Mang thai bao lâu thì quan hệ lại được

Không có hình thức giao hợp nào đảm bảo chắc chắn sẽ xảy ra quá trình mang thai, ngay cả khi các đối tác có khả năng sinh sản, khỏe mạnh và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

“Tình dục” bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Trong bài viết, chúng tôi sử dụng thuật ngữ này để chỉ quan hệ tình dục có xuất tinh vào âm đạo.

Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc quan hệ bao lâu thì có thai, thời điểm thử thai, dấu hiệu mang thai sớm, các biện pháp giúp tăng khả năng thụ thai và khi nào thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả.

Khả năng mang thai

Rất ít nghiên cứu đã điều tra xem các hành vi tình dục cụ thể có ảnh hưởng đến cơ hội mang thai hay không. Trong khi đó, một nghiên cứu từ năm 2000 đã tiến hành đánh giá khả năng thụ thai của các cặp vợ chồng trẻ quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cặp vợ chồng có khoảng 1/20 cơ hội thụ thai khi họ không cố ý chọn thời gian giao hợp để có khả năng thụ thai tối ưu.

Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, một phụ nữ 30 tuổi khỏe mạnh có 20% khả năng mang thai mỗi tháng nếu quan hệ tình dục trong thời kỳ dễ thụ thai - ngay trước hoặc trong thời kỳ rụng trứng.

Các chuyên gia ước tính ở tuổi 40, khả năng thụ thai theo cách này giảm xuống còn 5%. Mặc dù khả năng sinh sản rất khác nhau ở mỗi phụ nữ nhưng tỉ lệ này sẽ giảm dần theo tuổi tác.

Quá trình thụ tinh diễn ra trong bao lâu?

Sự thụ tinh chỉ có thể xảy ra nếu trứng và tinh trùng gặp nhau. Thời gian phụ thuộc vào việc cơ thể phụ nữ đã rụng trứng chưa và thời gian tinh trùng gặp trứng.

Tinh trùng có thể sống trong đường sinh sản của nữ giới khoảng 5 ngày, vì vậy việc thụ thai sau khi quan hệ có thể diễn ra trước ngày rụng trứng 1 tuần.

Trứng tồn tại trong 12–24 giờ sau khi rụng trứng. Điều này có nghĩa là quá trình thụ tinh có thể xảy ra nếu quá trình giao hợp diễn ra từ vài ngày trước khi rụng trứng đến khoảng 1 ngày sau khi rụng trứng.

Sau khi tinh trùng thụ tinh với trứng, trứng bắt đầu phân chia nhanh chóng, di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung.

Trong các chu kỳ tự nhiên [không liên quan đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản], khoảng một nửa số trứng đã thụ tinh không làm tổ. Trong những trường hợp này, thụ tinh không dẫn đến mang thai.

Trứng làm tổ ở tử cung trong bao lâu?

Cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều hormone Human Chorionic Gonadotropin [HCG] sau khi trứng thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung xảy ra từ 6-12 ngày sau khi rụng trứng.

Quá trình làm tổ không thể diễn ra ngay sau khi thụ tinh vì trứng đã thụ tinh cần có thời gian để đến được tử cung.

Nghiên cứu cũ hơn từ năm 1999 cho thấy trứng thụ tinh làm tổ càng muộn thì khả năng sảy thai sớm càng cao. Nghiên cứu cho thấy rằng việc trứng làm tổ xảy ra vào ngày 8-10 sau khi rụng trứng đối với 84% người tham gia. Trong số những trứng làm tổ sau ngày thứ 11, 82% dẫn đến sẩy thai trước 6 tuần.

Khi nào nên thử thai

Các xét nghiệm mang thai kiểm tra nồng độ hormone HCG. Chúng ta không thể can thiệp cho đến khi xảy ra hai trường hợp:

Trứng đã làm tổ trong tử cung.

Khi này, nồng độ HCG đã tăng lên đủ cao để có thể phát hiện được. Điều này có nghĩa là hầu hết mọi người không thể có kết quả thử thai dương tính cho đến ít nhất 10 ngày sau khi rụng trứng. Đối với một số người, kết quả dương tính chỉ có thể đạt được vào ngày có kinh hoặc muộn hơn một chút.

Các xét nghiệm nhạy hơn có nhiều khả năng cho kết quả âm tính giả sớm hơn.

Dấu hiệu mang thai sớm

Một số phụ nữ không có thay đổi sớm trong thai kỳ, trong khi những người khác nhận thấy sự khác biệt ngay lập tức. Có thể gặp những thay đổi ban đầu như:

  • Sưng, đau núm vú;
  • Buồn nôn;
  • Mệt mỏi;
  • Nôn mửa;
  • Đau đầu;
  • Chảy máu âm đạo dạng vết;
  • Thèm ăn, thay đổi sở thích ăn uống;
  • Thay đổi tâm trạng hoặc cảm xúc;
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không phải ai có các triệu chứng trên cũng đều mang thai. Cách kiểm tra thai chính xác nhất là dùng que thử thai.

Có thể cải thiện tỉ lệ đậu thai không?

Các lưu truyền trong dân gian về những cách cải thiện tỷ lệ mang thai có rất nhiều. Một số nói rằng áp dụng một số biện pháp tăng cường hoặc nằm xuống sau khi quan hệ tình dục làm tăng khả năng mang thai. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học hỗ trợ những tuyên bố này hoặc những tuyên bố tương tự.

Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp năm 2017 đã đánh giá liệu việc nằm xuống sau khi thụ tinh trong tử cung [IUI] có làm tăng khả năng mang thai hay không. IUI là một thủ thuật bao gồm đưa tinh trùng vào âm đạo. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc nằm nghiêng giúp cải thiện cơ hội mang thai sau IUI.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến khích tất cả phụ nữ đang muốn mang thai nên bổ sung ít nhất 400 microgam axit folic mỗi ngày. Việc này không phải để cải thiện khả năng mang thai - mục đích là để giảm nguy cơ bất thường ống thần kinh ở thai nhi nếu có thai.

Ngừa thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc thuốc tránh thai buổi sáng, sử dụng hormone để ngăn rụng trứng. Nếu sự rụng trứng xảy ra, thuốc tránh thai khẩn cấp làm giảm khả năng làm tổ thành công.

Thuốc tránh thai khẩn cấp không gây phá thai - không gây sẩy thai ở người đã mang thai.

Người uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm thì hiệu quả càng cao. Thuốc hoạt động tốt nhất khi sử dụng trong vòng 12 giờ sau khi quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, thuốc có thể có tác dụng lên đến 72 giờ sau khi quan hệ tình dục.

Tìm hiểu thêm: Chuỗi bài viết về các phương pháp tránh thai

Tóm lược

Có một khoảng thời gian tương đối rộng để có thể thụ tinh, đồng thời một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình này.

Mọi người có thể xác định khoảng thời gian sinh sản bằng cách sử dụng các xét nghiệm sinh sản và các biện pháp theo dõi khác. Bác sĩ sản khoa có thể tư vấn thêm về các cách tránh thai hoặc các biện pháp giúp tăng cường khả năng sinh sản.

Thử tìm hiểu: Đau vùng kín sau khi quan hệ- 20 nguyên nhân có thể gặp

Có thể bạn quan tâm: đau dương vật sau khi quan hệ

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Mang thai luôn là giai đoạn nhạy cảm và cần lưu ý rất nhiều thứ đối với người phụ nữ, không chỉ trong chuyện ăn, uống mà còn cả trong chuyện sinh hoạt vợ chồng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây liệu trong thời gian mang thai phụ nữ có nên quan hệ tình dục hay không và quan hệ với tần suất bao nhiêu là vừa đủ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn ngay nhé!

Quan hệ tình dục trong khi mang thai nên hay không?

Vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai có lẽ là sự quan tâm của nhiều sản phụ. Nhiều chị em lo sợ liệu quan hệ ở giai đoạn này có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay có gây sảy thai, động thai hay ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay không? 

Thực tế, trong thời kỳ mang thai có sản phụ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn nên thường không có hứng thú với chuyện ấy tuy nhiên rất nhiều sản phụ không gặp tình trạng nghén sẽ ngược lại. Thời kì này, người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều nội tiết tố nữ làm tăng ham muốn dẫn đến nhu cầu sinh hoạt vợ chồng cũng tăng lên. 

Theo các bác sĩ và chuyên gia, chuyện sinh hoạt vợ chồng trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường và an toàn. Em bé được bao bọc bởi tử cung và có tính đàn hồi nhờ nước ối nên sự thâm nhập của “cậu nhỏ” và các chuyển động trong khi quan hệ không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc “lên đỉnh” cũng sẽ không giống với những cơn chuyển dạ, không khiến cơn chuyển dạ ập tới khi quan hệ. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm quan hệ phù hợp cũng rất cần thiết. 

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Lúc này thai nhi còn nhỏ, chưa ảnh hưởng nhiều đến trọng lượng cơ thể cũng như sinh hoạt của mẹ bầu. Thời gian này, các sản phụ không nghén sẽ có nhu cầu sinh lý cao hơn do tiết nhiều hormon.
  • 3 tháng giữa thai kỳ:  Các cơn nghén cũng giảm dần, sức khỏe mẹ bầu cũng được cải thiện. Đây cũng là lúc chuyện quan hệ tình dục trở nên hấp dẫn hơn do kích thước thai nhi chưa đủ to để gây sức ép lên cơ thể mẹ và thời điểm này mẹ bầu sẽ tăng tiết dịch, khiến việc quan hệ tình dục trở nên dễ dàng và hưng phấn hơn. Vì thế, đây chính là giai đoạn phù hợp nhất để sản phụ làm chuyện ấy.
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Các mẹ bầu không nên quan hệ trong thời điểm này nhé. Đây là thời kỳ thai nhi phát triển nhanh chóng, kích thước dần lớn lên đồng nghĩa với việc nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu cũng tăng lên và những cơn mệt mỏi cũng bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nhu cầu sinh hoạt vợ chồng  trong thời gian này thì cần phải nắm thật rõ được sự phát triển của em bé để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Sinh hoạt vợ chồng trong khi mang thai có lợi hay không?

Quan hệ trong khi có bầu không chỉ giúp mẹ bầu giải tỏa nhu cầu sinh lý mà còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:

  • Tăng khả năng “lên đỉnh”: Thời gian này, mẹ bầu sẽ tiết nhiều hormon làm tăng sự lưu thông máu đến “cô bé” khiến chị em có thể dễ dàng thỏa mãn sinh lý và thậm chí cảm giác “lên đỉnh” còn tuyệt hơn bình thường.
  • Hỗ trợ cải thiện cân nặng: Thực tế, việc quan hệ tình dục là một trong những cách giúp đốt cháy calo tốt nhất nên khi quan hệ cũng giúp các mẹ bầu đốt cháy một lượng calo tương đối và hạn chế việc tăng cân không kiểm soát, béo phì trong giai đoạn thai kỳ.
  • Tạo không gian thân mật vợ chồng: Nếu các cặp vợ chồng kiêng quan hệ trong thời gian này rất dễ dẫn đến hiện tượng các anh chồng “đi ăn phở” để giải tỏa nhu cầu sinh lý. Việc quan hệ trong khi có bầu cũng giúp chị em giải tỏa sinh lý đồng thời làm cho tình cảm vợ chồng luôn mặn nồng, thắm thiết.
  • Tăng cường miễn dịch: lgA – một loại kháng thể giúp chống cảm lạnh và giảm thiểu một số bệnh nhiễm trùng và nó được sản sinh ra trong quá trình giao hợp. Sản phụ khi quan hệ cũng giúp sản sinh kháng thể lgA làm tăng sức đề kháng, tránh được một số bệnh lý giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.
  • Tăng hạnh phúc: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng rất đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc và thư giãn hơn nếu như được giải tỏa nhu cầu chăn gối

Nên quan hệ tình dục trong khi có bầu bao nhiêu lần một tuần là đủ?

Tần suất quan hệ tình dục của mỗi chị em là không cố định. Nó phụ thuốc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn phát triển của thai kỳ. Có mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém ăn nên những lúc này rất cần sự quan tâm chăm sóc tận tâm của các anh chồng đó ạ. Các chị em có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để có được những cuộc yêu chất lượng nhất.

Có bầu nên quan hệ tình dục bao nhiêu lần/ tuần?

3 tháng đầu thai kỳ

  • Tháng đầu tiên: Đây là lúc em bé mới được hình thành và cần được nâng niu. Giai đoạn này mẹ bầu nên tránh vận động mạnh để đảm bảo an toàn cho em bé. Nếu nhu cầu sinh lý quá cao “không thể nhịn” thì bố mẹ nên hạn chế nhất có thể tần suất quan hệ có thể là 1 lần/ tuần và chú ý chọn những tư thế “dễ vào” và đưa đẩy thật nhẹ nhàng để tránh điều không mong muốn xảy đến.
  • Tháng thứ hai và tháng thứ ba: Trong tháng này, kích thước thai nhi còn nhỏ, cơ thể mẹ không có nhiều sự thay đổi nên có thể quan hệ 1-2 lần/ tuần. Thời gian này sẽ có rất nhiều mẹ bầu có hiện tượng nghén thai, cơ thể suy nhược mệt mỏi các bố cũng có thể xem xét giảm tần suất quan hệ xuống 1 lần/ tuần hoặc 2 tuần/ lần để tránh các mẹ quá mệt mỏi. Bên cạnh đó, các bố cũng cần chú ý bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng, các nhóm chất cần thiết cho mẹ bầu để mẹ khỏe và bé phát triển tốt.

Tóm lại, trong 3 tháng đầu thai kỳ tùy thuộc vào sức khỏe mẹ bầu có thể tự điều chỉnh tần suất quan hệ sao cho phù hợp nhất. Đối với những mẹ khỏe thì có thể quan hệ 2 lần/ tuần còn đối với những mẹ ốm nghén thì có thể giảm tần suất xuống 1 lần/ tuần. 

3 tháng giữa thai kỳ

Thai nhi bắt đầu lớn lên từng ngày, bụng mẹ cũng dẫn lộ rõ nhưng giai đoạn này em bé cũng chưa gây chèn ép quá nhiều lên cơ thể mẹ vì thế bố mẹ có thể thoải mái quan hệ trong giai đoạn này. Đây cũng chính là khoảng thời gian nội tiết tố tiết nhiều hơn, dịch nhầy cũng tiết nhiều hơn nên chắc chắn nhu cầu sinh lý của các mẹ cũng tăng lên vì thế các bố mẹ có thể cân nhắc tăng tần suất quan hệ lên 2-3 lần/ tuần. Các cặp bố mẹ vẫn nên quan hệ nhẹ nhàng, tránh quan hệ quá thô bạo, mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, các mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung thêm thật nhiều chất dinh dưỡng và cân bằng quan hệ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

3 tháng cuối thai kỳ

  • Tháng thứ bảy và tháng thứ tám: 2 tháng này em bé bắt đầu lớn lên nhanh chóng, bụng mẹ dần to lên và bắt đầu di chuyển, sinh hoạt khó khăn. Thời gian này những cơn mệt mỏi có thể bắt đầu xuất hiện nên khiến mẹ bầu “hơi mất hứng” trong chuyện chăn gối. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bố mẹ có thể cân nhắc giảm tần suất quan hệ xuống 1-2 lần/ tuần và các bố cũng chú ý đây là thời điểm nhạy cảm đến sự phát triển của bé, các bố cần quan tâm chia sẻ công việc với vợ, bố sung cho vợ thật nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. 
  • Tháng thứ chín: Ở tháng thứ chín, bố mẹ không nên quan hệ, điều này khá nguy hiểm đối với cả mẹ và bé do khi đạt khoái cảm sẽ kích thích sản sinh hormon Prolactin, tăng khả năng gây nên các cơn co thắt và làm tổn thương đến cả mẹ và bé. 

Nói chung, tùy vào tình trạng sức khỏe và thời kỳ thai nhi các bố mẹ có thể lựa chọn cho mình số lần quan hệ phù hợp nhất. Và các bố cũng đừng quên luôn yêu thương, chia sẻ công việc và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con nhé.

Những điều cần lưu ý trong quan hệ khi mang thai.

Quan hệ trong lúc mang thai là an toàn tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý:

  • Lựa chọn tư thế phù hợp: Việc lựa chọn tư thế phù hợp rất cần thiết. Tư thế quyết định khá nhiều đến sự khoái lạc của bố mẹ cũng như sức khỏe của bé. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể quan hệ bằng miệng hoặc tay để tránh ảnh hưởng đến con.
  • Luôn sử dụng biện pháp an toàn: Sử dụng các biện pháp an toàn vừa tránh được bệnh truyền nhiễm [giang mai, lậu, HIV,…] mà còn tránh được biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi như: nhiễm trùng bào thai, nước ối, sinh non hay thậm chí là sảy thai. Vì vậy, bố mẹ luôn phải sử dụng biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và trẻ.
  • Tránh quan hệ quá thô bạo: Trong giai đoạn này bố mẹ cần quan hệ nhẹ nhàng, tránh quan hệ thô bạo, mạnh mẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Một số tư thế “yêu” khi mang thai bố mẹ cần biết.

Tư thế “cưỡi ngựa”

Để giảm bớt áp lực của thai nhi lên mẹ bầu thì tư thế “cưỡi ngựa” cũng là một giải pháp không tồi. Tư thế này còn giúp việc điều chỉnh độ thâm nhập của “cậu nhỏ” giúp các bố có thể hoàn toàn làm chủ được cuộc yêu. Bên cạnh đó, nó còn tác động tốt lên vùng xương chậu của mẹ giúp linh động và dễ dàng trong quá trình sinh nở. 

Tư thế Doggy

Đây cũng là một tư thế không tồi vừa có thể giảm áp lực bụng cho mẹ bầu mà cũng có thể dễ dàng đạt khoái cảm. Để tránh mỏi tay, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối mềm để có thể duy trì được thời gian lâu hơn. Tư thế này phù hợp khi mẹ bầu đang ở tháng thứ bảy thứ tám, bụng đã lớn và không thể thực hiện các tư thế khác.

Tư thế Doggy

Tư thế “úp thìa”

Spooning luôn được biết đến là một tư thế an toàn trong giai đoạn mang thai. Không gây áp lực lên mẹ bầu, “cậu nhỏ” cũng không thể thâm nhập quá sâu vào âm đạo nhưng vẫn đạt được những kích thích như ý vừa làm hài lòng bố mẹ mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tư thế “đối mặt trên ghế”

Với tư thế này, bố mẹ cần có sự trợ giúp của dụng cụ đó là một cái ghế. Hãy chọn một chiếc ghế thật thoải mái, rộng rãi, bố ngồi dưới và để mẹ bầu ngồi lên trên đùi như thế cũng giúp mẹ có thể chủ động và có thể tự điều chỉnh mức độ kích thích khi quan hệ.

Một số tư thế khác

Bên cạnh những tư thế trên, bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng những tư thế “yêu” trước giờ hay sử dụng để có thể thoải mái nhất khi quan hệ. Hoặc bố mẹ có thể tham khảo thêm một số tư thế khác như : Tư thế cái kéo, tư thế truyền thống, tư thế truyền giáo [mẹ bầu đứng ở mép giường và bố đứng đằng sau],…

Các tư thế quan hệ an toàn khi mang thai

Trên đây là một vài tư thế quan hệ an toàn, bố mẹ hãy lựa chọn cho mình những tư thế thích hợp để không ảnh hưởng đến mẹ và bé cũng như đạt được khoái cảm tốt nhất.

Không nên quan hệ trong lúc mang thai khi nào?

Nếu mẹ gặp phải một số tình trạng dưới đây thì tuyệt đối không nên quan hệ trong lúc có bầu để tránh gặp phải những chuyện không mong muốn.

  • Mẹ đã từng sảy thai trong thời kỳ 3 tháng đầu thai nhi hoặc từng sinh non.
  • Mẹ bị hở eo cổ tử cung, tử cung ngắn.
  • Mẹ mang thai đôi, thai ba,…
  • Mẹ hoặc bố mắc cách bệnh lây lan qua đường tình dục như: lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,…
  • Mẹ bị chảy máu âm đạo, hay đau bụng, vỡ ối,… trong quá trình mang thai.
  • Mẹ được bác sĩ chẩn đoán là nhau thai bám thấp hoặc nhau thai tiền đạo trong khi đi khám thai.

Khi nào cần đi bệnh viện khi quan hệ trong lúc mang thai?

Mẹ bầu cũng nên chú ý đến sức khỏe tình dục trong khi quan hệ lúc mang thai. Nếu mẹ bầu có một trong những dấu hiệu sau thì mẹ bầu nên dừng quan hệ và đến gặp bác sĩ để thăm khám và được tư vấn nhé tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

  • Mẹ cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục.
  • Quan hệ tình dục ra máu.
  • Mẹ cảm thấy bị chèn ép, khó chịu trong khi quan hệ tình dục.

Quan hệ tình dục trong khi có bầu là điều hoàn toàn an toàn và hợp lý tuy nhiên bố mẹ nên tìm hiểu thật kỹ những kiến thức quan hệ an toàn trong thời điểm này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như giúp bố mẹ có một cuộc yêu trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt thật hợp lý để mẹ luôn khỏe. 

Video liên quan

Chủ Đề