Marketing quốc tế trong sự khác biệt văn hóa năm 2024

Tiếp thị quốc tế là việc tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ vượt ra khỏi các nhóm đối tượng khách hàng trong nước. Hãy nghĩ đến công việc này như một hình thức thương mại quốc tế. Bằng việc mở rộng sang các lãnh thổ ở nước ngoài, các thương hiệu có thể tăng nhận thức thương hiệu, phát triển lượng đối tượng khách hàng toàn cầu và dĩ nhiên là phát triển cả hoạt động kinh doanh của thương hiệu.

Sự phức tạp của tiếp thị quốc tế nằm ở chi tiết. Trong khi tiếp thị trong nước diễn ra trong cùng một quốc gia, tiếp thị quốc tế là bất cứ hoạt động nào xảy ra bên ngoài ranh giới của quốc gia đó, với trọng tâm là thay đổi cách tiếp cận đối tượng khách hàng ở quốc tế và cố gắng hiểu được văn hóa, ngôn ngữ (nếu có) và phong tục tập quán mà có thể không quen thuộc đối với thương hiệu của bạn.

Khi mở rộng sang các thị trường quốc tế, các thương hiệu phải hiểu được cách thức phù hợp để truyền đạt thông điệp của họ cho các đối tượng khách hàng ở các khu vực đó. Bạn có thể gặp phải rào cản ngôn ngữ, hoặc thậm chí một điều gì đó khác biệt như chuẩn mực văn hóa mà có thể không áp dụng cho đối tượng khách hàng ở quốc gia của bạn. Phần quan trọng của tiếp thị quốc tế là ý định và nghiên cứu. Thực hiện việc nghiên cứu tiếp thị quốc tế từ trước và phát triển các chiến lược tiếp thị quốc tế cụ thể cho các đối tượng mới mà thương hiệu của bạn sắp tiếp cận sẽ tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại của hoạt động tiếp thị quốc tế của bạn.

Một phần quan trọng của quá trình đó là xác định phân khúc thị trường quốc tế - hay xác định các khía cạnh sẽ giúp bạn vạch ra chiến dịch tiếp thị của mình. Các yếu tố địa lý, kinh tế và văn hóa của bất kỳ đối tượng nào sẽ giúp hướng dẫn cho hoạt động định vị thương hiệu cũng như quản lý tiếp thị và các chiến lược truyền thông. Khi phát triển một chiến lược, một câu hỏi quan trọng cần đặt ra là sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn phù hợp như thế nào với nhu cầu của đối tượng đó. Hãy nghĩ đến câu nói thường gặp: “bán mùn cưa cho nhà máy gỗ”. Người ta không cần mùn cưa ở đó bởi vì nhà máy gỗ đã có rất nhiều mùn cưa để đáp ứng nhu cầu của họ. Đó là tư duy cần có khi xem xét hoạt động kinh doanh trên quốc tế: họ cần những gì và họ muốn được tiếp thị về những sản phẩm đó theo cách nào? Phân khúc thị trường cũng sẽ giúp xác định cách thức truyền tải thông điệp và truyền thông. Các thành ngữ, tài liệu tham khảo, hoặc thậm chí các bản dịch đơn giản (như câu nói về mùn cưa) có thể bị mất đi ý nghĩa khi dịch, hoặc tệ hơn là bị thay đổi hoàn toàn ý nghĩa và trở nên lạ lẫm với các đối tượng khách hàng vốn không có chung nền văn hóa với bạn.

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, để nâng cao vị thế của mình và phát triển đa dạng tại các thị trường khác nhau, các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình một chiến lược Marketing quốc tế hiệu quả. Vậy marketing quốc tế là gì? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Marketing quốc tế trong sự khác biệt văn hóa năm 2024

Marketing quốc tế là gì?

“Marketing quốc tế (international marketing) là hoạt động marketing tại nước ngoài với mục đích đưa sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ.”

Hoạt động của marketing quốc tế về cơ bản cũng áp dụng những nguyên tắc cơ bản của marketing. Marketing quốc tế bao gồm các hoạt động sản xuất, tài chính và nhân sự. Ngoài ra còn đòi hỏi một số hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng.

Ví dụ về marketing quốc tế

Spotify là nhà cung cấp dịch vụ truyền thông và nền tảng âm thanh có trụ sở tại Thụy Điển ra mắt cách đây 12 năm. Hiện Spotify có tổng cộng 299 triệu người dùng và 17 văn phòng trên khắp thế giới. Công ty đã lọt vào top danh sách các công ty toàn cầu tốt nhất năm 2019 của Interbrand. Cách họ truyền đạt nội dung ra bên ngoài nhờ chiến lược marketing quốc tế thành công đã giúp Spotify nhanh chóng mở rộng từ Thụy Điển ra các quốc gia còn lại của thế giới.

Thay vì âm nhạc, dịch vụ phát trực tuyến của Spotify khiến người dùng tập trung vào thói quen hoặc lối sống mà mọi người chia sẻ trên toàn cầu. Chẳng hạn bạn có thể tùy chọn âm nhạc tập luyện, buồn ngủ hoặc học tập… do đó mà các nghệ sĩ quốc tế có nội dung thuộc một danh mục cụ thể sẽ nhanh chóng thu hút người nghe từ các quốc gia khác nhau.

Có thể nói, marketing quốc tế là giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp trong khi thị trường trong nước bị thu hẹp và không còn tiềm năng. Phạm vị hoạt động của marketing quốc tế rộng hơn nhiều so với tiếp thị nội địa và mở rộng trên phạm vi toàn thế giới.

Xem thêm: Tuyển Dụng Marketing Mới Nhất

Lợi ích của marketing quốc tế là gì?

Có thể thấy các hoạt động marketing quốc tế đang ngày càng mở rộng hơn nữa. Mỗi doanh nghiệp đều muốn các sản phẩm của mình trở nên nổi bật tại thị trường trong nước và cả quốc tế. Do đó marketing quốc tế có vai trò quan trọng và mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, vươn xa hơn. Cụ thể là:

Trước khi tiến hành xâm nhập vào bất cứ thị trường nào doanh nghiệp cũng cần có thời gian thực hiện nghiên cứu đặc điểm của thị trường để xác định mức độ phù hợp với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp cần đưa ra được các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường mình hướng tới.

Trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp có thể gặp nhiều đối thủ cạnh tranh tương tự như thị trường trong nước. Vậy nên hoạt động marketing quốc tế giúp doanh nghiệp nhận diện và nhận biết về sản phẩm, kích thích hành vi mua của khách hàng…

Marketing quốc tế còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, hoạt động kinh doanh, tối đa doanh số của mình không chỉ giới hạn ở thị trường trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thể hoạt động trong nước do thị trường nhỏ hẹp, mức độ cạnh tranh lớn có thể hướng đến việc thực hiện hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.

Thế giới tạo nên thị trường phẳng đem đến cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp là như nhau. Do đó, doanh nghiệp đầu tư và hoạt động tại nước ngoài sẽ có được nhiều lợi ích về lượng khách hàng, lợi nhuận hơn.

Các hình thức marketing quốc tế phổ biến

Hiện nay có 3 dạng phổ biến của Marketing quốc tế mà bạn cần biết đó là:

Marketing xuất khẩu (Export Marketing)

Tên tiếng Anh của dạng marketing này là Export Marketing, là loại hình marketing quốc tế mà doanh nghiệp đem hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Yêu cầu của marketing xuất khẩu đó là phải nghiên cứu thị trường kinh tế mới thông qua các kênh như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội… từ đó, sản phẩm và dịch vụ của họ mới thâm nhập được vào các quốc gia mà doanh nghiệp hướng tới.

Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)

Được biết đến với tên gọi Multinational Marketing, Marketing đa quốc gia đặc biệt nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác tiếp thị trong nhiều môi trường và quốc gia. Yêu cầu đặt ra là phải có sự tổng hợp và kiểm soát tốt để tối ưu hóa ưu thế tại các thị trường.

Marketing ở nước sở tại (Foreign Marketing)

Foreign Marketing là loại hình cho phép doanh nghiệp thực hiện chiến dịch tiếp thị tại đất nước mà họ thâm nhập. Với hình thức này, các công ty cần nắm rõ những điểm khác biệt ở từng quốc gia về vấn đề ứng xử của người tiêu dùng hoặc hệ thống phân phối.

Các hoạt động của marketing quốc tế

Để xây dựng được chiến lược marketing toàn cầu, doanh nghiệp phải trải qua 3 bước cơ bản sau:

Đánh giá thị trường

Hoạt động đầu tiên đó là đánh giá thị trường thông qua các yếu tố liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp hướng đến. Thị trường quốc tế có nhiều điểm khác so với môi trường nội địa bởi nó có nhiều điều mới mẻ cần được nghiên cứu, phân tích và đánh giá. Muốn triển khai các chiến lược marketing quốc tế, bạn cần đảm bảo mình đã nắm vững các kiến thức căn bản về thị trường.

Các nhân viên marketing phải đánh giá được tình hình kinh tế, tài chính, các chính sách được áp dụng của thị trường đó. Ngoài ra, tình hình chính trị và an ninh cũng là yếu tố cần thiết để đánh giá tiềm năng và sức cung – cầu của thị trường.

Nghiên cứu phân khúc khách hàng

Ở bước này, bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó xác định được nhu cầu và hành vi mua hàng của họ. Đặc biệt là các yếu tố như giới tính, tuổi tác, đặc điểm tâm lý xã hội, phạm vi địa lý… Dựa vào các đặc điểm này bạn có thể điều chỉnh sản phẩm, chiến lược marketing cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng.

Triển khai chiến lược marketing

Đây là bước triển khai các chiến lược marketing quốc tế thông qua định vị thương hiệu, sản phẩm và xây dựng được chiến lược tiếp thị hỗn hợp. Chiến lược marketing quốc tế bao gồm sản phẩm, phân phối, tiếp thị và giá cả, không quá khác với chiến lược tiếp thị nội địa.

Nhờ các công cụ của chiến lược marketing quốc tế, người tiêu dùng nhận dạng sản phẩm, tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm của công ty. Nếu sản phẩm hữu ích và phù hợp với nhu cầu, khách hàng sẽ sẵn sàng mua và sử dụng.

Quá trình toàn cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội mới để marketing quốc tế phát triển vượt bậc, đặc biệt là sự hợp tác giữa các quốc gia và các Hiệp định tự do thương mại khu vực cũng trở thành thời cơ để các doanh nghiệp nắm bắt.

Yếu tố ảnh hưởng đến marketing quốc tế

Các yếu tố ảnh hưởng mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing quốc tế là gì? Đó là:

  • Cơ cấu ngành kinh tế, thương mại quốc tế của các quốc gia mà doanh nghiệp đang quan tâm đến;
  • Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là các công ty đa quốc gia;
  • Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất và nội lực của các công ty xuyên quốc gia;
  • Các yếu tố về văn hóa, xã hội, chính trị, thị trường…

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về marketing quốc tế là gì và các dạng hoạt động của nó. Với các lợi ích mà marketing quốc tế mang lại, các doanh nghiệp cần làm chủ được các chiến lược tiếp thị này trong bối cảnh hiện nay để gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.