Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa những năm qua được đánh giá là “vùng đất hứa” đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. Do đó, rất nhiều người muốn “nhảy” vào lĩnh vực này với hy vọng “vốn ít lời nhiều”. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm tàng không ít rủi ro mà không ai nói cho bạn biết. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng iPOS.vn khám phá tất tần tật các vấn đề liên quan đến kinh doanh nhượng quyền trà sữa.

Nội dung

1. Kinh doanh nhượng quyền trà sữa là gì?

Nhượng quyền kinh doanh cũng tương tự nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền thương mại. Với mô hình này, bên mua nhượng quyền trà sữa sẽ nhận được những quyền lợi như sau:

  • Được phép sử dụng tên, logo thương hiệu cũng như bán sản phẩm của thương hiệu đó.
  • Được cung cấp công thức, đào tạo về quy trình pha chế trà sữa, chiến lược phát triển của quán giúp thu về lợi nhuận cao
  • Chủ cửa hàng có thể tự quản lý các hạng mục kinh doanh, tự đề ra và thực hiện các chương trình marketing của quán.
  • Bên phía nhượng quyền sẽ cử người đến tận nơi đào tạo cho cửa hàng, hỗ trợ chạy thử để việc khai trương diễn ra thuận lợi. Tổng thời gian hỗ trợ khoảng 12 – 15 ngày để đảm bảo cho quán của bạn hoạt động tốt.

Mặc dù quy trình, yêu cầu khi thực hiện nhượng quyền cũng sẽ khác nhau giữa các thương hiệu, nhưng hầu hết cả bên mua và bán thương hiệu đều phải tuân theo một số thỏa thuận cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền. Chủ cửa hàng có thể tiến hành đàm phán với chủ thương hiệu để hai bên thống nhất với nhau các hạng mục trong hợp đồng sao cho hợp lý nhất.

Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
Nhượng quyền trà sữa đang trở thành “cơn sốt” trong ngành F&B

Kinh doanh nhượng quyền trà sữa là một trong những mô hình kinh doanh F&B được lựa chọn nhiều nhất vào thời điểm hiện tại. Hình thức kinh doanh này giúp các chủ cửa hàng mới tiết kiệm tối đa công sức nhưng vẫn tối ưu lợi nhuận vì có sẵn độ nổi tiếng và nền tảng phát triển ổn định, bền vững. Có thể nói, trà sữa nhượng quyền mở ra “cơ hội vàng” dành cho những người muốn kinh doanh khởi nghiệp. Tuy nhiên, trong thị trường bão hòa như hiện nay, chủ kinh doanh cần hết sức tỉnh táo trong việc lựa chọn thương hiệu, tìm kiếm mặt bằng và lập kế hoạch kinh doanh. Khi đó, việc mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền sẽ gia tăng tỷ lệ thành công.

Xem thêm: Mở quán trà sữa cần những gì? 12 bước cần chuẩn bị khi mở quán trà sữa

2. Những ưu và nhược điểm khi kinh doanh nhượng quyền trà sữa

2.1. Ưu điểm

Đối tác nhượng quyền hay chủ cửa hàng kinh doanh nhượng quyền trà sữa nhận được những lợi thế sau đây:

Trước hết, chi phí và số vốn khi mở một cửa hàng nhượng quyền thường tiết kiệm hơn so với việc tự mở và xây dựng một thương hiệu từ đầu đến khi có tên tuổi. Tỷ lệ thành công khi mở quán trà sữa nhượng quyền cũng cao hơn nhiều do thương hiệu có độ uy tín, đã được nhiều người biết tới và có một lượng khách hàng trung thành nhất định. Nhờ đó, cửa hàng sẽ nhanh chóng thu được lợi nhuận ngay từ khi bắt đầu khai trương. Chủ mua nhượng quyền cũng không cần “rót tiền” vào chạy marketing vì đã được hưởng lợi ích sẵn có từ các chương trình truyền thông của chủ thương hiệu.

Nhờ sản phẩm, quy trình phục vụ đã được chuẩn hóa, cửa hàng kinh doanh nhượng quyền trà sữa có thể đi vào vận hành nhanh chóng và dễ dàng, tránh những sai sót không đáng có. Chất lượng của dịch vụ và sản phẩm luôn được đồng bộ trong suốt quá trình kinh doanh nhờ sự kiểm soát và quản lý của bên nhượng quyền. Đặc biệt, những người không có kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B cũng có thể “nhảy” vào mô hình kinh doanh này vì được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng quản lý bài bản, được hỗ trợ trọn gói trong quy trình nhập nguyên vật liệu, vận hành cửa hàng,…

2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên, kinh doanh nhượng quyền trà sữa cũng có những điểm hạn chế nhất định. Bạn sẽ chỉ được giao quyền sử dụng thương hiệu trong một thời gian cụ thể chứ không phải là thương hiệu thuộc quyền sở hữu của bạn. Các hoạt động phải dựa trên khuôn khổ cụ thể trong hợp đồng, do đó hạn chế việc sáng tạo của chủ cửa hàng trong quá trình kinh doanh.

Hơn nữa, bạn phải chấp nhận chia sẻ rủi ro với bên chủ nhượng quyền. Chẳng hạn như một cửa hàng nhượng quyền khác bị khách hàng “bóc phốt” cũng có thể tạo ra khủng hoảng truyền thông cho cả thương hiệu, ảnh hưởng đến cả doanh số của cửa hàng bạn. Bạn càng làm tốt, thương hiệu càng lớn mạnh, sẽ có nhiều người mong muốn nhượng quyền thương hiệu, và biết đâu được, đó sẽ là những đối thủ của bạn trong tương lai. Khi đó, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của quán lại chính là những cửa hàng nhượng quyền khác có vị trí địa lí gần đó.

3. Lưu ý để mở quán kinh doanh nhượng quyền trà sữa thành công

Việc tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm về trà sữa nhượng quyền trước khi bắt đầu vào kinh doanh là điều rất cần thiết. Nếu bạn đang có ý định tham gia vào “sân chơi” này, đừng bỏ qua những kinh nghiệm dưới đây để giúp việc kinh doanh suôn sẻ, hiệu quả hơn.

3.1. Tìm hiểu thị trường và khách hàng mục tiêu kỹ lưỡng

Thị trường trà sữa tại Việt Nam vô cùng tiềm năng nên vẫn đang thu hút rất nhiều thương hiệu lớn nhỏ tham gia và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì thế, nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng để tìm hiểu về nhu cầu, xu hướng và thói quen của khách hàng cũng như ưu, nhược điểm của đối thủ để có cơ sở lập kế hoạch kinh doanh nhượng quyền trà sữa. Hơn nữa, nếu bạn đang trong giai đoạn tìm kiếm đối tác nhượng quyền trà sữa thì đây là bước không thể bỏ qua để tìm hiểu cơ hội phát triển cũng như sự phù hợp của mình với các thương hiệu đó.

Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
Thị trường trà sữa có sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều thương hiệu lớn nhỏ

Sau khi mua nhượng quyền kinh doanh nghĩa là bạn sẽ được chuyển giao toàn bộ công thức, công nghệ hay chiến lược bán hàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ có thể hiểu rõ toàn bộ thị trường ở nơi bạn kinh doanh hay đối tượng mà bạn muốn hướng đến. Vì vậy, nghiên cứu thị trường luôn được xem là bước quyết định cho sự phát triển của một mô hình kinh doanh, đưa bạn đi đúng hướng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc xác định rõ đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình hướng tới là chìa khóa đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn như bạn muốn tập trung vào nhóm học sinh, sinh viên yêu thích giá rẻ thì có thể chọn nhượng quyền thương hiệu Mixue, trà sữa Đô Đô, Pozaa Tea, Te Amo, Tiger Sugar,… Một số thương hiệu có mức giá ở tầm trung cũng được yêu thích là DingTea, Chago, Royal Tea, BoBaPop, TocoToco,… Còn nếu khách hàng mục tiêu bạn lựa chọn là dân văn phòng, dân kinh doanh có thu nhập ổn định thì các thương hiệu lớn như GongCha, The Alley,… chính là câu trả lời.

3.2. Lựa chọn vị trí kinh doanh phù hợp

Lựa chọn mặt bằng cũng là một vấn đề quan trọng không kém, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận khách hàng cũng như doanh số của cửa hàng. Không phải bỗng nhiên mà các cửa hàng trà sữa thường được đặt gần các trường học, khu đông dân cư hay các quán ăn thường được mở gần các tòa nhà, công sở. Khi đã lựa chọn được khu vực phù hợp, chủ kinh doanh cần hết sức chú ý tiếp theo đó là việc cân nhắc đến chi phí thuê mặt bằng. Thông thường những chi phí này sẽ được nghiên cứu và tính toán rõ ràng khi lập kế hoạch kinh doanh để đảm bảo tối ưu được nguồn vốn sử dụng ban đầu.

Khi lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh nhượng quyền trà sữa, bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề vị trí có dễ tìm kiếm hay không, chỗ để xe của khách hàng thế nào,… Hơn nữa, với nhu cầu “check in” của giới trẻ hiện nay, việc tạo cho mình một không gian độc đáo, đẹp mắt sẽ giúp cửa hàng dễ dàng tạo được sức hút và chinh phục khách hàng thành công. Đó là lý do mà việc thiết kế không gian phù hợp với cảnh quan xung quanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh. Chẳng hạn như mặt bằng kinh doanh của bạn có tầng thượng, bạn hoàn toàn có thể tạo nên một khu rooftop “chất lừ” hay những khung kính trong suốt để khách hàng có thể thoải mái ngắm cảnh đường phố, quang cảnh xung quanh,…

3.3. Lựa chọn thương hiệu nhượng quyền trà sữa tiềm năng

Trước hết, hãy xác định nguồn vốn kinh doanh và khả năng bạn chi trả cho mô hình nhượng quyền kinh doanh này là bao nhiêu. Từ đó bạn có thể bắt đầu tìm kiếm và cân nhắc những thương hiệu trà sữa có chi phí nhượng quyền phù hợp với ngân sách đã xác định. Hầu hết các thương hiệu đều công khai mức giá nhượng quyền và các điều kiện chính sách khá rõ ràng để các đối tác tham khảo. Tuy nhiên, hãy xem xét kỹ lưỡng ngoài chi phí nhượng quyền thương hiệu liệu có khoản nào phát sinh thêm không như chi phí đào tạo, chi phí quản lý,… để cân nhắc sao cho phù hợp với số vốn ban đầu. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét đến chính sách hỗ trợ như: Phía nhượng quyền có hỗ trợ gì trong quá trình set up và giai đoạn đầu của cửa hàng không? Cụ thể về các hạng mục hỗ trợ, tư vấn, cung cấp nguyên vật liệu, hỗ trợ truyền thông, marketing cần được nêu rõ và thống nhất trước khi ký hợp đồng.

Lựa chọn sự độc đáo trong sản phẩm cũng là một cách giúp bạn có thể nổi bật lên trong cơn bão trà sữa này. Thực tế mà nói, giới trẻ thường có xu hướng muốn “thử” những điều mới thay vì trải nghiệm hàng loạt các hương vị giống nhau và đưa ra so sánh để lựa chọn thương hiệu nào ngon hơn. Đó là lý do mà việc lựa chọn thương hiệu là điều vô cùng quan trọng và điều bạn cần làm là lựa chọn sự phù hợp cũng như “mạo hiểm” khi cần thiết để có thể tạo nên sự nổi bật cho mô hình kinh doanh của mình. Một số thương hiệu có sự sáng tạo trong sản phẩm chẳng hạn như The Alley có Sữa tươi trân châu đường đen chuẩn vị, Đô Đô có trà sữa mochi kéo dài hay gần đây nổi lên thương hiệu Oola với các loại trà sữa đậm vị trà cùng trân châu oolong – một trong những xu hướng mới nhất của thị trường F&B.

4. Một số thương hiệu nhượng quyền trà sữa lợi nhuận cao hiện nay

Hiện nay, có nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng mà giới kinh doanh có thể áp dụng hình thức kinh doanh trà sữa nhượng quyền mà bạn có thể tham khảo.

4.1. Nhượng quyền trà sữa Gongcha

Gongcha hiện tại có hơn 1100 cửa hàng có mặt ở 18 quốc gia trên thế giới và là một thương hiệu tiềm năng đang được rất nhiều khách hàng yêu mến. Thương hiệu trà sữa này có đôi phần khắt khe trong việc tìm kiếm đại lý nhượng quyền, đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kinh doanh trong toàn hệ thống về kiểm soát chất lượng và dịch vụ khách hàng. Vì là một thương hiệu nổi tiếng, nên tổng chi phí mở quán trà sữa nhượng quyền của hãng này cao hơn so với mặt bằng chung. Các khoản chi phí bao gồm:

  • Phí nhượng quyền thương hiệu: 1 tỷ
  • Tiền bảo đảm: 30% giá trị nhượng quyền (300.000.000 đồng)
  • Phí mua nguyên vật liệu: 900 triệu (chưa bao gồm vận chuyển ra khu vực khác)
  • Nguồn vốn dự phòng: 800 triệu
  • Tổng chi phí dự kiến: 3-5 tỷ
    Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
    Gongcha là thương hiệu nhượng quyền trà sữa đến từ Hàn Quốc

4.2. Nhượng quyền trà sữa The Alley

The Alley là chuỗi cửa hàng trà sữa nổi tiếng với món thức uống sữa tươi trân châu đường đen “hot hit” thu hút rất nhiều giới trẻ ở khắp cả nước. Khi mở quán trà sữa nhượng quyền tại The Alley bạn sẽ được hỗ trợ nhập nguyên liệu chính hãng giá gốc, chuyển nhượng máy móc và công thức pha chế, được tư vấn setup cửa hàng, đào tạo nhân sự, quản lý, hỗ trợ khai trương và marketing. The Alley cam kết mang về 30% lợi nhuận khi quán hoạt động ổn định. Mức lợi nhuận này đạt được khi quán bán từ 300 ly trà sữa trở lên mỗi ngày. Và chỉ khoảng 1 năm, chủ đầu tư có thể hồi vốn.

Các chi phí nhượng quyền The Alley từ 600 triệu đến 1 tỷ 2, trong đó đã gồm phí nhượng quyền thương hiệu 3 năm. Cụ thể các chi phí khi mở quán bao gồm:

  • Chi phí thuê nhân viên: 3 – 5 nhân viên mỗi ca, lương nhân viên khoảng 15-30 triệu/tháng
  • Chi phí nguyên vật liệu: khoảng 20% giá bán
  • Chi phí thuê mặt bằng: 40 – 50 triệu/tháng
    Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
    Kinh doanh nhượng quyền trà sữa The Alley có khả năng thu hồi vốn nhanh

4.3. Nhượng quyền trà sữa Ding Tea

Có nguồn gốc từ Đài Loan, Ding Tea cũng là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng chất lượng. Nhờ chú trọng trong khâu phát triển chất lượng sản phẩm nên chất lượng trà sữa Ding Tea được đánh giá khá tốt tại thị trường Việt Nam. Ding Tea có vị trà đậm, trân châu dai giòn, sữa thì không quá béo, … Với sự yêu thích lớn từ một bộ phận khách hàng, bạn sẽ cần bỏ ra một con số không nhỏ để nhượng quyền thương hiệu này để kinh doanh. Cụ thể:

  • Phí nhượng quyền: 20.000 USD (dùng vĩnh viễn cho 1 cửa hàng)
  • Phí quản lý thương hiệu: 100 USD/tháng
  • Chi phí nguyên liệu: khoảng 20.000 – 30.000 USD/3 tháng
  • Chi phí máy móc, thiết bị pha chế: 100 – 200 triệu đồng
  • Chi phí mặt bằng, sửa chữa, thiết kế: 440 triệu – 1 tỷ đồng
  • Nhân công: 200 – 500 triệu đồng/năm tùy quy mô và khu vực
    Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
    Nhượng quyền trà sữa Ding Tea vẫn khá tiềm năng tại Việt Nam

4.4. Nhượng quyền trà sữa TocoToco

Được thành lập từ năm 2013, trà sữa TocoToco đã tạo nên một “cơn sốt trà sữa” chính hiệu trên khắp mọi miền Tổ quốc, được giới trẻ ưu ái gọi là “trà sữa quốc dân”. Thương hiệu này cũng trở thành lựa chọn hàng đầu của các tín đồ “tà tưa” nhờ sở hữu menu đa dạng với hơn 50 loại thức uống hấp dẫn, độc đáo gồm các loại trà sữa, trà hoa quả, macchiato, sữa chua,… Hiện tại, mức phí nhượng quyền 3 năm của Tocotoco tại TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng,… là 200 triệu đồng và 300 triệu đồng đối với khu vực Hà Nội. Bên cạnh chi phí cứng đó, TocoToco còn có các yêu cầu khác như:

  • Phí giám sát và tư vấn: 30 triệu đồng/năm
  • Chi phí nguyên liệu: 195 triệu đồng
  • Chi phí máy móc và thiết bị: 130 triệu đồng
    Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
    “Trà sữa quốc dân” TocoToco đã có kinh nghiệm 10 năm trên thị trường

4.5. Nhượng quyền trà sữa Đô Đô

Trà Sữa Đô Đô là mô hình trà sữa take away – đồng giá đầu tiên tại miền Bắc được đầu tư bài bản với những ý tưởng sáng tạo. Trong năm 2021 và 2022, thương hiệu nhượng quyền trà sữa mang đi Đô Đô “gây sốt” giới trẻ với siêu phẩm trà sữa Mochi Nhật Bản kéo dài “không đụng hàng.” Với mức giá 21K, Đô Đô phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng nên bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Về cơ bản, các chi phí kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Trà sữa Đồng giá Đô Đô sẽ bao gồm:

  • Phí nhượng quyền sử dụng thương hiệu trong 3 năm: 150 triệu đồng
  • Chi phí đầu tư máy móc: 70 triệu đồng
  • Chi phí thiết kế và sửa chữa cửa hàng: 50 triệu đồng
  • Chi phí trong quá trình vận hành: 100 triệu đồng/tháng
  • Tổng chi phí nhượng quyền với thương hiệu: 400 – 500 triệu đồng
    Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
    Kinh doanh nhượng quyền trà sữa Đô Đô nên lựa chọn vị trí gần các trường học

4.6. Nhượng quyền trà sữa Mixue

Mixue là thương hiệu trà sữa đến từ xứ Đài đang trở thành “cơn sốt” tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Với sản phẩm kem và trà sữa, Mixue được đông đảo các bạn trẻ đón nhận và ủng hộ nhờ mức giá rẻ và chất lượng sản phẩm tốt. Những chủ đầu tư có nguồn vốn thấp nhưng muốn doanh thu ổn định và hoàn vốn nhanh thì Mixue là một cơ hội kinh doanh nên cân nhắc:

  • Phí nhượng quyền: 70 triệu đồng
  • Phí quản lý: 13 triệu đồng/năm
  • Chi phí cho hệ thống máy móc thiết bị: 246 triệu đồng
  • Chi phí mặt bằng: 200 – 300 triệu đồng tùy vào lựa chọn
  • Một số chi phí bảo lãnh hợp đồng, đào tạo, nguyên vật liệu đợt đầu, thẩm định,…
    Mua thương hiệu ding tea bao nhiêu tiền
    Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Mixue đang bùng nổ tại Hà Nội

Tạm kết

Có thể nói kinh doanh nhượng quyền trà sữa là một thế giới vô cùng hấp dẫn tại thị trường Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, kinh doanh nhượng quyền không có nghĩa là bạn sẽ có thể “ngồi chơi” và kiếm tiền trên sức mạnh của thương hiệu, điều này hoàn toàn có thể khiến bạn “chết chìm” bất cứ lúc nào. Hãy thực sự nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh của mình với những kế hoạch triển khai vận hành chi tiết và rõ ràng.