Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập kế toán

Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán hay nhất 2021

Bạn là sinh viên chuyên ngành Kế toán? Bạn đang loay hoay với bài báo cáo thực tập vì đơn giản là chưa biết viết lời mở đầu báo cáo như thế nào cho hay? Hãy tham khảo ngày 3 mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán cho 4 đề tài Kế toán dưới này nhé!

Tham khảo thêm các bài viết sau:

5 Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập du lịch hay nhất

【Hãy Xem Ngay】Mẫu Lời mở đầu Báo cáo thực tập hay nhất

Mục lục [Ẩn] 

Đề tài: Báo cáo Thực tập Kế toán tiền mặt

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, các Doanh nghiệp kinh doanh đang đứng trước những thử thách mới. Thời đại này là thời đại thông tin và nền kinh tế là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Cùng với sự tiến bộ không ngừng và vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại và sự giao lưu văn hoá, sư hội nhập của các nước trong khu vực và chính sách mở cửa của nhà nước, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp kinh doanh. Mọi sản phẩm hàng hoá trên thị trường đều tạo nên một nền kinh tế sôi động với sức cạnh tranh lớn. để hoà nhập cùng với sự phát triển chung, Việt Nam đã và đang tiến hành mạnh mẽ chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, ở trên mọi lĩnh vực. Trong đó, hoạt động thương mại quốc tế giữa các thương nhân Việt Nam với các chủ thể thương mại quốc tế ngày càng phát triển.

Là một doanh nghiệp ..., công ty …. đã hoạt động rất lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực …..

Báo cáo được chia làm 3 phần:

Phần I: Đánh giá thực trạng công tác kế toán của đơn vị

Phần II: Nội dung chính của báo cáo thực tập

Phần III: Lời kết luận và nhận xét

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập kế toán

Lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán

2. Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán hay nhất số 2

Đề tài: Báo cáo thực tập kế toán tại công ty …

Trong quá trình học tập nghiên cứu tại trường ..., với sự nhiệt tình giảng dạy, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo chúng em đã được cung cấp đầy đủ những lý luận, phương pháp nghiên cứu và hệ thống kế toán.

Nhưng để có thể vận dụng được toàn bộ những kiến thức đã được học thì không thể thiếu những kiến thức thực tế. Vì vậy mà việc vận dụng lý thuyết vào thực tế là vô cùng quan trọng không chỉ đối với em mà tất cả các bạn khác. Vì vậy thực tập, thực hành kế toán tại doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, giúp sinh viên chúng em rút ngắn được khoảng cách giữa lý luận và thực tế. Thực tập là cầu nối giúp cho chúng em tiếp cận được với công việc của chúng em sau này khi ra trường.

Trong quá trình thực tập tại Công ty ..., được sự giúp đỡ của anh chị phòng Kế toán – Tài chính, báo cáo tổng hợp của em đã hoàn thành với nội dung:

Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty

Phần II: Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán

Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những nhận định chủ quan, chưa toàn diện. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và thông cảm của thầy cô.

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Bạn chưa có kinh nghiệm làm luận văn ngành kế toán. Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ nhận làm luận văn kế toán.Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 để được tư vấn nhanh nhất.

3. Mẫu lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán hay nhất số 3

Đề tài: Báo cáo Thực tập kế toán tại Công ty …

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nước ta cũng đã có những chuyển biến mạnh mẽ do có sự đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường xuất hiện với những ưu điểm vượt bậc đã tạo cho nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội phát triển mới. Tuy nhiên nền kinh tế nước ta cũng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức linh hoạt trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh để có hiệu quả cao nhất.

Kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán mà người quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, kế toán đã và đang cần có sự đổi mới không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lưu trữ các dữ liệu mà quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống thông tin quản lý. Do đó kế toán về mặt bản chất là hệ thống đo lường xử lý và truyền đạt những thông tin có ích làm căn cứ cho các quyết định kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau ở bên trong và cả bên ngoài doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác kế toán tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý.

Công tác kế toán ở công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành giữa chúng có mồi liên hệ mật thiết, hữu cơ gắn bó với nhau tạo nên một hệ thống quản lý có hiệu quả.

Qua quá trình tực tập kế toán tại Công ty ..., với sự dẫn dắt và chỉ bảo tận tình của PGS, TS ... và đội ngũ nhân viên kế toán của công ty, em đã hoàn thành phần báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện công tác kế toán của công ty.

Báo cáo gồm gồm 3 chương chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về công ty ...

Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán

Chương 3: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán

Tuy thời gian thực tập tổng hợp ngắn nhưng em đã hiểu thêm phần nào công tác tổ chức hạch toán kế toán. Điều đó giúp ích cho em rất nhiều trong công việc sau này. Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu và thực tập không dài nên không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiều sót. Em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô và Công ty ... để báo cáo thực tập tổng hợp được hoàn thiện hơn.

Tìm hiểu về cách viết báo cáo thực tập để có bài báo cáo đúng chuẩn với quy định của Trường

4. Mẫu lời nói đầu báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh

Mẫu báo cáo thực tập kế toán

Trong cơ chế mới, với sự hoạt động của nhiều thành phần kinh tế tính độc lập, tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn mỗi doanh nghiệp phải năng động sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của kinh doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước.

Bên cạnh đó, múc đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đứng đắn KQKD nói chung về kết quả bán hàng nói riêng là rất quan trọng. Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán háng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đứng đắn.

Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán bán hàng vận dụng lý luận đã được học tập tại trường kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại công ty cổ phần Ngọc Anh, em đã chọn đề tài ”Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng” để nghiên cứu và viết chuyên đề của mình.

Nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

Chương I: Các vấn đề chung về kế toán bán hàng.

Chương II: Thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Ngọc Anh.

Hy vọng với 4 gợi ý về lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán trên của Luanvan1080 sẽ giúp bạn hoàn thành và đạt được kết quả cao nhất.

Có nhiều cách hiểu khác nhau xung quanh khái niệm phương pháp luận, chẳng hạn hiểu đó là “cơ sở phương pháp luận”, là “phương pháp luận”, là “các phương pháp tiếp cận”, là “các nguyên tắc nhận thức”, là “hệ thống các cách thức”, dùng để nhận thức và cải tạo thực tại, để tổ chức hoạt động của con người và của xã hội…
Không phải một tập hợp bất kỳ nào các biện pháp và cách nhận thức đều có thể được coi là phương pháp luận. Chỉ những phương thức nào cho phép tìm ra được những hướng chung nhất của quá trình nhận thức và xuất phát điểm của việc tiếp cận thực tiễn, đánh giá phương pháp và kết quả của hoạt động nhận thức thì mới có thể là phương pháp luận của hoạt động đó.
Nếu lý luận là kết quả của quá trình nhận thức thì phương pháp luận là những cơ sở xuất phát điểm, những thông tin dùng để thu nhận, để khẳng định kết quả đó. Lý luận, nếu có đủ khả năng làm phương tiện cho sự nhận thức tiếp theo, sẽ lại trở thành cơ sở phương pháp luận.

Nhưng lý luận chỉ có thể trở thành phương pháp luận khi lý luận đó được đúc kết thành những nguyên tắc – tức là những nguyên tắc xuất phát điểm cho phép quan sát và nhận thức hiện tượng, khám phá ra tri thức trong những lĩnh vực nhất định. Lý luận cũng có thể là phương pháp nhận thức khi tri thức của nó được biểu thị dưới dạng các định luật. Đó là những khái niệm nhằm biểu thị mối liên hệ cơ bản nhất, ổn định nhất và nổi bật nhất của hiện tượng hoặc sự vật. Các nguyên tắc và các định luật còn được cụ thể hóa dưới dạng phạm trù, tức là những khái niệm nền tảng nhất, cơ bản nhất dùng để tạo dựng lại trong ý thức toàn bộ thực chất của đối tượng, những dấu hiệu chính yếu nhất của nó.

Theo nhiều học giả, phương pháp luận là một hệ thống các nguyên tắc, định luật, phạm trù có liên hệ và tác động lẫn nhau tạo nên phương thức (cách thức) của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Bởi vì các nguyên tắc, các phạm trù… tạo thành phương pháp luận khoa học có nhiều cấp độ, do đó người ta phân biệt phương pháp luận chung (triết học) và phương pháp luận chuyên ngành khoa học.
Phương pháp luận của các khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp lý là hệ thống các nguyên tắc, các định luật, các phạm trù về mặt triết học, xã hội học cũng như ở phạm vi chuyên ngành pháp lý, được dùng làm phương thức để nhận thức và cải tạo thực tiễn xã hội, Nhà nước và pháp luật trên cơ sở thế giới quan khoa học.

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập kế toán
18 phương pháp nghiên cứu trong Báo cáo thực tập

Nói cách khác, đó là những cấp độ biểu hiện khác nhau của các nguyên tắc, phạm trù… mà ta dùng để nhận thức các hiện tượng thuộc xã hội, về hệ thống chính trị, về Nhà nước và pháp luật. Đó có thể là các mức độ sau đây:
– Các nguyên tắc, định luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng có tác dụng làm sáng tỏ các hiện tượng và quá trình của tự nhiên, của xã hội và của tư duy ở mức độ khái quát nhất.
– Các nguyên tắc, định luật và phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ cơ sở khách quan của sự tồn tại và sự phát triển của xã hội loài người ở tất cả các giai đoạn – tri thức về xã hội.
Chẳng hạn khi nói đến bản chất của quyền lực Nhà nước của ta và cơ sở chính trị – xã hội của nó, cần phải xuất phát từ lịch sử tương quan giai cấp và nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trước khi giành được chính quyền. Đó chính là cơ sở phương pháp luận được xác định từ phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử về giai cấp và đấu tranh giai cấp, nghĩa duy vật lịch sử về giai cấp và đấu tranh giai cấp, về chuyên chính vô sản, về dân chủ,…
– Các nguyên tắc, phạm trù chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, xu hướng lịch sử của một bộ phận quan trọng của thực tại xã hội, Nhà nước, pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác. Những nguyên tắc, phạm trù này có giá trị là cơ sở phương pháp luận khi chúng có khả năng làm định hướng cho việc nghiên cứu cụ thể, làm nền cho các nhận thức cụ thể. Chẳng hạn, các phạm trù “quan hệ pháp luật”, “sự kiện pháp lý”, hoặc các khái niệm như “điều chỉnh pháp luật”

*Phương pháp nghiên cứu khoa học

Khái niệm “phương pháp” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp – methodos: đi theo con đường, chọn đường đi. Về sau, khái niệm đó được dùng để chỉ một tập hợp các quy tắc và cách thức nghiên cứu về một đối tượng nhất định nhằm tìm ra sự thật về đối tượng đó. Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để thực hiện công việc nghiên cứu khoa học
Người ta phân loại các phương pháp trong nghiên cứu khoa học xã hội thành các phương pháp lô gíc chung và phổ biến; Các phương pháp nghiên cứu lý luận; Các phương pháp lựa chọn các dữ liệu thực nghiệm (phương pháp nghiên cứu số liệu thực tế)
Các phương pháp lô gíc chung bao gồm phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp mô hình hóa, phương pháp phân loại.
Phương pháp tư duy trừu tượng: Đây là phương pháp phổ biến nhất trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo đó, người nghiên cứu đặt tư duy của mình theo hướng xác định một đặc điểm cơ bản nhất của vấn đề đang được nghiên cứu, tách nó (trừu tượng hóa) ra khỏi các đặc điểm khác để phân tích, đánh giá nhằm đơn giản hóa quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu.
Quá trình tư duy trừu tượng gắn liền với phương pháp phân tích và tổng hợp.

Phương pháp phân tích: Đây là cách phân chia một vấn đề đang cần nghiên cứu ra thành các cụm vấn đề hợp thành (nhóm, tiêu đề) nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của vấn đề.
Phương pháp tổng hợp: Phân tích cần được tiếp nối bởi sự tổng hợp kết quả phân tích, và đó là một phương pháp. Phương pháp tổng hợp là cách tổng kết (tổng hợp) kết quả phân tích từng bộ phận, nhóm vấn đề trong tổng thể.
Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Quy nạp là phương pháp nghiên cứu, phương pháp suy luận, theo đó kết luận chung được xác lập trên cơ sở các phân tích cụ thể. Sự thật rút ra được từ cách này không đầy đủ, do đó cần được bổ sung bởi phương pháp diễn dịch (diễn giải). Diễn dịch – ngược lại, là cách tìm kết quả từ những thông số cụ thể và qua suy luận lô gíc để có được những kết quả cụ thể về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp mô hình hóa: Đó là cách nghiên cứu về đối tượng thông qua việc tạo ra mô hình (bản sao) để dễ tiếp cận vấn đề do tính phức tạp, nhiều mặt của vấn đề (đối tượng) đó.
Phương pháp phân loại: Là cách chia tất cả các đối tượng nghiên cứu thành những nhóm riêng biệt dựa trên những dấu hiệu đặc trưng mà người nghiên cứu đặt ra.
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp hệ thống, phương pháp cấu trúc – chức năng, phương pháp giao tiếp, phương pháp so sánh…

Phương pháp hệ thống: Là phương pháp giữ vị trí hàng đầu trong nghiên cứu nói chung và trong các khoa học chính trị, pháp lý nói riêng hiện nay. Phương pháp này thường được sử dụng khi nghiên cứu các đối tượng phức tạp, nhiều tầng nấc và đang trong quá trình tiếp diễn, phát triển, chưa thực sự định hình. Các vấn đề về chính trị, về Nhà nước, xã hội chính là những vấn đề hiện nay.

Hệ thống được hiểu là một tổng thể các yếu tố có mối liên hệ và quan hệ với nhau và với môi trường xung quanh để tạo nên một thực thể toàn vẹn, thống nhất. Trong quá trình nghiên cứu hệ thống sẽ tìm thấy những tính chất (yếu tố) xuyên suốt, liên hệ chung của sự vật cũng như những mối liên hệ giữa các yếu tố với nhau.
Phương pháp phân tích cấu trúc và chức năng: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết này có nhiều điểm giống với phương pháp hệ thống. Như tên gọi của nó, đây là phương pháp tách các bộ phận của đối tượng thành các yếu tố cấu trúc riêng để nghiên cứu, tiếp theo đó là tổng hợp lại trong những đặc điểm chung nhất với các mối liên hệ giữa các yếu tố đó với nhau. Việc xem xét cấu trúc như vậy gắn với các định hướng, chức năng của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp giao tiếp – điều khiển học: Đây là phương pháp được sử dụng trong các khoa học xã hội, khoa học chính trị dựa trên hiểu biết về các luồng thông tin và mối liên hệ trở lại (feedback) nhằm làm rõ mối liên hệ giữa người quản lý và người được quản lý trên mọi mức độ quan hệ qua lại. Phương pháp giao tiếp coi trọng nhìn nhận thực chất của vấn đề thông qua việc đánh giá sự giao tiếp của các đối tượng nghiên cứu, rất phổ biến trong khoa học chính trị và xã hội.

Phương pháp so sánh: Là một quá trình nhận thức dựa trên các suy luận về những điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng nghiên cứu trên cơ sở những thông số về lượng và về chất. Điều kiện quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp so sánh là phải tìm cho được dấu hiệu chung (căn cứ chung) để đưa ra so sánh, tránh tình trạng so sánh những gì không thể so sánh được. Một trong những biểu hiện của phương pháp so sánh là so sánh – lịch sử, tức là so sánh các quá trình phát triển của cùng một sự việc (sự vật) để từ đó xác định được quy luật phát triển của nó theo thời gian.

Mục tiêu nghiên cứu báo cáo thực tập kế toán
Viết thuê báo cáo thực tập điểm giỏi

Để chuẩn bị cho luận án, cần chuẩn bị vật chất là các văn bản pháp luật, tài liệu tham khảo là các đối tượng nghiên cứu cần thiết. Ví dụ của luận án của tôi là về Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm di động. Trong các loại văn bản đó thì cần phân loại theo thời gian và theo xuất xứ. Tiếp theo là chuẩn bị kiến thức cho bản thân về phương pháp nghiên cứu.
Luận án ít nhiều đã vận dụng các các phương pháp luận phân tích, được trình bày ở phần mở đầu, phần tổng quan và phân cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, các luận văn, luận án chủ yếu vận dụng phương pháp luận nghiên cứu truyền thống – nghiên cứu lý thuyết luật học truyền thống dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác mà chúng ta vẫn thường viết là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác. Nói cụ thể là phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác. Phương pháp này bao gồm trong những nội dung tương đương 5 chương/mục của luận án:

– Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
– Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
– Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của vấn đề
– Thực trạng pháp luật của vấn đề
– Hoàn thiện pháp luật của vấn đề

………………………………………………………………………….

Trên đây là 18 phương pháp nghiên cứu trong Báo cáo thực tập được Luận Văn Tốt viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong  làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói của Luận Văn Tốt.