

+ Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 1521 [NVL]; 153 [CCDC];1561 [ Hàng hóa] : Trị giá mua trên hóa đơn chưa thế GTGT Nợ TK 1331 [ Thuế GTGT được khấu trừ]

Có TK 1111[ Tiền mặt]; 1121 [ Tiền gửi ngân hàng; chi tiết từng ngân hàng]; 331 [ Phải trả người bán]: Tổng giá thanh toán

+ Trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp.

Nợ TK 1521 [NVL]; 153 [CCDC];1561 [ Hàng hóa] : Trị giá mua trên hóa đơn chưa thế GTGT
Có TK 1111[ Tiền mặt]; 1121 [Tiền gửi ngân hàng; chi tiết từng ngân hàng]; 331 [Phải trả người bán]: Tổng giá thanh toán

b. Các chi phí có liên quan đến việc mua hàng [chi phí vận chuyển hàng về nhập kho,…]. Dựa vào hóa đơn tài chính và các chứng từ liên quan kế toán hạch toán vào giá gốc nhập kho:

Nợ TK 1521 [NVL]; 153 [CCDC]; 1561 [Hàng hóa]: Trị giá trên hóa đơn chưa thế GTGT Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]

Có TK 1111 [Tiền mặt]; 1121 [Tiền gửi ngân hàng; chi tiết từng ngân hàng]; 331 [Phải trả người bán]: Tổng giá thanh toán

Ví dụ: Công ty Nguyễn Hoàng là 1 Công ty chuyên sản xuất đồ gỗ, ngày 1/1/2015 Công ty mua nguyên liệu gỗ từ Buôn Mê Thuột của Công ty Hoàng Anh Gia Lai với khối lượng gỗ là 4m3 và giá chưa VAT là 100.000.000 đồng/m3 và VAT là 10%.

Công ty tốn khoản chi phí vận chuyển gỗ về kho của Công ty là 10.000.000 đồng chưa gồm VAT và đã chuyển khoản ACB.

Giải:

Giá nhập kho = 100.000.000*4 + 10.000.000 = 410.000.000

Sau khi các bạn đã xác định được giá nhập kho, các bạn tiến hành hạch toán vào trong sổ sách kế toán như sau:

  • Kế toán dựa vào 1.Hóa đơn tài chính tiến hành lập phiếu nhập kho và ghi vào sổ như sau:

Nợ 1521[Nguyên vật liệu]: 400.000.000 Nợ 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]:4.000.000

Có 331 [Phải trả người bán công ty Hoàng Anh]: 440.000.000

  • Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính và UNC để tiến hành ghi nhận vào sổ như sau

Nợ 1521 [Nguyên vật liệu]: 10.000.000 Nợ 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 1.000.000

Có 11211 [Tiền gửi ngân hàng ACB]: 11.000.000

=> Khi mua hàng tồn kho trong nước thì những chi phí có liên quan đến hàng tồn kho trong nước thì cộng hết vào giá trị của hàng tồn kho trong nước tức là hạch toán hết vào loại 15*. [Nghiệp vụ trên có thể áp dụng trong trường hợp mua HÀNG HÓA [TK 156] và MUA CÔNG CỤ DỤNG CỤ[TK 153].

2. Cách tính giá nhập kho hàng nhập khẩu và cách hạch toán

  • Cách tính giá nhập kho của hàng nhập khẩu

Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB [nếu có] + Chi phí mua hàng – Các khoản giảm giá hàng mua

Chú ý: Giá hàng mua được xác định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

+ Chi phí mua hàng gồm: [vận tải, bốc dỡ, lưu kho, chi phí mở thủ tục hải quan…]

a. Trường hợp thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp

Giá hàng mua = Tính theo tỷ giá ngày thanh toán
=> Trường hợp này ngoài thực tế thường xuyên phát sinh. Lúc này không xảy ra chênh lệch tỷ giá khi hạch toán hàng tồn kho. [Vì trước đó đã trả tiền và hạch toán Nợ 331 có 3411 hoặc 1122]

Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước].
Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ tỷ giá hối đoái] Có các TK 111 [1112], 112 [1122] [theo tỷ giá ghi sổ kế toán].

Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động


Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi tỷ giá hối đoái].

• Khi nhận hàng về kế toán hạch toán như sau:

+ Đối với giá trị hàng hóa , tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ các TK 1521 [ NVL], 153 [CCDC]; 1561[ Hàng hóa]: Lấy tỷ giá bán của NHTM tại ngày ứng trước
Có TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế ngày ứng trước]: Lấy tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước là Tỷ giá bán của NHTM

-> Vì vậy sẽ không có chênh lệch tỷ giá xảy ra.

b. Trường hợp thanh toán ký quỹ trước [10% hoặc 20%..]

Giá hàng mua = [Nguyên tệ đã ứng trước* tỷ giá giao dịch tại ngày ứng trước+ Nguyên tệ còn lại * tỷ giá ngày hàng về]

=> Trường hợp này ngoài thực tế thường xuyên phát sinh. Lúc này xảy ra chênh lệch tỷ giá khi hạch toán hàng tồn kho.

• Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước]. Lấy tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp trả tiền hoặc tỷ giá bán của NHTM mà thường xuyên giao dịch Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ tỷ giá hối đoái]

Có các TK 111 [1112], 112 [1122] [theo tỷ giá ghi sổ kế toán]. Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động


Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi tỷ giá hối đoái].

• Khi nhận hàng về kế toán hạch toán như sau:

Nợ các TK 152; 156 : [Nguyên tệ đã ứng trước* tỷ giá bán của NHTM tại ngày ứng trước+ Nguyên tệ còn lại * tỷ giá ngày hàng về]
Có TK 331 – Phải trả cho người bán

• Khi thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp:

Nợ TK 331-Phải trả người bán: [Nguyên tệ còn lại*tỷ giá ngày hàng về] Nợ TK 635 – Chi phí tài chính [lỗ tỷ giá hối đoái]

Có các TK 111 [1112], 112 [1122] [theo tỷ giá ghi sổ kế toán]. Lấy tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động


Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính [lãi tỷ giá hối đoái].

c. Trường hợp nhận hàng rồi mới thanh toán 100% :

Giá hàng mua = Tính theo tỷ giá thực tế ngày giao dịch
=> Tức là lấy tỷ giá trên tờ khai Hải Quan

• Nhận được hàng hạch toán như sau:

Nợ các TK 1521 [NVL], 153 [CCDC]; 1561 [Hàng hóa] [tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch]. Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả
Có TK 331 – Phải trả cho người bán [tỷ giá thực tế ngày giao dịch]. Lấy tỷ giá bán tại thời điểm ghi nhận phải trả của NHTM mà dự kiến trả

• Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp nước ngoài:

Nợ TK 635 [ Chi phí tài chính]: [Nếu chênh lệch tỷ giá lỗ]. Nợ TK 331 [ Phải trả người bán] : Theo tỷ giá lúc ghi nhận nợ [Tỷ giá trên tờ khai] Có các TK 111 [1112], 112 [1122]: Theo tỷ giá xuất ngoại tệ bình quân di động Hoặc Có TK 3411: Theo tỷ giá thực tế phát sinh mà lúc vay ngân hàng Có TK 515: [Nếu chênh lệch tỷ giá lãi]

[Nếu lãi thì phần chênh lệch hạch toán 515; Nếu lỗ thì phần chênh lệch hạch toán 635]

d. Dựa vào tờ khai hải quan, Kế toán hạch toán thuế nhập khẩu, thuế TTĐB

Nợ TK 211;213: Tài sản cố định [ hạch toán chi tiết theo từng loại tài sản] Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu [nếu có]

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt [nếu có]

e. Dựa vào giấy nộp tiền ngân sách nhà nước, kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu:

Có TK 1111 [Tiền mặt],1121 [Tiền gửi ngân hàng, phải ghi chi tiết từng ngân hàng]

f. Dựa vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, sau khi hạch toán nghiệp vụ nộp thuế trên thì kế toán đồng thời hạch toán khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ.

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

Ví dụ 1: Về một trường hợp của cách tính giá của hàng nhập khẩu

– Ngày 1/3/2015 Công ty kế toán An Tâm mua nhập khẩu 1 lô hàng máy điều hòa:

LGJC18D = 267 USD/bộ x 20 bộ = 5.340 USD,
LGJC12E = 359 USD/bộ x 30 bộ =10.770 USD

– Ngày 1/3/2015 công ty đã chuyển khoản VCB thanh toán trước cho nhà cung cấp LG, tỷ giá ngày hôm đó là 21.800 VND/USD. – Nhưng đến ngày 10/03/2015 hàng mới về tới Cát Lái. Theo tờ khai hải quan ngày 10/03/2015, tỷ giá là 22.100 VND/USD – Chi phí lưu kho tại Cát Lái chưa thuế GTGT 10% là 1.700.000 chi bằng tiền mặt – Chi phí vận chuyển từ Cát Lái về kho Công ty là 2.200.000 đã bao gồm GTGT 10% thanht oán bằng tiền mặt – Thuế nhập khẩu áp dụng cho điều hòa là 30%.

Hãy tính tổng giá trị nhập kho của hàng nhập khẩu.

Giải:
Giá trị hàng nhập khẩu [chưa thuế] = [5.340 + 10.770] x 21.800 [tỷ giá lúc ứng trước ] = 351.198.000 đồng

Thuế nhập khẩu [dựa vào tờ khai hải quan, phần này Hải quan đã tính rồi, bạn không cần tính]
= [[5.340+10.770] x 22.100] x 30% = 106.809.300 đồng

Chi phí lưu kho tại Cát Lái [chưa thuế] = 1.700.000 đồng
Chi phí vận chuyển [chưa thuế] = 2.000.000 đồng

Như vậy:
Giá trị của hàng nhập khẩu = 351.198.000 + 106.809.300 + 1.700.000 + 2.000.000 = 461.707.300

Ví Dụ 2: Công ty kế toán An Tâm nhập khẩu 1 lô hàng máy điều hòa, cụ thể: – 20 bộ Mã hàng LGMP12D = 250 USD/bộ x 20 bộ = 5.000 USD. – 30 bộ Mã hàng LGMP9E = 200 USD/bộ x 30 bộ = 6.000 USD.

Tổng số tiền: = 5.000 + 6.000 = 11.000 USD.

Trước đó: Ngày 1/5/2015 Công ty đã chuyển khoản VCB thanh toán cho nhà cung cấp công ty LG số tiền: = 11.000 x 20.000 = 220.000.000 [Tỷ giá ngày hôm đó là 20.000 VND/USD].

Nhưng đến ngày 10/5/2015 hàng mới về tới cảng. Tỷ giá ngày hôm đó lại là 21.000 VND/USD. Dựa vào tờ khai hải quan, invoice, packing list thì công ty phải đóng các loại thuế sau thì mới lấy được hàng:

– Thuế nhập khẩu : 30% [áp dụng cho điều hòa]
= [11.000 * 21.000 ]*30% = 69.300.000

– Thuế GTGT: 10% = [ 231.000.000 + 69.300.000] x 10% = 30.030.000

Chú ý: Thuế Xuất nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu thì bên hải quan đã tính rồi, các bạn chỉ dựa vào tờ khai hải quan để hạch toán.


Sau khi đã lấy được hàng từ hải quan thì công ty còn trả thêm các khoản phí sau:

– Chi phí lưu kho tại Cát Lái đã có thuế GTGT 10% là 1.870.000 thanh toán bằng TM
– Chi phí vận chuyển từ Cát Lái về kho Công ty là 2.200.000 đã bao gồm GTGT 10% thanh toán bằng tiền mặt.

Cách hạch toán hàng nhập khẩu cụ thể như sau:

a. Tính giá trị hàng nhập khẩu: Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB [nếu có] + Chi phí mua hàng. = 220.000.000 [Tính theo tỷ giá ngày thanh toán] + 69.300.000 [dựa vào tờ khai hải quan] + 1.700.000 + 2.000.000 [chi phí khác không có thuế GTGT]

= 293.000.000 đồng

b. Cách hạch toán hàng nhập khẩu:

+ Khi thanh toán tiền, dựa vào UNC, giấy báo nợ kế toán hạch toán:

Nợ TK 331 [Phải trả người bán công ty LG] : 220.000.000
Có TK 11221 [Tiền gửi ngân hàng VCB] : 220.000.000

+ Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu, Kế toán dựa vào tờ khai Hải quan và biên bản kiểm hàng, lập phiếu nhập kho khi hàng về kho của Công ty:

Nợ TK 1561[Hàng hóa] : 220.000.000
Có TK 331[ Phải trả người bán công ty LG]: 220.000.000

c. Hạch toán thuế nhập khẩu:

Kế toán dựa vào tờ khai hải quan tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 1561 [Hàng hóa] : 69.300.000
Có TK 3333 [ Thuế xuất nhập khẩu] : 69.300.000

d. Hạch toán nộp tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu:

Căn cứ vào giấy nộp tiền ngân sách nhà nước của thuế GTGT hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 3333 [Thuế nhập khẩu]: 69.300.000 Nợ TK 33312: [Thuế GTGT hàng nhập khẩu]: 30.030.000

Có TK 1111 [Tiền mặt],1121 [Tiền gửi ngân hàng]: 99.330.000

– Đồng thời hạch toán, bút toán Khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu [khi đi nộp]

Nợ TK 1331 [ Thuế GTGT được khấu trừ] : 30.030.000
Có TK 33312 [ Thuế GTGT hàng nhập khẩu] : 30.030.000

Chú ý: Thuế GTGT 10% ở trên tờ khai hải quan không ghi vào giá trị của hàng hóa. Khi nộp tiền thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

e. Hạch toán các chi phí khác liên quan:

– Chi phí lưu kho tại Cát Lái:

Kế toán dựa vào bộ chứng từ: 1. Phiếu chi, 2. Hóa đơn tài chính hạch toán như sau:

Nợ TK 1561 [ Hàng hóa] : 1.700.000 Nợ TK 1331 [ Thuế GTGT được khấu trừ] : 170.000

Có TK 1111 [ Tiền mặt] : 1.870.000

– Chi phí vận chuyển:

Kế toán dựa vào bộ chứng từ: 1. Phiếu chi, 2. Hóa đơn tài chính hạch toán như sau:

Nợ TK 1562 [Hàng hóa] : 2.000.000 Nợ TK 1331 [ Thuế GTGT được khấu trừ] : 200.000

Có TK 1111 [Tiền mặt] : 2.200.000

3. Cách tính giá nhập kho thành phẩm:
– Đối với thành phẩm do DN tự sản xuất:

Giá nhập = Là giá thực tế sản xuất [giá thành công xưởng]

– Đối với thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến:

Giá nhập = Chi phí gia công,chế biến + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

Hạch toán nhập kho thành phẩm. Dựa vào phiếu nhập kho thành phẩm và phiếu tính giá thành kế toán ghi:

Nợ TK 155 [Thành phẩm]
Có TK 154 [Chi phí SXKD dở dang]

4. Hàng tồn kho giảm trong kỳ

Hàng tồn kho giảm trong kỳ là do xuất ra để sản xuất và xuất ra để bán hoặc do kiểm kê thiếu, hoặc xuất ra để góp vốn. Nhưng khi hàng tồn kho xuất ra thì để ghi được trong sổ sách kế toán thì phải tính giá xuất kho, có 3 phương pháp tính giá xuất kho như sau: – Phương pháp bình quân gia quyền [ Bình quân gia quyền 1 lần cuối tháng hoặc bình quân gia quyền liên hoàn]; – Phương pháp tính theo giá đích danh [thực tế đích danh]

– Phương pháp nhập trước, xuất trước [FIFO]

a. Theo phương pháp bình quân gia quyền: [Được sử dụng nhiều nhất]

– Giá trị trung bình có thể được tính vào cuối tháng hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Và được tính theo 3 phương pháp sau:

Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ [tức là mỗi lần xuất không tính đơn giá mà để cuối tháng tính 1 lần]. Theo phương pháp này, thì đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Công thức như sau:


Theo giá bình quân gia quyền liên hoàn [tức là sau mỗi lần xuất chúng ta phải tính lại đơn giá bình quân]. Công thức tính như sau:

b. Phương pháp nhập trước – xuất trước [FIFO]:

– Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

c. Phương pháp giá thực tế đích danh:

– Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

– Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Tồn kho cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ – Trị giá xuất trong kỳ

VÍ DỤ CỤ THỂ:

Vật liệu tồn đầu tháng 10/2015; 200kg đơn giá 3.000đ/ kg – Ngày 3/10 nhập kho 500kg đơn giá 3.280đ/ kg – Ngày 6/10 xuất kho 400kg – Ngày 10/10 nhập kho 300kg đơn giá 3.100đ/kg – Ngày 15/10 xuất kho 400đ/kg

Xác định trị giá vật liệu xuất trong tháng theo:


– Phương pháp thực tế đích danh

+ 400kg xuất kho ngày 06/10 có 300kg thuộc nhập vào ngày 03/10 và 100kg thuộc số tồn đầu tháng
+400kg xuất ngày 15/10 có 300kg thuộc lần nhập ngày 10/10 và 100kg thuộc số tồn đầu tháng

– Phương pháp FIFO
– Phương pháp bình quân gia quyền

Giải:
1/ Phương pháp thực tế đích danh – Ngày 06/10 : [ 100 x 3.000] + [300 x 3.280] = 1.284.000 đ

– Ngày 15/10 : [ 100 x 3.000] + [ 300 x 3.100] = 1.230.000 đ

2/ Phương pháp nhập trước xuất trước [ FIFO] Trị giá vật liệu xuất kho trong tháng: – Ngày 06/10 : [200 x 3.000] + [200 x 3.280] = 1.256.000 đ

– Ngày 15/10 : [ 300 x 3.280 ] + [ 100 x 3.100 ] = 1.294.000 đ

3/ Phương pháp đơn giá bình quân:

7. HẠCH TOÁN GIẢM HÀNG TỒN KHO

a. Xuất nguyên vật liệu ra để sản xuất sản phẩm:
Dựa vào Phiếu xuất kho nguyên vật liệu kế toán tiến hành hạch toán:

Nợ TK 621 [Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp]
Có TK 152 [Nguyên vật liệu xuất ra để sản xuất]

[Ghi chú: Giá xuất kho Nguyên vật liệu sử dụng một trong 3 phương pháp: FiFo, BQGQ, và Thực tế đích danh để ghi vào bên có 152]

b. Xuất Công cụ, dụng cụ [Phiếu xuất kho] ra để phục vụ cho bộ phận sản xuất hoặc bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý và phân bổ nhiều kỳ kế toán.
Dựa vào phiếu xuất kho kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 242 [ Chi phí trả trước ]
Có 153 [Công cụ, dụng cụ]

c. Xuất thành phẩm, hàng hóa ra để bán kế toán dựa vào phiếu xuất kho hạch toán như sau:

Nợ TK 632 [Giá vốn hàng bán]
Có TK 155 [Thành phẩm]; Có TK 156 [Hàng hóa]

[Ghi chú: Giá xuất kho thành phẩm sử dụng một trong 3 phương pháp: FiFo, BQGQ, và Thực tế đích danh]

d. Xuất kho hàng hóa, thành phẩm ra sử dụng nội bộ:
Dựa vào phiếu xuất kho kế toán hạch toán

Nợ TK 627 [ Chi phí quản lý phân xưởng] : Chi tiết theo khoản mục 6273; 6274 Nợ TK 641 [ Chi phí bán hàng] : Chi tiết theo khoản mục 6413;6414.. Nợ TK 642 [ Chi phí quản lý doanh nghiệp ]: Chi tiết theo khoản mục 6423;6424..

Có TK 156 [Hàng hóa]; 155 [Thành phẩm]

[Ghi chú: Giá xuất kho thành phẩm sử dụng một trong 3 phương pháp: FiFo, BQGQ, và Thực tế đích danh]

e. Xuất kho hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, gửi đại lý, ký gửi.
Dựa vào phiếu xuất kho hàng ký gửi kế toán hạch toán:

Nợ TK 157 [ Hàng ký gửi]
Có TK 155 [ Thành phẩm]; 156 [ Hàng hóa]

[Ghi chú: Giá xuất kho thành phẩm sử dụng một trong 3 phương pháp: FiFo, BQGQ, và Thực tế đích danh]

f. Xuất kho hàng hóa, thành phẩm đi góp vốn vào công ty liên doanh liên kết.
Dựa vào phiếu xuất kho kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 222 [Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết] , 221 [ Đầu tư vào công ty con] Nợ TK 811 [Chi phí khác]: [Chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn GTGS] Có TK 156 [Hàng hóa]; 155 [Thành phẩm]

Có TK 711 [Thu nhập khác]: [Chênh lệch đánh giá lại lớn hơn GTGS]

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO






BÀI TẬP ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

Bài tập 1:Tại một doanh nghiệp XYZ sản xuất áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 8/2015 có số liệu về tình hình nhập xuất vật liệu chính A như sau:
Tồn kho đầu tháng: 300 kg, đơn giá 40.000đ/kg
Phát sinh trong tháng:

  1. Ngày 4/8: Mua ngoài nhập kho 700 kg, đơn giá mua chua VAT 38.000đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ: 1.050.000đ
  2. Ngày 9/8: Xuất 800kg dùng để sản xuất sản phẩm.
  3. Ngày 11/8: Mua ngoài nhập kho 1.000kg, đơn giá mua chưa VAT 39.200đ/kg, chi phí thu mua là 1.600.000đ, khoản giảm giá được hưởng là 400.000đ
  4. Ngày 16/8: Nhập kho 200kg, đơn giá nhập kho 40.500đ/kg
  5. Ngày 20/8: Xuất 700kg dùng để sản xuất sản phẩm
  6. Ngày 24/8: Xuất 400kg dùng để sản xuất sản phẩm
  7. Ngày 25/8: Mua ngoài nhập kho 500 kg, đơn giá mua chưa VAT 40.000đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ: 500.000đ
  8. Ngày 29/8: Xuất 300kg dùng để sản xuất sản phẩm.

Yêu cầu:
Tính giá thực tế vật liệu chính A xuất kho theo từng phương pháp:

+ Nhập trước xuất trước, + Bình quân gia quyền cuối kỳ

+ Bình quân gia quyền liên hoàn

Giải bài tập 1:

Tính theo phương pháp nhập trước xuất trước [FIFO]

1. Ngày 9/8:

Trị giá xuất kho 800kg nguyên vật liệu A = [ 300 kg tồn đầu * đơn giá tồn đầu + 500 kg của lần nhập ngày 4/8 * đơn giá nhập]

= 300*40.000+500*39.500 = 31.750.000 đ

2. Ngày 20/8:

Trị giá xuất kho 700kg nguyên vật liệu A: = [200kg của lần nhập 4/8 * đơn giá nhập + 500kg của lần nhập 11/8* đơn giá nhập ]

= 200*39.500+500*40.400 = 28.100.000 đ

3. Ngày 24/08:

Trị giá xuất kho 400kg nguyên vật liệu A: = 400 kg của lần nhập ngày 11/8 * đơn giá nhập

= 400*40.400 = 16.160.000 đ

4. Ngày 29/8:

Trị giá xuất kho 300kg nguyên vật liệu A: = 100 kg của lần nhập 11/8 * đơn giá nhập + 200 kg của lần nhập 16/8 * đơn giá nhập

= 100*40.400+200*40.500 = 12.140.000 đ

Trị giá tồn cuối kỳ: =[300*40.000]+[700*39.500+1.000*40.400+200*40.500+500*41.000]-31.750.000+28.100.000+16.160.000+12.140.000]= 20.500.000 đ

Số lượng tồn cuối kỳ là 500 kg; đơn giá 41.000đ/kg

Tính theo phương pháp bình quân 1 lần cuối tháng

Đơn giá bình quân: = [300*40.000+700*39.500+1.000*40.400+200*40.500+500*41.000] [300+700+1000+200+500] = 40.241 đ/kg

1. Ngày 9/8:

Trị giá xuất kho 800kg nguyên vật liệu A:
800*40.241 = 32.192.800

2. Ngày 20/8:

Trị giá xuất kho 700kg nguyên vật liệu A:
700*40.241 = 28.168.700 đ

3. Ngày 24/08:

Trị giá xuất kho 400kg nguyên vật liệu A:
400*40.241= 16.096.400 đ

4. Ngày 29/8:

Trị giá xuất kho 300kg nguyên vật liệu A: 300*40.241 = 12.072.300 đ Số dư cuối kỳ:

500*40.241 đ = 20.120.500 đ

Tính theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
1. Ngày 09/8: Xuất 800kg

Đơn giá xuất [300×40.000+700×39.500]/[300+700]=39.650 đ
Trị giá xuất = 800×39.650=31.720.000đ

2. Ngày 20/8: Xuất 700kg

Đơn giá xuất [200×39.650+1.000×40.400+200×40.500]/1.400=40.307
Trị giá xuất = 700×40.307 =28.214.900đ

3. Ngày 24/8: Xuất 400 kg

Đơn giá xuất kho: [700×40.307+200×40.500]/900=40.350đ
Trị giá xuất = 400×40.350=16.140.000đ

4. Ngày 29/8: Xuất 300kg

Đơn giá xuất kho: [500×40.350+500×41.000]/1.000=40.675đ Trị giá xuất = 300×40.675=12.202.500đ

Tồn cuối kỳ: 700×40.675đ/kg= 28.472.500đ

Bài tập 2: Tại một doanh nghiệp sản xuất áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 1/2015 có số liệu về tình hình nhập xuất vật liệu chính A như sau:

  1. Ngày 2/1 mua 1 số nguyên vật liệu chính A theo HĐ số 002463: giá mua chưa tính thuế GTGT: 120.000.000, thuế suất GTGT 10%, hàng nhập kho đủ chưa thanh toán cho công ty X ; được biết do mua số lượng lớn nên doanh nghiệp được người bán cho hưởng chiết khấu thương mại: 5.000.000
  2. Ngày 2/1 chi tiền mặt thanh toán tiền vận chuyển số VLC trên về kho DN: 1.200.000
  3. Ngày 5/1 mua một số NVL phụ B theo hóa đơn GTGT số 002587 giá mua chưa tính thuế GTGT: 5.000.000, thuế GTGT được khấu trừ 500.000, chưa thanh toán cho công ty X
  4. Chi tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền mua VLC A và VLP B trên , được biết do thanh toán trước hạn nên DN được hưởng chiết khấu thanh toán 1%/giá mua chưa tính thuế GTGT.

Yêu cầu:

Xác định bộ chứng từ ghi sổ
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

Giải bài tập 2:
1. Ngày 2/1 mua 1 số nguyên vật liệu chính A theo HĐ số 002463: giá mua chưa tính thuế GTGT: 120.000.000, thuế suất GTGT 10%, hàng nhập kho đủ chưa thanh toán cho công ty X ; được biết do mua số lượng lớn nên doanh nghiệp được người bán cho hưởng chiết khấu thương mại: 5.000.000

Giải:

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu nhập kho [chứng từ ghi sổ]
2. Hóa đơn tài chính [chứng từ gốc]
3. Biên bản giao hàng[ chứng từ gốc]
4. Phiếu xuất kho bên bán [ chứng từ gốc]

+ Định khoản:

+ Nợ TK 1521[Nguyên liệu, vật liệu] [A] : 120.000.000
   Nợ TK 1331 [Thuế GTGT được khấu trừ]: 12.000.000
             Có TK 331[Phải trả người bán] [X]: 132.000.000
+ Nợ TK 331[Phải trả người bán] [X]: 5.000.000
             Có TK 1521[ Nguyên liệu, vật liệu] [A]: 5.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái tài khoản 1521, 1331, 3311; ghi sổ chi tiết tài khoản 331-Công ty X, ghi sổ chi tiết 1521-Nguyên vật liệu A

2. Ngày 2/1 chi tiền mặt thanh toán tiền vận chuyển số VLC trên về kho DN: 1.200.000

Giải:

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau :

1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ]
2. Hóa đơn vận chuyển [ chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nợ TK 1521[Nguyên liệu, vật liệu][A]: 1.200.000
            Có TK 1111 [Tiền mặt]: 1.200.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái 1521, 1111; ghi sổ chi tiết 1521-Nguyên vật liệu A

3. Ngày 5/1 mua một số NVL phụ B theo hóa đơn GTGT số 002587 giá mua chưa tính thuế GTGT: 5.000.000, thuế GTGT được khấu trừ 500.000, chưa thanh toán cho công ty X
Giải:

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu nhập kho [ chứng từ ghi sổ]
2. Hợp đồng mua bán [ chứng từ gốc]
3. Hóa đơn GTGT [ chứng từ gốc],
4. Biên bản giao hàng [ chứng từ gốc]
5. Phiếu xuất kho bên bán

+ Định khoản:

Nợ TK 1521[Nguyên liệu vật liệu][B] : 5.000.000
Nợ TK 1331[Thuế GTGT được khấu trừ]: 500.000
           Có TK 331[Phải trả người bán] [X]: 5.500.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái 1521, 1111, 331; ghi sổ chi tiết 1521-Nguyên vật liệu B, ghi sổ chi tiết 331 người bán X

4. Chi tiền gửi ngân hàng ACB thanh toán tiền mua VLC A và VLP B trên , được biết do thanh toán trước hạn nên DN được hưởng chiết khấu thanh toán 1%/giá mua chưa tính thuế GTGT.
Giải:

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau

1. Giấy báo có do kế toán lập [ chứng từ ghi sổ]
2. Giấy báo có ngân hàng [ chứng từ gốc]
3. Ủy nhiệm chi [ chứng từ gốc]
4. Sổ phụ ngân hàng [ chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nợ TK 331[X]: 132.500.000 = 132.000.000-5.000.000+5.500.000
          Có TK 11211 [ Tiền gửi ngân hàng ACB] :131.250.000
          Có TK 515 : 1.250.000 = [120.000.000+5.000.000]*1%]

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 331, 11211, 515; ghi sổ chi tiết 331-Công ty X

Bài tập 3:
Tại 1 doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập – xuất vật liệu như sau:
Tồn đầu tháng: Vật liệu [VL] A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ
Trong tháng:

  1. Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ, tiền chưa trả công ty S. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo trị giá nhập.
  2. Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm.
  3. Dùng TGNH trả nợ công ty S ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế.
  4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.
  5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán đủ bằng tiền chuyển khoản ACB .
  6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm.

Yêu cầu: Tính toán và trình bày bút toán ghi sổ tình hình trên biết công ty hạch toán theo phương pháp KKTX tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.

Bài giải bài tập 3:
Đầu kỳ:

Trị giá tồn nguyên vật liệu A = 48.000.000 = 800 x 60.000
Trị giá tồn nguyên vật liệu B = 4.000.000 = 200 x 20.000

1.

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu nhập kho [ chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính [ chứng từ gốc], 3. Hợp đồng mua bán [ chứng từ gốc] 4. Biên bản bàn giao[ chứng từ gốc]

5. Phiếu xuất kho bên bán[ chứng từ gốc]

+ Định khoản

Nợ TK 1521[A] : 500*62.000=31.000.000 Nợ TK 1521 [B] :300*21.000= 6.300.000 Nợ TK 1331 : 3.730.000

Có TK 331 [S]: 41.030.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1521, 1331; 331; ghi sổ chi tiết 331-Công ty X, ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu A và nguyên vật liệu B

+ Phân bổ chi phí vận chuyển như sau

Nguyên vật liệu A: =    160.000 x 31.000.000  = 132.976 đ
31.000.000+6.300.000

Nguyên vật liệu B: =  160.000. x 6.300.000    = 27.024 đ
31.000.000+6.300.000

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ]
2. Hóa đơn vận chuyển

+ Định khoản;

Nợ TK 1521[A] : 132.976 Nợ TK 1521 [B] : 27.024 Nợ TK 1331 : 16.000

Có TK 1111: 176.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1521, 1331; 1111; ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu A và nguyên vật liệu B
2.
Đơn giá trung bình cuối kỳ của A: = [800 * 60.000 + 500 * 62.000 + 132.976+700 *61.000] / [800 + 500 + 700] = 60.916 đ/ kg.
Đơn giá trung bình cuối kỳ của B: = [200 * 20.000 + 300 *21.000 +27.024+700* 19.000] / [200 + 300 + 700] = 19.689 đ/kg

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu [ chứng từ ghi sổ]
2. Phiếu đề xuất xuất NVL

+ Định khoản:

Nợ TK 621: 66.822.700 Có TK 1521 [A]: 60.916.000 = 60.916 x 1.000

Có TK 1521 [B]: 5.906.700 = 19.689 x 300

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1521, 621; ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu A và nguyên vật liệu B

3.
+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Giấy báo có NH [ chứng từ ghi sổ]
2. Ủy nhiệm chi

+ Định khoản:

Nợ TK 331 [S] : 41.030.000 Có TK 11211 : 40.657.000

Có TK 515: 373.000 = [31.000.000 + 6.300.000] x 1%

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 331; 11211; 515

4.
+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ]
2. Ủy nhiệm chi

+ Định khoản:

Nợ TK 6427 : 984.450 =50*19.689
Có TK 1521 [B]: 984.450

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 331; 11211; 515
5.
+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu nhập kho [ chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính [ chứng từ gốc], 3. Hợp đồng mua bán [ chứng từ gốc] 4. Biên bản bàn giao

5. Phiếu xuất kho bên bán

+ Định khoản:

Nợ TK 1521 [A] : 42.700.000 [700*61.000] Nợ TK 1521 [B] : 13.300.000 [700*19.000]

Có TK 11211 : 56.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1521, 11211; ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu A và nguyên vật liệu B

Bài tập 3: Công ty kinh doanh hàng hóa X tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 3, có tài liệu như sau:
I. Số dư đầu tháng:

TK 156: 13.431.200đ [6.400 cái] TK 157: 840.000đ [400 cái – gửi bán cho công ty B]

TK 131: 12.000.000đ [Chi tiết: Công ty A còn nợ 20.000.000đ, Công ty B ứng trước tiền mua hàng 8.000.000đ]

II. Trích các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:

  1. Xuất kho 500 cái hàng X bán cho công ty B, giá bán chưa thuế 2.800đ/cái, thuế GTGT 10%. Tiền hàng chưa thu, công ty B đã nhận được hàng.
  2. Nhập kho 6.000 cái hàng X mua của công ty C với giá mua chưa thuế 2.200đ/cái, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán.
  3. Xuất kho 2.000 cái hàng X gởi bán cho công ty B.
  4. Nhập kho 4.000 cái hàng X mua của công ty D với giá mua chưa thuế 2.250đ/cái, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
  5. Công ty B chấp nhận thanh toán số hàng gởi đi bán ở tháng trước bằng tiền gửi ngân hàng ACB, số lượng 400 cái ,giá bán chưa thuế 2.900đ/cái, thuế GTGT 10%.

Yêu cầu:Hãy xác định bộ chứng từ ghi sổ, định khoản và cho biết ghi vào các loại sổ nào
Giải: Giá vốn bình quân cuối kỳ của hàng X= [13.431.200 + 6.000 * 2.200 + 4.000* 2.250] / [6.400 + 6.000 + 4.000] =2.173 đ/ cái

1.


+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho[ chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn bán ra [ chứng từ gốc], 3. Hợp đồng mua bán [ chứng từ gốc]

4. Biên bản bàn giao[ chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Giá vốn: Nợ TK 632: 1.086.500 = 2.173 * 500 Có TK 1561[X]: 1.086.500

Doanh thu:

Nợ TK 131 [B]: 1.540.000 Có TK 5111: 1.400.000 = 500* 2.800

Có TK 33311: 140.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 632; 1561; 131; 5111;33311; ghi sổ chi tiết 1561 nguyên vật liệu X; ghi sổ chi tiết phải thu khách hàng B.
2.
+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu nhập kho [chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính [chứng từ gốc], 3. Hợp đồng mua bán [chứng từ gốc] 4. Biên bản bàn giao [chứng từ gốc]

5. Phiếu xuất kho bên bán [chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nợ TK 1561 [X]: 13.200.000=6.000*2.200 Nợ TK 1331: 1.320.000

Có TK 331 [C]: 1.452.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1561; 1331; 331; ghi sổ chi tiết 1561 nguyên vật liệu X; ghi sổ chi tiết phải trả người bán C.
3.
+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho [ chứng từ ghi sổ]
2. Phiếu giao hàng ký gửi

+ Định khoản:

Nợ TK 157 : 4.346.000=2.000*2.173
Có TK 1561 [X] 4.346.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1561; 157; ghi sổ chi tiết 1561và 157 nguyên vật liệu X

4.
+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu chi [chứng từ ghi sổ] 2. Phiếu nhập kho 3. Hóa đơn tài chính [chứng từ gốc], 4. Hợp đồng mua bán [chứng từ gốc] 5. Biên bản bàn giao [chứng từ gốc]

6. Phiếu xuất kho bên bán [chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nợ TK 1561 [X]: 9.000.000=4.000*2.250 Nợ TK 1331: 900.000

Có TK 1111: 9.900.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 1561; 1331; 1111; ghi sổ chi tiết 1561 nguyên vật liệu X;
5.

+ Bộ chứng từ ghi sổ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Hóa đơn bán ra [chứng từ gốc], 2. Hợp đồng mua bán [chứng từ gốc]

3. Biên bản bàn giao

+ Định khoản:

Giá vốn: Nợ TK 632: 840.000

Có TK 157[X]: 840.000

Doanh thu:

Nợ TK 1111: 1.276.000 Có TK 5111: 1.160.000 = 400*2.900

Có TK 33311: 116.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 632; 157; 131; 5111;33311; ghi sổ chi tiết 157 nguyên vật liệu X

MỘT VÀI TÌNH HUỐNG XỬ LÝ HÀNG TỒN KHO [CẦN THAM KHẢO THÊM]

A. Khi hóa đơn về trước nhưng hàng chưa về thì hạch toán như thế nào? Công ty kế toán An Tâm xin hướng dẫn cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau:
Mô tả nghiệp vụ:

– Trường hợp đến cuối kỳ kế toán [Cuối tháng], công ty đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp nhưng hàng chưa về kho và đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp, khi đó căn cứ vào hóa chứng từ kế toán sẽ ghi nhận hàng mua đang đi đường. Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, kế toán làm thủ tục nhập kho và ghi sổ kế toán.

Khi có hóa đơn mà đến cuối tháng hàng hóa chưa về và đã thuộc sở hữu của doanh nghiệp rồi thì kế toán Căn cứ vào hóa đơn các bạn hạch toán như sau:

a. DN kê khai theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường [Giá chưa có thuế GTGT] Nợ TK 1331 : Thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 1111[Tiền mặt], 1121[ Tiền gửi ngân hàng; chi tiết từng ngân hàng], 331 [ Phải trả người bán]… [Tổng giá thanh toán]

b. DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ TK 151 : [Tổng giá thanh toán]
Có TK 1111[Tiền mặt], 1121[ Tiền gửi ngân hàng; chi tiết từng ngân hàng], 331 [ Phải trả người bán]… [Tổng giá thanh toán]

c. Khi hàng về nhập kho, căn cứ vào biên bản kiểm kê hàng tồn kho và lập phiếu nhập kho định khoản như sau:

Nợ TK 152[ Nguyên liệu vật liệu] , 153 [ Công cụ dụng cụ] , 156 [ Hàng hóa] :
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

Sau đây Công ty kế toán An Tâm xin lấy ví dụ để các bạn hình dung rõ hơn:

Ví Dụ: Ngày 28/05/2015, Công ty kế toán An Tâm đã mua hàng của Công ty TNHH Hoàng Long đã có hóa đơn về nhưng chưa thanh toán và đã thuộc sở hữu của An Tâm.
– Nhưng đến ngày 31/05/2015 vẫn chưa nhận được hàng. Chi tiết lô hàng đã mua:

+ Tủ lạnh TOSHIBA 110 lít, số lượng 20, đơn giá mua chưa thuế 3.000.000đ, thuế GTGT 10%
+ Tủ lạnh TOSHIBA 60 lít, số lượng 20, đơn giá mua chưa thuế 2.000.000đ, thuế GTGT 10%

– Ngày 01/06/2015, Công ty nhận được hàng. – Ngày 15/6/2015, Công ty mới chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho Công ty TNHH Hoàng Long

Giải:


Cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau:
a. Ngày 28/05/2015 thì chưa hạch toán, lưu vào file theo dõi hàng đang đi trên đường, đến cuối tháng 5/2015 [31/5/2015], kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm: Hóa đơn GTGT nhưng hàng chưa về, hạch toán như sau:

Nợ TK 151 : [20 x 3.000.000] + [20 x 2.000.000] = 100.000.000 Nợ TK 1331 : 10.000.000

Có TK 331 [Hoàng Long] : 110.000.000

Sau đó kế toán dựa vào bộ chứng từ ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 151; 1331; 331; sổ chi tiết phải trả của công ty Hoàng Long

b. Ngày 01/06/2015 khi hàng về nhập kho, kế toán dựa vào biên bản nhận hàng tiến hành lập phiếu nhập kho và hạch toán như sau:

Nợ TK 1561 [ Toshiba 110 lít] : 60.000.000 Nợ TK 1561 [ Toshiba 60 lít] : 40.000.000

Có TK 151 : 100.000.000

Sau đó kế toán dựa vào bộ chứng từ ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 1561; 151; sổ chi tiết nguyên vật liệu Toshiba 110 lít và Toshiba 600 lít

c. Ngày 15/6/2015 Kế toán vào 1. Giấy báo nợ do kế toán lập, 2. Giấy báo nợ ngân hàng; 3. Ủy nhiệm chi

Nợ TK 331 [Hoàng Long] : 110.000.000
Có TK 11211 : 110.000.000

Sau đó kế toán dựa vào bộ chứng từ ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái các TK 331; 1121; sổ chi tiết phải trả của công ty Hoàng Long

Lưu ý 1 vài trường hợp sau:
a. Trường hợp hàng về sau nhưng không nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế tại phương tiện, tại kho người bán, tại bến cảng, bến bãi, hoặc gửi thẳng cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Hoặc Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

b. Trường hợp hàng về sau nhưng bị hao hụt, mất mát, căn cứ vào biên bản, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho bị mất mát, hao hụt:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

B. Cách hạch toán hàng thiếu – thừa chờ xử lý

Hàng hóa thừa – thiếu chờ xử lý phải hạch toán như thế nào? Đó là câu hỏi của nhiều bạn kế toán trẻ. Kế toán An Tâm xin hướng dẫn cách hạch toán hàng thiếu – thừa chờ xử lý khi mua hàng theo từng trường hợp cụ thể như: Do bên bán xuất thiếu, vận chuyển bị mất, nhân viên làm mất…

1. Cách hạch toán hàng thiếu chờ xử lý:

– Khi phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa so với hóa đơn mua hàng, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Kế toán dựa vào: 1. Hóa đơn tài chính ; 2. Biên bản kiểm kê hàng nhập và tiến hành hạch toán hàng thiếu chờ xử lý như sau:

Nợ TK 156 [Hàng hóa]; 152[ nguyên vật liệu] ; 153[ CCDC] : Số hàng thực tế nhập kho Nợ TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Nợ TK 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ [dòng VAT trên hóa đơn]

Có TK – 1111 [ Tiền mặt], 11211 [ Tiền gửi ngân hàng] , 331 [Phải trả người bán] …

– Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

a. Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả số hàng thiếu đó:

Nợ TK 156 [Hàng hóa]; 152[ nguyên vật liệu] ; 153[ CCDC] : Số hàng thiếu
Có TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý: Số hàng thiếu

b. Một số trường hợp khác:

Nợ TK – 1111 [Tiền mặt] , 11211[Tiền gửi ngân hàng] , 331 [Phải trả người bán]: [Nếu bên bán trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…] [Có thuế] Nợ TK – 1388: Phải thu khác [Nếu bên vận chuyển bồi thường] [Có thuế] Nợ TK – 334: [Nếu trừ vào lương của nhân viên làm mất hàng] [Có thuế] Nợ TK – 632, 642, 811: Chi phí [Nếu DN không muốn ai bồi thường] [Có thuế] Có TK – 1381: Số hàng thiếu

Có TK – 1331: Thuế GTGT của số hàng thiếu [Vì khi mua hàng các bạn đã trả tiền hàng là có thuế, nên số tiền được trả lại cũng phải có thuế]

Lưu ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng thiếu:

– Nếu giá trị bồi thường cao hơn:

Nợ TK – 1111 [Tiền mặt], 1121[Tiền gửi ngân hàng], 1388 [ Phải thu khác]: [Có thuế] Có TK – 1381 [Tài sản thiếu chờ xử lý] : Số hàng thiếu Có TK – 1331[Thuế GTGT được khấu trừ] : Thuế GTGT của Số hàng thiếu

Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn.

– Nếu giá trị bồi thường thấp hơn:

Nợ TK – 1111 [Tiền mặt] , 1121[Tiền gửi ngân hàng] , 1388 [Phải thu khác]: [Có thuế] Có TK – 1381: Số hàng thiếu

Có TK – 1331: Thuế GTGT *số hàng thiếu

Nợ TK – 632, 642, 811: Phần giá trị không được bồi thường Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường

Có TK – 1331: Thuế GTGT X số hàng thiếu không được bồi thường.

2. Cách hạch toán hàng thừa chờ xử lý:

– Khi phát hiện thừa hàng hóa, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán như sau:
– Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý:

Nợ TK – 156 [Hàng hóa]; 152[NVL] ; 153 [Công cụ dụng cụ]: Số hàng thừa
Có TK – 3381: Tài sản thừa chờ xử lý.

– Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

a. Nếu trả lại người bán:

Nợ TK – 3381: Số hàng thừa
Có TK – 156[Hàng hóa]; 152 [NVL]; 153 [CCDC] : Số hàng thừa

b. Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm, do quên ghi sổ,. . . thì điều chỉnh lại sổ kế toán.

c. Nếu không tìm được nguyên nhân thì đưa vào thu nhập khác:

Nợ TK – 3381: Số hàng thừa
Có TK – 711: Số hàng thừa

KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ TIÊU THỤ THÀNH PHẨM CŨNG NHƯ NHỮNG KHOẢN CHI PHÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BÁN HÀNG [Buổi 6]

Bài học hôm nay là liên quan đến đầu ra [Tức là doanh nghiệp bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng của doanh nghiệp]: Khi phát sinh bán hàng và cung cấp dịch vụ thì bắt buộc kế toán phải xuất hóa đơn tài chính cho khách hàng.

1. XUẤT BÁN HÀNG HÓ A CHO KHÁCH HÀNG

+ Bộ chứng từ bao gồm: Phiếu xuất kho, Hóa đơn tài chính, Hợp đồng mua bán, Biên bản bàn giao và các chứng từ khác có liên quan [Phiếu thu nếu thu bằng tiền mặt; Giấy báo có nếu thu bằng tiền gửi ngân hàng]
+ Cách hạch toán: Khi bán hàng và cung cấp dịch vụ mà có trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho khách hàng, kế toán dựa vào bộ chứng từ trên luôn luôn ghi nhận 2 nghiệp vụ:

  • Nghiệp vụ 1: Kế toán dựa vào hóa đơn bán ra ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [ Tiền gửi ngân hàng, chi tiết theo từng ngân hàng], 131 [Phải thu khách hàng] Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Giá bán chưa có thuế GTGT lấy trên hóa đơn][hạch toán chi tiết theo từng loại doanh thu 5111,5112…]

Có TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra [ trên hóa đơn lấy chỗ dòng thuế] [Nếu công ty tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sẽ không có 3331 hoặc nếu công ty xuất khẩu thì sẽ không có 33311. Vì khi xuất khẩu thì thuế xuất là 0%]

  • Nghiệp vụ 2: Kế toán dựa vào phiếu xuất kho ghi nhận giá vốn hàng bán như sau

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155 [Thành phẩm] ;156 [Hàng hóa]; 152[ Nguyên vật liệu]

Kết luận: Vậy khi bán hàng kế toán luôn xuất hóa đơn và GHI NHẬN 2 NGHIỆP VỤ NHƯ TRÊN, Tuy nhiên, khi phát sinh những chi phí liên quan đến vấn đề trực tiếp bán hàng ví dụ như Chi phí hoa hồng môi giới, chi phí quảng cáo thì những khoản chi phí này hạch toán vào chi phí bán hàng [Tài khoản 641]. Tức là liên quan trực tiếp đến việc bán hàng.

2. XUẤT HÀNG BIẾU TẶNG KHÁCH HÀNG

Khi biếu tặng hàng hóa [TK 155, TK 156] cho khách hàng kế toán xuất hóa đơn tài chính theo giá bán hiện tại như xuất bán hàng thông thường

a. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu, tặng cho khách hàng bên ngoài doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính ghi như sau:

Nợ TK 641; 6421- Chi phí bán hàng [ chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hóa] Có các TK 152 [ NVL]; 153[ Công cụ dụng cụ]; 155 [ Thành phẩm]; 156 [ Hàng hóa] [ Trị giá bán chưa VAT]

Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

b. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa dùng để biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng phúc lợi:

Nợ TK 353 – Qũy khen thưởng phúc lợi [ Tổng giá thanh toán] Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [ hạch toán chi tiết theo từng khoản doanh thu 5111; 5112…]

Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

Đồng thời ghi nhận giá vốn bán hàng đối với giá trị sản phẩm; hàng hóa, NVL dùng để biếu tặng công nhân viên và người lao động.

Nợ TK 632 – Gía vốn hàng bán
Có các TK 152 [NVL]; 153 [ CCDC]; 155 [ Thành phẩm]; 156 [ Hàng hóa]

+ Bộ chứng từ gồm: Hóa đơn tài chính

Nợ TK 156 [Hàng hóa]; 242; 642…[ Tổng trị giá] Nơ 1331 [thuế VAT]

Có TK 711-Thu nhập khác

3. XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NỘI BỘ

Khi xuất hàng hóa, thành phẩm sử dụng cho bộ phận của công ty thì không cần phải xuất hóa đơn mà chỉ dựa vào phiếu xuất kho hạch toán như sau:

Nợ TK 211 [ TSCĐ] ; 641 [ Chi phí bán hàng] ; 642 [ Chi phí quản lý doanh nghiệp] … [ Gía xuất kho theo 1 trong 3 phương pháp]
Có TK 156 [ Hàng hóa]; 152 [NVL]; 153 [CCDC]

4. HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI [ TK 5213]

Hàng bán bị trả lại là hàng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách…Khi bên mua xuất trả lại hàng cho bên bán thì phải xuất hóa đơn hàng bán trả lại.

  • Tính chất bên nợ và bên có của TK 5213

Bên Nợ: Phản ánh doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm, hàng hoá đã bán.

Bên Có: Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

Chú ý: Tài khoản hàng bán bị trả lại – Tài khoản 5213 không có số dư cuối kỳ.

  • Cách xử lý hóa đơn của hàng bán bị trả lại như sau:

Khi phát hiện hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách… Khách hàng xuất trả lại hàng cho bên bán thì phải lập hóa đơn hàng bán trả lại. Sau đây Công ty kế toán An Tâm xin hướng dẫn cách viết hóa đơn hàng bán trả lại cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điểm 2.8 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính:Khi lập hóa đơn hàng bán trả lại thì trên hoá đơn phải ghi rõ:Hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT [nếu có]”.

Lưu ý: Nếu khách hàng là đối tượng không có hóa đơn: Thì khi trả lại hàng hoá, 2 bên phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng [số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn], lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

  • Cách hạch toán hàng bán bị trả lại
    1. Bên bán [Bên bị trả lại hàng]: – Khi DN nhận hàng bị trả lại, các bạn kế toán cần làm những bước sau:

    a. Hạch toán giá vốn của hàng bị trả lại: [dựa vào phiếu nhập kho]

Nợ TK 155 – Thành phẩm Nợ TK 156 – Hàng hoá

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. [ghi giá lúc ban đầu mà tính giá vốn]

b. Hạch toán số tiền phải trả cho hàng bán bị trả lạidựa vào hóa đơn tài chính và các chứng từ khác có liên quan]

Nợ TK 5213 – Hàng bán bị trả lại [Giá bán chưa có thuế GTGT]
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra [Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại] Có các TK 1111 [ Tiền mặt] , 1121 [ Tiền gửi ngân hàng] , 131[ Phải thu khách hàng],. . .

c. Hạch toán các chi phí phát sinh liên quan [nếu có]

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Có các TK 1111 [ Tiền mặt], 1121 [ Tiền gửi ngân hàng], 141 [Tạm ứng] , 334[ Phải trả người lao động],. . .

d. Cuối kỳ: Kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [5111, 5112]
Có TK 5213 – Hàng bán bị trả lại.

2. Bên mua hàng [Bên trả lại hàng]:

Hạch toán giảm hàng hóa, dựa vào hóa đơn tài chính mà bên mua xuất ra

Nợ TK 1111/ TK 1121/ TK 331 – Số tiền được trả lại Có TK 156 [Hàng hóa]; 155 [Thành phẩm] – Hàng hóa trả lại [giá chưa thuế]

Có TK 1331-Thuế GTGT được khấu trừ: Thuế trên hóa đơn

Kết luận: Vậy khi trả lại hàng bán thì BÊN MUA PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN TRẢ LẠI CHO BÊN BÁN và Bên bán luôn hạch toán 2 nghiệp vụ là Hàng bán bị trả lại và nghiệp vụ nhập kho. Còn bên mua chỉ hạch tóan 1 nghiệp vụ là Giảm hàng tồn kho như nghiệp vụ đã minh họa bên trên
Có thể minh họa bằng hình ảnh của hóa đơn hàng bán bị trả lại như sau:

Ví dụ 1: Ngày 05/01/2015 Công ty ABC bán hàng cho công ty Nguyễn Kim theo hóa đơn như sau:


Giả sử ngày 30/01/2015 , Công ty TNHH Nguyễn Kim lập hóa đơn trả lại 2 cái máy Lenovo Z400 cho Công ty ABC vì hàng hóa kém chất lượng. Công ty TNHH Nguyễn Kim lập hóa đơn trả lại hàng như sau:

Hóa đơn này được kê khai trên mẫu tờ khai thuế GTGT như sau:
– Công ty ABC [bên nhận lại hàng]: Kê vào bảng kê mua vào 01-2/GTGT
– Công ty TNHH Nguyễn Kim [bên trả lại hàng]: Kê vào bảng kê bán ra 01-1/GTGT

Chú ý: Không được kê khai âm vào bảng kê đối với hàng bán bị trả lại

+ Bên bán hạch toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Phiếu nhập kho, 2. Hóa đơn trả lại, 3. Biên bản hàng bán bị trả lại,hạch toán:

Giá vốn hàng bán bị trả lại

Nợ TK 1561 : [ ghi giá xuất kho ]
Có TK 632 : [ghi giá xuất kho]

Hạch toán số tiền phải trả của hàng bán bị trả lại

Nợ TK 5213 : 50.000.000 Nợ TK 33311: 5.000.000

Có TK 131: 55.000.000

+ Bên mua hạch toán dựa vào bộ chứng từ gồm: 1. Phiếu xuất kho, 2. Hóa đơn trả lại, 3. Biên bản hàng bán bị trả lại,hạch toán:

Nợ TK 331 : 55.000.000 Có TK 1561 : 50.000.000

Có TK 33311: 5.000.000

5. CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI [TK 5211]

Chiết khấu thương mại :là khoản mà bên bán giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua do người mua đã mua hàng với khối lượng lớn và theo thảo thuận bên bán sẽ dành cho bên mua 1 khoản chiết khấu thương mại [Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng].

– Nếu người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.

Lưu ý: Những khoản chiết khấu thương mại mà đã được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn [là giá bán đã giảm giá, đã chiết khấu thương mại] thì không được hạch toán vào TK 5211. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

– Nếu khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua.

Mẫu hóa đơn chiết khấu thương mại

Sau đây Công ty kế toán An Tâm xin hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại – giảm giá hàng bán chi tiết và cụ thể:

A. Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với DN kê khai theo PP khấu trừ:

1. Nếu trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại giành cho khách hàng, thuế GTGT, tống giá thanh toán đã có thuế GTGT.

a. Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng
Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính hạch toán như sau:

Nợ TK 131[Phải thu khách hàng] , 1111 [Tiền mặt] , 1121[Tiền gửi ngân hàng] ..[Tổng giá thanh toán] Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [Tổng tiền chưa thuế]

Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra [tiền thuế]

b. Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên mua hàng

Nợ TK 156- Chiết khấu thương mại [Tổng tiền chưa thuế] Nợ TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131[Phải thu khách hàng], 1111 [Tiền mặt] , 1121 [Tiền gửi ngân hàng]..Tổng tiền trên hóa đơn

2.Nếu mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số, hàng hóa , dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc những lần tiếp theo.

=>Như vậy trên hóa đơn cuối cùng hoặc kỳ sau sẽ thể hiện khoản chiết khấu và được trừ trực tiếp luôn trên hóa đơn.

a. Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên bán hàng
Dựa vào hóa đơn xuất của lần bán cuối cùng mà có dòng chiết khấu thương mại, kế toán hạch toán khoản chiết khấu thương mại được hưởng:

Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại Nợ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

Có TK 131[Phải thu khách hàng], 1111 [Tiền mặt] , 1121 [Tiền gửi ngân hàng]..Tổng tiền trên hóa đơn

Dựa vào hóa đơn của lần bán cuối cùng mà có xuất dòng chiết khấu thương mại, kế toán hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau:

Nợ TK 131, 111, 112.. Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra

Cuối kỳ, kết chuyển khoản chiết khấu thương mại sang tài khoản doanh thu:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 5211 – Chiết khấu thương mại.

b. Cách hạch toán chiết khấu thương mại bên mua hàng

Nợ TK 1111 [Tiền mặt] , 1121 [Tiền gửi ngân hàng] Nợ TK 331 [Phải trả người bán] Có TK 156 [Hàng hóa] ; 155[ Thành phẩm]

Có TK 1331- Thuế GTGT được khấu trừ

B. Cách hạch toán chiết khấu thương mại đối với DN kê khai theo PP trực tiếp:

Hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 5211- Chiết khấu thương mại
Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Hạch toán doanh thu bán hàng:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Chú ý: – Chiết khấu thương mại: Không có số dư cuối kỳ.

– Chiết khấu thương mại là tính trên giá bán

+ Nếu giá bán đã bao gồm thuế GTGT [DN kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo pp Trực tiếp] thì chiết khấu này tính trên giá đã có thuế.
+ Nếu giá bán chưa bao gồm thuế GTGT [DN kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo pp khấu trừ] thì chiết khấu này tính trên giá chưa có thuế.

VÍ DỤ MẪU VỀ CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI CHO CÁC BẠN TIỆN THEO DÕI
Ví dụ: Trong năm 2015, hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định mua 100.000 sản phẩm trở lên thì được giảm 2%/giá bán trong vòng 4 tháng. Vậy Cty có trường hợp sau:

+ Tháng 1/2015 Cty mua 30.000 SP Giá là 10.000 đồng/SP [bên bán xuất hoá đơn là 10.000 đồng/SP chưa VAT]

+ Tháng 2/2015: Cty mua 35.000 SP Giá là 10.000 đồng/SP [bên bán xuất hoá đơn là 10.000 đồng SP chưa VAT]

+ Tháng 3/2015: Công ty mua 40.000 SP thì lúc này trong vòng 4 tháng mà bên Cty đạt từ 100.000 SP trở lên. Nên Nhà Cung cấp sẽ giảm giá cho bên mua là 2%*10.000=200 đồng/SP [chưa VAT]

Lần mua cuối cùng bên bán sẽ xuất hoá đơn cho bên mua như sau:

+Hàng hoá trị giá chưa giảm: 40.000 Đơn giá 10.000 Thành tiền 400.000.000 [1]
+Chiết khấu thương mại cho các lần mua trước [ghi rõ các hoá đơn của lần mua trước] 2%*10.000*[ 30.000+35.000+40.000]=21.000.000 [2]
+Số tiền phải thanh toán chưa VAT của lần cuối: [1-2]: 400.000.000-21.000.000=379.000.000
Thuế VAT 10%: 37.900.000

Giải về ví dụ:

  • Kế toán bên bán dựa vào hóa đơn này sẽ hạch toán như sau của lần bán cuối cùng
    Bút toán doanh thu chưa giảm trừ

Nợ TK 131: 440.000.000 Có TK 5111: 400.000.000

Có TK 33311: 40.000.000

Đồng thời hạch toán chiết khấu thương mại

Nợ TK 5211: 21.000.000 Nợ TK 3331: 2.100.000

Có TK 131: 23.100.000

  • Kế toán bên mua: Sẽ hạch toán, dựa vào hoá đơn của lần mua cuối cùng [Gồm cả số lượng và đơn giá]:

Nợ TK 1561: 379.000.000 Nợ TK 1331 : 37.900.000

Có TK 331 : 416.900.000

 [Trường hợp nếu khoản chiết khấu thương mại cao hơn trên hoá đơn của lần mua cuối cùng và khách hàng không mua nữa thì bên bán xuất hoá đơn không được cao hơn số tiền chiết khấu mà xuất hoá đơn bằng với lần mua cuối cùng và số tiền còn lại thì chi bằng tiền cho đơn vị mua, đơn vị mua hạch toán vào thu nhập khác và bên bán sẽ hạch toán vào 5211.]

5. GIẢM GIÁ HÀNG BÁN [TK 5212]

  • Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán.
  • Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
  • Hàng hóa dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Chứng từ sử dụng:

+ Biên bản giảm giá hàng bán

+ Hóa đơn tài chính mà bên bán xuất giảm giá

  • Cách hạch toán: Khi phát sinh giảm giá hàng bán, sau khi làm đầy đủ thủ tục chứng từ của giảm giá hàng bán [Gồm Biên bản giám giá hàng và Hóa đơn tài chính mà bên bán xuất giảm giá],

+Kế toán bên bán: Dựa vào 1. Hóa đơn giảm giá, 2. Biên bản giảm giá hàng bán kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 5212 [Giảm giá hàng bán] Nợ TK 33311 [Thuế VAT đầu ra]

Có 1111 [Tiền mặt],1121 [Tiền gửi ngân hàng],131 [Phải thu khách hàng]

+Kế toán bên mua: Dựa vào 1. Hóa đơn tài chính bên bán xuất giảm giá, 2. Biên bản giảm giá hàng bán kế toán hạch toán như sau:

Nợ 331 [Phải trả người bán];111 [Tiền mặt];112 [Tiền gửi ngân hàng] Có 1331 [Thuế VAT đầu vào được khấu trừ]

Có 152 [Nguyên vật liệu],156 [Hàng hóa]

Kết luận:Vậy khi giảm giá hàng bán thì bên bán XUẤT HÓA ĐƠN GIẢM GIÁ và ghi nhận 1 nghiệp vụ giảm giá hàng bán như trên. Bên mua ghi nhận 1 nghiệp vụ về hàng giám giá như trên.
Ví dụ: Giả sử ngày 30/01/2015, Công ty TNHH ABC và Công ty Nguyễn Kim lập biên bản điều chỉnh giảm giá cho 02 cái máy vi tính với giá 1.000.000 đ/cái vì hàng hóa không đúng quy cách, phẩm chất. Công ty TNHH ABC căn cứ biên bản và lập hóa đơn điều chỉnh như sau:

Hóa đơn này được kê khai như sau:
– Công ty ABC [bên bán]: lập bảng kê 01-1/GTGT tháng 01/2015 [ghi âm cột doanh thu và cột thuế GTGT]
– Công ty TNHH Nguyễn Kim [bên mua]: lập bảng kê 01-2/GTGT tháng 01/2015 [ghi âm cột doanh số và cột thuế GTGT]
Bên bán:
Dựa vào bộ chứng từ [1.Hóa đơn tài chính bên bán xuất, 2.Biên bản giảm giá hàng bán], kế toán bên bán hạch toán:

Nợ TK 5212[Giảm giá hàng bán]: 2.000.000 Nợ TK 33311 [Thuế VAT đầu ra]: 200.000

Có TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi ngân hàng], 131 [Phải thu khách hàng]: 2.200.000

Bên mua:
Dựa vào bộ chứng từ [Hóa đơn tài chính bên bán xuất và biên bản giảm giá hàng bán], kế toán bên mua hạch toán:

Nợ TK 1111, 1121, 331 [Tiền mặt; Tiền gửi NH; Phải trả người bán] : 2.200.000 Có TK 1331 [Thuế VAT đầu vào]: 200.000

Có TK 1561 [Hàng hóa nếu chưa bán], có 632 [nếu đã bán]: 2.000.000

6. DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH [TK 515]

Bên nợ: Thể hiện giảm doanh thu tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên có: Thể hiện phát sinh tăng doanh thu tài chính: Bao gồm – Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia; – Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết; – Chiết khấu thanh toán được hưởng; – Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh; – Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ;

– Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh;

• Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Bộ chứng từ của tài khoản này.
Phiếu thu, Giấy báo có của ngân hàng. Biên bản chấp nhận chiết khấu thanh toán, Hợp đồng chuyển nhượng khoản đầu tư

Cách hạch toán của vài trường hợp cụ thể của tài khoản 515

+ Khi nhận được cổ tức của bên góp vốn chia : Dựa vào bộ chứng từ Phiếu thu [nếu thu bằng tiền mặt], giấy báo có [nếu thu bằng tiền gửi ngân hàng] kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi NH]
Có TK 515 [Doanh thu hoạt động tài chính]

+ Định kỳ nhận lãi cho vay, kế toán dựa vào bộ chứng từ gồm 1. Phiếu thu [ nếu thu bằng tiền mặt], giấy báo có [ nếu thu bằng tiền gửi ngân hàng], 2. Hóa đơn tài chính kế toán hạch toán như sau: [Phải xuất hoá đơn, dòng thuế suất gạch chéo, đây là dịch vụ không chịu thuế GTGT]

Nợ TK 1111 [Tiền mặt], 1121[Tiền gửi NH], 1388 [Phải thu khác]
Có TK 515 [Doanh thu hoạt động tài chính]

+ Lãi tiền gửi ngân hàng:
Kế toán dựa vào chứng từ 1. Giấy báo có của Ngân hàng, 2. Sổ phụ ngân hàng hạch toán:

Nợ TK 1121 [Tiền gửi NH là việt Nam Đồng], 1122 [Tiền gửi NH là ngoại tệ]
Có TK 515 [Doanh thu hoạt động tài chính].

+ Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, kế toán dựa vào chứng từ thanh toán tiền hàng trước thời hạn [Giấy báo nợ; Phiếu chi], hạch toán như sau:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Có 1111 [Tiền mặt ], hoặc TK 1121 [Tiền gửi NH]

[Liên quan trực tiếp đến tài khoản 515 nếu mà có phát sinh chi phí liên quan đến việc tạo ra 515 thì chúng ta hạch toán chi phí đó vào 635. Vậy 515 và 635 luôn đi song hành của nhau]

Ví dụ và bài giải:

  • Ngày 31/1/2015 Công ty nhận được sổ phụ của NH kèm theo giấy báo có của NH VCB khoản tiền lãi ngân hàng là 10 triệu, kế toán hạch toán như thế nào?

Giải:

Tại ngày 31/1/2015, kế toán dựa vào 1. Giấy báo có của Ngân hàng VCB , 2. Sổ phụ của Ngân hàng, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 11211: 10.000.000
Có TK 515: 10.000.000

  • Ngày 21/2/2015, Công ty thanh toán tiền bằng chuyển khoản NH VCB tiền hàng trước thời hạn cho bên bán là 15 ngày, nên bên bán chiết khấu thanh toán cho Công ty là 20 triệu, kế toán hạch toán như thế nào?. Biết rằng khoản nợ phải trả là 120 triệu.

Giải:
Tại ngày 21/2/2015 , kế toán dựa vào 1. Giấy báo nợ VCB, 2.UNC, 3. Sổ phụ ngân hàng cùng kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 331: 120.000.000 Có TK 515 : 20.000.000

Có TK 11211 : 100.000.000

  • Cuối tháng [31/3/2015], kế toán Công ty tính toán khoản lãi vay phải thu [Tức chưa thu tiền] Công ty ABC [do Công ty đã cho Công ty ABC vay 1 tỷ đồng từ 1/3/2015 với lãi suất 10%/năm [Khoản lãi này được tính vào cuối tháng]. Kế toán hạch toán như thế nào?

Giải:
Ngày 31/3/2015 Kế toán dựa vào bảng tính lãi phải thu [1 tỷ*10%/12=8.333.333], kế toán ghi nhận như sau:

Nợ TK 11211: 8.333.333
Có TK 515: 8.333.333

  • Ngày 28/4/2015 Công ty nhận được thông báo chia cổ tức từ việc mua cổ phiếu IJC với số tiền là 200 triệu, kế toán hạch toán như thế nào?

Giải:
Ngày 28/4/2015 , Công ty dựa vào thông báo chia cổ tức từ việc mua cổ phiếu IJC như sau:

Nợ TK 1388: 200.000.000
Có TK 515: 200.000.000

  • Ngày 1/1/2015 Công ty Nguyễn Hoàng góp vốn liên doanh bằng TGNH tại ACB trị giá 500 triệu vào Công ty ABC. Đến ngày 31/10/2015 Công ty chuyển nhượng lại phần vốn góp lại cho Công ty ABC là 600 triệu và thu bằng tiền gửi ngân hàng tại HSBC.

Giải:
Ngày 1/1/2015, Kế toán dựa vào 1. Giấy báo nợ ngân hàng ABC, 2. Ủy nhiệm chi, 3. Sổ phụ ngân hàng hạch toán như sau:

Nợ TK 222: 500.000.000
Có TK 11211: 500.000.000

  • Ngày 31/10/2015 khi bán, kế toán dựa vào 1. Giấy báo có Ngân hàng, 2. Hợp đồng chuyển nhượng, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 11211 : 600.000.000 Có TK 222: 500.000.000

Có TK 515: 100.000.000

7. THU NHẬP KHÁC [TK 711]
• Bên Nợ: Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

• Bên Có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ gồm: – Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

– Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; không có số dư cuối kỳ.

– Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; – Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; – Các khoản thuế được NSNN hoàn lại; – Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

– Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu [nếu có];

[Nói chung là những khoản thu mà ngoài vấn đề hạch toán 515; 515 thì phần còn lại nếu có thu thì hạch toán vào 711 hết]

Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ

• Bộ chứng từ + Hợp đồng nhượng bán tài sản cố định; Hóa đơn tài chính; Biên bản thanh lý hợp đồng; Biên bản bàn giao tài sản; Phiếu thu tiền; Giấy báo có + Phiếu thu tiền hoặc giấy báo có khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế

• Nghiệp vụ kinh tế phát sinh


+ Nhượng bán tài sản cố định hoặc thanh lý tài sản cố định [Phần này các bạn xem lại tài phần KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH].

+ Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:
Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:

Nợ các TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi ngân hàng],…
Có TK 711 – Thu nhập khác.

+ Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:

Nợ các TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi ngân hàng] ,…
Có TK 711 – Thu nhập khác.

+ Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…
Có TK 711 – Thu nhập khác.

Tương ứng với 711 khi mà phát sinh những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến vấn đề mà có 711 thì chúng ta hạch toán vào 811 [Chi phí khác]

8. NHỮNG NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ

Vậy là phần loại 5 và loại 7 chúng ta đã biết cách hạch toán như trên. Bây giờ chúng ta bàn về loại 6 và 8 [Loại 6 và 8 là chi phí thì bên NỢ thể hiện phát sinh tăng chi phí; Bên có thể hiện phát sinh giảm chi phí do kết chuyển vào 911].

– TK 621; 622; 627 thì liên quan trực tiếp đến tính giá thành – TK 632: Liên quan trực tiếp đến việc bán hàng, chúng ta đã học tại phần kế toán bán hàng

– TK 635: Vậy là khi phát sinh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra 515 mà có chi phí thì chúng ta hạch toán vào 635, ngoài ra 635 còn phát sinh những khoản chi phí sau để chúng ta hạch toán vào như sau:

  • Chi phí lãi đi vay
  • Chênh lệch tỷ giá lỗ phát sinh trong kỳ
  • Chênh lệch tỷ giá lỗ đánh giá lại cuối kỳ của những tài khoản có gốc ngoại tệ
  • Chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng thanh toán trước thời hạn

Ví dụ: Cách hạch toán chiết khấu thanh toán [Sử dụng 635 nếu là Chi phí và 515 nếu mà Công ty nhận được tiền chiết khấu thanh toán]

Chiết khấu thanh toán là gì, hạch toán như thế nào? Nhiều bạn kế toán đang vướng mắc trong vấn đề này. Công ty kế toán An Tâm xin hướng dẫn cách hạch toán chiết khấu thanh toán với cả 2 trường hợp là chiết khấu cho khách hàng và được hưởng.

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Chú ý: Chiết khấu thanh toán là tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT
Kể từ ngày 2/8/2015: Khoản chiết khấu thanh toán không bị khống chế nữa
[Theo Công văn Số 2785/TCT-CS ngày 23/7/2014 giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN]

– Khoản chiết khấu thanh toán không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa, tăng giá vốn được.
– Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn. Khoản này tương đương với chi phí lãi vay và thu nhập tài chính [tương đương lãi suất đi vay], có ý kiến cho rằng nó là chi phí bán hàng – điều này vẫn còn đang được nhiều chuyên gia tranh cãi.

Người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào phiếu thu, chi 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:

Bên bán: Căn cứ vào phiếu chi

Nợ TK 635: Chi phí tài chính Có TK 131 [nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu]

Có TK 1111 [Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi ngân hàng]

Bên mua: Căn cứ vào phiếu thu

Nợ TK 331 [Nếu giảm trừ công nợ] Nợ TK 1111[Tiền mặt], 1121[Tiền gửi ngân hàng]: [Nếu nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản]

Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Ví dụ: Công ty kế toán An Tâm xuất hàng hoá bán cho Công ty Hải Nam với tổng giá thanh toán là 110.000.000. Công ty Hải Nam đã thanh toán bằng chuyển khoản. Do khách hàng thanh toán sớm nên được chiết khấu thanh toán 1% và Công ty An Tâm đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Cách hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:

1. Bên bán:
– Phản ảnh khoản chiết khấu thanh toán 1%:

Nợ TK 635 : 1% x 110.000.000 = 1.100.000
Có TK 1121 [ ghi chi tiết ngân hàng] : 1% x 110.000.000 = 1.100.000

2. Bên mua:

Nợ TK 1121 [ ghi chi tiết từng ngân hàng]: 1.100.000
Có TK 515: 1.100.000

– TK 641 [6411, 6412, 6413; 6414; 6415; 6417; 6418]: là những khoản chi phí liên quan đến việc bán hàng thì chúng ta hạch toán hết vào đây. Ví dụ khi khi bán hàng thì chúng ta tốn những khoản chi phí quảng cáo; Chi phí hoa hồng môi giới, ngoài ra chúng ta còn phải tốn những khoản chi phí cố định cho bộ phận bán hàng thì chúng ta cũng hạch toán vào tài khoản 641 [ví dụ chi phí tiền lương của bộ phận bán hàng; Chi phí dụng cụ của bộ phận bán hàng, chi phí tiền điện của bộ phận bán hàng].

– TK 642 [6421; 6422; 6423; 6424; 6425; 6427; 6428]: Là những khoản chi phí liên quan đến quản lý thường là những khoản chi phí như sau: chi phí tiền lương của bộ phận kế toán; Ban tổng giám đốc, bộ phận hành chính nhận sự; Bộ phận truyền thông… Chi phí khấu hao tài sản cố định của những bộ phận này

– Tài khoản 811: đối với tài khoản 811 thì thường đi chung với 711 khi phát sinh những khoản chi phí mà liên quan cho việc tạo ra 711 thì chúng ta hạch toán vào 811, bên cạnh đó thì tài khoản 811 còn được phát sinh gồm những trường hợp sau:

  • Tiền phạt do vi phạm hợp đồng
  • Chi phí nộp phạt truy thu thuế, chi phí tiền phạt hành chính…

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI LIÊN QUAN ĐẾN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC CŨNG NHƯ NHỮNG KHOẢN CHI PHÍ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC.

Tại một Công ty sản xuất ABC có MST 3600252847, địa chỉ 87 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, TP. HCM, chuyên bán 2 dòng sản phẩm Sony Vaio, kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân 1 lần cuối tháng:

Số dư đầu kỳ 1/1/2015: trên một số tài khoản:

TK 1561 : 550.000.000 + 10 cái Sony VAIO I, đơn giá 30.000.000 đồng/cái ]

+ 10 cái Sony VAIO II, đơn giá 25.000.000 đồng/cái]

Trong kỳ tháng 1/2015 có các phát sinh như sau:

1. Ngày 02/01/2015 bán 5 cái Sony Vaio I cho công ty An An, đơn giá bán chưa thuế là : 40.000.000 đ/cái, thuế GTGT 10% thu bằng tiền gửi ngân hàng ACB . 2. Ngày 03/01/2015 bán 8 cái Sony Vaio II cho công ty Thiên Tân, đơn giá bán là 32.000.000đ/cái, thuế GTGT 10% khách hàng chưa thanh toán tiền. 3. Ngày 05/01/2015 Công ty mua 20 cái máy tính Sony Vaio II của công ty TNHH S, đơn giá mua chưa thuế là 24.250.000đ/cái thanh toán bằng chuyển khoản VCB, do thanh toán trước hạn nên được hưởng chiết khấu thanh toán 1% trên trị giá mua chưa thuế. 4. Ngày 07/01/2015 Công ty Thiên Tân lập biên bản và xuất hóa đơn trả lại 2 cái Sony Vaio II bị lỗi kỹ thuật đã mua ở NV2 cho công ty ABC. 5. Ngày 10/01/2015 Công ty TNHH ABC và Công ty An An lập biên bản và hóa đơn điều chỉnh giảm giá cho 02 cái máy Sony Vaio I với giá 1.000.000 đ/cái vì hàng hóa không đúng quy cách, phẩm chất. 6. Ngày 15/01/2015 công ty xuất 1 cái máy Sony Vaio I ra sử dụng cho bộ phận kế toán. 7. Ngày 21/01/2015 bán 10 cái máy Sony Vaio cho công ty Thiên Tân đơn giá bán chưa thuế 35.000.000đ/cái, thuế GTGT 10% chưa thu tiền khách hàng – Chi phí vận chuyển hàng đi bán thanh toán bằng tiền mặt cho công ty vận chuyển DHL, trị giá chưa thuế là 1.000.000, thuế GTGT 10%. 8. Ngày 22/01/2015 công ty Thiên Tân thanh toán tiền hàng ở NV7 trước hạn bằng tiền gửi ACB nên công ty cho hưởng chiết khấu thanh toán 2% trên tổng giá thanh toán. 9. Ngày 25/01/2015 công ty chi tiền mặt thanh toán tiền điện tháng 1/2015 cho điện lực trị giá chưa thuế 3.500.000 đồng, Thuế GTGT 10% 10. Ngày 28/01/2015 thu tiền vi phạm hợp đồng của khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng VCB: 500.000 đồng 11. Ngày 28/01/2015 chi trả tiền vi phạm luật giao thông bằng tiền mặt : 1.000.000 đồng 12. Ngày 27/01/2015 trả lãi vay ngân hàng ACB số tiền 542.000 đồng

13. Ngày 27/01/2015 nhận lãi tiền gửi ngân hàng VCB số tiền 420.000 đồng

Yêu cầu:

  • Hãy cho biết bộ chứng từ trong trường hợp này để ghi sổ là gì?
  • Hãy định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên tại ngày phát sinh nghiệp vụ
  • Với những bút toán định khoản trên thì kế toán ghi vào những loại Sổ sách kế toán nào?

Giải:
Đơn giá xuất kho theo pp bình quân một lần cuối tháng

Sony vaio II = [250.000.000+20*24.250.000]/[10+20]=24.500.000 đ/cái

1.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ] 2. Hóa đơn tài chính [chứng từ gốc] 3. Hợp đồng mua bán [chứng từ gốc]

4. Biên bản giao hàng [chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nghiệp vụ doanh thu

Nợ TK 11211: 220.000.000 Có TK 5111: 200.000.000 = [ 5*40.000.000]

Có TK 33311: 20.000.000

Nghiệp vụ giá vốn

Nợ TK 632 : 150.000.000 =5*30.000.000
Có TK 1561 [Sony Vaio I] 150.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 11211; 5111; 33311; 632; 1561, ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio I
2.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ] 2. Hóa đơn tài chính [chứng từ gốc] 3. Hợp đồng mua bán [chứng từ gốc]

4. Biên bản giao hàng [chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nghiệp vụ doanh thu

Nợ TK 131 [Thiên Tân]: 281.600.000 Có TK 5111: 256.000.000 = [ 8*32.000.000]

Có TK 33311: 25.600.000

Nghiệp vụ giá vốn

Nợ TK 632 : 196.000.000 =8*24.500.000
Có TK 1561 [Vaio I] 196.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 11211; 5111; 33311; 632; 1561, ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio II
3.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Giấy báo có kế toán lập [ chứng từ ghi sổ] 2. Phiếu nhập kho [chứng từ ghi sổ] 3. Giấy báo có ngân hàng 4. Ủy nhiệm chi [ chứng từ gốc]

5. Hóa đơn tài chính [ chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nợ TK 1561 [Sony vaio II]: 485.000.000 = [ 20*24.250.000] Nợ TK 1331: 48.500.000 Có TK 11212: 528.650.000

Có TK 515 : 4.850.000=485.000.000*1%

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 1561; 1331; 11211, 515 ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio II
4.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu nhập kho [ chứng từ ghi sổ ] 2. Biên bản trả lại hàng [ chứng từ gốc ]

3. Hóa đơn trả hàng [ chứng từ gốc ]

+ Định khoản:

Nợ TK 5213: 64.000.000= 2*32.000.000 Nợ TK 33311: 6.400.000

Có TK 131 [ Thiên Tân ]: 70.400.000

Nợ TK 1561 [ Sony Vaio II] : 49.000.000 = 2*24.500.000
Có TK 632: 49.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 5213; 1331; 131; 632, ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio II, ghi sổ chi tiết phải thu khách hàng công ty Thiên Tân
5.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Biên bản điều chỉnh giảm giá
2. Hóa đơn giảm giá

+ Định khoản:

Nợ TK 5212: 2.000.000= 2*1.000.000 Nợ TK 33311: 200.000

Có TK 131 [ An An ]: 2.200.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 5212; 1331; 131; 632, ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio II
6.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho sử dụng nội bộ [ chứng từ ghi sổ]
2. Phiếu đề xuất

+ Định khoản:

Nợ TK 2112: 30.000.000
Có TK 1561 [ Sony Vaio I]: 30.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 2112; 1561 ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio I
7.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ] 2. Hóa đơn tài chính [chứng từ gốc] 3. Hợp đồng mua bán [chứng từ gốc]

4. Biên bản giao hàng [chứng từ gốc]

+ Định khoản:

Nghiệp vụ doanh thu

Nợ TK 131 [Thiên Tân]: 350.000.000 Có TK 5111: 350.000.000 = [ 10*35.000.000]

Có TK 33311: 35.000.000

Nghiệp vụ giá vốn

Nợ TK 632 : 240.500.000 =10*24.500.000
Có TK 1561 [Sony Vaio II] 240.500.000

Dựa vào bộ chứng từ gồm 1. Phiếu chi, 2. Hóa đơn vận chuyển kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 6417: 1.000.000 Nợ TK 1331 : 100.000

Có TK 1111: 1.100.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 131, 5111; 33311; 632; 1561, 6417; 1331; 1111, ghi sổ chi tiết hàng hóa Sony Vaio II
8.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Giấy báo có do kế toán lập [chứng từ ghi sổ] 2. Giấy báo có do ngân hàng lập

3. Sổ phụ ngân hàng

+ Định khoản:

Nợ TK 11211: 280.000.000 Nợ TK 635 : 70.000 = 2%*350.000.000

Có TK 131 [Thiên Tân] : 350.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 11211; 131; 515,ghi sổ chi tiết phải thu khách hàng công ty Thiên Tân
9.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ]
2. Hóa đơn GTGT

+ Định khoản:

Nợ TK 6427: 3.500.000 Nợ TK 1331: 350.000

Có TK 1111: 3.850.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 6427; 1331; 1111
10.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Giấy báo có do kế toán lập 2. Giấy báo có của ngân hàng

3. Ủy nhiệm chi

+ Định khoản:

Nợ TK 11212: 500.000
Có TK 711: 500.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 11212; 711
11.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Phiếu chi [ chứng từ ghi sổ] 2. Giấy báo có của ngân hàng

3. Ủy nhiệm chi

+ Định khoản:

Nợ TK 811: 1.000.000
Có TK 1111: 1.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 811; 1111

12.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Giấy báo nợ kế toán lập 2. Giấy báo nợ của ngân hàng

3. Sổ phụ ngân hàng

+ Định khoản:

Nợ TK 635: 542.000
Có TK 11211: 542.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 811; 1111
13.
+ Bộ chứng từ được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Giấy báo có kế toán lập 2. Giấy báo có của ngân hàng

3. Sổ phụ ngân hàng

+ Định khoản:

Nợ TK 11212: 420.000
Có TK 515: 420.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ kế toán các TK 11212; 515

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH Z [BUỔI 7]

I/ Những vấn đề chung:

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình này phát sinh các nghiệp vụ kinh tế về chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch. Kế toán quá trình sản xuất tập hợp những chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất của xí nghiệp thẹo tính chất kinh tế, theo công dụng và nơi sử dụng chi phí tổng hợp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành.

Nhiệm vụ kế toán quá trình sản xuất

– Tập hợp và phân bổ chính xác, kịp thời các loại chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức và dự toán chi phí sản xuất. – Tính toán chính xác giá thành sản xuất [giá thành công xưởng] của sản phẩm dịch vụ hoàn thành. Đồng thời, phản ánh lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, nhập kho hay tiêu thụ [chi tiết từng hoạt động, từng mặt hàng]. – Cung cấp các tài liệu cần thiết cho các bộ phận có liên quan

1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Xác định không gian mà chi phí sản xuất phát sinh

2. Đối tượng tính giá thành:

Xác định đối tượng có nhu cầu tính giá thành toàn bộ, giá thành đơn vị [ sản phẩm, nhóm sản phẩm hay công việc nào đó ..]

3. Kỳ tính giá thành


Phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, từng đối tượng sản xuất [ tháng, quý, năm, khi công việc hoàn thành]

II/ Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1. Chi phí sản xuất: Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại chi phí chính: – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. – Chi phí nhân công trực tiếp.

– Chi phí sản xuất chung [ở phân xưởng sản xuất] phát sinh trong quá trình SX

2. Giá thành sản phẩm:
Là những chi phí sản xuất tính cho những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ

3. Công thức chung để tính giá thành sản phẩm

III/ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp [TK 621]

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm.
[Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm].

Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, kế toán dựa vào 1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, 2. Phiếu đề xuất xuất nguyên vật liệu hạch toán như sau:

Nợ TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu [ tính giá xuất kho theo 1 trong 3 phương pháp]

Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất, chế tạo sản phẩm không qua kho, kế toán căn cứ vào các chứng từ [chứng từ thanh toán, hóa đơn tài chính…] hạch toán như sau:

Nợ TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có TK 1111[Tiền mặt], 1121[ Tiền gửi ngân hàng chi tiết từng ngân hàng], 331 [Phải trả người bán]

Trường hợp cuối kỳ NVL sử dụng không hết nhập lại kho, kế toán căn cứ phiếu nhập kho hạch toán:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN


2/ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất [TK 622]

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền công nhân sản xuất trực tiếp gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích các khoản bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân sản xuất

+ Cách hạch toán như sau:

– Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán dựa vào bảng lương hạch toán như sau:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 3341 – Phải trả công nhân viên

Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, Kế toán dựa vào bảng trích chi phí theo lương hạch toán như sau:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

– Khi trích BHXH, BHYT, BHTN được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, Kế toán dựa vào bảng lương hạch toán như sau:

Nợ TK 3341 – Phải trả công nhân viên Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ, kế toán dựa vào bảng lương hạch toán như sau:

Nợ TK 622 – Chi phí NC trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả.

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN

3/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung [TK 627]

+ Chi phí sản xuất chung bao gồm: . Chi phí nhân viên phân xưởng [TK 6271] : tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản chi phí bảo hiểm trích theo tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng . Chi phí vật liệu [TK 6272] : vật liệu dùng cho sửa chữa, bão dưỡng TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, sử dụng vật liệu dùng cho nhu cầu văn phòng quản lý phân xưởng. . Chi phí dụng cụ sản xuất [TK 6273 ]: Công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho phân xưởng sản xuất như khuôn mẫu đúc, dụng cụ cầm tay… . Chi phí khấu hao TSCĐ [TK 6274]: Khoản trích khấu hao của tất cả TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải… . Chi phí dịch vụ mua ngoài [TK 6277] : Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động ở phân xưởng như chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí điện nước, điện thoại…

. Chi phí khác bằng tiền [TK 6278] : Chi phí bằng tiền khác ngoài các khoản chi phí trên như chi phí tiếp khách, hội nghị…

+ Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp sau đó phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, số giờ công…

+ Cách hạch toán như sau:
Khi tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, kế toán dựa vào bảng lương hạch toán như sau:

Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 3341 – Phải trả công nhân viên

Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, BHTN, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất phân xưởng, Kế toán dựa vào bảng trích chi phí theo lương hạch toán như sau:

Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

Khi trích BHXH, BHYT, BHTN được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, Kế toán dựa vào bảng lương hạch toán như sau:

Nợ TK 3341 – Phải trả công nhân viên Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ, kế toán dựa vào bảng lương hạch toán như sau:

Nợ TK 6271 – Chi phí SX chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, Kế toán dựa vào 1. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, 2. Phiếu đề xuất xuất nguyên vật liệu, ghi:

Nợ TK 6272 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu [ tính giá xuất kho theo 1 trong 3 phương pháp]

Khi xuất công cụ, dụng cụ sử dụng cho bộ phận phân xưởng sản xuất, Kế toán dựa vào 1. Phiếu xuất kho ; 2. Phiếu đề nghị xuất CCDC, ghi:

Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, kế toán dựa vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ tiến hành hạch toán như sau:

[1] Nợ TK 242 – Chi phí trả trước Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ [100% giá trị]. [2] Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung

Có TK 242 – Chi phí trả trước [theo mức phân bổ cho từng kỳ].

– Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, kế toán dựa vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ hạch toán như sau:

Nợ TK 6274 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ.

– Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 6274 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả.

Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, Kế toán dựa vào hóa đơn tài chính và các chứng từ khác có liên quan hạch toán như sau:

TK 6277 hoặc 6278 – Chi phí sản xuất chung Có TK 1111[Tiền mặt], 1121 [Tiền gửi ngân hàng, chi tiết từng ngân hàng]; 331 [Phải trả người bán]

4/ Tính giá thành sản phẩm hoàn thành [TK 154]

Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ- Phế liệu thu hồi nhập kho [nếu có]

Hạch toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoàn thành như sau:

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung , kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

– Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, kế toán dựa vào phiếu nhập kho hạch toán như sau:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

– Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, kế toán dựa vào bảng tính giá thành hạch toán như sau:

Nợ TK 155 – Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

– Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang.

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN Có thể mô tả các tài khoản đối ứng liên quan trong kế toán quá trình sản xuất trên sơ đồ sau:

Chú thích:

[1] Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay quản lý phân xưởng [Dựa vào phiếu xuất kho, phiếu đề nghị xuất vật tư]. [2] Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản chi phí tính theo tiền lương [Dựa vào bảng lương và bảng trích các khoản bảo hiểm vào chi phí]. [3] Xuất kho công cụ, dụng cụ sử dụng ở phân xưởng [Dựa vào phiếu xuất kho]. [4] Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất chung [Dựa vào bảng phân bổ chi phí] . [5] Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất [Dựa vào bảng trích khấu hao TSCĐ]. [6] Chi phí khác ở phân xưởng trả bằng tiền hay chưa thanh toán [Dựa vào hóa đơn tài chính và các chứng từ thanh toán có liên quan]. [7] Trích trước chi phí phải trả trong kỳ [Dựa vào bảng trích trước chi phí] [8] Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. [9] Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp [10] Kết chuyển chi phí sản xuất chung. [11] Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho [Dựa vào phiếu nhập]. [12] Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ [Dựa vào bảng tính giá thành].

[13] Giá vốn sản phẩm sản xuất xong chuyển thẳng bán cho khách hàng

IV/ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ =>Như vậy trước khi tính Z thì bắt buộc chúng ta phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

Sản phẩm dở dang cuối kỳ: là những những sản phẩm mà chưa hoàn thành chưa hoàn thiện đang còn nằm trên quy trình sản xuất. Phải trải qua vài công đoạn nữa mới hoàn thành sản phẩm.

Cách 1: Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp [TK 621] hoặc theo chi phí NVL trực tiếp [TK 621]: Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.

Áp dụng: Phù hợp với những DN mà chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành SP
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A, trong tháng có các tài liệu sau đây [đơn vị tính 1.000 đồng]
– Sản phẩm dở dang đầu tháng + Đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp : 100.000

– CPSX trong tháng gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp [TK 621]: 1.900.000 + Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622] : 180.000 + Chi phí sản xuất chung [TK 627]: 216.000

– Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành nhập kho 180 thành phẩm A, còn lại 20 sản phẩm dở dang.

Tham luận cách làm: + Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo chi phí NVL trực tiếp [TK 621], kết quả tính toán như sau:

Cách 2: Đánh giá SP DD theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Được áp dụng trong trường hợp tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành là tương đương nhau


Chi phí Sản phẩm dở dang cuối kỳ: gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp [TK 621], chi phí nhân công trực tiếp [TK 622] và chi phí sản xuất chung khác [TK 627], khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang.
+ Đối với CPSX bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ [như chi phí NVL chính trực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp TK 621] thì tính đều cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang như nhau theo công thức :
+ Đối với những chi phí khác bỏ dần vào quá trình sản xuất như sau : Chi phí nhân công trực tiếp [TK 622], chi phí sản xuất chung [TK 627] được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Công thức như sau:
Lưu ý: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ * mức độ sản phẩm hoàn thành.
Ví dụ: của trường hợp này: Doanh nghiệp SX sản phẩm B trong tháng 6/N có tài liệu như sau [Đơn vị tính: 1.000 đồng]
Khối lượng SPDD đầu tháng 6/N là 50, mức độ hoàn thành 60%. – Trong tháng 6/N hoàn thành nhập kho 170 thành phẩm còn lại 60 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 50% .Cho biết chi phí NVL bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ .

Yêu cầu: Xác định khối lượng tương đương và đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.


Tham luận cách làm:
Cuối tháng:

  • Phân xưởng 1 hoàn thành được 60 thành phẩm còn lại 10 SPDD
  • Phân xưởng 2 nhận 60 NTP của PX1 để tiếp tục chế biến, cuối tháng hoàn thành nhập kho 50 thành phẩm A còn lại 10 SPDD

– TH1: Trường hợp chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng phân xưởng [tức là đánh giá SPDD chỉ tính cho chi phí NVL TT]

+ Phân xưởng 1: 10 x120.000 = 1.200.000 [ CP NVLTT ]
+ Phân xưởng 2: 10 x150.000 = 1.500.000 [Z NTP của PX1 chuyển sang]

– TH2: Trường hợp tính cho tất cả các khoản mục [Giả định: mức độ hoàn thành của cả 2 phân xưởng đều là 50%].

+ Phân xưởng 1:

CPNVLTT : 10 x120.000 = 1.200.000 CP NCTT : 10 x50% x 20.000 = 100.000

CPSXC : 10 x50% x10.000 = 50.000

+ Phân xưởng 2:

CP NVLTT : 10 x 120.000 = 1.200.000 CPNCTT : 10 x 20.000 + 10 x50% x20.000 = 300.000

CPSXC: 10 x10.000 +10 x50 % x10.000 = 150.000

V/ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH:

+ Do sự khác nhau của từng loại hình sản xuất mà doanh nghiệp lựa chọn các phương pháp tính giá thành khác nhau.
+ Có các phương pháp tính giá thành như sau:

– Phương pháp giản đơn – Phương pháp hệ số – Phương pháp phân bước – Phương pháp tỷ lệ [định mức] – Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

– Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

1/ Tính giá thành theo phương pháp giản đơn:

+ Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.Ví dụ của trường hợp tính giá thành theo phương pháp giản đơn này các bạn thường gặp như : Cty sản xuất ra 1 loại phẩm; Công ty có 2 quy trình sản xuất ra 2 loại sản phẩm khác nhau

+ Công thức tính giá thành sản phẩm như sau:

Ví dụ 1: Công ty TNHH ABC chuyên sản xuất 2 loại sản phẩm A và B, cuối tháng tập hợp chi phí tính giá thành trong kỳ của 2 loại sản phẩm A và B biết:

Số dư đầu kỳ:

– Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của sản phẩm A là: 80.000.000 đ – Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ của sản phẩm B là : 110.000.000 đ

Trong kỳ có:

– Chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm A : 400.000.000 đ Chi phí nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm B : 550.000.000 đ – Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 350.000.000 đ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 600.000.000 đ – Chi phí sản xuất chung: 200.000.000 đ phân bổ cho 2 sản phẩm A và B theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Số dư cuối kỳ:

– Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của sản phẩm A là: 50.000.000 đ

– Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ của sản phẩm B là : 70.000.000 đ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng, nhập kho 30 cái sản phẩm A và 55 cái sản phẩm B

Giải:
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tỷ lệ NVL trực tiếp

Tính giá thành:

Sản phẩm A:

Nợ TK 154 [A]: 783.684.210 Có TK 621 [A]: 400.000.000 Có TK 622 [A]: 350.000.000

Có TK 627 [A]: 33.684.210

+ Tổng giá thành sản phẩm A

= 80.000.000+[400.000.000+350.000.000+33.684.210]-50.000.000 = 813.684.210 đ

+ Giá thành đơn vị sản phẩm A = 813.684.210/30= 27.122.807 đ/cái

Nhập kho :

Nợ TK 155 [A]: 813.684.210
Có TK 154 [A] : 813.684.210

Sản phẩm B:

Nợ TK 154 [B]: 1.196.315.790 Có TK 621 [B]: 550.000.000 Có TK 622 [B]: 600.000.000

Có TK 627 [B]: 46.315.790

+ Tổng giá thành sản phẩm B

= 110.000.000+[550.000.000+600.000.000+46.315.790]-70.000.000 = 1.236.315.790đ

+ Giá thành đơn vị sản phẩm B = 1.236.315.790/55= 22.478.469 đ/cái

Nhập kho:

Nợ TK 155 [B]: 1.236.315.790
Có TK 154 [B] : 1.236.315.790

Ví dụ 2:
Tháng 1/2015 Công ty TNHH ABC sản xuất ra 2 loại SP A và B, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được xác định như sau:

  • Chi phí NVL trực tiếp : 5.000.000đ [A: 3.200.000 đ và B: 1.800.000đ ]
  • Chi phí nhân công trực tiếp : 1.500.000đ [A:900.000đ và B:600.000đ]
  • Chi phí sản xuất chung: 1.200.000đ

Biết rằng:

  • Sản phẩm hoàn thành trong tháng được nhập kho thành phẩm A: 900 sản phẩm, B: 400 sản phẩm.
  • Sản phẩm DD cuối tháng bao gồm: 100 sản phẩm A và 100 sản phẩm B được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp, CPSXDD đầu tháng A: 400.000đ; và B: 200.000đ
  • CPSXC phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp

Giải:

Bước 1: Phân bổ chi phí SXC phân bổ cho từng loại SP theo tỷ lệ với chi phí nhân công trực tiếp

SPA:= [1.200.000/1.500.000]*900.000=720.000
SPB:= [1.200.000/1.500.000]*600.000=480.000

Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất ra sản phẩm A và sản phẩm B

[1]Tổng hợp CPSX của SP A CPNVLTT: 3.200.000 CPNCTT : 900.000 CPSXC : 720.000

Cộng: 4.820.000

Nợ 154: 4.280.000 Có 621 [A]: 3.200.000 Có 622 [A]: 900.000

Có 627 [A]: 480.000

[2]Tổng hợp CPSX của SP B CPNVLTT: 1.800.000 CPNCTT : 600.000 CPSXC : 480.000

Cộng : 2.880.000

Nợ TK 154 [B]: 2.880.000 Có TK 621 [B]: 1.800.000 Có TK 622 [B]:600.000

Có TK 627 [B]:480.000

Bước 3: Đánh giá SP DD cuối tháng:

SPA: [400.000+3.200.000]/[900+100]*100=360.000
SPB [200.000+1.800.000]/[400+100]*100=400.000

[3] Tổng Z SP A hoàn thành =400.000+4.820.000-360.000=4.860.000

Nợ TK 155 [A]: 4.860.000
Có TK 154 [A]: 4.860.000

=>Gía thành một đơn vị sản phẩm A=4.860.000/900=5.400

[4] Tổng Z SP B hoàn thành =200.000+2.880.000-400.000=2.680.000

Nợ 155 [B]: 2.680.000
Có 154 [B]: 2.680.000

=>Gía thành 1 đơn vị sản phẩm B=2.680.000/400=6.700

=>Sau đó, kế toán làm phiếu giá thành của sản phẩm A và sản phẩm B, giả sử phiếu tính Z của Sản phẩm A

2/ Tính giá thành theo phương pháp hệ số:

+ Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

+ Công thức tính như sau:

– Bước 1: Chọn 1 sản phẩm làm chuẩn thường có hệ số là 1 và tính tổng số sản phẩm chuẩn hoàn thành:

– Bước 2: Tổng giá thành sản phẩm chuẩn theo phương pháp giản đơn

– Bước 3:

– Bước 4:

Gía thành từng loại đơn vị sản phẩm = Gía thành đơn vị sp chuẩn x hệ số từng loại
Giá thành toàn bộ sản phẩm từng loại = Giá thành đơn vị từng loại x số lượng sản phẩm hoàn thành từng loại

Ví dụ: Công ty TNHH An Tâm tiến hành sản xuất 3 loại sản phẩm A1; A2; A3 có quy trình sản xuất giản đơn + Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là : 10.000.000

+ Chi phí sản xuất phát sinh:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 300.000.000 Chi phí nhân công trực tiếp: 60.000.000

Chi phí SX chung: 40.000.000

+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 20.000.000 [đánh giá theo chi phí NVLTT]
+ Kết quả sản xuất hoàn thành nhập kho :

100 sản phẩm A1 80 sản phẩm A2

50 sản phẩm A3

+ Hệ số quy đổi cho 3 sản phẩm A1, A2, A3 lần lượt là 1; 1.5; 2
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP A1; A2; A3

Bài giải:
– Tổng số sản phẩm chuẩn hoàn thành: 100 *1 + 80*1.5 + 50* 2 = 320.

– Tổng giá thành sản phẩm chuẩn

10.000.000+400.000.000-20.000.000 = 390.000.000

– Gía thành đơn vị sản phẩm chuẩn:

390.000.000/320 = 1.218.750

+ Giá thành đơn vị SP A1: 1.218.750*1 = 1.218.750

Tổng giá thành SP A1 : 1.218.750*100 = 121.875.000

+ Giá thành đơn vị SP A2: 1.218.750*1.5 = 1.828.125

Tổng giá thành SP A2: 1.828.125*80 = 146.250.000

+ Giá thành đơn vị SP A3: 1.218.750*2 = 2.437.500

Tổng giá thành SP A3: 2.437.500*50 = 121.875.000

Định khoản tập hợp chi phí:

Nợ TK 154 Có TK 621: 300.000.000 Có TK 622: 60.000.000

Có TK 627: 40.000.000

Định khoản nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155A1: 121.875.000 Nợ TK 155A2: 146.250.000 Nợ TK 155A3: 121.875.000

Có TK 154: 390.000.000

3/ Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

+ Phương pháp này được áp dụng thích hợp cho những DN trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ. + Trong trường hợp này đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ + Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ được tính theo giá kế hoạch, giá tiêu thụ nội bộ hoặc giá ước tính + Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản phẩm phụ trong tổng số chi phí sản xuất thực tế nhân với chi phí sản xuất của từng khoản mục tương ứng.


Ví dụ: Của trường hợp tạo sản phẩm phụ:
Trong tháng 1/2014, tình hình sản xuất của Cty ABC về sản xuất quạt treo tường như sau:

CPNVLTT: 4.000.000 CPNCTT : 1.000.000

CPSXC : 600.000

– SP chính thu được trong kỳ: và nhập kho là 800 sản phẩm – SP phụ bán ngay cho khách hàng ,trị giá thu hồi được xác định : 200.000 Trị giá bán chưa có thuế 250.000, thuế Vat 10% và thu toàn bộ bằng tiền mặt

– CPSXDD đầu kỳ: 300.000, CP DD dở dang cuối kỳ: 500.000. Biết rằng sản phảm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp

Giải:

[1]: Nợ TK 154: 5.600.000 Có TK 621: 4.000.000 Có TK 622: 1.000.000

Có TK 627: 600.000

[2a]: Nợ TK 632: 200.000
Có TK 154: 200.000

Tỷ trọng của sản phẩm phụ trong toàn bộ chi phí sản xuất thực tế ra sản phẩm phụ và sản phẩm chính = 200.000/ [300.000+4.000.000+1.000.000+600.000-500.000]=3,70374%

[2b]: Nợ 111: 275.000 Có TK 511: 250.000

Có TK 3331: 25.000

Tổng Z sản phẩm chính hoàn thành
= 300.000+5.600.000-500.000-200.000=5.200.000

Nợ 155: 5.200.000
Có 154: 5.200.000

Z1 dvsp chính = 5.200.000/800 = 6.500 [Nếu chúng ta không biết giá vốn thu hồi bao nhiêu mà biết đơn giá bán cũng như biết lãi của việc bán SP phụ thì ta sẽ tính được giá vốn của SP phụ].

4/ Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:

• Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau như: – Doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau, – Các công ty dệt kim, – Công ty may mặc, đóng giày…

Lưu ý: Nhưng giữa các loại sản phẩm chính không có một hệ số quy đổi.

• Với phương pháp tính giá thành này đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm

Giá thành kế hoạch: Là giá thành được trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các chi phí dự kiến trong kỳ kế hoạch =>Nó là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp.


– Giá thành định mức: Cũng là giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất trên cơ sở các định mức chi phí, các dự toán chi phí hiện hành => Nó là cơ sở xác định kết quả quá trình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.
– Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất => Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự tính giá thành trong trường hợp này

Ví dụ: Tại một DN, trên cùng 1 dây chuyền sản xuất sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu mà SX 2 loại Sp A và B nhưng giữa 2 sản phẩm này không có 1 hệ số quy đổi, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: [Đvị tính: 1.000đ] 1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000; 2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500; 3. Chi phí SX chung: 1.200; 4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A, Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400

Biết rằng: Chi phí SX không hạch toán riêng cho từng SP và giữa Sp A và B không có hệ số quy đổi, biết giá thành kế hoạch SP A là 4, Sp B là 6, CP SXDD đầu kỳ là 600 và Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.000


Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo phương pháp phù hợp
Giải:

Kết chuyển chi phí:

Nợ TK 154: 7.700 Có TK 621: 5.000 Có TK 622: 1.500

Có TK 627: 1.200

Tính giá thành:

+ Tổng giá thành kế hoạch: [900 * 4] +[400*6]= 6.000 + Tổng giá thành thực tế: 600+[5.000+1.500+1.200]-1.000 = 7.300 + Tỷ lệ giá thành = [7.300/6.000]*100=121.67% + Tổng giá thành thực tế A: 900*4 *121.67 = 4.380 Giá thành đơn vị A: 4.380/900= 4.8 + Tổng giá thành thực tế B: 7.300- 4.380 = 1.920

Giá thành đơn vị: 2.920 / 400 = 7.3

5/ Phương pháp phân bước * Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng đối với các Doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế biến phức tạp, kiểu liên tục.

* Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến liên tục:

  • Để sản xuất ra 1 loại sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến [bộ phận, bước], mỗi bước công nghệ tạo ra nữa thành phẩm [bán thành phẩm], nữa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau => Giai đoạn cuối cùng tạo thành phẩm.
  • Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, giai đoạn công nghệ. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối hoặc nữa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối.

Phương pháp tính giá thành được chia thành: -Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa sản phẩm.

-Phương pháp phân bước không tính giá thành nữa sản phẩm.

a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP.

+ Khi Doanh nghiệp có nhu cầu bán nữa thành phẩm ra ngoài hoặc có nhu cầu hoạch toán nội bộ cao giữa các phân xưởng, các bộ phận trong Doanh nghiệp. Đòi hỏi phải xác định giá thành nữa thành phẩm trước khi xác định giá thành thành phẩm.
+ Trình tự tiến hành như sau:

  • Căn cứ chi phí phát sinh ở bước 1, giá trị sản phẩm dở dang ở bước 1 để tính ra giá thành nữa thành phẩm ở bước 1.
  • Căn cứ giá thành thành phẩm ở bước 1 chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước 2 để tính ra giá thành nữa thành phẩm ở bước 2.
  • Căn cứ giá thành nữa thành phẩm ở bước [n-1] chuyển qua và chi phí phát sinh ở bước [n], giá trị sản phẩm dở dang ở bước [n] để tính ra giá thành sản phẩm ở bước n [bước cuối cùng].

+ Giả sử một quy trình sản xuất chế biến liên tục gồm n giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí theo sơ đồ:


*Bài tập ứng dụng 1: Tại một Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục. Trong tháng 10/X có các tài liệu sau [ĐVT: 1000đ].
+ Sản phẩm làm dở đầu tháng ở giai đoạn 1 đã được xác định như sau:

-Chi phí NVLTT [Giả sử chỉ tính VLC] 15.000 -Chi phí nhân công trực tiếp [Lương, BH] 8.000

-Chi phí sản xuất chung 6.800

Lưu ý: Giai đoạn 2 không có sản phẩm dở đầu kỳ.
+ Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được như sau:


+ Kết quả sản xuất trong tháng như sau:

– GĐ 1: Hoàn thành 150 nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn 2 tiếp tục chế biến, còn lại 50 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 60%.
– GĐ 2: Nhận 150 nửa thành phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục chế biến. Cuối tháng hoàn thành 130 sản phẩm A nhập kho, còn lại 20 sản phẩm dở mức độ hoàn thành 50%.

Yêu cầu: Căn cứ tài liệu trên

1-Tính giá thành nửa sản phẩm ở giai đoạn 1 và giá thành thành phẩm ở giai đoạn 2, Lập bảng tính giá thành. Biết rằng Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng giai đoạn là theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
2-Lập định khoản kế toán và phản ánh vào tài khoản liên quan.

Giải:
1-Tính giá thành nữa thành phẩm ở giai đoạn 1 [ĐVT: 1000đ]

+ Đánh giá giá trị sản phẩm dở ở giai đoạn 1


– Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế trên [ĐVT 1000 đ]

1. Tập hợp chi phí phát sinh

a. Nợ TK 621 [GĐ1] 185.000
Có TK 152 [1521] 185.000

b. Nợ TK 622 : 62.200 GĐ1 : 24.400 GĐ2: 37.800

Có TK 334,338: 62.200

c. Nợ TK627 89.960 GĐ1 : 47.200 GĐ2 : 39.760

Có TK liên quan khác: 89.960

2. Kết chuyển chi phí

a. Nợ TK154[ GĐ1]: 256.600 Có TK 621 [ GĐ1] : 185.000 Có TK 622 [GĐ1] : 24.400

Có TK 627 [GĐ1] : 47.200

b. Nợ TK154 [GĐ2] : 77.560 Có TK 622 [GĐ2] : 37.800

Có TK 627 [GĐ2] : 39.760

3. Kết chuyển giá trị nửa thành phẩm giai đoạn 1 sang giai đoạn 2

Nợ TK 154 [GĐ2] : 222.000
Có TK 154 [GĐ1]: 222.000

4. Nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155: 264.420
Có TK 154 [GĐ2] : 264.420

b.Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP

Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu bán nửa thành phẩm ra ngoài. Doanh nghiệp chỉ cần tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, không cần tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn.
Do vậy theo phương pháp này chi phí phát sinh ở từng giai đoạn chỉ cần tính phần tham gia vào [nằm trong] giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Sau đó tổng cộng song song toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành của giai đoạn cuối cùng [Còn gọi là phương pháp kết chuyển song song].

– Cách tính:

Có thể khái quát trình tự tính giá thành phân bước theo phương án này qua hồ sơ sau .

SƠ ĐỒ TÍNH GIÁ THÀNH PHÂN BƯỚC KHÔNG CÓ BTP



Bài tập ứng dụng 2: Căn cứ tài liệu ở bài tập ứng dụng 1 tính giá thành thành phẩm A theo phương pháp này.

1-Tính giá thành

Xác định chi phí sản xuất giai đoạn 1 trong giá thành sản phẩm.



2-Lập định khoản kế toán:

1.Tập hợp chi phí phát sinh

a/ Nợ TK 621 [GĐ1]: 185.000
Có TK 152 [1521]: 185.000

b/ Nợ TK 622: 62.200 GĐ1: 24.400 GĐ2: 37.800

Có TK 334,338: 62.200

c/ Nợ TK 627: 86.960 GĐ1: 47.200 GĐ2: 39.760

Có TK liên quan khác 86.960

2.Kết chuyển chi phí

a/ Nợ TK 154 [GĐ1] 256.600 Có TK 621 [GĐ1] 185.000 Có TK 622 [GĐ1] 24.400

Có TK 627 [GĐ1] 47.200

b/ Nợ TK 154 [GĐ2] 77.560 Có TK 622 [GĐ2] 37.800

Có TK 627 [GĐ2] 39.760

3.Nhập kho thành phẩm

Nợ TK 155 264.420 Có TK 154 [GĐ1] 192.400

Có TK 154 [GĐ2] 72.020

Bên trên là những nghiệp vụ rất cơ bản của việc tính Z của 1 đơn vị. Tuy nhiên, để tính được Z cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp thì chúng ta phải biết rõ đặc điểm của về quy trình sản xuất của doanh nghiệp từ đó mà đưa ra cách tính Z sao cho phù hợp. Chúng tôi sẽ có 1 bài viết chuyên sâu về kế toán Z của doanh nghiệp.

BÀI TẬP VÀ BÀI GIẢI VỀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA THÀNH PHẨM NHẬP KHO [Để tính được Z của 1 sản phẩm hay của công ty thì đều chắc chắn rằng các bạn phải tập hợp cho được 621;622;627 của từng loại sản phẩm và của công trình]

Với mục đích tạo điều kiện cho các bạn sinh viên kế toán có thể tự học nâng cao nghiệp vụ kế toán của mình. Công ty kế toán An Tâm xin chia sẻ 1 số bài tập tính giá thành sản phẩm hoàn thành và hướng dẫn cách tính và hạch toán sản phẩm chi tiết:

Bài tập 1: Trong tháng 5/2015 Công ty kế toán An Tâm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:

1. Xuất kho nguyên vật liệu A dùng trực tiếp sản xuất:


20.000 kg x 2.500vnđ/kg = 50.000.000.

2. Trả lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 5/2015: [đây cũng chính là lương cơ bản ] – Bộ phận quản lý phân xưởng: 2.000.000 – Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 5.000.000 – Bộ phận bán hàng: 6.000.000

– Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 10.000.000

3. Trích các khoản lương như: BHYT, BHXH, BHTN, KPCD: -Tỷ lệ trích các khoản theo lương năm 2015 là: 24% [Trong đó: BHXH : 18%, BHYT: 3%, BHTN: 1%, KPCD: 2%] [Đây là phần DN phải chịu]

– Người lao động phải chịu: 10,5% [Trong đó: BHXH : 8%, BHYT: 1,5%, BHTN: 1%]

4. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 30.000.000, – Khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp 9.000.000, – Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng 6.000.000 .

– Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 1.000 sp A và có 45 sp dở dang. Đánh giá sản phẩm dơ dang cuối kỳ theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp

5. Xuất kho sp bán trực tiếp giá bán chưa thuế 10% là: 250.000.000. giá vốn 143.200.000. doanh nghiệp đã thu tiền mặt đầy đủ sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán cho người mua.
Yêu cầu:
– Định khoản và tính giá sản phẩm hoàn thành

Bài giải bài tập 1:
1. Xuất kho nguyên vật liệu A:
+ Bộ chứng từ ghi sổ: 1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ], 2. Phiếu đề nghị xuất vật tư
+ Định khoản:

Nợ TK – 621: 50.000.000.
Có TK – 152 : 50.000.000.

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các tài khoản 621; 152 , ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu A

2. Trả lương cho cán bộ công nhân viên:
+ Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Bảng chấm công, 2. Bảng lương
+ Định khoản:

Nợ TK – 622 : 5.000.000 Nợ TK – 6271 : 2.000.000 Nợ TK – 6411: 6.000.000 Nợ TK – 6421 : 10.000.000

Có TK – 3341: 23.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các tài khoản 622; 6271; 6411; 6421; 3341

3. Các khoản trích theo lương:
+ Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Bảng lương, 2. Bảng trích các khoản chi phí theo lương
+ Định khoản:

Nợ TK – 622: [5.000.000 x 24%] = 1.200.000 Nợ TK – 627: [2.000.000 x 24%] = 480.000 Nợ TK – 641: [6.000.000 x 24%] = 1.440.000 Nợ TK – 642: [10.000.000 x 24%] = 2.400.000 Nợ TK – 3341 : [23.000.000 x 10,5%] = 2.415.000 Có TK – 3382 : [23.000.000 x 2%] = 460.000 Có TK – 3383 : [23.000.000 x 26%] = 5.980.000 Có TK – 3384 : [23.000.000 x 4,5%] = 1.035.000

Có TK – 3386 : [23.000.000 x 2%] = 460.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các tài khoản 6274; 6414; 6424; 3341; 3382; 3383; 3384; 3386

4. Hạch toán trích khấu hao TSCĐ:
+ Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Bảng trích khấu hao tài sản cố định
+ Định khoản

Nợ TK – 6274 : 30.000.000 Nợ TK – 6414 : 6.000.000 Nợ TK – 6424 : 9.000.000

Có TK – 2141 : 45.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 6274; 6414; 6424; 2141

Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
+ Bộ chứng từ gồm: 1. Bảng tính giá thành sản phẩm
+ Định khoản

Nợ TK – 154 : [50.000.00 + 6.200.000 + 32.480.000] = 88.680.000 Có Tk – 621: 50.000.000. Có TK – 622 : [5.000.000 + 1.200.000] = 6.200.000

Có TK – 627: [2.000.000 + 480.000 + 30.000.000] = 32.480.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung , ghi sổ cái các tài khoản 154; 621; 622; 627

– Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = [88.680.000 x 45]/[1.000 + 45] = 3.818.755 – Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = 88.680.000 – 3.818.755 = 84.861.245 – Giá thành đơn vị sản xuất sản phẩm = 84.861.245/1.000 = 84.861

– Hạch toán nhập kho thành phẩm A:

+ Bộ chứng từ ghi sổ: 1. Phiếu nhập kho thành phẩm
+ Định khoản:

Nợ TK – 155 [A]: 84.861.245
Có TK – 154 : 84.861.245

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các tài khoản 155; 154; ghi sổ chi tiết thành phẩm A

5. Khi xuất kho:

Nghiệp vụ giá vốn kế toán dựa vào 1. Phiếu xuất kho định khoản như sau

Nợ TK 632 : 143.200.000
Có TK 155 : 143.200.000

Nghiệp vụ doanh thu kế toán dựa vào 1. Phiếu thu [chứng từ ghi sổ], 2. Hóa đơn tài chính, 3. Hợp đồng mua bán, 4. Biên bản giao hàng hạch toán như sau:

Nợ TK – 1111 : [250.000.000 + 25.000.000] – 2.750.000 = 272.250.000 Nợ TK – 635 : [275.000.000 x 1%] = 2.750.000 Có TK – 5111 : 250.000.000

Có TK – 33311 :25.000.000

+ Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái tài khoản 1111; 635; 5111; 33311

Bài tập 2: Công ty TNHH An Tâm sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm:

Số dư đầu kỳ:


+ Tài khoản 154 [A]: 17.620.000 đồng

Nguyên vật liệu trực tiếp: 10.000.000 đồng Nhân công trực tiếp: 4.800.000 đồng

Sản xuất chung: 2.820.000 đồng

+ Tải khoản 154 [B]: 13.280.000

Nguyên vật liệu trực tiếp: 6.000.000 đồng Nhân công trực tiếp: 5.000.000 đồng

Sản xuất chung: 2.820.000đồng

+ Tài khoản 155 [A] : 300 sản phẩm; trị giá 28.200.000 đồng
Tài khoản 155 [B]: 430 sản phẩm; trị giá 22.790.000 đồng

Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Xuất nguyên vật liệu cho các bộ phận: – Vật liệu chính dùng cho sản phẩm là 400.000.000 đồng, trong đó sản xuất sản phẩm A là 240.000.000 đồng và sản xuất sản phẩm B là 160.000.000 đồng. – Vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm là 50.000.000 đồng, trong đó sản xuất sản phẩm A là 30.000.000 đồng, sản xuất sản phẩm B là 20.000.000 đồng – Nhiên liệu dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng là 5.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 1.000.000, và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 2.000.000 đồng 2. Xuất công cụ dụng cụ cho quản lý phân xưởng là 4.500.000 đồng, trong đó công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần là 500.000 đồng, và công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần 4.000.000 đồng 3. Tổng hợp tiền lương phải trả trong tháng – Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 120.000.000 đồng và sản xuất sản phẩm B là 80.000.000 đồng – Tiền lương bộ phận quản lý phân xưởng là 10.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 8.000.000 đồng và bộ phận quản lý doanh nghiệp là 22.000.000 đồng 4. Công ty trích 18% BHXH, 3%BHYT; 1%BHTN và 2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động là 8%BHXH, 1.5% BHYT; 1%BHTN 5. Phân bổ chi phí trả trước tiền thuê TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất là 2.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 1.000.000 đồng 6. Trích khấu hao TSCĐ hữu hình của phân xưởng sản xuất là 22.000.000 đồng của bộ phận bán hàng là 1.000.000m đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 2.000.000 đồng 7. Tiền điện mua ngoài phải trả là 9.000.000 đồng , thuế GTGT 10%, trong đó dùng cho phân xưởng sản xuất là 7.600.000 đồng, bộ phận bán hàng là 400.000 đồng vầ bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.000.000 đồng 8. Báo cáo phân xưởng sản xuất cuối tháng là : – Hoàn thành nhập kho 4.500 sản phẩm A. Còn lại 500 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành là 60%

– Hoàn thành nhập kho 4.500 sản phẩm B. Còn lại 600 sản phẩm dở dang. Mức độ hoàn thành 50%

Biết rằng: – Chi phí sản xuất chung được phân bổ vào giá thành sản phẩm A và sản phẩm B theo chi phí nhân công trực tiếp, sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất. – Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Yêu cầu: Tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên . Lập phiếu tính giá thành sản phẩm

Giải:
1.
– Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Phiếu xuất kho [chứng từ ghi sổ]
– Định khoản như sau:

+ Xuất kho nguyên vật liệu chính

Nợ TK 621 [A]: 240.000.000 Nợ TK 621 [B]: 160.000.000

Có TK 1521[VLC]: 400.000.000

+ Xuất kho vật liệu phụ

Nợ TK 621 [A]: 30.000.000 Nợ TK 621 [B]: 20.000.000

Có TK 1522[VLP]: 50.000.000

+ Xuất kho nhiên liệu

Nợ TK 6272: 5.000.000 Nợ TK 6412: 1.000.000 Nợ TK 6422: 2.000.000

Có TK 1522[NL]: 8.000.000

 Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 621; 6272; 6412; 6422; 151; 1522; ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu
2.
Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Phiếu xuất kho; 2. Bảng phân bổ chi phí trả trước
Định khoản như sau:

Nợ TK 6273: 500.000 Nợ TK 242: 4.000.000 Có TK 153: 4.500.000 Nợ TK 6273: 2.000.000

Có TK 242: 2.000.000

Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 6273; 242; 153; ghi sổ chi tiết công cụ dụng cụ.
3.
– Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Bảng chấm công, 2. Bảng lương
– Định khoản như sau:

Nợ TK 622 [A]: 120.000.000 Nợ TK 622 [B]: 80.000.000 Có TK 3341: 200.000.000 Nợ TK 6271: 10.000.000 Nợ TK 6411: 8.000.000 Nợ TK 6421: 22.000.000

Có TK 3341: 40.000.000

– Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 622; 6271; 6411; 6421; 3341

4.
– Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Bảng lương; 2. Bảng trích các khoản bảo hiểm vào chi phí
– Định khoản như sau:

Nợ TK 622 [A]: [120.000.000 x 24%] = 28.800.000 Nợ TK 622[B]: [80.000.000 x 24%] = 19.200.000 Nợ TK 6271: [10.000.000 x 24%] = 2.400.000 Nợ TK 6411: [8.000.000 x 24%] = 1.920.000 Nợ TK 6421: [22.000.000×24%] = 5.280.000 Nợ TK – 3341 : [240.000.000 x 10,5%] = 25.200.000 Có TK – 3382 : [240.000.000 x 2%] = 4.800.000 Có TK – 3383 : [240.000.000 x 26%] = 62.400.000 Có TK – 3384 : [240.000.000 x 4,5%] = 10.800.000

Có TK – 3386 : [240.000.000 x 2%] = 4.800.000

– Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 622; 6271; 6411; 6421; 3341; 3382; 3383; 3384; 3386
5.
– Bộ chứng từ ghi sổ gồm: Bảng phân bổ chi phí trả trước
– Định khoản như sau:

Nợ TK 6273: 2.000.000 Nợ TK 6413: 1.000.000

Có TK 242: 3.000.000

– Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK 6273; 6413; 242
6.
– Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Bảng trích khấu hao tài sản cố định
– Định khoản như sau:

Nợ TK 6274: 22.000.000 Nợ TK 6414: 1.000.000 Nợ TK 6424: 2.000.000

Có TK 2141: 25.000.000

– Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK6274; 6414; 6424; 2141
7.
– Bộ chứng từ ghi sổ gồm: 1. Hóa đơn tài chính
– Định khoản như sau:

Nợ TK 6277: 7.600.000 Nợ TK 6417: 400.000 Nợ TK 6427: 1.000.000 Nợ TK 1331: 900.000

Có TK 1111: 9.900.000

– Ghi sổ kế toán: Ghi sổ nhật ký chung, ghi sổ cái các TK6277; 6417; 6427; 1331; 1111

+Ta tính tổng chi phí sản xuất phát sinh như sau:

– Chi phí NVLTT _ 621[A]: 240.000.000 + 30.000.000 = 270.000.000
_ 621[B]: 160.000.000 + 20.000.000= 180.000.000

– Chi phí NCTT _ 622 [A]: 120.000.000 +28.800.000 = 148.800.000
_ 622 [B]: 80.000.000 + 19.200.000 = 99.200.000

– Chi phí SXC _ 627 : 5.000.000+500.000+2.000.000+10.000.000+2.400.000+2.000.000+22.000.000+
7.600.000 = 51.500.000

+ Phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm A và B:


8. Kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm A và B

a. Kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm A:

Nợ TK 154 [A]: 449.700.000 Có TK 621 [A]: 270.000.000 Có TK 622 [A]: 148.800.000 Có TK 627 [A]: 30.900.000



CÁC BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN DOANH THU CHI PHÍ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH [Buổi 9, 10, 11, 12]

I/ CÁC BÚT TOÁN CUỐI KỲ :

1. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:

Cuối tháng kế toán dựa vào Hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động, bảng chấm công, quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty để lập Bảng lương tháng.

Dựa vào bảng lương kế toán tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ 1: Cuối tháng kế toán dựa vào 1. Bảng lương, 2. Bảng chấm công hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động theo từng bộ phận [lấy cột tổng thu nhập]

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 6411 – Chi phí bán hàng Nợ TK 6421 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 – Phải trả người lao động [3341, 3348].

Nghiệp vụ 2: Kế toán dựa vào bảng lương hạch toán khấu trừ lương người lao động tiền Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [ khoản bảo hiểm người lao động chịu]

Nợ TK 3341 – Phải trả người lao động [3341] Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội [8% x lương cơ bản trên Hợp đồng] Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế [1,5% x lương cơ bản trên Hợp đồng]

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp [1% x lương cơ bản trên Hợp đồng]

Nghiệp vụ 3: Kế toán dựa vào bảng trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn vào chi phí công ty hạch toán như sau:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 6231 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6271 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 6411 – Chi phí bán hàng Nợ TK 6421 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn [2% x lương cơ bản trên Hợp đồng] Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội [18% x lương cơ bản trên Hợp đồng] Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế [3% x lương cơ bản trên Hợp đồng]

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp [1% x lương cơ bản trên Hợp đồng]

2. Phân bổ chi phí trả trước , công cụ dụng cụ và trích khấu hao TSCĐ

Nghiệp vụ 1: Kế toán dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước, phân bổ công cụ dụng cụ [lấy dữ liệu cột Phân bổ vào chi phí tháng…theo từng bộ phận tương ứng] để ghi vào sổ sách kế toán như sau:

Nợ TK 6233 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6273 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 6413 – Chi phí bán hàng Nợ TK 6423 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước

Nghiệp vụ 2: Dựa vào bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 6234 – Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 6274 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 6414 – Chi phí bán hàng Nợ TK 6424 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 2141- Khấu hao tài sản cố định

3.Tập hợp chi phí và tính giá thành

Nợ 154 [Chi phí sản xuất KD dở dang] Có 621 [Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp] Có 622 [Chi phí nhân công trực tiếp] Có 627 [Chi phí sản xuất chung]

[Nhớ muốn tính được giá thành thì kết hợp các phương pháp tính giá thành để tập hợp cho được 154 của từng loại sản phẩm [Ví dụ như phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ… . Từ đây kết hợp với sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành từ đó tính ra được trị giá sản phẩm dở dang và giá thành của 1 sản phẩm]

4.Kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định và tiền mặt
Nhớ là phải có biên bản kiểm kê cho từng lần kiểm kê để tiến hành điều chỉnh số liệu kiểm kê cho khớp với số liệu thực tế.

Hạch toán tài sản thiếu chờ xử lý chưa rõ nguyên nhân Nợ 1381 [Tài sản thiếu chờ xử lý] Có 211[ Tài sản cố định hữu hình]; Chi tiết theo từng tài khoản con

Hoặc Có 213 [Tài sản cố định vô hình] ; Chi tiết theo từng tài khoản con

Hạch toán tài sản thừa chờ xử lý Nơ 211 [Tài sản cố định hữu hình];213 [Tài sản cố định vô hình]

Có 3381 [Tài sản thừa chờ xử lý]

Lưu ý 1: Chúng ta có thề kiểm kê bất kỳ lúc nào [tùy theo đặc điểm của công ty mà chúng ta có thể kiểm kê theo ngày hay theo tuần hay theo quý] nhưng cuối năm chúng ta phải tiến hành kiểm kê 1 lần.

Lưu ý 2: Mục đích của kiểm kê là để so sánh về mặt số lượng giữa sổ sách và thực tế để từ đó tiến hành điều chỉnh kịp thời và nhằm phát hiện nguyên nhân vì sao chênh lệch để từ đó đưa ra những cải tiến tốt hơn trong quản lý hàng tồn kho

5.Đối chiếu công nợ, Bù trừ công nợ [Phải thu, phài trả, tạm ứng, vay ngân hàng….] của tài khoản 131;136;1388;141;336;331;3388;..

Tức là chúng ta phải lập biên bản đối chiếu công nợ và biên bản bù trừ công nợ vào tuần hoặc tháng hoặc quý và nhớ là phải có biên bản đối chiếu. Tùy theo mỗi công ty về hình thức quản lý mà có mà quy định những thời điểm đối chiếu công nợ khác nhau. Có nhiều hình thức đối chiếu công nợ là bằng giấy tờ hoặc mail, Skype và điện thoại nhưng cuối năm thì phải có Giấy tờ là BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ HOẶC BIÊN BẢN BÙ TRỪ CÔNg NỢ để có chứng từ đáng tin cậy cho nghiệp vụ này

Lưu ý: Mục đích đối chiếu công nợ là để khẳng định lại số liệu đang theo dõi sổ sách có khớp với số liệu của khách hàng và nhà cung cấp hay không để điều chỉnh kịp thời

6.Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; Hàng tồn kho; Dự phòng tài chính [dự phòng chứng khoán, dự phòng đầu tư vào đơn vị khác…]

Đối với các công ty mà quy định bắt buộc lập báo cáo tài chính theo quý thì lập dự phòng theo quý [ví dụ những công ty lên sàn chứng khoán thì lập báo cáo tài chính theo quý]. Còn nhựng công ty khác không lên sàn thì sẽ được lập vài cuối năm

Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh a] Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2291].

b] Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2291]

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

Phương pháp kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác a] Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2292].

b] Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2292]

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

Phương pháp kế toán dự phòng phải thu khó đòi a] Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293].

b] Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2293]

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho a] Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2294].

b] Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản [2294]

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Kế toán thực hiện bút toán tính giá vốn như sau Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155 [Thành phẩm]; 156 [Hàng hóa];

7.Trích trước chi phí
Ví dụ có những khoản chi phí mà thực tế đã phát sinh nhưng chưa có đầy chứng từ th2i để phản ánh đúng chi phí theo từng thời kỳ thì cuối tháng phải trích trước chi phí [ví dụ như chi phi tiền lương tháng 13, tiền thưởng, tiền nghĩ phép mà sang quý của năm sau mới chi].

8.Kết chuyển giữa giữa tài khoản 133 và tài khoản 33311

  • Cuối tháng công ty kết chuyển giữa 2 tài khoản 133 và tài khoản 33311 [nếu công ty kê khai thuế GTGT theo tháng]
  • Hoặc Cuối quý công ty kết chuyển giữa 2 tài khoản 133 và tài khoản 33311 [nếu công ty kê khai thuế GTGT theo quý].

Hạch toán kết chuyển thuế VAT Nợ 33311 [Thuế VAT đầu ra phải nộp] Có 133 [Thuế VAT đầu vào được khấu trừ]

Lưu ý:


Nhớ là kết chuyển số liệu nhỏ sang số liệu lớn. Giữà 2 tài khoản này chỉ có 1 tài khoản có số dư.

+ Nếu có số dư tài khoản 133 thì công ty không phải nộp thuế [Tức là đầu ra nhỏ hơn đầu vào.

+ Nếu có số dư tài khoản 33311 thì công ty phải nộp thuế [Tức là đầu ra lớn hơn đầu vào]

II. BÚT TOÁN KẾT CHUYỂN CUỐI KỲ [tháng]

Là những bút toán cuối tháng kết chuyển tài khoản loại 5,7 Doanh thu, loại 6,8 Chi phí vào tài khoản loại 9 để xác định kết quả kinh doanh lãi hoặc lỗ từ đó xác định thuế TNDN phải nộp và tính được lãi sau thuế.

Cụ thể, cuối tháng kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí như sau:

Nghiệp vụ 1: Cuối tháng kế toán ghi sổ bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu [chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu…] vào tài khoản doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ [5111, 5112, 5113] Có TK 5211 – Chiết khấu thương mại Có TK 5212- Giảm giá hàng bán

Có TK 5213 – Hàng bán bị trả lại

Nghiệp vụ 2: Sau đó kết chuyển doanh thu TK 511, 515, thu nhập khác TK 711 vào tài khoản TK 911 – xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ [5111, 5112, 5113] Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Nghiệp vụ 3: Cuối tháng kế toán ghi sổ bút toán kết chuyển chi phí tài khoản 632,641,642,635,811, 821 vào tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 641 – Chi phí bán hàng Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 811 – Chi phí khác

Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí, nếu:
+ Doanh thu > Chi phí [bên Có TK 911 > bên Nợ TK 911] –> Lãi, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

+ Doanh thu < Chi phí [bên Nợ TK 911 > bên Có TK 911] –> Lỗ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Lưu ý: Cuối quý và cuối năm: kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí 3 tháng trong quý và cả năm –> Xác định lợi nhuận kế toán trước thuế của quý = Doanh thu – Chi phí –> Xác định thuế TNDN phải nộp trong quý theo công thức sau: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế [1] + Chi phí không được trừ theo luật thuế [2] – Thu nhập miễn thuế [3]

– Các khoản lỗ năm trước, các quý trước chuyển sang [4]

Cuối năm 31/12 hàng năm

– Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế mẫu 03/TNDN

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên tờ khai quyết toán mẫu 03/TNDN lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp của 4 quý, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi sổ sách như sau:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 1111 – Tiền mặt VND

Có TK 1121 – Tiền gửi ngân hàng VND

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên tờ khai quyết toán mẫu 03/TNDN nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Cuối năm kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Sơ đồ tóm tắt bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí xác định lợi nhuận:


Diễn giải: [1] Bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ [1a] Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại [1b] Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu từ TK 5211, 5212, 5213 vào TK doanh thu 511 [2] Cuối kỳ kết chuyển doanh thu từ TK 511, 515, 711 sang TK 911 [3] Cuối kỳ kết chuyển chi phí từ TK 632, 641, 642, 635, 811 sang TK 911 [4] Thuế TNDN hiện hành phải nộp Xác định chi phí thuế TNDN hiện hành theo công thức: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x thuế suất thuế TNDN Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí không được trừ theo luật thuế – Các khoản lỗ năm trước – Thu nhập miễn thuế

Trong đó: Lợi nhuận kế toán trước thuế = Doanh thu [2] – Chi phí [3]

Nếu như Lợi nhuận kế toán trước thuế + chi phí không được trừ – TN miễn thuế < 0 –> Lỗ –> Doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN. [5] Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8211 vào TK 911 xác định lợi nhuận chưa phân phối

[6] Nếu Doanh thu > Chi phí –> lãi , kế toán hạch toán lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 4212 – Lợi nhuận kế toán chưa phân phối

[7] Nếu Doanh thu < Chi phí –> Lỗ, kế toán hạch toán lợi nhuận chưa phân phối, ghi:

Nợ TK 4212 – Lợi nhuận kế toán chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Lưu ý: Sau khi thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu và chi phí xác định kết quả kinh doanh trên tài khoản từ loại 5 đến tài khoản loại 9 Tổng số phát sinh bên Nợ và Tổng số phát sinh bên có bằng nhau –> Tài khoản từ loại 5 đến loại 9 không còn số dư cuối kỳ.
Chi tiết các bạn tham khảo trong buổi 9,10,11,12 và cuốn TỰ HỌC LẬP BCTC+ THỰC HÀNH KHAI BÁO THUẾ BẰNG HÌNH ẢNH

Download bài viết tại đây: TU.HOC.KE.TOAN_Nghiepvukinhtephatsinh_www.ketoanantam.com

Công Ty Đào Tạo Và Dịch Vụ Kế Toán Thuế An Tâm
Địa chỉ: 243/9/5 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10, Tp.HCM
Điện thoại: [08] 62909310 – [08] 62909311 – 0933.72.3000 – 0988.72.3000-0914540423
Website: www.antam.edu.vn Email: [email protected]

Mời bạn tham khảo bộ sách tự học kế toán tổng hợp bằng hình ảnh minh họa

Sách Tự học kế toán bằng hình ảnh minh họa

Sách Bài tập & Bài giải của công ty sản xuất

Sách Tự học lập BCTC và thực hành khai báo thuế

Sách Tự học làm kế toán bằng phần mềm Misa

Video liên quan

Chủ Đề