Lương ngọc quyến là ai

Sớm tâm đắc với tư tưởng Duy Tân cách mạng, Lương Ngọc Quyến nhận ra muốn đánh đuổi được kẻ thù, giành lại độc lập tự do cho đất nước thì phải học tập binh cơ võ bị tân thời. Vừa tròn 20 tuổi, Lương Ngọc Quyến lên đường sang Nhật theo tiếng gọi của phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu. Trong Ngục trung thư, Phan Bội Châu đã viết về người thanh niên quả cảm họ Lương: “Tháng 10 năm Ất Tỵ, tôi về nhà trọ cũ đã thấy một thanh niên đang chờ ở đó... Thì ra là Lương quân Lập Nham. Tôi xem ra người có khí phách hăng hái, đôi mắt sáng quắc. Một thanh niên chứa sẵn kỳ khí, có hoài bão xa, chỉ nghe nói tôi mới sang Đông mà đã mạnh bạo bỏ nhà đi một thân một mình, không kể gì gian nan nguy hiểm. Chao ôi! Nếu thanh niên nước nhà mà được nhiều người có ý chí kiên cường mạo hiểm như Lương quân thì con đường phục quốc của ta sẽ rút ngắn được bao nhiêu...”

Sau 5 năm theo học trường Chấn Vũ [1906 - 1911], Lương Ngọc Quyến thi tốt nghiệp đậu thủ khoa và xin học tiếp ở trường sỹ quan lục quân nhưng không được Bộ Tham mưu Nhật chấp thuận nên đã rời Nhật về Trung Quốc xin học trường Lục Quân Trắc Hội. Tháng 3/1912, ông được bầu làm ủy viên trong Bộ Chấp hành của Việt Nam Quang Phục Hội. Hai năm sau ông về nước gây dựng cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, được đề cử trọng trách “khẩn điền, luyện quân” tại Xiêm, công trình Phan Bội Châu đang thực hiện dở, mở mang chiêu tập kiều bào thành lập chiến khu, từ sự ủng hộ của các thương gia yêu nước mua thêm vũ khí, rèn luyện binh sĩ chờ thời cơ khởi nghĩa.

Bị mật thám Anh bắt rồi trao cho thực dân Pháp, Lương Ngọc Quyến bị giam tại nhà tù Hỏa Lò, rồi giải lên Cao Bằng, Phú Thọ. Vừa bị dụ dỗ vừa bị hành hạ tra khảo nhưng ông nhất quyết không khai ra các đồng chí và tổ chức cách mạng. Chúng lại giải ông về Hỏa Lò cho tù cầm cố. Trong ngục ông vẫn tìm cách tuyên truyền giác ngộ lòng yêu nước, căm thù giặc của các bạn tù, kêu gọi họ nổi dậy chống thực dân. Biết không thể khuất phục được Lương Ngọc Quyến, giữa năm 1916 thực dân Pháp đưa ông lên đề lao Thái Nguyên chịu cực hình khổ sai. Tại đây, ông đã tìm được người đồng chí mới là Đội Cấn, viên khố đội xanh yêu nước đang phục vụ trong cơ binh Pháp. Ban Chỉ huy khởi nghĩa được thành lập, huy động lực lượng lính khố xanh từ các trại tỉnh lỵ, các đồn lân cận, tù chính trị và tù thường phạm giác ngộ, người dân địa phương đánh chiếm tỉnh lỵ Thái Nguyên làm căn cứ. Cả nghĩa quân được tổ chức thành 8 đội, đào công sự, ngăn giữ các hướng ra vào. Lương Ngọc Quyến chỉ huy tuyến phòng thủ bên ngoài, Đội Cấn trấn phía trong. Hốt hoảng trước việc tỉnh lỵ Thái Nguyên bị nghĩa quân chiếm đóng, thực dân Pháp đã điều lực lượng hùng mạnh có pháo binh, tàu chiến yểm trợ. Nghĩa quân của Lương Ngọc Quyến và Đội Cấn đã kháng cự quyết liệt, diệt được 107 tên, sát thương 17 tên. Trước kẻ địch mạnh gấp nhiều lần, nghĩa quân dần tiêu hao lực lượng, buộc phải rút lui. Trong lần rút chạy đó, Lương Ngọc Quyến đã anh dũng hy sinh. 

Tuy chỉ giành độc lập vỏn vẹn trong 7 ngày nhưng cuộc khởi nghĩa đã gây tiếng vang lớn, là mốc son trong phong trào yêu nước theo đường lối bạo động trong hai thập niên đầu thế kỷ XX, nêu gương sáng cho thế hệ thanh thiếu niên đời sau.

Lương Ngọc Quyến [1885 - 1917], tên hiệu Lương Lập Nham, là một chí sĩ Việt Nam thời cận đại. Sinh thời, ông sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu [Trung Quốc] rồi theo đuổi áp dụng ở Việt Nam.

Quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can.

 

Ngục Hỏa Lò, Hà Nội nơi Lương Ngọc Quyến bị giam

Tháng 10 năm 1905, ông cùng em ruột là Lương Nhị Khanh hưởng ứng Phong trào Đông du, sang Nhật Bản du học. Ông được Phan Bội Châu gửi học ở Trường Chấn Vũ, tốt nghiệp loại ưu vào cuối 1908. Thời gian này ông tham gia vào Công hiến hội. Sau đó ông bị trục xuất, phải bỏ sang Trung Quốc theo học các trường quân sự, rồi nhận chức thiếu tá trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Tháng 3- 1912, ông được bầu làm Ủy viên quân sự Bộ chấp hành Việt Nam Quang Phục Hội.[1]

Năm 1914 Lương Ngọc Quyến về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, Hồng Kông. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho thực dân Pháp, đưa về Việt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại đây, ông đã cùng Trịnh Văn Cấn [Đội Cấn] lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Vì bị cúm lâu ngày ông không đi đứng được nữa nên khi quân Pháp phản công đánh kịp, ông không chịu lên cáng rút lui mà đòi Trịnh Văn Cấn [Đội Cấn] bắn vào ngực ông để hi sinh ngày 5 tháng 9 năm 1917.[2]

Tên ông được dùng để đặt cho một đường phố ở Hà Nội.[3] Đoạn đầu phố Lương Ngọc Quyến đi từ Hàng Giấy đến ngã tư Tạ Hiện và nằm trong khu tứ giác Hàng Buồm - Hàng Giầy - Tạ Hiện, thuộc đất phường Hà Khẩu, vừa là khu buôn bán, khu hoạt động của khách du lịch balô và là khu tập trung nhiều hàng ăn uống của Hà Nội.

Ở thành phố Thái Nguyên con đường mang tên nhà chí sĩ yêu nước Lương Ngọc Quyến bắt đầu từ ngã ba Mỏ Bạch và kết thúc tại ngã ba Bắc Nam. Đây là tuyến phố công nghệ của thành phố Thái Nguyên, nơi có các hoạt động thương mại sầm uất.

Tại thành phố Hạ Long, tên của ông được đặt cho phố tại phường Hồng Hà.

Tại quận 8,có con đường từ Bến Bình Đông qua Tùng Thiện Vương, tại phường 12-14 quận 8.

Tên ông còn được đặt cho một con đường tại Quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng.

Lương Ngọc Quyến hiệu là Lập Nham, con thứ trong một gia đình sĩ phu giàu có ở phố Hàng Đào, mẹ là thương gia, cha là cử nhân Lương Văn Can [1854-1923], đồng sáng lập trường Đông kinh nghĩa thục năm 1907, bị Pháp đày đi Phnompenh, quê gốc ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Lớn lên trong môi trường như thế, Lương Ngọc Quyến sớm chịu ảnh hưởng yêu nước của cha mẹ và tư tưởng tân học của những nhà cải cách như Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, v.v.

Tháng 10/1905, ông cùng em là Lương Nghị Khanh hưởng ứng phong trào Đông Du, sang Nhật tìm đường làm cách mạng. Ông được Phan Bội Châu gửi học trường Chấn Vũ và tốt nghiệp loại ưu [năm 1908]. Bị trục xuất, ông sang Trung Quốc học ở trường quân sự, nhận chức thiếu tá trong quân đội Quốc dân đảng và tham gia Việt Nam Quang phục Hội, làm Ủy viên Quân sự Bộ chấp hành.

Năm 1914, ông về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, qua Hương Cảng. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho Pháp, đưa về Việt Nam vào tháng 2/1915. Chúng kết án ông khổ sai chung thân và giam ở các nhà lao tại Hà Nội, Phú Thọ, và Thái Nguyên, nơi ông đã bí mật giác ngộ anh em binh lính của Trịnh Văn Cấn [Đội Cấn] và được cử làm Cố vấn kiêm Phó tư lệnh.

Đêm 30 rạng ngày 31/8/1917, 300 người do Đội Cấn chỉ huy đã phát động cuộc khởi nghĩa chống Pháp, trước hết giải thoát tù chính trị ở Thái Nguyên. Nghĩa quân làm chủ tỉnh lỵ suốt bảy ngày. Bị cùm lâu ngày Lương Ngọc Quyến không đi đứng được vững, và khi giặc Pháp đưa viện binh từ Hà Nội lên phản công dữ dội nhằm chiếm lại tỉnh lỵ Thái Nguyên, ông đã hy sinh vào ngày 5/9/1917, lúc đó mới 32 tuổi.

Di cảo

Chỉ còn lại các bài thơ "Cảm tác" và "Gửi vợ" do ông làm khi bị giam ở Hỏa Lò, Hà Nội.

Đánh giá

Tên của hai cha con chí sĩ Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến sau năm 1945 đã được đặt cho hai con phố của quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội.

Ở thành phố Thái Nguyên con đường mang tên Lương Ngọc Quyến bắt đầu từ ngã ba Mỏ Bạch và kết thúc tại ngã ba Bắc Nam.

Người cha - cụ Cử Lương Văn Can - là một trong những nhân vật cốt cán của phong trào Đông Du, Thục trưởng trường Đông Kinh nghĩa thục những năm 1907 - 1908; người con - Lương Ngọc Quyến - là người đồng tổ chức cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 gây tiếng vang lớn trong các phong trào yêu nước.

Chí sĩ Lương Ngọc Quyến và Chân dung Đội Cấn

Lương Ngọc Quyến tự Lập Nham sinh năm 1885 tại phố Hàng Đào [Hà Nội], là nơi dòng họ Lương hành nghề buôn bán từ nhiều đời. Trong phong trào Đông Du, Lương Ngọc Quyến là một trong những thanh niên đầu tiên xuất dương du học. Tháng 10.1905, ông sống tại Hoành Tân [Yokohama], Nhật Bản, ở trong ngôi nhà cụ Phan Bội Châu từng cư ngụ. Cụ Phan trở lại ngôi nhà trọ, gặp ông, và đã viết về ông trong tác phẩm Ngục Trung Thư như sau:

“Tháng 10 năm ấy [Ất Tỵ 1905], tôi đến Hoành Tân về ở nhà trọ cũ, thấy một vị thanh niên học sinh ta, Lương quân Lập Nham đã tới ở trước đó rồi. Tôi xem ra người thật có khí phách hăng hái, đầu tóc còn để bờm xờm. Dò hỏi mới biết Lương quân bỏ nhà đi trốn sang Nhật trơ trọi một thân, lúc lên đến bến thì hành trang vừa cạn, trong túi chỉ còn vẻn vẹn ba xu, không hơn, không kém. Thấy thế, tôi vừa mừng vừa chưng hửng. Vì bạn nhỏ tuổi nước ta, một thân một bóng mà dám liều mệnh xông pha sóng gió muôn trùng đến một nước thuở nay mình chưa quen biết bao giờ, Lương quân chính là người thứ nhất vậy…” [Đào Trinh Nhất - Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 - NXB Tân Việt - Sài Gòn 1957, tr.12-13].

Năm 1911, Lương Ngọc Quyến đỗ thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp trường Chấn Võ. Khi cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra tại Trung Quốc, ông sang Tàu, cộng tác với Đại đô đốc Quảng Đông là Hồ Hán Dân và sau đó, với Lê Nguyên Hồng, lúc ấy là Phó tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Năm 1914, nhận thấy tình hình Trung Quốc không có gì sáng sủa, không mong gì được họ hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam, Lương Ngọc Quyến lẻn về nước, định áp dụng những gì đã học được để tổ chức một cuộc khởi nghĩa. Ông di chuyển liên tục từ Sài Gòn qua Thái Lan, rồi Hồng Kông. Tuy nhiên, đầu năm 1915, khi chỉ mới ở Hồng Kông có mấy ngày, ông đã bị cảnh sát Anh bắt và giải sang tô giới Quảng Châu cho cảnh sát Pháp.

Tháng 3.1915, Pháp đưa Lương Ngọc Quyến về Việt Nam, giam trong nhiều nhà tù khác nhau, từ Hỏa Lò, đến Nam Định, Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Trong thời gian bị giam ở nhà tù Thái Nguyên, ông để ý đến một viên đội lính khố xanh của Pháp tên Trịnh Văn Đạt, thường gọi là Đội Cấn, tuy đi lính cho Pháp, song vẫn nuôi ý chí phục quốc. Qua nhiều lần tiếp xúc, hiểu và tin nhau, họ Lương và Đội Cấn bí mật bàn bạc với nhau kế hoạch khởi nghĩa lật đổ chính quyền thực dân Pháp tại Thái Nguyên, từ đó tấn công sang các tỉnh lân cận.

Họ quyết định tiến hành cuộc khởi nghĩa vào đêm 30.8.1917.

Một giờ sáng 31.8.1917, một đơn vị khởi nghĩa đánh chiếm đại bản doanh của quân đội Pháp tại Thái Nguyên, bắn chết tên giám binh Pháp Noel cùng viên phụ tá của tên này là quản Lập, rồi bêu đầu họ lên để làm gương cho các lính khố xanh khác. Trong số 175 binh sĩ đồn trú tại Thái Nguyên, có đến 131 người ôm súng đi theo lực lượng khởi nghĩa, số còn lại hoặc trốn đi hoặc bị quân khởi nghĩa tiêu diệt.

Sau khi chiếm xong bản doanh của quân đội Pháp, quân khởi nghĩa tràn vào nhà tù Thái Nguyên, giải thoát tù nhân tại đây. Đội Cấn triệu tập một hội đồng quân sự và được suy cử làm Quang Phục quân Đại Đô đốc, Lương Ngọc Quyến làm quân sư, để cùng bàn bạc các chiến lược, chiến thuật sắp tới. Họ đặt quốc hiệu là Đại Hùng đế quốc, lần lượt công bố hai bản tuyên ngôn dài, nhân danh Việt Nam Quang phục quân, lên án thực dân Pháp và kêu gọi mọi người đoàn kết chống ngoại xâm.

Đến sáng 31.8.1917, phần lớn tỉnh lỵ Thái Nguyên đã lọt vào tay nghĩa quân của Đội Cấn. Đáng tiếc là họ chiếm Nhà dây thép [Bưu điện] khá trễ nên quân Pháp còn kịp điện báo cho Bộ chỉ huy tối cao tại Hà Nội sự biến tại Thái Nguyên. Một lực lượng quân Pháp được điều từ Đồ Sơn lên Thái Nguyên, mang theo cả vũ khí nặng. Cuộc đụng độ bắt đầu từ ngày 2.9.1917 với thương vong nặng nề của cả hai phía.

Ưu thế chiến trường ngày càng nghiêng về phía giặc. Đến ngày 5.9.1917, sau hơn 5 ngày chiếm giữ Thái Nguyên, Đội Cấn đành ra lệnh cho nghĩa quân rút đi. Lương Ngọc Quyến bị liệt hai chân sau những năm tháng khổ hình trong nhà tù của Pháp nên Đội Cấn sắp xếp võng cáng cho ông đi. Ông thấy làm như vậy chỉ thêm vướng bận cho nghĩa quân đang cần tập trung nỗ lực chiến đấu, nên nhờ Đội Cấn bắn một phát đạn vào ngực, hy sinh một đời tranh đấu vì nước [Đào Trinh Nhất - sđd - tr.93].

Ngày 5.1.1918, sau 4 tháng cầm cự, Đội Cấn bị thương trong một trận đánh, bên mình chỉ còn 4 thuộc hạ, và ông cũng bắn vào bụng tự sát. Đó là hai trong những cái chết anh hùng vào những năm kháng Pháp thời kỳ đầu thế kỷ 20.

Việt Nam những chuyển biến đầu thế kỷ 20 Nhà cách mạng Trần Cao Vân cứu vua Khởi nghĩa bất thành của vua Duy Tân Cuộc nổi dậy của 'hoàng đế' Phan Xích Long Phút sa cơ của hùm thiêng Yên Thế Vụ Hà thành đầu độc “Loạn đầu bào” ở Quảng Nam Đông Kinh Nghĩa Thục Các nhà cách mạng Việt Nam và hạm đội Sa Hoàng Cuộc chiến Nga - Nhật Cụ Phan Châu Trinh hội kiến với Đề Thám

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề