Mẹo chữa viêm kết mạc cấp

Nguyễn Thành Long []

Kết mạc là một lớp màng mỏng, trong suốt bao bọc quanh nhãn cầu và được mi mắt bảo vệ. Nếu có một thứ gì đó gây ra kích thích ở lớp màng này, mắt của bạn bị đỏ và sưng lên, cũng có thể bị ngứa hay đau cộng với việc chảy nước mắt. Những triệu chứng trên gọi là viêm kết mạc mắt dị ứng. Các vật lạ gây ra viêm dị ứng ở kết mạc có thể thấy như bụi phấn hoa, các loại bụi từ cây cúc dại, da thú vật hoặc các chất tiết như nước dãi chó mèo..., nước hoa, mỹ phẩm, thuốc bôi ngoài da, bụi bậm và khói thuốc. Về điều trị: nguyên tắc phải loại bỏ tác nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng. Ở giai đoạn cấp, dùng các thuốc nhỏ mắt có thể bao gồm các chống dị ứng, các kháng viêm không steroid, thuốc giảm phù nề, giảm viêm. Nên nhớ rằng tất cả các thuốc đều có thể gây tác dụng phụ, ngay cả thuốc nhỏ mắt. Do đó, nếu bạn cảm thấy khó chịu nhiều khi sử dụng thuốc, cần trao đổi lại với bác sĩ. Ngoài ra, chườm lạnh ở mắt hoặc nhỏ các loại nước muối sinh lý cũng làm mắt dễ chịu hơn. Sau giai đoạn điều trị viêm cấp tính, người bệnh phải duy trì loại thuốc chống dị ứng. Khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại toa thuốc cũ mà cần đi khám chuyên khoa mắt để được kê đơn điều trị phù hợp. Để bệnh không tái phát, phải loại bỏ tác nhân gây dị ứng bạn ạ. Vì vậy, chính bạn phải là người theo dõi và phát hiện tác nhân gây bệnh để loại bỏ thì mới khỏi dứt. Chú ý: người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa và cần ghi nhớ phải dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.


BS. Trần Mạnh Toàn

Viêm kết mạc cấp có thể do nhiều vi khuẩn gây ra. Triệu chứng là cương tụ kết mạc chảy nước mắt, kích ứng và xuất tiết. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị bằng kháng sinh tại chỗ, được bổ sung bằng kháng sinh toàn thân trong các trường hợp nghiêm trọng hơn.

Hầu hết viêm kết mạc nhiễm khuẩn là cấp tính; Viêm kết mạc do vi khuẩn mãn tính có thể do Chlamydia và hiếm khi Moraxella. Viêm kết mạc Chlamydia bao gồm bệnh mắt hột Mắt hột Mắt hột là một bệnh viêm kết mạc mãn tính gây ra bởi Chlamydia trachomatis và được đặc trưng bởi các đợt tiến triển xấu đi hoặc tốt lên của bệnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa có thể... đọc thêm và người lớn hoặc trẻ sơ sinh có kết mạc viêm kết mạc.

Nguyên nhân

Viêm kết mạc do vi khuẩn thường gây ra bởi Staphylococcus aureus,Streptococcus pneumoniae,Haemophilus sp, hoặc, ít phổ biến hơn, Chlamydia trachomatis [xem Mắt hột Mắt hột Mắt hột là một bệnh viêm kết mạc mãn tính gây ra bởi Chlamydia trachomatis và được đặc trưng bởi các đợt tiến triển xấu đi hoặc tốt lên của bệnh. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa có thể... đọc thêm ]. Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh viêm kết mạc do cầu lậu, thường là kết quả của quan hệ tình dục với một người bị nhiễm khuẩn đường sinh dục.

Viêm mắt sơ sinh Viêm kết mạc mắt sơ sinh Viêm màng kết mạc mắt ở sơ sinh là hiện tượng viêm kết mạc chảy dịch, chảy mủ do các chất hóa học kích thích hoặc do các tác nhân gây bệnh khác. Phòng ngừa bằng điều trị thuốc bôi tại chỗ lậu... đọc thêm là kết quả của nhiễm khuẩn lậu cầu và / hoặc chlamydia ở người mẹ. Viêm kết mạc sơ sinh xảy ra từ 20 đến 40% trẻ sơ sinh lây qua đường chuyển dạ.

Triệu chứng cơ năng và thực thể

Các triệu chứng thường ở một mắt nhưng lan sang mắt đối diện trong vòng vài ngày. Thường có tiết tố mủ.

Kết mạc nhãn cầu và sụn mi thường cương tụ và phù nề mạnh. Thường không có xuất huyết dưới kết mạc kéo dài, phù nề kết mạc, sợ ánh sáng, và nổi hạch trước tai. Thường phù mi mắt ở mức độ trung bình.

Với viêm kết mạc lâu cầu ở người lớn, các triệu chứng tiến triển từ 12 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc. Điển hình là phù mi, phù kết mạc và tiết tố mủ trào qua khe mi. Các biến chứng hiếm gặp bao gồm loét giác mạc, áp xe, thủng, viêm toàn nhãn và mù.

Viêm nhãn cầu sơ sinh gây ra bởi nhiễm trùng lậu cầu xảy ra từ 2 đến 5 ngày sau khi sinh. Với viêm mắt sơ sinh do nhiễm trùng chlamydia, các triệu chứng xuất hiện trong vòng 5 đến 14 ngày. Các triệu chứng của cả hai đều ở hai mắt, viêm kết mạc nhú kèm theo phù mi, và tiết tố mủ.

Chẩn đoán

  • Đánh giá lâm sàng

  • Đôi khi có chỉ định nuôi cấy bệnh phẩm nạo kết mạc.

Chẩn đoán viêm kết mạc do vi khuẩn, vi rút, và không do nhiễm trùng [xem Bảng: Các triệu chứng chẩn đoán phân biệt trong viêm kết mạc cấp Các triệu chứng chẩn đoán phân biệt trong viêm kết mạc cấp Viêm kết mạc thường là hậu quả của nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích thích. Triệu chứng là cương tụ kết mạc và có tiết tố ở bề mặt nhãn cầu phụ thuộc vào nguyên nhân, cảm giác khó chịu và tình trạng... đọc thêm ] thường dựa vào lâm sàng. Phiến đồ kết mạc và nuôi cấy vi khuẩn kết mạc nên được chỉ định ở những trường hợp có triệu chứng nặng, suy giảm miễn dịch, điều trị ban đầu không hiệu quả hoặc mắt ở trạng thái nhạy cảm [ví dụ, sau ghép giác mạc, lồi mắt do bệnh Graves]. Phiến đồ và bệnh phẩm nạo kết mạc nên được soi dưới kính hiển vi và nhuộm Gram để định danh vi khuẩn và nhuộm Giemsa để xác định đặc điểm của tế bào biểu mô trong viêm kết mạc do chlamydia [xem Viêm kết mạc người lớn Viêm kết mạc người lớn Viêm kết mạc người lớn là do Chlamydia trachomatis lây truyền qua đường tình dục. Các triệu chứng bao gồm cương tụ và chảy tiết tố mủ một mắt. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị bằng kháng... đọc thêm ] .

Điều trị

  • Kháng sinh [chủ đề cho tất cả các nguyên nhân ngoại trừ lậu cầu và chlamydial]

Viêm kết mạc do vi khuẩn rất dễ lây, và các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn tiêu chuẩn thông thường [xem Tổng quan về Viêm kết mạc Tổng quan về Viêm kết mạc Viêm kết mạc thường là hậu quả của nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích thích. Triệu chứng là cương tụ kết mạc và có tiết tố ở bề mặt nhãn cầu phụ thuộc vào nguyên nhân, cảm giác khó chịu và tình trạng... đọc thêm ] nên được tuân thủ.

Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn lậu cầu hoặc chlamydia, hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều giả định điều trị bằng moxifloxacin 0.5% tra 3 lần một ngày trong 7 đến 10 ngày hoặc dùng fluoroquinolone hoặc trimethoprim / polymyxin B tra 4 lần một ngày. Đáp ứng điều trị kém sau 2-3 ngày gợi ý nguyên nhân là vi khuẩn kháng thuốc, vi rút, hoặc dị ứng. Các xét nghiệm về nuôi cấy và độ nhạy kháng sinh sau đó sẽ được thực hiện [nếu chưa làm trước đây]; kết quả sẽ định hướng phác đồ điều trị tiếp theo.

Viêm kết mạc do lậu cầu ở người lớn đòi hỏi một liều duy nhất ceftriaxone 1 g tiêm trong cơ. Fluoroquinolones không còn được khuyến cáo vì tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ biến. Bacitracin 500 U / g hoặc gentamicin 0,3% thuốc mỡ tra mắt bị ảnh hưởng 2 giờ một lần có thể bổ sung cho điều trị toàn thân. Cần phải điều trị cả bạn tình Vì nhiễm trùng sinh dục do chlamydia thường có trên bệnh nhân bị lậu. Bệnh nhân nên dùng một liều azithromycin 1 g hoặc poxycycline 100 mg uống 2 lần một ngày trong 7 ngày. Bệnh nhân cần được đánh giá về các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và các cơ quan y tế công cộng địa phương [ít nhất là ở Mỹ] cần được thông báo.

Viêm mắt sơ sinh được dự phòng bằng sử dụng thường xuyên thuốc nhỏ mắt bạc nitrate hoặc thuốc mỡ erythromycin khi sinh. Nhiễm trùng tiến triển kém đáp ứng điều trị cần điều trị toàn thân. Đối với nhiễm trùng lậu cầu, ceftriaxone 25 đến 50 mg / kg đường tĩnh mạch hoặc trong cơ [không quá 125 mg] được dùng dưới dạng một liều duy nhất. Nhiễm trùng Chlamydia được điều trị bằng erythromycin 12,5 mg / kg uống hoặc đường tĩnh mạch 4 lần mỗi ngày trong 14 ngày. Các bậc cha mẹ cũng nên được điều trị.

Những điểm chính

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn cấp có khuynh hướng khác với viêm kết mạc do vi rút do có dử mắt và không có phù nề kết mạc cũng như nổi hạch trước tai.

  • Các dạng viêm kết mạc do vi khuẩn cần được điều trị khác nhau bao gồm viêm kết mạc sơ sinh, viêm kết mạc lậu cầu, bệnh mắt hột, bệnh mắt hột.

  • Chẩn đoán thường dựa vào lâm sàng.

  • Điều trị bao gồm các biện pháp phòng ngừa lây lan và kháng sinh [dùng tại chỗ, chẳng hạn như fluoroquinolone, cho các nguyên nhân vi sinh ngoại trừ lậu cầu và chlamydia].

Video liên quan

Chủ Đề