Ngày truyền thống của học sinh - sinh viên và hội sinh viên việt nam là ngày nào?

Nhằm chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt nam [09/01/1950 – 09/01/2022], Trường Đại học Hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Chương trình Mít tinh kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về phòng chống dịch bệnh.

Đến dự với Chương trình

- Về phía khách mời có đồng chí Vương Toàn Thu Thủy – Ủy viên Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ủy viên Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hải Phòng; đồng chí Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó Trưởng Ban Thiếu nhi Trường học Thành đoàn, Chánh Văn phòng Hội Sinh viên thành phố; các nhà tài trợ cùng đại diện Văn phòng Hội Sinh viên thành phố, Ban thiếu nhi trường học và Ban Tuyên giáo Thành đoàn

- Về phía Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có PGS.TS Nguyễn Hồng Vân – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Quan hệ quốc tế; PGS.TS Nguyễn Minh Đức - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường, đại diện lãnh đạo thuộc Công đoàn Trường, Phòng Công tác sinh viên, BCH ĐTNCS Hồ Chí Minh và HSV Việt Nam; các các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, đại diện Liên chi Hội Sinh viên các Khoa, Viện trong toàn Trường, đại diện các tập thể và các cá nhân được nhận khen thưởng

Đồng chí Lê Hoàng Dương – Chủ tịch HSV Trường phát biểu Chào mừng kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam

Trong những năm 1949 - 1950, phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên các đô thị diễn ra liên tục, rầm rộ và rộng khắp, nhất là ở Sài Gòn – Gia Định. Ngày 09/01/1950 là một dấu mốc quan trọng đối với nhiều thế hệ học sinh, sinh viên; hình ảnh của anh Trần Văn Ơn - người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên sẽ còn sống mãi trong các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam.

Trong năm học 2020 – 2021 vừa qua, phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã được các Liên chi đoàn, Liên chi Hội Sinh viên của các đơn vị trong toàn trường tích cực triển khai rộng khắp và đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Nhân sự kiện trọng đại này, Hội Sinh viên Trường sẽ biểu dương các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào “Sinh viên 5 tốt”.

PGS.TS Nguyễn Minh Đức – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu Trưởng Nhà trường phát biểu định hướng, chỉ đạo phong trào sinh viên Nhà trường trong năm 2022.


Đồng chí Ngô Việt Anh – Phó Bí thư Đoàn trường, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường phát động “Cuộc thi Tiếng Anh sinh viên năm 2022” nhằm đẩy mạnh hơn nữa phong trào học tập Tiếng Anh trong sinh viên Nhà trường, cũng như thúc đẩy việc phấn đấu đạt tiêu chí Hội nhập tốt, một tiêu chí quan trọng đối với sinh viên trong thời điểm hiện nay.

Đồng chí Ngô Việt Anh – Phó Bí thư Đoàn trường, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường trao tặng giấy khen cho các tập thể đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào sinh viên 5 tốt năm học 2020 – 2021.

Trong năm học 2020 – 2021, công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên, sinh viên Nhà trường đã có nhiều hoạt động tiêu biểu, nhiều tấm gương tập thể, cá nhân đã được Trung ương đoàn, Trung ương Hội Sinh viên, Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố tặng Bằng khen.

Đồng chí Vương Toàn Thu Thủy - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch HSV Việt Nam thành phố và PGS.TS Nguyễn Hồng Vân – Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng phòng Quan hệ Quốc tế trao bằng khen và hoa cho đại diện tập thể và các cá nhân được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn và Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Đồng chí Vương Toàn Thu Thủy - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch HSV Việt Nam thành phố và PGS.TS Nguyễn Minh Đức – UVBTV Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Nhà trường trao khen và hoa cho đại diện tập thể và các cá nhân được nhận Bằng khen của Thành đoàn Hải Phòng.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Oanh – Phó Trưởng Ban thiếu nhi Trường học Thành đoàn, Chánh Văn phòng Hội Sinh viên thành phố và đồng chí Lê Hoàng Dương – Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường trao bằng khen và hoa cho đại diện tập thể và các cá nhân được nhận Bằng khen của Hội Sinh viên thành phố Hải Phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2020 - 2021.

Đồng chí Vương Toàn Thu Thủy - Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch HSV Việt Nam thành phố trao bằng khen và hoa cho nhóm nghiên cứu đạt giải thưởng

Lễ Mít tinh Kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong học sinh, sinh viên Nhà trường. Các bạn chính là những bông hoa khoe sắc trong một vườn hoa rực rỡ sắc màu, là những ngọn lửa thắp sáng niềm đam mê học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vượt qua thử thách, không ngừng phấn đấu để viết tiếp nên những trang sử vẻ vang của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam./.

Ngày truyền thống của học trò, sinh viên Việt Nam là ngày nào?

[rule_3_plain]

.adslot-1 { min-height: 250px;

}

Ngày truyền thống của học trò, sinh viên Việt Nam là một dịp đặc trưng đối với mỗi thế hệ học trò, sinh viên Việt Nam. Vậy ngày truyền thống của sinh viên học trò Việt Nam là ngày nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của Wiki ADS để có câu trả lời nhé.

Ngày truyền thống của học trò, sinh viên Việt Nam là ngày nào? Ngày truyền thống của học trò, sinh viên Việt Nam chính là ngày 9/1 Dương lịch hằng năm. Giai đoạn 19125 – 1945 nhờ sự tỉnh ngộ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, các tổ chức học trò, sinh viên yêu nước tuần tự được ra đời. Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học trò Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động được 7.000 nhân dân, cùng nhiều thầy cô giáo và đặc trưng là hơn 2.000 học trò, sinh viên tham gia biểu tình đòi đảm kiểm soát an ninh ninh cho chính học trò, sinh viên và trả tự do cho những học trò, sinh viên bị bắt. Mặc dù đoàn biểu tình bị đàn áp man di nhưng ý thức đấu tranh cùng sự hy sinh oanh liệt của đồng chí Trần Văn Ơn đã làm dấy lên trong lòng học trò, sinh viên và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn nỗi căm hờn đối với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai. Từ sự kiện đó, để noi gương và ghi nhận sự hy sinh của đồng chí Trần Văn Ơn cùng học trò, sinh viên nhưng mà tại Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2/1950 ở Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 hằng năm làm ngày truyền thống học trò – sinh viên. 

Cho tới nay, ngày truyền thống của học trò, sinh viên Việt Nam vẫn được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ sự hi sinh của đồng chí Trần Văn Ơn cùng nhiều học trò, sinh viên thời đó. Ngoài ra, đây cũng chính là dịp để tôn vinh thế hệ học trò, sinh viên Việt Nam, và nhìn nhận lại quá trình tăng trưởng của phong trào học trò, sinh viên cả nước.

Chủ tịch Hội sinh viên hiện nay là người nào? Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam hiện nay chính là đồng chí Nguyễn Minh Triết [nhiệm kỳ 2018-2023]. Đồng chí Nguyễn Minh Triết có trình độ tiến sĩ, cao cấp lý luận chính trị và hiện cũng đang giữ chức bí thư Trung ương Đoàn. 

Đồng chí Nguyễn Minh Triết từng làm Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh; chuyên viên Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn – Thường trực Trung ương Hội Hội Sinh viên Việt Nam; Phó Giám đốc, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam; Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn; Phó Bí thư, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định; Trưởng ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch túc trực Trung ương Hội sinh viên Việt Nam.

Bài hát chính thức của Hội sinh viên Việt Nam là gì?
Bài hát chính thức của Hội sinh viên Việt Nam là ca khúc Bài ca sinh viên của nhạc sĩ Trần Hoàng Tiến.

Hy vọng rằng những san sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn nắm được ngày truyền thống của học trò, sinh viên Việt Nam là ngày nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch học trò sinh viên Ngày thành lập Đoàn là ngày nào? Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? Lời bài hát Đoàn ca [lyric] – Thanh niên tuân theo lời Bác

Logo hội sinh viên Việt Nam có biểu tượng gì? 

[rule_2_plain]

#Ngày #truyền #thống #của #học #sinh #sinh #viên #Việt #Nam #là #ngày #nào

Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đại biểu dự 
Hội nghị sinh viên quốc tế tại Hà Nội, tháng 9 năm 1961  

 Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám 1945: "… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…" và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã cổ vũ học sinh, sinh viên nước ta thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt và tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.

Trong giai đoạn 1925-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, các tổ chức học sinh, sinh viên yêu nước lần lượt ra đời, như: Tổ chức Học sinh Đoàn, Đội Ngô Quyền, Tổng Hội Sinh viên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Tự hào đối với các thế hệ học sinh, sinh viên là việc thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, thành lập và hợp nhất các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và các chi bộ Đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản mà hầu hết đảng viên, đoàn viên đều là những đồng chí xuất thân từ học sinh, sinh viên, như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng… 

Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, cuộc vận động hình thành Tổng Hội Sinh viên hoạt động công khai nhằm liên kết lực lượng sinh viên yêu nước, có cảm tình với cách mạng. Cùng với sự phát triển của phong trào sinh viên, phong trào học sinh các trường trung học ngoài Bắc, trong Nam cũng phát triển ngày càng mạnh bởi được ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chung do Mặt trận Việt Minh và các Đoàn thể cứu quốc hướng dẫn.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là thành quả to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, trong đó các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên có nhiều đóng góp xứng đáng, với biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường đã được khắc ghi vào lịch sử dân tộc.

Sau cách mạng Tháng Tám, học sinh, sinh viên hăng hái học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xung kích thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm do Bác Hồ và Chính phủ đề ra. 

Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; số lượng học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đoàn và Đảng khá đông. Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với khẩu hiệu: “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” đã tiếp thêm sinh lực mới cho phong trào học sinh, sinh viên. Cuộc đấu tranh của học sinh đã lan ra cả Đông Dương. 

Ngày 9/11/1949, học sinh Huế bãi khoá. Phan Văn Giáo, Tổng trấn bù nhìn Trung bộ đã thẳng tay khủng bố. Học sinh, sinh viên quyết định bãi khoá để phản đối.

Ngày 22/11/1949, trong lúc tại Huế đang tranh đấu, học sinh Sài Gòn bí mật vận động kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và đề xướng hưởng ứng phản đối việc các nữ sinh Huế bị bắt, đồng thời yêu sách cải tổ chính sách giáo dục.

Các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Sài Gòn liên tiếp nổ ra, đưa ra các yêu sách: Chấm dứt khủng bố, đàn áp bắt bớ học sinh; trả tự do cho các học sinh bị bắt sau ngày chống bù nhìn Bảo Đại; bảo đảm an ninh và quyền lợi học tập của học sinh.

Giữa lúc ở Huế, Sài Gòn không khí tranh đấu đang sôi nổi, tại Hà Nội, học sinh cũng đang căm tức vì Pháp và bù nhìn bắt bớ một số anh chị em sau kỳ nghỉ học kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám. Học sinh Chu Văn An quyết định bãi khoá ngày 25/11/1949, trong các lớp trên tường la liệt khẩu hiệu. Toàn trường vang dậy những khẩu hiệu “học sinh bãi khoá”, “trả lại tự do cho bạn chúng ta”, “đả đảo bù nhìn”.

Ngày 9/1/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 9/1/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.

Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh – sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V [22-23/11/1993] tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9 tháng 1 làm Ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.

[Nguồn: sưu tầm internet]

Video liên quan

Chủ Đề