Mẫu đơn xác nhận chỗ ở hợp pháp

Mẫu đơn xác nhận chỗ ở hợp pháp

Mẫu đơn xin xác nhận của địa phương

1. Mẫu đơn xin xác nhận của địa phương

Đơn xin xác nhận của địa phương là các mẫu đơn thông qua cơ quan nhà nước xác nhận người dân có hoặc không có tham gia vào sự việc, hành vi trong thời gian sinh sống tại địa phương.

Các mẫu đơn xin xác nhận của địa phương gồm:

- Giấy xác nhận tạm trú;

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1;

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy xác nhận dân sự;

2. Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020, cụ thể:

+ Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

+ Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

+ Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(Điều 27 Luật Cư trú 2020)

>>> Tải về Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

Mẫu đơn xác nhận chỗ ở hợp pháp

Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú

3. Mẫu đơn xin phiếu lý lịch tư pháp số 1

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

- Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; 

Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

(khoản 1 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009)

>>> Tải về Mẫu đơn xin phiếu lý lịch tư pháp số 1

Mẫu đơn xác nhận chỗ ở hợp pháp

Mẫu đơn xin phiếu lý lịch tư pháp số 1

4. Mẫu đơn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

(Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; Mẫu 19 Phụ lục 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP)

>>> Tải về Mẫu đơn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Mẫu đơn xác nhận chỗ ở hợp pháp

Mẫu đơn xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Đơn xin xác nhận nhà ở là gì? Mục đích của đơn xin xác nhận nhà ở? Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở? Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nhà ở? Thủ tục xác nhận nhà ở?

Việc xác nhận nhà ở là việc vô cùng cần thiết được pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu nhà ở trên một diện tích đất nhất định. Khi muốn xác nhận nhà ở thì cá nhân phải viết đơn gửi cho Cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú) để được giải quyết. Vậy đơn xin xác nhận nhà ở là gì?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đơn xin xác nhận nhà ở là gì?
  • 2 2. Mục đích của đơn xin xác nhận nhà ở:
  • 3 3. Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở:
  • 4 4. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nhà ở:
  • 5 5. Thủ tục xác nhận nhà ở:

Đơn xin xác nhận nhà ở là mẫu đơn hành chính do cá nhân có nhu cầu xác nhận việc có nhà trên một diện tích đất gửi cho CƠ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết. Trong đơn phải thể hiện được các nội dung như họ và tên; số CMND/CCCD; địa chỉ, diện tích ngôi nhà, sơ đồ nhà,…

2. Mục đích của đơn xin xác nhận nhà ở:

Đơn xin xác nhận có nhà ở trên đất là văn bản được dùng cho cá nhân khi có nhu cầu xin xác nhận về việc có nhà trên một diện tích đất nào đó. Đồng thời, đơn xin xác nhận nhà ở sẽ là căn cứ để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện thủ tục xác nhận nhà ở cho cá nhân đó theo quy định của pháp luật.

3. Mẫu đơn xin xác nhận nhà ở:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–

………, ngày … tháng …năm …

ĐƠN XIN XÁC NHẬN CÓ NHÀ Ở TRÊN ĐẤT

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường…;

Tôi là: …..Sinh ngày: …

CMND/CCCD số:….Cấp ngày: .Nơi cấp:………

Hộ khẩu thường trú: ……

Nơi ở hiện tại:…

Có ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất tại địa chỉ: …

Ngôi nhà trên do tôi (nhận chuyển nhượng/xây dựng): ………. và ở từ ngày …tháng … năm … đến nay.

Ngôi nhà có diện tích là …..m2, trong đó chiều dài : … m2, chiều rộng: …m2.

* Sơ đồ nhà như sau:

+ Phía Đông giáp: ……

+ Phía Tây giáp: ……

+ Phía Nam giáp: …

+ Phía Bắc giáp: ……

Ngôi nhà của tôi được sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, không thuộc diện quy hoạch phải di dời và không phải là nhà lấn chiếm do xây dựng trái phép.

Tôi làm đơn này kính đề nghị UBND xã/ phường …. xác nhận: tôi có nhà ở trên đất tại địa chỉ: ………….để (nêu lý do muốn xin xác nhận)…

Tôi cam đoan những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của UBND xã/phường

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận nhà ở:

Phần kính gửi thì người làm đơn cần ghi tên của Cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú).

Phần thông tin của người làm đơn yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết nhất những thông tin như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân). Và cũng cung cấp những thông tin về căn nhà đang sử dụng trên dịch tích đất nhất định. Người làm đơn cũng cần nêu rõ lý do tại sao viết đơn  xin xác nhận nhà ở.

Cuối đơn xin xác nhận nhà ở là sự xác nhận của Cơ quan có thẩm quyền ( Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú) và người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.

5. Thủ tục xác nhận nhà ở:

Thủ tục xin xác nhận nhà ở bao gồm các bước sau:

Bước 1: Cá nhân  có nhu cầu xác nhận nhà ở chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Bước 2:  Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã (thị trấn).

Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận và hẹn thời gian giao trả.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu và không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h; Chiều từ 14h đến 16h30 ( trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

Bước 3: Cán bộ địa chính kiểm tra tính pháp lý, không nằm trong quy hoạch, không tranh chấp, không nằm trên đất lấn chiếm trái phép, trình Ủy ban nhân dân xã (thị trấn) xác nhận

Bước 4:  Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nằm trong Ủy ban nhân dân xã (thị trấn) theo trình tự sau:

– Nộp giấy biên nhận;

– Nhận Đơn xin xác nhận có nhà ở.

Thời gian trả hồ sơ: Sáng từ 7h30 đến 11h – Chiều từ 14h đến 16h30 ( trừ ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ, Tết).

Hồ sơ để thực hiện xác nhận nhà ở bao gồm:

– Đơn xin xác nhận nhà ở theo mẫu mà Công ty Luật Dương Gia đã cung cấp

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở (nếu có)

Cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được quy định tại Điều 6, Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở về sở hữu nhà ở, phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam, sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài được ban hành ngày 20/10/2015:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư quy định tại Khoản 2 Điều 46 của Luật Nhà ở thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.

3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:

a) Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;

b) Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;

c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.”

Như vậy có thể thấy đối với những đối tượng hay loại ở khác nhau sẽ quy định riêng về việc cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu và phải đúng theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở sẽ có những quyền sau đây theo quy định của Luật Nhà ở 2014:

+ Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

– Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

– Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

– Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

– Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

– Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

– Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

– Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.