Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa gốm sứ thời nhà lý và trần?

Gốm sứ Việt Nam có nguồn gốc từ hàng trăm năm trước, được bắt nguồn từ các triều đại phong kiến. Tiêu biểu nhất phải kể đến đồ gốm thời nhà Trần được kế thừa nền tảng từ nghề gốm thời Lý, từ đó phát triển mang đến nhiều sản phẩm gốm sứ đẹp về thẩm mỹ và chất lượng, có giá trị đến tận ngày hôm nay. Vậỵ đồ gốm thời Trần có đặc điểm gì? Và có gì khác biệt so với đồ gốm thời Lê? Hãy cùng Naototnhat.com tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về đồ gốm thời Trần

1.1. Nguồn gốc xuất xứ của gốm thời Trần

Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa gốm sứ thời nhà lý và trần?
Nguồn gốc xuất xứ của gốm thời Trần

Nghệ thuật gốm thời Trần được kế thừa và phát triển trên cơ sở nền móng có sẵn của thời Lý. Tuy nhiên đi theo điều kiện lịch sử và nhu cầu thời bấy giờ các sản phẩm gốm sứ thời Trần có hướng chuyển khác biệt rõ ràng từ tỉ mỉ, chau chuốt của thời Lý sang khuynh hướng hiện thực, đơn giản và khỏe khoắn.

Gốm được nung từ đất sét, có thể tráng men sau được nung qua lửa để tạo thành những sản phẩm trang trí và đồ gia dụng cho gia đình. Ngoài ra, các công trình kiến trúc lớn khác của thời Trần từ gốm đất nung như: đầu rồng, đầu đao, chim phượng,… được xây dựng tại các lăng mộ vua Trần tại Thiên Trường, Nam Định.

1.2. Đặc điểm của gốm sứ thời Trần

Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa gốm sứ thời nhà lý và trần?
Đặc điểm của gốm sứ thời Trần

Gốm sứ thời Trần với hướng nghệ thuật hiện thực, chắc khỏe và đơn giản, mang đậm chất tinh thần thượng võ, mộc mạc nhưng không kém phần duyên dáng. Đồ gia dụng được phủ men như: gốm hoa nâu, gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm men trắng, gốm men hoa lam, gốm men trắng ngà.

Các sản phẩm gốm thời Trần sử dụng rất nhiều loại hoa văn đặc trưng như:

  • Hoa văn thực vật: chủ yếu là các sản phẩm tráng men như những đồ gia dụng: bát, đĩa, lọ, thập, liễn…. với các họa tiết như hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, hoa thị,… trong số đó họa tiết hoa sen được cách điệu nhiều và độc đáo. Ngoài các đồ gốm còn được in ấn trên các loại gạch, ngói để xây dựng nhà cửa
  • Hoa văn động vật: Hoa văn thường được sử dụng trong trang trí các họa tiết đồ gốm là hình rồng, phượng, thể hiện cho quyền lực, vua chúa và sự phồn thịnh của đất nước. Rồng của thời Trần được thiết kế phức tạp theo hướng chắc khỏe, mập mạp và có độ uốn lượn thoải mái hơn thời Lý. Ngoài ra còn có hình các loại động vật như: hổ, chim, voi, ngựa
  • Hoa văn hình con người: Hình ảnh con người trên gốm sứ thời Trần rất hiện thực, sinh động và phong phú. Bố cục hình người đơn lẻ, hai người, nhóm người… rất mộc mạc và được kết hợp giữa cây cỏ động vật tạo nên sự khoáng đạt, mang tính hiện thực
  • Hoa văn mây, sóng, nước: loại hoa văn này chủ yếu bổ trợ cho các họa tiết khác, tạo sự cách điệu, kết hợp nhiều nét đồng dạng, mềm mại, ổn định và cân bằng

1.3. Tìm hiểu về kỹ thuật tạo hình trên đồ gốm của thời Trần

Đồ gốm thời Trần chú trọng về chất gốm, kỹ thuật tráng men và hoa văn trên gốm. Tất cả những điều đó hình thành lên sản phẩm gốm sứ cao cấp, có chất lượng rất tốt. Để đáp ứng được hết yêu cầu trên, cần có kỹ thuật chế tác chuyên nghiệp.

Kỹ thuật thời Trần đặc trưng chính là: đắp nổi, khắc chìm, tráng men. Mỗi công đoạn yêu cầu rất cao về sự tỉ mỉ, cách thức và tay nghề của người thợ. Để đảm bảo khi hoàn thành xong sản phẩm phải đạt yêu cầu.

2. Sự khác biệt giữa gốm sứ thời Trần và Lê

Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa gốm sứ thời nhà lý và trần?
Sự khác biệt giữa gốm sứ thời Trần và Lê

Dù gốm sứ thời Trần được kế thừa và phát triển trên gốm sứ thời Lê, nhưng những sản phẩm gốm sứ thời Trần đều mang trong mình những giá trị và điểm khác biệt hơn rất nhiều so với gốm sứ nhà Lê. Chúng ta có thể so sánh một số điểm dưới đây để thấy rõ được sự khác biệt giữa hai loại gốm sứ này:

Kiểu dáng, phong cách:

  • Gốm thời Lý: mỏng nhẹ, chìm nổi dáng, thanh thoát, tỉ mẩn và chau chuốt
  • Gốm thời Trần: nét vẽ khoáng đạt, không gò bó, tính thực tế và khỏe khoắn, xương thơ và dày dặn hơn gốm thời Lý

Cách trang trí

  • Gốm sứ thời Lý các hoa văn thường tập trung về thiên nhiên như hoa quả, các họa tiết khá như hoa lá, chim thú, người là họa tiết phụ
  • Gốm sứ thời Trần tập trung vào rất nhiều họa tiết đặc biệt lúc bấy giờ như: hoa văn thực vật, hoa văn động vật, hoa văn hình con người, hoa văn mây nước… Thể hiện được thế giới hiện thực của người dân thời Trần

Kỹ thuật lò nung

  • Thời Lý được sử dụng các loại lò như: lò cốc, lò nằm, lò rồng để nung sản phẩm từ 1200*C đến 1300*C
  • Gốm sứ thời Trần được sử dụng nung từ nhiệt độ 1100*C – 1200*C

Nước men: đây là phần vô cùng quan trọng của sản phẩm gốm sứ, bước cuối để quyết định chất lượng và sự cao cấp của gốm sứ.

  • Thời Lý tập trung vào nước men trắng, loại men đặc trưng hiện nay của gốm Bát Tràng
  • Thời Trần thì có nhiều loại men cho gốm hơn như: men trắng, men ngà, men nâu,… tạo nên nhiều sự khác biệt cho sản phẩm gốm sứ

Gốm thời Trần được kế thừa từ nền tảng gốm sứ thời Lý, nhưng các nghệ nhân thời Trần đã tạo ra sự khác biệt, kế thừa và phát triển để sản phẩm phù hợp với thời đại bấy giờ. Các sản phẩm gốm thời Trần và Lý đều có những giá trị rất cao về cả ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa trong nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ để chúng ta hiểu hơn về đồ gốm thời Trần có gì đặc biệt? Và sự khác nhau giữa gốm sứ thời Trần và Lý. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn, có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và sưu tầm gốm đúng giá trị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi Liên Hệ Ngay!

Chia sẻ kho TOP Ứng dụng, Phần mềm hữu ích, Game online, Mod Game và Thủ thuật miễn phí 2022: Top10App.NET

Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa gốm sứ thời nhà lý và trần?

     Nắp hộp men xanh lục thời Lý được tìm thấy tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long

      Bằng vào kết quả của các cuộc nghiên cứu trong Thế kỷ XX, nhiều nhà nghiên cứu đều nghĩ tới việc sản xuất gốm Thăng Long là để phục vụ trong Hoàng cung.

     Tuy nhiên, các chứng cứ đều chưa rõ ràng. Nhưng với cuộc khai quật Hậu Lâu và đặc biệt là cuộc khai quật tại số 18 Hoàng Diệu thì vấn đề này được khẳng định với các chứng cứ nhiều và thuyết phục cho thấy rằng Thăng Long thực sự là một trung tâm sản xuất gốm rất lớn trong lịch sử sản xuất gốm Việt Nam.

     Gốm thời Lý, với các bằng chứng từ Thế kỷ XX, nhiều người tin chắc là có và đẹp. Thế nhưng khi đi vào cụ thể thì rất khó vì chứng cứ còn quá ít. Nhiều đồ sứ thời Lý bị xếp lẫn với gốm sứ thời Trần. Vậy nên, khi viết chương gốm sứ thời Lý và gốm sứ thời Trần trong tập sách Lịch sử gốm sứ Việt Nam của Viện Khảo cổ học, tác giả bài viết này vẫn phải viết chung là gốm sứ Lý - Trần.

     Nhưng bây giờ thì khác. Cuộc khai quật tại địa điểm 18 Hoàng Diệu đã đem lại cả một hệ gốm men thời Lý với những đồ gốm thời Lý rất đẹp và hoàn hảo và các chứng cứ sản xuất tại chỗ (con kê, mảnh khuôn in, mảnh bao nung). Thời Lý đã sản xuất gốm men trắng, gốm men trắng ánh xanh, gốm men ngọc, men xanh lục, men vàng và hoa nâu.

     Gốm men trắng Lý có độ trắng mịn và óng mượt và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ sứ. Sự khác nhau giữa gốm trắng Lý và gốm trắng Tống (Trung Quốc) chủ yếu được nhìn nhận qua sắc độ đậm nhạt của màu men hay xương gốm và kỹ thuật chế tác. Đây cũng là đặc điểm khó phân biệt giữa gốm trắng Lý với gốm trắng Tống.

     Nhưng nếu phân tích hệ thống từ những đồ gốm trắng Lý đích thực, thuần Việt qua đồ án trang trí hình rồng và hoa lá mà phong cách của nó giống hệt như những hình chạm khắc trên đá trong kiến trúc chùa, tháp thời Lý (Tháp Chương Sơn, chùa Phật Tích), chắc chắn người khó tính nhất cũng có thể thấy được đầy đủ và rõ ràng hơn về gốm men trắng Lý tại số 18 Hoàng Diệu đã tìm thấy mảnh bệ tháp sứ trắng trang trí hình rồng và mảnh bệ tháp sứ trang trí hình tiên nữ (Apsara) là minh chứng sinh động, cho thấy trình độ phát triển rất cao của công nghệ sản xuất đồ sứ trắng thời Lý.

     Bằng chứng thuyết phục khác là trong số đồ sứ trắng Lý tìm được trong Hoàng thành, có những loại như: bát, đĩa, nắp hộp, đài sen…bị méo hoặc cháy do quá lửa cho thấy nó được sản xuất tại chỗ. Suy đoán này được khẳng định rõ khi tại các hố ở khu D đã phát hiện được hàng nghìn mảnh bao nung gốm cùng nhiều loại con kê, dụng cụ thử men, đặc biệt là những đồ gốm lớn bị sống men, như chiếc đĩa lớn có đường kính miệng 39,5cm ở hố D5, cho thấy khả năng có những lò sản xuất gốm thời Lý ở đó, quanh khu vực Hoàng thành Thăng Long.

     Thời Lý còn sản xuất loại gốm rất đẹp là gốm “ảnh thanh” (Gốm trắng xanh) (hay gốm trắng có ánh xanh). Trước đây chưa bao giờ có ai nghĩ là ở Việt Nam có sản xuất loại gốm này bởi độ tao nhã và tinh tế của sắc men trắng ánh xanh phủ lên trên những đồ án hoa văn hết sức mềm mại.

     Loại gốm này vốn là một dòng gốm rất cao cấp của Trung Quốc thời Tống - Nguyên. Nó cũng được xuất khẩu sang Nhật Bản, Việt Nam. Giờ đây chúng ta đã tìm thấy những mảnh bát đĩa ảnh thanh Việt Nam có loại hình và hoa văn như gốm trắng. Đó là đóng góp tuyệt vời của gốm Lý.

     Gốm men ngọc Lý trước đây cũng là một câu hỏi nữa cho giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Bây giờ, chúng ta cũng tìm thấy rất nhiều gồm bát, đĩa trang trí hoa văn in hoa cúc dây như kiểu gốm Tống và nhóm bát, đĩa khắc chìm hoa sen mang phong cách Việt đặc trưng.

     Men ngọc Lý phổ biến có màu xanh ngọc sắc đậm, xương gốm trắng đục, đanh mịn và có nhiều điểm khác biệt so với gốm thời Trần về kỹ thuật tạo chân đế. Bằng chứng sản xuất tại chỗ của loại gốm này cũng được khẳng định rõ qua những đồ gốm phế thải, đặc biệt là qua những mảnh khuôn in hoa cúc dây phát hiện được ở hố D6.

     Hoa văn trên khuôn in này có phong cách như hoa văn trên đĩa men ngọc tìm thấy trong lòng giếng thời Lý ở hố A10 và cả hai đều phản ánh sự ảnh hưởng khá đậm phong cách trang trí hoa cúc dây của gốm Tống có niên đại từ 1090 đến 1096.

     Gốm men xanh lục Lý (vert glazed), hoa văn trang trí đẹp với các đề tài hoa lá, trong đó có những đồ tinh xảo trang trí hình rồng. Chiếc nắp hộp tìm thấy ở hố A9MR là một tiêu bản đặc sắc, cho thấy sự phát triển đến đỉnh cao của gốm men xanh lục Lý. Nắp có đường kính 18,5cm, ở giữa trang trí nổi hình một con rồng uốn 18 khúc nằm trong vòng tròn, xung quanh là dải văn mây hình khánh với dải đuôi lượn mềm mại, diềm ngoài cùng là dải văn chấm tròn nhỏ.

     Do được tạo nổi và đan xen là các lỗ tròn trổ thủng, nên men dồn đọng không đều và tạo nên những mảng màu xanh đậm nhạt khác nhau trông rất sinh động. Sự tinh mỹ và cách thể hiện hình rồng trên nắp hộp này tương tự như hình rồng chạm trên đố đá tròn trang trí trên Tháp Chương Sơn (Nam Định) có niên đại Lý (1107). Ngoài ra, gốm men xanh lục còn được trang trí khá nhiều trên đầu ngói ống và các lá đề trang trí hình rồng, một số đĩa bát có in hình hoa cúc.

     Gốm men vàng Lý có sắc vàng tươi rực rỡ. Cùng với men lục, gốm men vàng Lý cũng đạt tới đỉnh cao mà ta không còn gặp lại sắc độ men như vậy ở các thời sau đó trên đồ gốm. Men vàng thời sau chủ yếu là thấy trên một số loại ngói được dùng trong kiến trúc Hoàng cung thường gọi là Hoàng lưu ly.

     Gốm hoa nâu Lý là sản phẩm độc đáo và đặc sắc nhất của gốm Việt Nam. Gốm hoa nâu   Lý trong Hoàng thành Thăng Long có chất lượng cao, đặc biệt là các loại vò, chậu, thạp trang trí hoa sen, dây lá, ở đây có các loại thạp lớn trang trí rồng .

     Bên cạnh đó còn có nhiều loại gốm nhỏ như nắp hộp, lọ nhỏ hay bát, đĩa trang trí rồng, hoa sen dây theo lối nền tô men nâu, hoa văn men trắng với đường nét chạm - khắc uốn lượn mềm mại, tinh xảo. Có thể thấy rằng Thăng Long thời Lý là nơi sản xuất đồ gốm hoa nâu đầu tiên và được dùng trước hết trong Hoàng cung.