Ma ngành kinh daonh san xuat may mac

    • Trong những năm gần đây, nhờ mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, hàng may mặc của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Sự tiếp nhận của người tiêu dùng khiến cho các nhà sản xuất, kinh doanh thời trang liên tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nội địa. Doanh nghiệp nào đang có dư bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc có thể tham khảo những thông tin sau về trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề cũng như những điều cần thực hiện khi đi vào hoạt động qua bài viết dưới đây!
      • I/ Mã ngành nghề hàng may mặc mà doanh nghiệp có thể bổ sung
      • II/ Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc
      • III/ Lưu ý về việc thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh
      • IV/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    Trong những năm gần đây, nhờ mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, hàng may mặc của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Sự tiếp nhận của người tiêu dùng khiến cho các nhà sản xuất, kinh doanh thời trang liên tục đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nội địa. Doanh nghiệp nào đang có dư bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc có thể tham khảo những thông tin sau về trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi bổ sung ngành nghề cũng như những điều cần thực hiện khi đi vào hoạt động qua bài viết dưới đây!

    I/ Mã ngành nghề hàng may mặc mà doanh nghiệp có thể bổ sung

    Mã ngành nghề may mặc được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể. Hệ thống ngành kinh tế cấp 4 nhóm mã ngành nghề hàng may mặc bao gồm:

    1. 131: Sản xuất sợi, vải dệt thoi và hoàn thiện sản phẩm dệt

    Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm dệt, bao gồm các hoạt động như chuẩn bị, sản xuất sợi và dệt vải. Nó có thể được làm từ các nguyên liệu thô khác nhau như lụa, len, sợi nhân tạo hay từ động thực vật khác, từ giấy hay từ thủy tinh…

    Nhóm này cũng gồm: Hoàn thiện sản phẩm dệt và may trang phục như tẩy trắng, nhuộm, may và các hoạt động tương tự.

    Ngành nghề chi tiết

    Mã ngành chi tiết

    Sản xuất sợi. Nhóm này gồm:

    – Chuẩn bị sợi dệt: quay và dệt sợi; tẩy nhờn và các-bon hoá len, nhuộm len lông cừu; trải len lông các loài động vật, thực vật và sợi tái tạo hoặc tổng hợp;

    – Xe sợi và sản xuất sợi cho dệt hoặc may để buôn bán hoặc chế biến thêm;

    – Sản xuất sợi, kết, cuộn, ngâm sợi tổng hợp hoặc sợi tái tạo;

    – Sản xuất vải cotton rộng bản, vải len, vải lụa, vải lanh bao gồm cả sợi tái tạo hoặc tổng hợp;

    – Sản xuất sợi giấy.

    Loại trừ:

    – Công việc chuẩn bị được thực hiện gắn với nông nghiệp hoặc trang trại được phân vào ngành 01 (Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan);

    – Ươm các cây lấy sợi (đay, gai, lanh…) được phân vào nhóm 01160 (Trồng cây lấy sợi);

    – Tỉa hột bông được phân vào nhóm 01630 (Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch);

    – Sản xuất sợi tổng hợp hoặc nhân tạo, sản xuất sợi đơn (bao gồm sợi dai và sợi dùng dệt thảm) từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo được phân vào nhóm 20300 (Sản xuất sợi nhân tạo);

    – Sản xuất sợi thủy tinh được phân vào nhóm 23103 (Sản xuất sợi thủy tinh và sản phẩm từ sợi thủy tinh).

    1311 – 13110

    Sản xuất vải dệt thoi. Nhóm này gồm:

    – Sản xuất vải cotton khổ rộng bằng cách đan, tấm vải đan, thêu, bao gồm từ sợi nhân tạo hoặc tổng hợp;

    – Sản xuất các tấm vải khổ rộng khác sử dụng sợi lanh, gai, đay và các sợi đặc biệt;

    – Sản xuất vải len tuyết, viền, vải bông, gạc;

    – Sản xuất tấm vải từ sợi thủy tinh;

    – Sản xuất các tấm vải từ sợi các-bon và aramid;

    – Sản xuất các tấm lông nhân tạo bằng cách dệt.

    Loại trừ:

    – Sản xuất vải phủ sàn bằng nguyên liệu dệt được phân vào nhóm 13930 (Sản xuất thảm, chăn đệm);

    – Sản xuất nỉ và vải không dệt được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

    – Sản xuất các sản phẩm dệt khổ hẹp được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

    – Sản xuất sản phẩm dệt bằng cách đan, móc được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

    1312 – 13120

    Hoàn thiện sản phẩm dệt. Nhóm này gồm:

    – Tẩy hoặc nhuộm vải dệt, sợi, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;

    – Hồ vải, nhuộm, hấp, làm co, chống co, ngâm kiềm vải, sản phẩm dệt bao gồm cả quần áo;

    – Tẩy quần áo bò;

    – Xếp nếp và các công việc tương tự trên sản phẩm dệt;

    – Làm chống thấm nước, tạo lớp phủ, cao su hoá hoặc ngâm vải;

    – In lụa trên trang phục và sản phẩm dệt.

    Loại trừ: Sản xuất vải dệt được ngâm tẩm, phủ lớp cao su, cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su). 

    1313 – 13130

     2. 139: Sản xuất hàng dệt khác

    Nhóm này gồm: Sản xuất các sản phẩm được tạo ra từ vải dệt, ngoại trừ quần áo mặc, chẳng hạn như hàng dệt may sẵn, thảm và chăn mền, dây thừng, dây chão, vải dệt gối, và một số đồ trang sức…

    Ngành nghề chi tiết

    Mã ngành chi tiết

    Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác. Nhóm này gồm:

    – Sản xuất và gia công các sản phẩm vải len như:

    + Vải nhung và vải bông,

    + Lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải đan trên máy Raschel và các máy tương tự,

    + Các loại vải bằng đan móc khác;

    – Sản xuất sản phẩm giả da lông thú từ việc may đan.

    – Thêu gia công trên vải, thêu các sản phẩm may mặc khác (trừ thêu trang phục).

    Loại trừ:

    – Sản xuất lưới và đồ trang trí cửa sổ, vải màn dạng ren được đan từ máy Raschel hoặc từ các máy móc tương tự được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu);

    – Sản xuất quần áo, đồ trang sức trang điểm, đan, thêu được phân vào nhóm 14300 (Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc).

    1391 – 13910

    Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục). Nhóm này gồm:

    – Sản xuất sản phẩm dệt sẵn từ bất kỳ nguyên liệu dệt nào, kể cả vải len như:

    + Chăn, túi ngủ,

    + Khăn trải giường, bàn hoặc bếp,

    + Chăn, chăn lông vịt, đệm ghế, gối và túi ngủ.

    – Sản xuất các sản phẩm dệt may sẵn như:

    + Màn, rèm, mành, ga trải giường, tấm phủ máy móc hoặc bàn ghế,

    + Vải nhựa, lều bạt, đồ cắm trại, buồm, bạt che ô tô, che máy móc và bàn ghế,

    + Cờ, biểu ngữ, cờ hiệu…

    + Vải lau bụi, khăn lau bát, chén, đĩa và các đồ tương tự, áo cứu đắm, dù.

    Nhóm này cũng gồm:

    – Sản xuất chăn điện;

    – Sản xuất thảm thêu tay;

    – Sản xuất vải phủ lốp ô tô.

    Loại trừ: Sản xuất hàng dệt dùng trong kỹ thuật được phân vào nhóm 13990 (Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu).

    1392 – 13920

    Sản xuất thảm, chăn, đệm. Nhóm này gồm:

    – Sản xuất tấm lát phủ sàn như: thảm tấm, chăn đệm, thảm lau chân;

    – Sản xuất tấm phủ sàn dệt dạng nỉ có lỗ.

    Loại trừ:

    – Sản xuất thảm chùi chân từ nguyên liệu tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);

    – Sản xuất tấm phủ sàn từ nguyên liệu nhựa, cao su, tết bện được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện);

    – Sản xuất vải sơn lót sàn nhà, tấm phủ sàn có mặt cứng được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).

    1393 – 13930

    Sản xuất các loại dây bện và lưới. Nhóm này gồm:

    – Sản xuất dây thừng, dây chão, dây bện và dây cáp từ sợi dệt hoặc sợi tương tự, bất kể chúng được tẩm phủ tráng, bọc bằng cao su, plastic hay không;

    – Sản xuất lưới đan từ dây chão, dây thừng, bện;

    – Sản xuất các sản phẩm lưới hoặc dây chão; lưới đánh cá, lưới chắn thuyền, dây cáp, dây chão có lõi bằng kim loại, dây đeo, lót đệm…

    Loại trừ:

    – Sản xuất lưới tóc được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Sản xuất dây kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu).

    1394 – 13940

    Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu. Nhóm này gồm: Hoạt động liên quan đến dệt hoặc sản phẩm dệt chưa được phân vào đâu trong ngành 12, 13.

    Cụ thể:

    – Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết dính,

    – Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn…

    – Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua,

    – Sản xuất nỉ,

    – Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng ten cuộn, đăng ten mảnh, dải hoặc mẫu ten rời để trang trí,

    – Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa,

    – Sản xuất sợi kim loại hoá hoặc dây thừng và dây cao su có lớp nguyên liệu dệt phủ ngoài, sợi dệt được tráng, phủ hoặc bọc bằng cao su hoặc nhựa,

    – Sản xuất vải bố làm lốp xe bằng sợi nhân tạo có độ bền cao,

    – Sản xuất các loại vải được tráng hoặc xử lý khác nhau như: quần áo đi săn, vải dùng cho hoạ sĩ, vải thô và các loại vải hồ cứng…,

    – Sản xuất các sản phẩm dệt khác: mạng đèn măng sông,

    – Sản xuất ống phun nước, băng chuyền, băng tải (bất kể chúng được tăng cường bằng kim loại hoặc vật chất khác hay không),

    – Sản xuất vải lót máy móc,

    – Sản xuất vải quần áo dễ co giãn,

    – Sản xuất vải dùng vẽ tranh sơn dầu và vải vẽ kỹ thuật,

    – Sản xuất dây giày,

    – Sản xuất bông đánh phấn và găng tay,

    – May bao đựng gạo, vắt sổ quần áo.

    Loại trừ:

    – Sản xuất tấm phủ sàn được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));

    – Sản xuất sản phẩm dệt làm đồ chèn lót, hoặc sản phẩm chèn lót: như khăn tắm, băng vệ sinh được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);

    – Sản xuất băng chuyền, băng tải bằng sợi dệt, dây thừng, dây chão được phủ, tráng cao su, trong đó cao su là thành phần chính được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

    – Sản xuất tấm, tờ hoặc mảnh cao su có liên kết với sợi vải dệt với mục đích tăng cường được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

    – Sản xuất quần áo từ sợi kim loại được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đầu).

    1399 -13990

     3. 141 – 1410 -14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)

    Nhóm này gồm:

    – Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;

    – Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;

    – Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;

    – Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc… cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy…,

    – Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê…,

    – Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;

    – Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;

    – Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;

    – Sản xuất đồ lễ hội;

    – Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;

    – Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;

    – Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.

    Loại trừ:

    – Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);

    – Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);

    – Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);

    – Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);

    – Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

    – Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);

    – Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).

    4. 142 – 1420 -14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

    Nhóm này gồm:

    Sản xuất sản phẩm làm từ da lông thú như:

    + Trang phục lông thú và phụ trang,

    + Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dải…

    + Các sản phẩm phụ khác từ da lông thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng công nghiệp.

    Loại trừ:

    – Sản xuất da lông sống được phân vào nhóm 014 (chăn nuôi) và nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);

    – Chế biến da thô và da sống được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

    – Sản xuất lông thú giả (quần áo có lông dài thông qua đan, dệt) được phân vào nhóm 13110 (Sản xuất sợi) và nhóm 13120 (Sản xuất vải dệt thoi);

    – Sản xuất mũ lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Sản xuất trang phục có trang trí lông thú được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Thuộc, nhuộm da được phân vào nhóm 15110 (Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú);

    – Sản xuất bốt, giày có phần lông thú được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép).

    5. 143 – 1430 – 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc

    Nhóm này gồm:

    – Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành sản phẩm như: Áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự;

    – Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, soóc.

    Loại trừ: Sản xuất vải đan móc, được phân vào nhóm 13910 (Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác).

    6. 151: Thuộc, sơ chế da; sản xuất va li, túi xách, yên đệm; sơ chế và nhuộm da lông thú

    Nhóm này gồm: Sản xuất da lông thú và các sản phẩm da lông thú.

    Ngành nghề chi tiết

    Mã ngành chi tiết

    Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú. Nhóm này gồm:

    – Thuộc, nhuộm da;

    – Sản xuất da sơn dương, da cừu, da dê, giấy da, da tinh xảo hoặc da hấp (cao su);

    – Sản xuất da tổng hợp;

    – Cạo lông, chải lông, thuộc, tẩy trắng, xén lông, nhổ lông và nhuộm da lông thú.

    Loại trừ:

    – Sản xuất da sống và da như một phần việc của trại nuôi gia súc được phân vào nhóm 014 (Chăn nuôi);

    – Sản xuất da sống và da là phần việc của hoạt động giết mổ được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);

    – Sản xuất trang phục bằng da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Sản xuất da giả không phải từ da tự nhiên được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su), 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic).

    1511 -15110

    Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự; sản xuất yên đệm. Nhóm này gồm:

    – Sản xuất va li, túi xách và các loại tương tự, bằng da, da tổng hợp hoặc bất cứ nguyên liệu nào khác như nhựa, vải dệt, sợi hoặc bìa các tông được lưu hoá, với điều kiện các nguyên liệu này sử dụng cùng công nghệ dùng để xử lý da;

    – Sản xuất yên đệm;

    – Sản xuất dây đeo đồng hồ phi kim (từ vải, da, nhựa);

    – Sản xuất các đồ khác từ da hoặc da tổng hợp: Dây an toàn, túi…

    – Sản xuất dây giày bằng da;

    – Sản xuất roi da, roi nài ngựa.

    Loại trừ:

    – Sản xuất trang phục bằng da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Sản xuất găng tay và mũ da được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Sản xuất giày, dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày dép);

    – Sản xuất yên xe đạp được phân vào nhóm 30920 (Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật);

    – Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại quý được phân vào nhóm 32110 (Sản xuất đồ kim hoàn và chi tiết liên quan);

    – Sản xuất dây đeo đồng hồ kim loại thường được phân vào nhóm 32120 (Sản xuất đồ giả kim hoàn và chi tiết liên quan);

    – Sản xuất dây đeo an toàn cho thợ điện và các dây đeo cho nghề nghiệp khác được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

    1512 – 15120

     7. 152 – 1520 -15200: Sản xuất giày, dép

    Nhóm này gồm:

    – Sản xuất giày, dép cho mọi mục đích sử dụng, bằng mọi nguyên liệu, bằng mọi cách thức sản xuất bao gồm cả đổ khuôn;

    – Sản xuất bộ phận bằng da của giày dép: sản xuất mũi giày và bộ phận của mũi giày, đế trong và phần ngoài đế;

    – Sản xuất bao chân, xà cạp và các vật tương tự;

    – Thêu, in gia công trên giày;

    – Sản xuất guốc gỗ thành phẩm;

    – Gia công đế giày bằng nguyên phụ liệu khác (xốp eva, giả da…)

    Loại trừ:

    – Sản xuất giày dép từ nguyên liệu dệt không có đế được phân vào nhóm 14100 (May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú));

    – Sản xuất bộ phận bằng nhựa của giày dép được phân vào nhóm 2220 (Sản xuất sản phẩm từ plastic);

    – Sản xuất ủng, giày cao su và đế, các bộ phận khác của giày dép bằng cao su được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);

    – Sản xuất bộ phận của giày bằng gỗ (ví dụ cốt giày hoặc gót giày) được phân vào nhóm 1629 (Sản xuất các sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện).

    II/ Trình tự thực hiện thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc

    Để bổ sung ngành nghề hàng may mặc, doanh nghiệp làm thủ tục bổ sung ngành nghề theo trình tự sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc

    Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh cần chuẩn bị sẽ gồm các thành phần như sau :

    + Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về bổ sung thêm mã ngành nghề may mặc.

    + Quyết định về việc bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc.

    + Biên bản họp về việc bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc

    + Văn bản ủy quyền cho cá nhận thực hiện nộp và nhận kết quả hồ sơ.

    Bước 2: Nộp hồ sơ và chờ nhận kết quả bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc

    – Doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề như trên đến Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Và nhận kết quả sau 3 ngày làm việc

    – Doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trong đó sẽ thể hiện các nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất của doanh nghiệp bao gồm cả các ngành nghề kinh doanh mới bổ sung.

    Bước 3 : Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp

    – Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thay đổi, bổ sung thêm mã ngành nghề thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

    – Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa. 

    Ma ngành kinh daonh san xuat may mac

    Thủ tục bổ sung thêm mã ngành nghề hàng may mặc

    III/ Lưu ý về việc thông báo bổ sung ngành nghề kinh doanh

    – Theo quy của Luật Doanh nghiệp thì khi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia. Trừ việc thay đổi địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Còn việc bổ sung ngành nghề kinh doanh chắc chắn phải thực hiện thủ tục này.

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý lao động, cơ quan thống kê, cơ quan bảo hiểm xã hội;

    – Định kỳ Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thông tin bổ sung ngành nghề kinh doanh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố – nơi công ty, doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    – Các tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà công ty phải công khai theo quy định của pháp luật.

    IV/ Dịch vụ bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh của Nam Việt Luật

    – Công ty Nam Việt Luật chúng tôi không những cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh mà còn có các dịch thay đổi đăng ký kinh doanh khác như thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi đại diện pháp luật, thay đổi chủ sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi thành viên hoặc cổ đông công ty, tăng vốn điều lệ, thay đổi cơ cấu ti lệ góp vốn… Nên để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục bổ sung ngành nghề bạn hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.

    – Nam Việt Luật quy tụ đội ngũ chuyên viên, luật sư được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, am hiểu về thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh nên có khả năng tư vấn chi tiết những vấn đề liên quan một cách chi tiết cho bạn. Không chỉ tư vấn miễn phí mọi thắc mắc liên quan, Nam Việt Luật còn hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thuận lợi thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh.

    – Đặc biệt, khi nhận được ủy quyền, Nam Việt Luật sẽ thay khách hàng soạn thảo thủ tục, nộp hồ sơ và lấy kết quả để trả cho khách hàng một cách nhành chóng, để giúp công ty của bạn thuận lợi kinh doanh ngành nghề muốn bổ sung hay muốn thay đổi. Đến Nam Việt Luật, bạn sẽ được:

    + Tư vấn tận tình về mã ngành nghề hàng may mặc cho bạn

    + Nhân viên công ty Nam Việt Luật thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh

    + Thực hiện thủ tục công bố thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh sau thay đổi, bổ sung mã ngành nghề hàng may mặc cho khách hàng, thủ tục cần lưu ý sau thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng

    Hy vọng những chia sẻ về thủ tục bổ sung ngành nghề hàng may mặc trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ chi tiết hơn.