Văn hóa châu Âu và châu A khác nhau như thế nào

Văn hóa ẩm thực thường chứa đựng toàn bộ những nét tinh hoa nhất, độc đáo nhất của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Sự khác biệt của mỗi nền văn hóa khác nhau đã tạo ra những đặc điểm ẩm thực hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, những khác biệt đặc trưng nổi bật của nền ẩm thực châu Á với châu Âu chính là một trong những đề tài nghiên cứu nổi bật của giới chuyên môn.

Ẩm thực châu Á và châu Âu có sự khác biệt nguyên nhân xuất phát từ điều kiện tự nhiên đặc trưng của khu vực châu Á và châu Âu, dẫn đến người dân ở hai khu vực này có những thói quen ăn uống riêng để phù hợp với khí hậu và lương thực đặc trưng của vùng này.

Châu Á có khí hậu thời tiết thuận lợi để những cây lương thực nhiệt đới phát triển như lúa gạo nên bữa ăn không thể thiếu cơm. Trong khi đó ở châu Âu, bánh mỳ lại mà món ăn chính, đồng thời khí hậu của châu Âu có nhiệt độ thấp nên những món ăn phải đáp ứng cung cấp nhiều năng lượng, có tính nóng và có nhiều thành phần đạm đông vật.

Ẩm thực châu Á đề cao vai trò của những món ăn có tính mát và những món ăn sử dụng nguyên liệu từ biển. Hơn thế nữa, nền văn hóa châu Á với những nét cầu kì truyền thống và đôi lúc còn có phần bảo thủ thì những món ăn ở đây thường có những công thức, chuẩn mực riêng. Món ăn ngon phải là món ăn đáp ứng tính triết lý là truyền thống dân tộc. Ngược lại, món ăn của người châu Âu đề cáo tính tiện lợi và sáng tạo, không gò bó trong những nguyên tắc chuẩn mực riêng.

Đặc biệt, thành phần gia vị  kết hợp trong món ăn cũng có sự khác biệt giữa hai nền văn hóa. Ẩm thực châu Á kết hợp các thành phần nguyên liệu phổ biến, có sự tương đồng về vị. Hạt nêm, muối, đường, nước mắm,… là những gia vị được sử dụng nhiều nhất. Bữa ăn thường kèm theo nước mắm/ nước tương để chấm, có thể dùng chung cho tất cả món ăn. Ngược lại, ẩm thực châu Âu luôn luôn kết hợp các thành phần nguyên liệu có hơi hướng mâu thuẫn, tránh ghép nối những thứ có hương vị tương tự và mỗi món ăn sẽ có một loại nước sốt riêng biệt.

Quan niệm ẩm thực thẩm mỹ của người châu Á đánh giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình thức, bát đĩa, ưu tiên tính ngon miệng, ít quan tâm đến chất lượng dinh dưỡng. Đối với tín đồ ẩm thực châu Âu, lại đề cao quan niệm ẩm thực lý tính, ít quan tâm đến mùi vị, màu sắc, hình thức ra sao, chỉ chú trọng hàm lượng dinh dưỡng trong đó cung cấp cho một bữa ăn.

Trong cách thức ăn uống, người châu Á thường ưu tiên sử dụng đũa là chủ yếu thì người châu Âu lại dùng bộ dụng cụ dao- thìa- dĩa.

Điều đặc biệt, người châu Á thường ăn chung theo mâm, tức là món ăn được đựng chung trong một tô/ âu/ nồi lớn, những người trong bàn sẽ dùng vá/ thìa để lấy thức ăn vào chén của mình thì người châu Âu lại ăn theo từng phần riêng của mình.

Cứ tưởng rằng ẩm thực phương Đông và phương Tây khó mà kết hợp với nhau để tạo nên “tiếng nói chung” trong thế giới ẩm thực đầy sắc màu vì có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, khi thử kết hợp những gì độc đáo nhất của 2 “thái cực” ẩm thực này với nhau, các đầu bếp đã tạo nên những món ăn vô cùng hài hòa, vừa mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật, lại vẫn có nét truyền thống riêng mà vô cùng phóng khoáng.

Với công thức ngoài Tây trong Nhật, món cơm cuộn trứng Omurice cũng là một trong những món được nhắc đến đầu tiên khi kể về nhóm đồ Tây ở Nhật. Học tập tráng trứng omelette của phương Tây, người Nhật đã sáng tạo ra món cơm cuộn thơm ngon đầy dinh dưỡng: cơm Nhật với rau củ và thịt [thường là thịt gà kiểu teriyaki] được cuộn trong lớp trứng tráng với một ít sốt cà chua chua ngọt ngọt trên cùng.

Omurice tuy ra đời trên nền tảng món Tây nhưng cho đến nay đã thực sự trở thành công thức gắn liền với ẩm thực Nhật Bản thông qua sự xuất hiện phổ biến của mình trong làn sóng văn hóa kawaii và đời sống manga. Giới trẻ Nhật, đặc biệt là các thiếu nữ trẻ, rất thích việc vẽ hình hoặc để lại các lời nhắn ngọt ngào dễ thương bằng sốt cà chua lên bề mặt trứng cuộn. Hình ảnh những đĩa Omurice được tạo hình hoặc viết chữ ngộ nghĩnh được thấy rất nhiều trong manga, anime [truyện tranh, hoạt hình của Nhật] cũng như đã trở thành một biểu hiện cho văn hóa kawaii đặc trưng ở Nhật.

18 Tháng Mười, 201910 Tháng Một, 2021

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

1 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

16 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

19 Tháng Mười, 201921 Tháng Mười Hai, 2020

19 Tháng Mười, 201919 Tháng Mười, 2019

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

21 Tháng Chín, 201921 Tháng Chín, 2019

11 Tháng Mười, 201916 Tháng Một, 2021

23 Tháng Mười, 201925 Tháng Tư, 2020

No comments found.

Video liên quan

Chủ Đề