Luận văn thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của thủ đô hà nội luận văn ths luật 60 38 01 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.46 MB, 133 trang ]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM XUÂN SƠN

C¶I C¸CH THñ TôC HµNH CHÝNH QUA THùC TIÔN
CñA THñ §¤ Hµ NéI
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo
tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã được sự quan tâm
hướng dẫn tận tình, chi tiết của GS.TS. Phạm Hồng Thái. Luận văn
được hoàn thành theo đúng quy trình, quy định và hướng dẫn về
nghiên cứu khoa học.
Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán đầy đủ
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Tôi viết Lời cam đoan, đề nghị Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội cho phép tôi được bảo vệ Luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện luận văn

Phạm Xuân Sơn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH .................................................................................. 11
1.1.

QUAN NIỆM VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ..............................................11

1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính ........................................................................11
1.1.2. Phân loại và đặc điểm các thủ tục hành chính ...............................................14
1.2.

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ........................................................18

1.2.1. Ý nghĩa, vai trò của cải cách thủ tục hành chính ...........................................20
1.2.2. Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính ..............................................................22
1.3.

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN CẢI CÁCH
TTHC VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH TTHC....................23



1.4.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ CẢI CÁCH
HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH .......................26

Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA
THỦ ĐÔ HÀ NỘI ........................................................................................38
2.1.

THỰC TRẠNG

XÂY DỰNG THỂ CHẾ VÀ KẾ HOẠCH CẢI

CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI........................38
2.1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch .......................................................38
2.1.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cải cách thủ tục
hành chính ......................................................................................................41
2.2.

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ......................................................42


2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến về cải cách thủ tục hành chính ..................................42
2.2.2. Bố trí các nguồn lực, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông
tin phục vụ công tác cải cách TTHC ..............................................................45
2.2.3. Tập hợp, thống kê, rà soát đơn giản hóa TTHC trước khi thực hiện Đề án 30 ......53
2.2.4. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính .....................................59
2.2.5. Cơ chế một cửa liên thông trong thực hiện TTHC .......................................62


2.2.6. Thực trạng quy định trách nhiệm của người thực hiện TTHC ......................64
2.3.

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO ĐỀ ÁN
30 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................70

2.3.1. Giai đoạn 1 Đề án 30: Thống kê thủ tục hành chính của Thành phố ................70
2.3.2. Giai đoạn 2 Đề án 30: Thực hiện rà soát, kiến nghị đơn giản hoá thủ
tục hành chính của Thành phố .......................................................................71
2.3.3. Giai đoạn 3: Thực thi đơn giản hoá thủ tục hành chính của Thành phố ..............72
2.3.4. Giai đoạn kiểm soát thủ tục hành chính .........................................................72
2.4.

THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC
QUẢN LÝ CỤ THỂ ......................................................................................75

2.4.1. Một số vấn đề chung về quá trình hình thành TTHC thuộc thẩm quyền
giải quyết của Thủ đô .....................................................................................75
2.4.2 Quá trình hình thành các TTHC lĩnh vực đất đai; nhà ở, xây dựng nhà
ở; thuế .............................................................................................................76
2.5.

NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH ..............................................................................................84

2.5.1. Những kết quả chung .....................................................................................84
2.5.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại .....................................................................86
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .......................................................87
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ................................90


3.1.

BỐI CẢNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU TỚI CÔNG
TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ..............90


3.2.

MỤC TIÊU ....................................................................................................92

3.3.

CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI ................................................................................93

3.3.1. Về tổ chức thực hiện ......................................................................................93
3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ............................................96
3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cải
cách thủ tục hành chính ..................................................................................98
3.3.4. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công sở đảm bảo
và nâng cao điều kiện thực hiện cải cách thủ tục hành chính ........................99
3.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin, cải thiện quan hệ giữa cá nhân, tổ chức
với các cơ quan hành chính ..........................................................................100
3.3.6. Kiểm soát thủ tục hành chính .......................................................................102
3.4.

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ..............................................................................104

KẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109


PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐ:
BMHC:

Ban chỉ đạo
Bộ máy hành chính

CCHC:
Cải cách hành chính
CCTTHC: Cải cách thủ tục hành chính
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa
CNTT:
CQHC:

Công nghệ thông tin
Cơ quan hành chính

CQT:
HĐND:

Cơ quan thuế
Hội đồng nhân dân

HSHC:
NNT:
PAPI:


Hồ sơ hành chính
Người nộp thuế
Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp
tỉnh Việt Nam

PARI:

Bộ chỉ số theo dõi đánh giá CCHC

QSD:
QSDĐ:
QSHN:
SIPAS:

TP:
TTHC:

Quyền sử dụng
Quyền sử dụng đất
Quyền sở hữu nhà
Bộ chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người
dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan
hành chính
Thành phố
Thủ tục hành chính

UBND:
UNDP:
WB :
WTO:


XDCB :
XHCN:

Ủy ban nhân dân
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Thương mại thế giới
Xây dựng cơ bản
Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đẩy mạnh cải cách nền hành chính ở Việt Nam, cải cách thủ tục
hành chính luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; Thủ tướng Chính phủ
đã giao nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính trên
các lĩnh vực quản lý nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu. Cải cách
thủ tục hành chính cũng là 1 trong 2 khâu đột phá trong chiến lược phát triển của
Thủ đô trong giai đoạn 2010-2015[30].
Cải cách thủ tục hành chính đang là vấn đề bức xúc, nóng bỏng, được nhiều
tầng lớp nhân dân quan tâm, trên cả bình diện lý luận và thực tiễn đang đặt ra rất
nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước
trên thế giới đều tiến hành cải cách nền hành chính và nâng cao chất lượng dịch
vụ công, đều là mục tiêu ưu tiên trong phát triển của các quốc gia. Cả các nước
đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một
động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt
khác của đời sống xã hội[32].
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm
1986, tính đến nay đã gần 3 thập niên. Trong khoảng thời gian này, đồng thời với


việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải
cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết
quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng
của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ phát
triển, đầu tư nước ngoài xu hướng chung là tăng, nhiều vấn đề xã hội đang được
quan tâm giải quyết... Tuy nhiên, Ở Việt Nam đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần phải được giải quyết tích cực và có
hiệu quả. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước Việt Nam những

1


thách thức và cơ hội mới đòi hỏi phải có những cố gắng cao độ. Điều đó cũng có
nghĩa là quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra
cần được tiếp tục giải quyết. Cái khó trong cải cách hành chính ở Việt Nam là
phải tiến hành một cuộc cải cách hành chính có tính chất cách mạng từ quản lý
lập trung quan liêu, bao cấp sang quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường và
mở rộng dân chủ. Điều này là chưa từng có tiền lệ.
Ở trong nước, sự kiện công bố bộ TTHC 4 cấp chính quyền thuộc đề án cải
cách, đơn giản hoá tục hành chính [Đề án 30] là một trong 10 sự kiện nổi bật Việt
Nam 2009, các ngành các cấp đã khẩn trương thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục
theo hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách Thủ tướng Chính phủ[34].
Lịch sử đã chỉ ra rằng bất kỳ một cuộc cải cách nào cũng đều có mục tiêu,
mục đích xã hội của nó. Mục tiêu cải cách hành chính ở Việt Nam là: xây dựng một
nền hành chính trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân
ngày một tốt hơn.
Cải cách hành chính ở Việt nam được tiến hành nhiều năm nay với những
bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao. Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ
tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải
cách nền hành chính nhà nước với 03 nội dung là: cải cách thể chế hành chính[14];


cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. cải
cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với 04 nội dung: cải cách thể chế
hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức; cải cách tài chính công[18]. Giai đoạn hiện nay với 06 nội dung: [1] Cải cách
thể chế, [2] Cải cách thủ tục hành chính, [3] Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
nhà nước, [4] Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, [5] Cải
cách tài chính công, và [6] Hiện đại hoá hành chính[15].
Trong những năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã làm được những
gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền đó là:
- Về thể chế hành chính đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành các Luật mới và các
văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Điều quan trọng là: các văn bản về

2


tổ chức bộ máy nhà nước là đã quy định khá cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của
các cơ quan nhà nước, từng bước thể hiện sự phân cấp trong quản lý giữa Trung
ương và địa phương; các văn bản pháp luật về công vụ, cán bộ, công chức đã quy
định khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các cán bộ, công chức và đã bước đầu đi
theo hướng chuyên biệt hoá các đối tượng những người phục vụ trong cơ quan, tổ
chức nhà nước.
- Về bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ
quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, thủ tục hành chính được cải cách
theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ
tục hành chính. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự
sách nhiễu, phiến hà, tham nhũng của các công chức hành chính trong khi giải quyết
các công việc của công dân. Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính góp
phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam trong những năm qua và trong
tương lai đi theo hướng làm cho bộ máy hành chính hoàn bị hơn, hoạt động có hiệu


quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần
từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ
dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành
chính, là người đánh giá khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước,
bộ máy hành chính.
Tất cả những mục tiêu của cải cách hành chính cũng là nhằm góp phần xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với bản chất của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân.
- Thành phố: Hà Nội tụt hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cạnh tranh cấp tỉnh
[PCI] trong đó đặt ra cấp bách gắn kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính với
phát triển dịch vụ công[9]. Hiện tổng số thủ tục hành chính ở cả 3 cấp chính quyền
của Thành phố là 2379 thủ tục hành chính[27].
Cơ quan kiểm soát TTHC có trách nhiệm rà soát, đình chỉ các thủ tục bất
hợp pháp; sửa đổi, bổ sung các thủ tục còn thiếu hoặc bất hợp lý; Trước khi có

3


Tổ công tác 30 [Tổ công tác của Thủ tướng về cải cách thủ tục hành chính],
những ví dụ về tình trạng các thủ tục hành chính rườm rà và thói cửa quyền,
nhũng nhiễu, "bệnh hành dân" trong cơ quan công quyền thì nhiều vô kể, có thể
tìm thấy ở bất kỳ nơi nào[21]. Một số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành các thủ tục hành
chính. Cho đến trước thời điểm triển khai Đề án 30 [2008], chưa có cơ quan, tổ
chức nào thống kê xem ở Việt Nam, những cơ quan nào được ban hành thủ tục hành
chính. Các thủ tục hành chính chồng chéo, mâu thuẫn... không có cơ chế để lựa
chọn áp dụng thủ tục nào [việc cấp bìa đỏ, giấy hồng, giấy xanh vừa qua là một ví
dụ điển hình].
Sự tuỳ tiện trong việc ban hành thủ tục hành chính đã dẫn đến tình trạng
không thể kiểm soát nổi. Không ai có thể thống kê được hiện nay ở nước ta đang


tồn tại những thủ tục hành chính nào.
Hai là, các thủ tục hành chính thường xuất phát từ nhu cầu quản lý của cơ
quan công quyền chứ không tính đến quyền lợi của các tổ chức, cá nhân khác có
liên quan. Do đó, hầu hết các thủ tục hành chính đều tìm cách tạo thuận lợi cho cơ
quan có thẩm quyền, đẩy khó khăn về phía người dân.
Ba là, hầu hết các thủ tục hành chính đều không có quy định rõ ràng và dứt
khoát các loại giấy tờ, tài liệu cần phải có khi làm thủ tục hành chính. Thậm chí, có
nhiều thủ tục hành chính sau khi liệt kê một loạt các loại giấy tờ còn quy định thêm
"các giấy tờ, tài liệu khác...". Lợi dụng kẽ hở này, người có thẩm quyền yêu cầu
đương sự nộp thêm các loại giấy tờ khác, nhiều khi hết sức vô lý.
Bốn là, thời gian hoàn tất thủ tục hành chính thường là quá dài và không có
thời điểm cuối cùng, không có cơ chế chịu trách nhiệm nếu để quá thời gian quy
định. Tình trạng người dân nộp giấy tờ, xin hàng tá các loại con dấu, chữ ký rồi...
mỏi cổ chờ đợi là phổ biến.
Năm là, các biện pháp bảo đảm cho người dân có đủ điều kiện để khiếu nại,
tố cáo, khởi kiện không cụ thể, không rõ ràng. Các quy định ràng buộc trách nhiệm
thường rất chung chung, thậm chí rất nhiều thủ tục không quy định trách nhiệm của

4


cơ quan, người có thẩm quyền. Khi quyền và lợi ích của họ bị xâm hại, họ không có
căn cứ nên không thể làm gì được để buộc cơ quan công quyền chịu trách nhiệm.
Sáu là, việc giáo dục đạo đức, ý thức của công chức liên quan đến thủ tục
hành chính chưa được quan tâm đúng mức. Cùng với chế độ tiền lương còn bất cập
hiện nay cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các thủ tục hành chính
rườm rà và thói cửa quyền, nhũng nhiễu, "bệnh hành dân" đang rất phổ biến trong
các cơ quan công quyền.
Các nghiên cứu về thủ tục hành chính chủ yếu nặng về lý luận, chưa cụ thể
nêu được các vấn đề sau:


- Chỉ cơ quan có thẩm quyền được pháp luật quy định mới được phép ban
hành thủ tục hành chính.
- Thủ tục hành chính phải đặt quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức khác lên
trên quyền lợi của cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục hành chính, lấy phục vụ
nhân dân làm thước đo.
- Các thủ tục hành chính phải liệt kê rõ ràng các loại giấy tờ, tài liệu mà
đương sự cần phải có khi làm thủ tục. Ngoài các loại giấy tờ đã liệt kê, cơ quan
có thẩm quyền không được yêu cầu đương sự nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ tài
liệu nào khác.
- Thủ tục hành chính phải quy định rõ ràng và cố định thời gian tiến hành thủ
tục hành chính [theo hướng càng rút ngắn càng tốt]. Trường hợp vượt quá thời gian
không có lý do chính đáng thì người có lỗi phải chịu trách nhiệm kỷ luật, xử phạt
hành chính. Nếu gây thiệt hại vật chất phải bồi thường.
- Khi người dân đến yêu cầu làm thủ tục hành chính, cơ quan hành chính
phải tiếp nhận và trong mọi trường hợp bắt buộc phải trả lời bằng văn bản [phiếu
tiếp dân] với các nội dung sau: Có thuộc thẩm quyền hay không, kể cả không thuộc
thẩm quyền vẫn phải ghi rõ trong văn bản [phiếu tiếp dân]; Nếu thuộc thẩm quyền
phải ghi rõ đã đủ giấy tờ tài liệu theo yêu cầu hay chưa? Nếu thiếu thì thiếu loại gì?
Lệ phí và nơi nộp lệ phí; Ghi rõ thời gian thụ lý, thời gian trả hồ sơ; Phiếu tiếp dân
là tài liệu quan trọng, là căn cứ pháp lý để người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố
cáo hay khởi kiện cơ quan [người] có thẩm quyền ra Toà án hành chính.

5


Đã đến lúc không thể cứ tiếp tục tiêu tốn hàng đống tiền bạc của Nhà nước [mà
thực chất là của nhân dân] cho việc cải cách hành chính để rồi kết quả là thủ tục hành
chính vẫn "chậm như rùa". Các nhà đầu tư nản lòng, nhân dân mất lòng tin vào Đảng
và Nhà nước và điều quan trọng hơn là chúng ta để tuột mất cơ hội phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính qua


thực tiễn của Thủ đô Hà Nội” để nghiên cứu là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có các nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính như Giáo
trình Thủ tục hành chính của Học viện Hành chính quốc gia nhưng mới chỉ dừng
lại ở mức lý luận, chưa chỉ ra cụ thể các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính, cũng
chưa nêu rõ nội hàm của cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là nghiên cứu cụ thể
các thủ tục hành chính gắn với 3 cấp quyền ở Thành phố Hà Nội còn bị bỏ ngỏ chưa
có công trình nào nghiên cứu. Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính
cũng chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Vấn đề cải cách thủ tục hành
chính để chống cửa quyền, nhũng nhiễu cũng chưa được đề cập nhiều.
1. Acuña-Alfaro, Jairo [2009], [chủ biên], Cải cách nền hành chính Việt
Nam: Thực trạng và giải pháp. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng
đồng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 445 trang.
Cuốn sách "Cải cách cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải
pháp" đưa đến độc giả những bình luận chi tiết về sự phát triển nền hành chính ở
Việt Nam trong hơn một thập kỷ đổi mới, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm
đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính. Cuốn sách, gồm phần giới thiệu chung và
sáu [06] chương, đưa ra những cách nhìn nhận sâu sắc về sáu lĩnh vực chính và
mang tính đan xen nhau trong cải cách hành chính công ở Việt Nam, bao gồm: [i]
cải cách thể chế quản lý hành chính, [ii] cơ cấu tổ chức của chính phủ và bộ máy
nhà nước, [iii] phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công vụ, [iv] quản lý tài
chính công, [v] phát triển kinh tế và cải cách hành chính công, và [vi] chống tham
nhũng, phát triển và cải cách hành chính. Cuốn sách là sản phẩm chung của 18

6


chuyên gia nghiên cứu cao cấp và trung cấp của Việt Nam và quốc tế, những người
đã tham gia vào công trình nghiên cứu do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc


[UNDP] tại Việt Nam chủ trì và Cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và
chống tham nhũng của UNDP làm trưởng nhóm và chủ biên, được tiến hành từ cuối
năm 2008 và đầu năm 2009. Cuốn sách cũng có sự tham gia của hơn 100 người
được phỏng vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực hành chính công ở Việt Nam và
đang phục vụ hoặc đã từng phục vụ trong các tổ chức chính trị, nhà nước, các tổ
chức xã hội, các viện nghiên cứu ở Việt Nam. Cuốn sách có thể thu hút sự quan tâm
đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, các trường đại học, các nhà
nghiên cứu thực tiễn và các đối tác phát triển trực tiếp tham gia vào các nỗ lực cải
cách hành chính công ở Việt Nam[1].
2. Nguyễn Văn Thâm [Chủ biên], Thủ tục hành chính; Lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.
Cuốn sách nghiên cứu khá công phu về thủ tục hành chính đi từ khái niệm, phân
loại, ý nghĩa, đặc điểm đến thực tiễn việc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam và có
đi phân tích cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực. Đây là cuốn sách cung cấp
nhiều tài liệu, luận cứ rất tốt để là cơ sở nghiên cứu đối với Luận văn [26].
3. Đinh Văn Ân , Hoàng Thu Hòa , [đồng chủ biên ] Đổi mới cung ứng dịch
vụ công ở Việt Nam, Nxb Thống kê 2006.
Cuốn sách đã nêu đầy đủ về khái niệm dịch vụ công, đánh giá được sự cung
cứng dịch vụ công [có cả phần về thủ tục hành chính], và các giải pháp đẩy mạnh xã
hội hóa cung ứng các dịch vụ công ở Việt Nam. Đặc biệt cuốn sách có nêu các giải
pháp đơn giản hóa các TTHC thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ công [2].
Bên cạnh những tài liệu trên, còn có các tài liệu quan trọng khác như:
- Báo cáo cải cách hành chính TP Hà Nội - Sở Nội vụ các năm 2001 cho
đến nay [3];
- Các báo cáo của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của
Thủ tướng Chính phủ [6];
- Bao cáo tổng hợp: Mô hình chức hoạt động của Nhà nước pháp quyền

7



XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH
đất nước – Đề tài KX-04-02 [4];
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội [8];
- Nguyễn Cửu Việt -Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2010 [31];
- Kỷ yếu Hội thảo“Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn
của các nhà khoa học” – Học Viện hành chính quốc gia 2010 [12];
Các công trình nghiên cứu nói trên tuy không trực tiếp nghiên cứu về cải
cách TTHC của Thủ đô Hà Nội nhưng cũng gợi mở những vấn đề có ý nghĩa, bổ ích
cho chúng tôi tiếp thu trong quá trình nghiên cứu làm Luận văn. Tiếp tục đẩy mạnh
cải cách TTHC như thế nào để thực hiện tốt mục tiêu xã hội, phù hợp với điều kiện
hiện có và đúng quy luật vận động của xã hội là vấn đề cần có sự đầu tư nghiên cứu
sâu sắc hơn nữa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát chung một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC qua thực tiễn Thủ đô Hà Nội.
- Kiến nghị những giải pháp tiếp tục thực hiện cải cách TTHC của Thủ đô.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề chung nhất về TTHC và cải cách TTHC.
- Nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật làm cơ sở thực hiện cải cách
TTHC của Thủ đô Hà Nội.
- Phân tích đánh giá thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng tới cải cách TTHC
của Thủ đô Hà Nội.
- Đề xuất quan điểm, mục tiêu và các giải pháp nhằm thực hiện cải cách
TTHC của Thủ đô Hà Nội.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là hoạt động cải cách thủ tục hành
chính của Thủ đô Hà Nội, tập trung chủ yếu vào cấp Thành phố, trong đó có nghiên


cứu cụ thể về cải cách TTHC ở 03 lĩnh vực xây dựng, đất đai và thuế.

8


5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ hạn chế của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn cải cách thủ tục hành
chính; bộ thủ tục hành chính nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý của UBND
Thành phố Hà Nội chủ yếu cấp Thành phố. Từ đó có sự đánh giá về thực trạng và
một số giải pháp tiếp tục cải cách hành chính hiện nay và những năm tiếp theo.
Về thời gian Luận văn tập trung đánh giá cải cách TTHC Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2001 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã
quán triệt sâu sắc phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường.
Luận văn có sử dụng các phương pháp cụ thể nghiên cứu tài liệu kết hợp với phân
tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử cụ thể…
- Ngoài ra, tác giả sẽ áp dụng một số phương pháp bổ sung khác như hội thảo
chuyên gia, tổng hợp và phân tích.
7. Điểm mới và ý nghĩa của luận văn
7.1. Điểm mới của luận văn
- Nhìn nhận cải cách thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội một cách tổng
quan và khách quan trong mối liên hệ với các công tác chỉ đạo xây dựng và phát
triển Thủ đô.
- Nêu lên vai trò, tác dụng của cải cách thủ tục hành chính cả về mặt nhận
thức và chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức.
- Đề xuất một số giải pháp áp dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm


soát thủ tục hành chính.
7.2. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận về thủ tục hành chính
ở nước ta làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khoa học.

9


7.3. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn: Đánh giá một cách tổng quát về công tác cải cách thủ tục
hành chính của Thủ đô Hà Nội, những đòi hỏi khách quan của công tác cải cách
hành chính.
Nâng cao sự nhận thức về vai trò to lớn của công tác cải cách thủ tục hành
chính đối với các cán bộ công chức Thủ đô.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, 02 Phụ lục và Danh mục Tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính
Chương 2: Thực trạng cải cách thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính
của Thủ đô Hà Nội

10


Chương 1
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. QUAN NIỆM VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính


Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là "cách thức tiến hành một
công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước" [33]. Như
vậy, hoạt động quản lý nhà nước nào cũng đều được tiến hành theo những thủ tục
nhất định. Mỗi hoạt động quản lý theo cách nói thông thường [ví dụ, hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính…] thực chất là chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất
định mà mỗi hoạt động cụ thể trong đó có thể được thực hiện bởi những chủ thể
khác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nhằm những mục đích
khác nhau. Kết quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ
thuộc một phần đáng kể vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục đích, nội
dung, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong một chuỗi hoạt động quản lý.
Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như
bảo đảm quyền và lợi ích của người dân. Chính vì vậy, thủ tục tiến hành các hoạt
động quản lý nhà nước được quan tâm cả dưới góc độ nghiên cứu khoa học, xây
dựng pháp luật và thực hiện thủ tục trên thực tế. Bản thân thủ tục không có mục
đích tự thân, thủ tục chỉ biểu hiện cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động của
nhà nước. Vì vậy, thủ tục bị quy định bởi chính các hoạt động quản lý. Nói cách
khác, các hoạt động quản lý khác nhau cần có các thủ tục khác nhau để tiến hành.
Tương ứng với ba lĩnh vực hoạt động của nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp là
ba nhóm thủ tục: thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính, thủ tục tư pháp.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về TTHC như: TTHC là trình tự mà các
cơ quan quản lý nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý
vi phạm hành chính; hay TTHC là trình tự giải quyết bất kỳ nhiệm vụ cá biệt, cụ thể

11


nào trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; hay TTHC là trình tự và thời gian
và không gian cần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của cơ quan quản
lý hành chính nhà nước...


Theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20012010 thì khái niệm TTHC có nội dung rất rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động cụ
thể cần thiết để tiến hành hoạt động quản lý trong lĩnh vực nhất định theo trình tự
nhất định, có nội dung và mục đích của các hoạt động đó.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát, thủ tục hành chính là cách thức
tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước theo đó cơ quan, cán
bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý
hành chính nhà nước.
Tuy nhiên để hiểu TTHC một cách cá biệt, cụ thể, ta có thể xem cách định
nghĩa TTHC theo Điều 3. Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính
phủ về Kiểm soát Thủ tục hành chính:
- "Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu,
điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết
một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
- “Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ
quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể
cho cá nhân, tổ chức.
- “Hồ sơ” là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết
thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết
một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
- "Yêu cầu, điều kiện" là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành
chính cụ thể [13].

12


Thực chất “thủ tục hành chính” ở đây được hiểu là các quy định hay các quy


phạm về thủ tục hành chính và là những yêu cầu đòi hỏi, các điều kiện cần và đủ để
thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một vấn đề nào đó thuộc thẩm quyền cơ
quan nhà nước. Thủ tục hành chính ở đây được nêu một cách cá biệt, cụ thể, và là
một cách mô tả thủ tục một cách đơn giản, dễ hiểu để áp dụng trong thực tiễn, tuy
nhiên các thủ tục hành chính định nghĩa ở đây chỉ giới hạn các đầu việc, nội dung
có liên quan đến người dân, tổ chức mà không tính đến các thủ tục nội bộ cơ quan
nhà nước, như Điều 1 của Nghị định này đã nêu: “Nghị định này không điều chỉnh:
a] Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà
nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc
giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức;
b] Thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành
chính có nội dung bí mật nhà nước.”
Cũng theo Điều 8 của Nghị định này việc quy định một thủ tục hành chính
cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:
a] Tên thủ tục hành chính;
b] Trình tự thực hiện;
c] Cách thức thực hiện;
d] Hồ sơ;
đ] Thời hạn giải quyết;
e] Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
g] Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;
h] Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
i] Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành
chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện;
phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực
hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo
thành của thủ tục hành chính [13].

13



Từ những vấn đề nêu trên có thể định nghĩa: Thủ tục hành chính là trình tự,
cách thức thực hiện các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền trong cơ quan đó, nhưng chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.2. Phân loại và đặc điểm các thủ tục hành chính
1.1.2.1. Phân loại thủ tục hành chính
Theo tác giả GS.TS. Nguyễn Văn Thâm thủ tục hành chính có thể phân loại
theo đối tượng quản lý hành chính, theo công việc cụ thể, theo chức năng cung ứng
dịch vụ, và phân loại theo quan hệ công tác[26].
a] Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
Theo cách phân loại này, các thủ tục hành chính được xác định cho từng lĩnh
vực quản lý nhà nước và được phân chia theo cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý
hiện hành. Thí dụ: Thủ tục trong xây dựng cơ bản, thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ
tục hải quan...
b] Phân loại theo công việc cụ thể của cơ quan Nhà nước.
Theo cách phân loại này, thủ tục hành chính có thể phân ra: Thủ tục thông
qua và ban hành văn bản trong các cơ quan; thủ tục xét duyệt và quyết định về thi
đua khen thưởng; thủ tục tuyển dụng cán bộ công chức, thủ tục chuyển ngạch... Mỗi
loại hình thủ tục hành chính trên lại có thể phân chia thành các loại thủ tục liên quan
đến những hoạt động cụ thể hơn. Chẳng hạn thủ tục ban hành văn bản có thể phân
thành: Các Thủ tục ban hành văn bản pháp luật, quyết định chủ đạo, quyết định quy
phạm, quyết định cá biệt.
c] Phân loại theo chức năng cung cấp các dịch vụ công trong quản lý
Nhà nước.
Cách phân loại này giúp các nhà quản lý khi giải quyết công việc chung có
liên quan đến tổ chức hoặc công dân, tìm được các hình thức giải quyết thích hợp
theo đúng chức năng quản lý nhà nước của cơ quan.
d] Phân loại dựa trên quan hệ công tác.
Theo cách phân loại này, có thể chia thủ tục hành chính thành 3 nhóm: thủ
tục nội bộ, thủ tục liên hệ và thủ tục văn thư.



14


+ Thủ tục hành chính nội bộ: Là các thủ tục liên quan đến quan hệ trong quá
trình thực hiện công việc nội bộ của các cơ quan, công sở trong hệ thống cơ quan
nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung.
+ Thủ tục liên hệ: Là thủ tục thực hiện thẩm quyền tiến hành giải quyết các
công việc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của tổ chức, công dân
đối với Nhà nước.
Thủ tục liên hệ thực hiện thẩm quyền thường được thể hiện dưới một số dạng
như: thủ tục cho phép; thủ tục ngăn cấm hay cưỡng chế; thủ tục trưng thu, trưng dụng.
+ Thủ tục văn thư: Là toàn bộ các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp các loại
giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới dạng văn bản để phục vụ cho việc giải quyết
một công việc nhất định. Loại thủ tục này có liên quan chặt chẽ với hoạt động văn
thư và thường xuyên xảy ra trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong khuôn khổ Luận văn này, hướng tiếp cận phân loại TTHC để đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu phân theo lĩnh vực quản lý nhà nước,
cách phân loại này [chia TTHC theo các bộ TTHC của các sở, ban, ngành] rõ
được chủ thể có trách nhiệm thực hiện cải cách TTHC, trách nhiệm thống kê, rà
soát, kiểm soát TTHC…
Ngoài các cách phân loại trên từ thực tiễn cải cách TTHC của Thành phố Hà
Nội, chúng tôi đề xuất 03 cách phân loại TTHC nữa:
Một là, phân loại TTHC theo các bộ phận tạo thành TTHC, ví dụ căn cứ vào
thời gian thực hiện TTHC có thể phân loại TTHC thành TTHC thực hiện ngay trong
ngày, thực hiện ngay khi tiếp nhận hoặc TTHC phải chờ đợi thời gian giải quyết.
Hai là, phân loại TTHC theo 04 cấp độ thực hiện TTHC trên cổng giao tiếp
điện tử của các cơ quan hành chính. Thực tế ở Thành phố Hà Nội có nhiều TTHC
đã được thực hiện ở cấp độ 3, sự phân chia TTHC như thế này sẽ góp phần đẩy
nhanh quá trình hình thành chính quyền điện tử và cũng tạo thuận lợi cho người dân


khi sử dụng máy vi tính hay điện thoại di động trong thực hiện TTHC.
Ba là, phân loại theo mức độ phức tạp của TTHC, có thể phân thành thủ tục
hành chính liên thông dọc và thủ tục hành chính liên thông ngang. Liên thông dọc là

15


liên thông qua nhiều cấp hành chính. Liên thông ngang là liên thông trong 1 cấp
hành chính ví dụ như một số thủ tục có liên quan đến trách nhiệm giải quyết của
nhiều Phòng trong một UBND cấp quận.
1.1.2.2. Đặc điểm thủ tục hành chính
Mặc dù có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng do tính thống nhất
của quản lý hành chính nhà nước nên các thủ tục hành chính có một số đặc
điểm chung sau đây:
Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý
nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành
chính nhà nước.
Các hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào được thực hiện theo thủ tục
pháp luật quy định trong lĩnh vực đó. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực hành pháp
[quản lý hành chính nhà nước] được thực hiện theo thủ tục hành chính. Quản lý
hành chính nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội,
cá nhân được nhà nước trao quyền, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các cơ
quan hành chính, các cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan này. Vì cơ quan
hành chính có chức năng quản lý hành chính nhà nước nên các chủ thể trong hệ
thống cơ quan đó không chỉ thực hiện phần lớn các thủ tục hành chính mà còn thực
hiện những thủ tục liên quan đến các hoạt động quản lý hành chính quan trọng nhất.
Ngoài cơ quan hành chính, các cơ quan nhà nước khác cũng tiến hành các thủ tục
hành chính khi thực hiện các hoạt động quản lý hành chính nhà nước như khi các cơ
quan đó xây dựng, củng cố chế độ công tác nội bộ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện thủ tục hành chính khi tiến hành các hoạt động quản lý hành chính được


Nhà nước trao quyền trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định.
Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm
thủ tục. Quy phạm nội dung trực tiếp quy định những quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hành chính nhà nước; quy phạm thủ tục quy
định cách thức thực hiện quy phạm nội dung [bao gồm quy phạm nội dung luật

16


hành chính và một số quy phạm nội dung của các ngành luật khác như hôn nhân gia
đình, đất đai, dân sự….]. Sở dĩ thủ tục hành chính phải được quy phạm pháp luật
hành chính quy định, vì:
- Các quan hệ thủ tục hành chính là đối tượng điều chỉnh của luật hành chính;
- Thủ tục hành chính do nhiều chủ thể tiến hành, muốn tạo ra được sự thống
nhất trong hoạt động quản lý tất yếu phải được thể hiện dưới dạng các quy phạm
pháp luật có giá trị bắt buộc thi hành.
- Thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến việc thực hiện thẩm quyền của
chủ thể quản lý nên cần tránh sự lạm quyền, lộng quyền hay không thực hiện hết
thẩm quyền.
- Nhiều thủ tục hành chính là thủ tục giải quyết các công việc liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức nếu không được pháp luật quy định đầy
đủ và chặt chẽ thì sẽ khó khăn trong việc ngăn ngừa xâm hại quyền và lợi ích hợp
pháp của họ.
Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng. Nội dung
và cách thức tiến hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố
khác nhau như thẩm quyền, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượng,
quản lý, điều kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý… Mỗi yếu tố đó lại chịu sự
tác động đan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội khiến


cho hoạt động quản lý hành chính trở nên hết sức sống động. Thủ tục hành chính
với tính chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý đương nhiên phải
linh hoạt mới có thể tạo nên quy trình hợp lý cho từng hoạt động quản lý cụ thể. Do
vậy, không thể có một thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lý
hành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục hành chính. Thậm chí để giải quyết
một loại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau. Ví
dụ, pháp luật quy định hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là thủ tục đơn giản và
thủ tục có lập biên bản. Việc định ra hai thủ tục để xử phạt vi phạm hành chính vừa
đơn giản, thuận tiện cho người xử phạt và người bị xử phạt trong trường hợp có thể,

17


vừa đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sở cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính. Mặt
khác, so với thủ tục lập pháp và thủ tục tư pháp, nhu cầu bãi bỏ thủ tục hành chính
cũ, đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có đặt ra khá thường xuyên đảm bảo
thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lý. Khi xây dựng thủ tục
hành chính nếu nhận thức đúng đắn về đặc điểm này sẽ tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo
cho hoạt động quản lý, kìm hãm quá trình phát triển xã hội. Sự cường điệu tính linh
hoạt của thủ tục một cách không cần thiết hoặc thay đổi thủ tục một cách tùy tiện
làm cho hoạt động quản lý thiếu ổn định.
Đối với các thủ tục hành chính của Thành phố Hà Nội trong quá trình thực
hiện còn có thêm các đặc điểm:
- Số lượng thực hiện các giao dịch tương đối lớn so với các nhóm TTHC
cùng loại ở các địa phương khác;
- Số lượng thủ tục này hiện nay còn nhiều, phức tạp;
- Cách thức thực hiện các TTHC có lúc có nơi còn tuỳ tiện.
1.2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Cải cách hành chính ở Việt nam được tiến hành nhiều năm nay với những
bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao. Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ


tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải
cách một bước nền hành chính nhà nước với 03 nội dung là: cải cách thể chế hành
chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.
cải cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với 04 nội dung: cải cách thể chế
hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức; cải cách tài chính công. Giai đoạn hiện nay với 06 nội dung: [1] Cải cách thể
chế, [2] Cải cách thủ tục hành chính, [3] Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước, [4] Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, [5] Cải cách
tài chính công, và [6] Hiện đại hoá hành chính.
Công cuộc cải cách hành chính được tiến hành từ nhiều năm qua đã được
tiến hành tương đối đồng bộ, trong đó thủ tục hành chính được chọn làm khâu đột
phá. Sở dĩ Đảng và Nhà nước coi trọng cải cách thủ tục hành chính như vậy là do

18


thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới việc thực hiện thẩm quyền của các chủ thể
quản lý cá nhân, tổ chức. Đây được coi là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và thường
xuyên. Cho đến nay, nhu cầu cải cách thủ tục hành chính vẫn đặt ra một cách cấp
thiết vì thủ tục hành chính còn nhiều bất cập như mang đậm dấu ấn của thời bao
cấp, nặng về cơ chế "xin - cho"; rườm rà, phức tạp, nhiều cấp trung gian, coi trọng
sự thuận lợi cho hoạt động của Nhà nước, ít chú ý đến lợi ích và sự thuận tiện cho
dân; phân tán, chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu công khai.
Những hạn chế của thủ tục hành chính đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động
quản lý: Hạn chế việc thực hiện các quyền của cá nhân, tổ chức, tạo ra nền hành
chính quan liêu, trì trệ, tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm giữa các
cơ quan, các cấp, các cán bộ, công chức còn khá phổ biến. Nhiều thủ tục không hợp
lí bị lợi dụng để tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt thủ tục hành chính đang
là trở ngại lớn cho các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế, giảm khả năng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài.


Thể chế hóa đường lối cải cách của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật, trong đó có những văn bản quy định trực tiếp về nhiệm vụ cải cách
thủ tục hành chính như Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải
cách một bước của thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân
và tổ chức, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 136/2001/QĐ-TTg ngày
17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 – 2010; Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 8 tháng 11 năm 2011
ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Để cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải
cách hành chính được bền vững thì đồng thời phải cải cách thể chế hành chính nói
chung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng;
xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có
năng lực, lương tâm và trách nhiệm.
Mặc dù có những tiến bộ, kết quả, nhưng nhìn chung hệ thống hành chính
Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với yêu cầu phát triển của đất nước, so với yêu cầu và

19


Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai

Cải cách hành chính là một công cuộc lớn được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện trong suốt quá trình đổi mới, công cuộc ấy đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác vấn đề, tập trung giải quyết từng bước để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • cải cách thủ tục hành chính
  • cơ chế một cửa
  • luận văn
  • thủ tịc hành chính
  • hành chính nhà nước
  • huyện Thanh Oai

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ KHOA QUẢN TRỊ – TTTV BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Chủ đề: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI [ Thời gian thực tập từ ngày 31 tháng12 năm 2012 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013 ] Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ HAY Sinh viên thực hiện: ĐÀO CÔNG HƯNG Lớp: ĐH QTVP3 – K1 1
  2. HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2013 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề. Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn ph ức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Đi ều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin c ủa nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước. Xuất phát từ lý do trên mà hiện nay trong cả nước nói chung và đ ịa bàn Thanh Oai nói riêng, tại các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là UBND các cấp hoạt động của mô hình “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đã và đang được đẩy mạnh., mô hình “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai được triển khai trên cơ sở chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất và tuyển chọn đ ội ngũ CB, CC nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, Bộ phận “một cửa” của UBND huyên Thanh Oai thuộc quản lý của Văn phòng HĐND - UBND Thanh Oai hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai th ực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được công khai, giảm hẳn tình trạng gây phi ền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của CB, CC được nâng lên đáng kể thì vẫn còn nh ững t ồn t ại nhi ều v ấn đ ề b ức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính còn rườm rà, thủ tục chồng chéo, trùng l ặp, chưa ban hành kịp thời gây khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc. Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách th ủ t ục hành chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thi ết. Chính vì nh ững lý do đó mà tác giả chọn chủ đề: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai”. 2. Mục đích nghiên cứu 2
  3. - tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND Huyện Thanh Oai, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Chủ đề tập trung nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại UBND huyện Thanh Oai và cơ chế phối hợp giũa các cơ quan chức năng qua mô hình “một cửa”. Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo c ơ chế “một cửa” ở địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu Chủ đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND huy ện Thanh Oai t ừ năm 2007 đ ến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, th ống kê xã h ội h ọc, nghiên c ứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên. 6. Kết cấu của chủ đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham kh ảo thì nội dung của Chủ đề báo gồm 3 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách th ủ t ục hành chính.. Chương 2: Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai. 3
  4. Chương 3:Một số biệp pháp hoàn thiện công tác cải cách thủ t ục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 1.1 Khái quát chung về thủ tục hành chính. 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của c ơ quan nhà nước nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục phù hợp, theo quan niệm chung cho rằng: Thủ tục có nghĩa là ph ương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất đ ịnh, một th ể l ệ thống nhất Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định để giải quyết công việc. Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý, quy định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để gi ải quyết công việc. Thủ tục hành chính là một loại th ủ t ục g ắn với ho ạt đ ộng c ủa cơ quan hành chính Nhà nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau v ề th ủ t ục hành chính dựa trên những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy đ ịnh trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nh ất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công vi ệc c ủa các c ơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, t ổ ch ức và cá nhân công dân”. Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là công cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quy ết công việc cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính h ợp pháp c ủa n ền công v ụ. Do vậy, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân ch ủ s ẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà 4
  5. nước, rút ngắn khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính. - Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy ph ạm th ủ t ục hành chính Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước được trật tự hoá, nghĩa là phải tiến hành theo những thủ tục nhất định, nhưng không có nghĩa m ọi ho ạt động trong quản lý nhà nước đều phải được điều chỉnh quy phạp thủ tục hành chính, mà có hoạt động tác nghiệp cụ th ể trong nội bộ t ổ ch ức Nhà n ước do các quy định nội bộ điều chỉnh. Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó những hành vi áp dụng pháp luật chủ yếu liên quan đến việc xác định th ực t ế của vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về việc đó, các hành vi áp dụng pháp luật này chủ yếu được tiến hành theo những th ủ tục hành chính nhất định, như vậy nếu thiếu các quy đ ịnh v ề th ủ t ục hành chính cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động qu ản lý s ẽ không được thực hiện. Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động ch ặt ché, thu ận lợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước vì nó là nh ững chu ẩn m ực hành vi cho mọi công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. - Thủ tục hành chính là trình tự thự hiện thẩm quyền trong qu ản lý hành chính Nhà nước. Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái ni ệm th ủ t ục hành chính. 5
  6. So với thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính do nhi ều c ơ quan và công ch ức nhà nước thực hiện và do tính chất hoạt động quản lý nên ngoài nh ững khuôn mấu tương đối, thủ tục hành chính còn chứa đựng các biện pháp tuỳ nghi, ngược lại thủ tục tố tụng nhằm đảm bảo tính đúng đắn c ủa các quy ết đ ịnh xét x ử nên nó phải rất chặt chẽ. - Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp đó được quy định bởi hoạt động quản lý nhà n ước là hoạt động diến ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời s ống xã h ội và b ộ máy hành chính bao gồn rất nhiều cơ quan tù Trung ương tới địa phương, m ối c ơ quan đó trong việc thực hiện thẩm quyền của mình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định. Tính đa dạng và phức tạp còn do nền hành chính nước ta đang chuyển từ hành chính cai quản [hành chính đơn thuần] sang hành chính ph ục vụ, làm dịch vụ cho xã hội, tù quản lý tập chung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động quản lý hành chính đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, biện pháp. Xu hương hợp tác quốc tế dán đên đối tượng quản lý không chỉ là những công dân trong nước mà cón liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy th ủ t ục hành chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính phức tạp cũng tăng nên gấp bội. - So với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, thủ tục hành chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đ ổi nhanh h ơn m ột khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới. Thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước cơ thẩm quy ền đặt ra để giải quyết công việc, trên một chưng mực đáng kế nó lệ thuộc vào nhận thức chủ quan của chính người xây dựng nên, nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế khách quan đòi hỏi thì thủ tục hành chính sẽ mang tính ti ến b ộ, thi ết thực phục vụ cho cuộc sống, nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ xuất hiện những thủ tục hành chính lạc hậu khi áp dụng và 6
  7. hoạt động quản lý điểu hành của bộ máy nhà nước chúng gây khó khăn cho bước đi lên của đời sống xã hội do đó thủ tục hành chính ph ải thay đ ối tr ước những yêu cầu của thực tế khách quan. 1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính. - Thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính đ ược thi hành. Nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thì một quy ết định hành chính sẽ không được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng. Thủ tục cành cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi th ủ tục cơ bản th ường tác động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quy ết đ ịnh hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng. - Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết đ ịnh đ ược thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, h ợp lý cũng nh ư các h ệ quả của việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của thủ tục hành chính vì th ủ tục hành chính sẽ góp phần đảm bảo cho các quyết đình hành chính được công khai đên mọi đối tượng sẽ tạo điều kiện cho những đối tựon phải thi hành quyết đ ịnh hành chính hiểu rõ mình phải làm gì, bên cách đó còn giúp ki ểm tra các quy ết định hành chính có hợp pháp và hợp lý không vì m ột quy ết đ ịnh hành chính ph ải trải qua nhiều bước do đó có thể kiểm tra tình hợp pháp và hợp lý c ủa nh ững quyết định hành chính trong những bước đó. .- Thủ tục hành chính khi được xây d ựng và v ận d ụng m ột cách h ợp lý sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc th ực hi ện các quy ết đ ịnh qu ản lý đã được thông qua đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy, khi x ậy dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết th ực, làm giảm sự phiền hà củng cố mối quan hệ giứa Nhà nước với dân, công việc s ẽ 7
  8. được giải quyết nhanh chắng kịp thời và chính xác theo đúng yêu c ầu c ủa c ơ quan nhà nước, góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiếu. - Thủ tục hành chính là công cụ điều hành cần thiết của t ổ ch ức hành chính, khống thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu thiếu thủ tục hành chính thì hoạt động điều hành c ủa nh ững t ổ ch ức hành chính không thể thực hiện được vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với thủ tục hành chính, thủ tục hành chính là ph ương tiện là công c ụ cho hoạt đọng điều hành của các tổ chức hành chính. 1.2. Cải cách thủ tục hành chính. 1.2.1. Cơ sở pháp lý của cải cách thủ tục hành chính. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách th ủ tục hành chính, tháng 5 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Yêu cầu của Nghị quyết là "nhằm tạo bước chuy ển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các c ơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân". Tiếp theo đó, trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 [khóa VII], Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính và lựa chọn 7 lĩnh vực trọng đi ểm đ ể t ập trung làm trước là: phân bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ b ản; đ ầu tư n ước ngoài; xuất nhập khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; c ấp phép xây dựng và quyền sử dụng đất; xuất nhập cảnh; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Chủ trương lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá cũng đã được thể hiện trong Báo cáo chuyên đề của Chính phủ tại kỳ h ọp thứ 8 Qu ốc hội khóa IX, sau đó được cụ thể hóa trong Chương trình công tác hàng năm c ủa Chính phủ. 8
  9. Tháng 5 năm 1997 Thủ tướng có Chỉ thị số 342/TTg về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo tinh th ần Nghị quy ết số 38/CP. T ại Ch ỉ th ị này, cùng với việc đề ra một số biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác ch ỉ đạo thực hiện, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và UBND các địa phương tổ chức sơ kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quy ết. Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng có Quyết định số 670/TTg thành l ập T ổ công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu và h ải quan là nh ững lĩnh vực đang thực sự có nhiều nổi cộm nhất. Cuối năm 1998, Ban Ch ỉ đ ạo CCHC của Chính phủ quyết định lựa chọn các bộ: Kế hoạch và Đ ầu t ư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Hải quan và Văn phòng Chính phủ làm điểm để chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính. Sau khi ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP, Chính phủ đề ra chủ trương gắn cải cách thủ tục hành chính với việc chấn chỉnh kỷ luật hành chính. Trên tinh thần chọn năm 2002 là năm chấn ch ỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, Chính phủ chỉ đạo "Trên cơ sở các vấn đề của t ừng mối quan h ệ đã xác lập, cơ quan cấp trên định ra lịch trình cơ quan cấp dưới phải thực hiện ngay đối với những vấn đề không cần bổ sung, sửa đổi gì về th ủ t ục hành chính; đ ối với những vấn đề chưa thực hiện được vì vướng về thể chế thì giao trách nhiệm dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung nhằm giải quy ết tận gốc v ấn đ ề" [Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành năm 2001 và chương trình công tác năm 2002 của Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001]. Nhằm tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc bi ệt là trong giao dịch trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước với ng ười dân và doanh nghi ệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg [ngày 04 tháng 9 năm 2003] về cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ 9
  10. tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ ch ức, công dân; giảm phiền hà, chống quan liêu, tham nhũng, cửa quy ền, nâng cao hiệu l ực, hiệu quả quản lý nhà nước. Các nguyên tắc xuyên suốt được xác định là: đ ơn giản rõ ràng, đúng pháp luật; công khai về thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết; nhanh chóng, thuận tiện nhận yêu cầu và trả kết quả tại một chỗ. Để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, tháng 4 năm 2002 Th ủ t ướng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Quyết định số 178/2002/QĐ-TTg mở rộng ra các cảng biển thuộc khu vực các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đà Nẵng và H ải Phòng. Thực hiện Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính ph ủ, Th ủ tướng Chính phủ đã có công văn số 276/CP-CCHC [ngày 27 tháng 02 năm 2004] giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các B ộ trưởng, Th ủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ch ủ tịch HĐND, UBND các t ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các th ủ t ục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình để s ửa lỗi, b ổ sung hoặc bãi b ỏ những quy định gây phiền hà, cản trở công việc của dân, hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Các lĩnh vực ưu tiên là thu ế, h ải quan, đ ầu t ư xây dựng cơ bản, đầu tư nước ngoài, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nh ận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Cũng theo tinh th ần đó, Ngh ị quy ết s ố 01/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2005 về một số gi ải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005 một lần nữa xác định trách nhiệm của các bộ và UBND các c ấp trong vi ệc hệ thống hóa những quy định về các thủ tục và giấy tờ cần thiết đối với từng loại công việc; công bố công khai, minh bạch trên các phương ti ện thông tin đ ại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân th ực hi ện và giám sát vi ệc 10
  11. thực hiện. Mặc khác, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị tùy ti ện đ ề ra các th ủ t ục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. Để giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý nh ững vướng mắc, ki ến nghị của doanh nghiệp về các thủ tục hành chính trên các địa bàn trọng đi ểm, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành [Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005] với các nhiệm vụ chủ yếu là: - Tổ chức rà soát thủ tục hành chính về các lĩnh vực: mặt bằng kinh doanh, thuế, hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch, lưu thông hàng hóa trong nước; - Phát hiện và đề xuất với các cơ quan nhà nước có th ẩm quy ền x ử lý những thủ tục mà các cơ quan quản lý, cán bộ, công ch ức nhà n ước tùy ti ện đ ặt thêm, gây khó khăn, hạn chế sức cạnh tranh của các đơn vị; - Đôn đốc, yêu cầu các bộ ngành và các địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm các kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp. Tiếp theo đó tại Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính một lần nữa xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong năm 2005 là tiến hành tổng rà soát và sửa đổi th ủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công, đồng thời giao trách nhiệm cho Văn phòng Chính phủ h ướng d ẫn, ki ểm tra, đôn đốc việc thực hiện. 1.2.2. Khái niệm về cải cách thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể ch ế hành chính Nhà nước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo nh ững chuẩn mực nhất định. Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nh ịp nhàng; ho ạt động theo đúng quy trình, quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công 11
  12. việc, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu c ầu c ủa n ền kinh t ế th ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách thủ tục hành chính th ực ch ất là cải cách trình tự thực hiện thẩm quyền hành chính trong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước. 1.2.1.1. Khái niệm cơ chế một cửa. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã ch ỉ rõ s ự c ần thiết phải cải cách thủ tục hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu chung c ủa c ải cách thủ tục hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và ph ức tạp, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở vi ệc gi ải quyết công việc chung, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân . Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác c ải cách th ủ t ục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đ ến vi ệc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách th ủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, ph ương h ướng tri ển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cơ chế “một cửa” đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả nước. “Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hi ện t ại m ột đ ầu m ối 12
  13. duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước đó”. Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình th ực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đo ạn 2001–2010. Theo chủ trương đó, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “m ột c ửa” t ại c ơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ra đời, đã tạo ra m ột cách th ức gi ải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan h ệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Khi cơ chế “một cửa” ra đời, thay vì việc công dân tổ chức khi mu ốn gi ải quy ết h ồ sơ hành chính thì phải tự mình đi liên hệ với nhiều bộ ph ận chuyên môn khác nhau của cơ quan hành chính nhà nước thì nay công dân, tổ ch ức ch ỉ c ần t ới B ộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà n ước thu ộc lĩnh v ực chuyên môn đó nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn ch ờ ngày nh ận k ết qu ả h ồ s ơ, còn các công việc liên hệ làm việc với các phòng ban chuyên môn thì thu ộc trách nhiệm của cơ quan hành chính tiếp nhận hồ sơ đó. Mô hình “một cửa” ra đời nhanh chóng được triển khai và nhân rộng khắp các địa phương trong cả nước, được người dân hoan nghênh, hưởng ứng do hiệu quả tích cực c ủa mô hình này mang lại. Có thể nhận thấy, cơ chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà n ước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan h ệ công tác trong c ơ quan hành chính nhà nước. Nếu việc thực hiện cơ chế “một cửa” tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua thì bước đột phá tiếp theo là th ực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22- 13
  14. 6-2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy ch ế thực hiện c ơ ch ế “m ột cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định này đã quy định nhiều nội dung mới, có tính hoàn thiện hơn nh ằm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem l ại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. “một cửa liên thông” là một hình th ức của cơ chế “một cửa” ở một mức độ phát triển cao hơn, góp phần th ực hi ện có hiệu quả trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước. Thực chất, “Cơ chế “một cửa” liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhi ệm, th ẩm quy ền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ giải quyết đến trả kết qu ả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước” . Trên thực tế, có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhi ều c ơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “một cửa” liên thông” đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nh ận lại kết quả t ại m ột đ ầu m ối. Những cải cách trên đây đã giúp cho cơ quan hành chính nhà n ước ph ục v ụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân. 1.2.1.2. Các nguyên tắc thự hiện cơ chế “một cửa”. Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không th ể thi ếu nh ằm đ ảm b ảo thực hiện thống nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả các c ơ quan hành chính nhà nước.Các nguyên tắc đó là: 14
  15. Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. Thứ ba, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thứ tư, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân. Thứ năm, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ ph ận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. 1.2.1.3. Nội dung cơ chế một cửa. Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22-6 -2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa ph ương quy ết đ ịnh nh ững loại công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để gi ải quyết một số lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc trách nhiệm, th ẩm quy ền của nhi ều c ơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm các cơ quan sau: - Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương [sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh] thuộc UBND các tỉnh, thành ph ố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi là UBND cấp tỉnh]; - UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây g ọi là UBNDcấp huyện]; - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi là UBND cấp xã]; - Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 15
  16. * Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa - Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy đ ịnh áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ s ơ tại bộ ph ận ti ếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định. - CB, CC làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân: + Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; + Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính ch ất công vi ệc có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy trình sau: + Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền; + Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo th ẩm quy ền, đúng thời gian quy định; - Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật 1.3.Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 1.3.1. Ý nghĩa trong nước. - Mô hình Trung tâm “một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách th ủ tục hành chính, phù hợp với tình hình thực tế, hợp với lòng dân đ ược nhân dân đồng tình ủng hộ. Các thủ tục hành chính được rà soát đơn giản, dễ hiểu, quy trình giải quyết được điều chỉnh thực sự hợp lý, khoa h ọc, công khai. Nh ững giấy tờ có tính chồng chéo không theo quy định của Nhà nước được loại bỏ. Đối 16
  17. với lãnh đạo UBND các cấp và lãnh đạo các sở, ban ngành, các phòng ch ức năng bớt đi những công việc sự vụ, dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, phát huy được lực hiệu quản lý nhà nước. - Mô hình này khắc phục được tình trạng đùn đẩy công vi ệc, không rõ trách nhiệm như trước đây. Trước đây khi công dân có hồ sơ hành chính đến giải quyết phải tìm gặp nhiều phòng ban khác nhau, h ồ sơ có khi ph ải làm đi làm l ại nhiều lần, mất nhiều thời gian, thời gian giải quyết công việc không được quy định cụ thể, thủ tục hành chính không thống nhất, không được niêm y ết công khai, còn có biểu hiện phiền hà đối với công dân. - Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” góp ph ần đẩy m ạnh công tác dân chủ cơ quan và các xã, phường, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức đã được nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt hơn, chất lượng công tác có chuyển biến rõ nét; các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của từng cơ quan liên quan đến các lĩnh vực giải quyết được công khai quán triệt, bàn bạc, kiểm tra và tổ chức thực hiện; mặt khác việc tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị của công dân được quan tâm; những vướng mắc, tranh chấp nẩy sinh ở các khu dân cư đã được giải quyết kịp thời từ cơ sở. - Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông đúc nhưng với h ệ th ống quy trình giải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ nhân dân. Do đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân. Nhu cầu của người dân được thỏa mãn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với bộ máy chính quyền. Qua thực tế cho thấy, thực hiện cơ chế “một cửa” đã thật sự cải cách th ủ tục hành chính theo tinh thần đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian ch ờ đợi và giảm chi phí, phiền hà cho tổ chức, công dân nhưng vẫn bảo đảm công 17
  18. khai minh bạch, đúng pháp luật; tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, và góp ph ần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí. 1.3.2. Ý nghĩa quốc tế. Việt Nam được coi là hình mẫu về cải cách hành chính theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng Thế giới [WB] công bố cuối năm 2010, thông qua hoạt động cải cách Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nền kinh tế có nhiều sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế; Nhờ cải cách thủ tục hành chính theo cơ ch ế “một cửa” mà ho ạt đ ộng ngoài thương của nước ta phát triển nhanh chắng kim ngạch xuất nhập kh ấu không ngưng tăng; Lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta cùng tăng nên nhanh chắng do thủ tục hành chính thông thoáng và nhanh gọn. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI. 2.1.Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND huyện Thanh Oai 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Thanh Oai. Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội, gồm 20 đơn v ị hành chính là thị trấn Kim bài và các xã là Cao Viên, Bích Hoà, C ự Khê, M ỹ H ưng, Tam H ưng, Binh Minh, Thanh Mai, Thanh Cao, Thanh Thuy, Thanh Văn, Đỗ Động, Kim Thư, Kim An, Phương Trung, Dân Hoà, Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương, Xuân Dương, Cao Dương. Sau khi điều chỉnh nhiều lần huyện Thanh Oai hết thuộc Hà Tây, chuyển sang thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, rồi lại trở về với Hà Tây. Từ ngày 01/ 8 /2008, toàn 18
  19. bộ tỉnh Hà Tây được hợp nhất với Hà Nội, theo đó, huyện Thanh Oai thuộc Hà Nội. Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây nam thành phố Hà Nội. huyện phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyệnThanh Trì. Thanh Oai có nét đăc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc. Hiện nay, huyện có 118 làng nghề; trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như nón làng Chuông, quạt làng Vác, điều khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Lăng, tương Cực Đà, giò chả Ước Lễ. Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiên nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện : trục đường phát triển phía nam với các khu độ thị như [[Mỹ hưng , Thanh hà A, Thanh hà B ]]; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao viên Bình Đà... Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v… Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bính tại xã Bích Hòa. Huyện Thanh Oai có 81 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiêu lễ hội lớn như lễ Hội chìa Bối Khê ở xã Tam Hưng, lễ hội Bình Đà của xã Bình Minh. Toàn huyện hiện có 122 di tích lịch sử, văn hóa di tích cách mạng. Đặc biệt là Chùa Bối Khê - một ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo vào bậc nhất Việt Nam xây dựng vào đời Trần, khoảng năm 1338, ngát hương sen cạn kỳ lạ, được công nhận là di tích quốc gia hạng đặc biệt, là một trong sáu di tích 19
  20. quan trọng hàng đầu của Hà Tây [cùng với Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Đậu, Làng cổ Đường Lâm] với nhiều cổ vật quý hiếm. Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng Chùa Mía, Chùa Dâu, Chùa Thầy…, chẳng hạn tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên Tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382. Chùa còn nhiều hiện vật quí hiếm: nhang án hoa sen bằng đá được làm vào thời Trần [1382], đèn gốm trang trí hình cánh san, rồng đắp nổi và tượng Quan Âm Nam Hải thời Mạc, cùng nhiều bia đá mà cổ nhất là bia sự tích “Bối động thánh tích bi ký” có niên đại Thái Hòa 11 [1453]… Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi Chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71; 427; 429… Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía tây Hà Nội chạy qua, đây là điều kiện tạo thuộc lợi giao thương kinh tế của huyện, hiện nay thành phố hà nội đang xây dựng trục đường phát triển phía nam hà tây cũ, con đương nối đường trần phú hà đông với quốc lộ 1a đoạn qua cầu rẽ. Tuyến đường này sẽ liên thông hà đông với đường vành đai 4 và quốc lộ 1a. Con đường này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của thanh oai trong tương lai. Con đường này sẽ đi qua các xã : Cự khê, Mỹ hưng, Thanh Thùy, Tam Hưng, Thanh Văn. Dự án đường vành đai 4 trong tương lai sẽ là một động lực lớn cho thanh oai phát triển. 2.1.2. chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thanh Oai. - chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Thanh Oai. UBND huyện Thanh Oai do HĐND huyện Thanh Oai bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa ph ương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản c ủa c ơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo th ực hi ện 20

Tóm tắt Luận văn Thực hiện thủ tục hành chính của ủy ban nhân dân phường - Qua thực tiễn phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 12

1.1. QUAN NIỆM VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 12

1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính 12

1.1.2. Phân loại thủ tục hành chính 16

1.1.3. Đặc điểm thủ tục hành chính 18

1.2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 21

1.2.1. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính 21

1.2.2. Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính 26

1.2.3. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính 27

1.2.4. Phương thức cải cách thủ tục hành chính 27

1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cải cách TTHC và đánh giá kết quả cải cách TTHC 28

1.2.6. Xu thế cải cách thủ tục hành chính của một số nước trên thế giới 31

1.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THỂ CHẾ VÀ KẾ HOẠCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA PHƯỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI 34

1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 34

1.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính của phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 36

Chương 2: CẢI CÁCH TTHC TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI ĐỐI VỚI TỪNG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỤ THỂ, GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 39

2.1. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NỘI VỤ 39

2.1.1. Danh mục thủ tục 39

2.1.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 40

2.2. CẢI CÁCH TTHC CHÍNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG [05 TT], LÂM NGHIỆP 42

2.2.1. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Nông nghiệp 42

2.2.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 44

2.2.3. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Lâm nghiệp 48

2.2.4. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 49

2.3. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI ĐỊA CHÍNH – ĐÔ THỊ 49

2.3.1. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Địa chính – Đô thị 49

2.3.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 50

2.4. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC GD& ĐT, Y TẾ 53

2.4.1. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 53

2.4.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 53

2.4.3. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Y tế 54

2.4.4. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 55

2.5. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC THANH TRA 55

2.5.1. Danh mục thủ tục 55

2.5.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 56

2.6. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC VĂN HÓA THÔNG TIN 58

2.6.1. Danh mục thủ tục 58

2.6.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 59

2.7. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH 59

2.7.1. Danh mục thủ tục 59

2.7.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 62

2.8. CẢI CÁCH TTHC VỚI LĨNH VỰC LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH & PHƯỜNG HỘI 69

2.8.1. Danh mục thủ tục 69

2.8.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 73

2.9. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 74

2.9.1. Danh mục thủ tục 74

2.9.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 75

2.10. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT 78

2.10.1. Danh mục thủ tục 78

2.10.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

27 trang | Chia sẻ: lavie11 | Ngày: 12/12/2020 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 3

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Thực hiện thủ tục hành chính của ủy ban nhân dân phường - Qua thực tiễn phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

- Qua thực tiễn phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, TP Hà Nội” để nghiên cứu là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra và cũng là cách tiếp cận trực tiếp nhất. Vì cấp Phường, Phường, Thị trấn là cấp hành chính cuối cùng, nơi hàng ngày phải trực tiếp tiếp dân và giải quyết yêu cầu của dân từ các thủ tục đơn giản đến các vấn đề dân sinh bức xúc. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có các nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính như Giáo trình Thủ tục hành chính của Học viện Hành chính quốc gia nhưng chỉ dừng lại ở mức lý luận, chưa chỉ ra cụ thể các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính, cũng chưa nêu rõ nội hàm của cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là nghiên cứu cụ thể các thủ tục hành chính gắn với từng cấp quyền ở Thành phố Hà Nội còn bị bỏ ngỏ chưa có công trình nào nghiên cứu. Các yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính cũng chưa được các cấp nghiên cứu đúng mức.Vấn đề cải cách thủ tục hành chính để chống cửa quyền, nhũng nhiễu cũng chưa được đề cập nhiều. 1. Acuna-Alfaro, Jairo [2009], [chủ biên], Cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hỗ trợ cộng đồng.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 445 trang. Cuốn sách “Cải cách cải cách nền hành chính Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” đưa tiễn đến độc giả những bình luận chi tiết về sự phát triển nền hành chính ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ đổi mới, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính. Cuốn sách, gồm phần giới thiệu chung và sáu [06] chương, đưa ra những cách nhìn nhận sâu sắc về sáu lĩnh vực chính và mang tính đan xen trong cải cách hành chính công ở Việt Nam, bao gồm [i] cải cách thể chế quản lý hành chính, [ii] cơ cấu tổ chức của chính phủ và bộ máy nhà nước, [iii] phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực công vụ, [iv] quản lý tài chính công, [v] phát triển kinh tế và cải cách hành chính công, và [vi] chống tham nhũng, phát triển và cải cách hành chính. Cuốn sách là sản phẩm chung của 18 chuyên gia nghiên cứu cao cấp và trung cấp của Việt Nam và quốc tế, những người đã tham gia vào công trình nghiên cứu do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc [UNDP] tại Việt Nam chủ trì và Cố vấn chính sách về cải cách hành chính công và chống tham nhũng của UNDP làm trưởng nhóm và chủ biên, được tiến hành từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Cuốn sách cũng có sự tham gia của hơn 100 người được phỏng vấn là những chuyên gia trong lĩnh vực hành chính công tại Việt Nam và đang phục vụ hoặc đã từng phục vụ trong các tổ chức chính trị, nhà nước, các tổ chức xã hội, các viện nghiên cứu ở Việt Nam. Cuốn sách có thể thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách Việt Nam, các trường đại học, các nhà nghiên cứu thực tiễn và các đối tác phát triển trực tiếp tham gia vào các nỗ lực cách hành chính công ở Việt Nam. 2. Nguyễn Văn Thâm [Chủ biên], Thủ tục hành chính; Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002. Cuốn sách nghiên cứu khá công phu về thủ tục hành chính đi từ khái niệm, phân loại, ý nghĩa, đặc điểm đến thực tiễn việc cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam và có đi phân tích cải cách thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực. Đây là cuốn sách cung cấp nhiều tài liệu, luận cứ rất tốt để là cơ sở nghiên cứu đối với Luận văn. 3. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa, [đồng chủ biên] Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb Thống kê 2006. Cuốn sách đã nêu đầy đủ về khái niệm dịch vụ công, đánh giá được sự cung ứng dịch vụ công [có cả phần về thủ tục hành chính], và các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng các dịch vụ công ở Việt Nam. Đặc biệt cuốn sách có nêu các giải pháp đơn giản hóa các TTHC thành lập các đơn vị cung ứng dịch vụ công. Bên cạnh những tài liệu trên, còn có các tài liệu quan trọng khác như: - Báo cáo cải cách hành chính TP Hà Nội – Sở Nội vụ các năm 2001 cho đến nay; - Các báo cáo của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; - Báo cáo tổng hợp: Mô hình tổ chức hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước – Đề tài KX-04-02; - Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội; - Nguyễn Cửu Việt – Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2010; - Kỷ yếu Hội thảo “Cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà khoa học” –Học viện Hành chính quốc gia 2010; Các công trình nghiên cứu nói trên tuy không trực tiếp nghiên cứu về cải cách TTHC của Thủ đô Hà Nội nhưng cũng gợi mở những vấn đề có ý nghĩa, bổ ích cho chúng tôi tiếp thu trong quá trình nghiên cứu làm Luận văn. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC như thế nào để thực hiện tốt mục tiêu xã hội, phù hợp với điều kiện hiện có và đúng quy luật vận động của xã hội là vấn đề cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu sắc hơn nữa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục tiêu tổng quát - Nghiên cứu những vấn đề chung nhất về TTHC và cải cách TTHC. - Nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật làm cơ sở thực hiện cải cách TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. - Phân tích đánh giá thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng tới cải cách TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu và các giải pháp nhằm thực hiện cải cách TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát chung một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính. - Phân tích, đánh giá thực trạng cải cách TTHC qua thực tiễn Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. - Kiến nghị những giải pháp tiếp tục thực hiện cải cách TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Nhìn nhận cải cách thủ tục hành chính của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội một cách tổng quan và khách quan trong mối liên hệ với các công tác chỉ đạo xây dựng và phát triển Thủ đô nói chung và địa bàn các Phường thuộc Thành phố Hà Nội nói riêng. - Nêu lên vai trò, tác dụng của cải cách thủ tục hành chính cả về mặt nhận thức và chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức. - Đề xuất một số giải pháp áp dụng trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm soát thủ tục hành chính. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là hoạt động cải cách thủ tục hành chính của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, tập trung chủ yếu vào cấp Phường, nghiên cứu cụ thể về cải cách TTHC ở tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của cấp Phường. - Trong khuôn khổ hạn chế của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn cải cách thủ tục hành chính; bộ thủ tục hành chính nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý của UBND Thành phố Hà Nội. Từ đó có sự đánh giá về thực trạng và một số giải pháp tiếp tục cải cách hành chính hiện nay và những năm tiếp theo. Về thời gian, Luận văn tập trung đánh giá cải cách TTHC Thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 đến nay. 6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung Nghiên cứu rà soát bộ danh mục TTHC hiện có hiệu lực pháp luật của cấp Phường làm cơ sở thực hiện cải cách TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. - Phân tích đánh giá thực trạng, những nhân tố ảnh hưởng tới cải cách TTHC của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã quán triệt sâu sắc phương pháp luận văn của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chính Minh về đường lối chính sách của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường. Luận văn có sử dụng các phương pháp cụ thể nghiên cứu tài liệu kết hợp với phân tích, so sánh, tổng hợp, lịch sử cụ thể - Ngoài ra, tác giả sẽ áp dụng một số phương pháp bổ sung khác như hội thảo chuyên gia, tổng hợp và phân tích. 6.3. Địa điểm nghiên cứu Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. 7. Dự kiến kết quả Ý nghĩa lý luận Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận về thủ tục hành chính ở nước ta làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khoa học. Ý nghĩa thực tiễn Về mặt thực tiễn: Đánh giá một cách tổng quát về công tác cải cách thủ tục hành chính của Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, những đòi hỏi khách quan của công tác cải cách hành chính. Nâng cao sự nhận thức về vai trò to lớn của công tác cải cách thủ tục hành chính đối với các cán bộ công chức Thủ đô và của công dân 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh sách các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Chương 2. Cải cách hành chính từ thực tiễn Phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội đối với từng lĩnh vực quản lý cụ thể, giải pháp và đề xuất kiến nghị. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1. QUAN NIỆM VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Để giải quyết một công việc nhất định đều cần có những thủ tục phù hợp. Theo nghĩa thông thường, thủ tục có nghĩa là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể thống nhất. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng, thủ tục là “cách thức tiến hành một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của nhà nước”. Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định chung phải tuân theo khi làm việc công. Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như bảo đảm quyền và lợi ích của người dân.Chính vì vậy, thủ tục tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước mới được quan tâm cả dưới góc độ nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật thực hiện thủ tục trên thực tế. Bản thân thủ tục không có mục đích tự thân, thủ tục chỉ biểu hiện cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động của Nhà nước. - “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. - “Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức. - “Hồ sơ” là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức. - “Yêu cầu, điều kiện” là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể. Từ những vấn đề nêu trên có thể định nghĩa: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiên các hoạt động hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó, nhưng chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước. 1.1.2. Phân loại thủ tục hành chính Việc phân loại thủ tục hành chính trước hết là phục vụ các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong khoa học hành chính, nhất là ngành luật hành chính. Ngoài ra, phân loại TTHC còn có ý nghĩa đối với việc xây dựng, hoàn thiện và áp dụng TTHC tại bộ máy chính quyền các cấp. Kinh nghiệm thực tế của nước ta cũng như nhiều nước khác cho thấy muốn xây dựng và áp dụng TTHC một cách có hiệu quả thì cần phải phân loại chúng một cách có khoa học. a] Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước. b] Phân loại theo công việc cụ thể của cơ quan Nhà nước c] Phân loại theo chức năng cung cấp các dịch vụ công trong quản lý Nhà nước. d] Phân loại dựa trên quan hệ công tác. 1.1.3. Đặc điểm thủ tục hành chính Mặc dù có nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng do tính thống nhất của quản lý hành chính nhà nước nên các thủ tục hành chính có một số đặc điểm chung sau đây: Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước hay thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Quy phạm pháp luật hành chính bao gồm quy phạm nội dung và quy phạm thủ tục. Sở dĩ thủ tục hành chính phải được quy phạm pháp luật hành chính quy định Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại quá nhiều các loại thủ tục ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thậm chí có nhiều loại không cần thiết. Điều đó dẫn đến cản trở hoạt động của nền hành chính cũng như hoạt động của các ngành, lĩnh vực liên quan, kìm hãm sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là phải rà soát, loại bỏ bớt các loại thủ tục không cần thiết cũng như đổi mới quy trình giải quyết các TTHC, nói cách khác chính là cải cách TTHC. 1.2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.2.1. Sự cần thiết cải cách thủ tục hành chính Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế trị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh, bao cấp chưa tiến hành CCHC được. Trước sự phát triển của nhu cầu và sự gia tăng của khối lượng công vụ, nền hành chính bắt buộc phải được cải cách. Mặt khác, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều cơ hội và thử thách; cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều lĩnh vực mới ra đời, nhu cầu giải quyết các yêu cầu của người dân ngày càng tăng, các loại TTHC cũng như quy trình giải quyết có từ lâu vốn đã quá rườm rà, phức tạp, nay lại càng không phù hợp. Muốn thu hút đầu tư, muốn phát triển đất nước thì TTHC càng phải đơn giản, thuận tiện nhưng cũng vẫn phải đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ và đầy đủ. 1.2.2. Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính Trong quá trình xây dựng các TTHC mới, điều chỉnh các TTHC cần tuân thủ một số yêu cầu sau: Một là, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống TTHC: Hai là, đảm bảo sự chặt chẽ của hệ thống TTHC: Ba là, bảo đảm tính hợp lý của TTHC: tính hợp lý của TTHC biểu hiện ở nhiều khía cạnh về môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phải phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội. Bốn là, TTHC phải đảm bảo tính rõ ràng và công khai: TTHC phải được xây dựng rõ ràng theo trình tự từng bước từ quy trình xây dựng đến quy trình thực hiện TTHC. Cụ thể như phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính như: tên gọi, thành phần hồ sơ, chủ thể thực hiện, thời gian, địa điểm thực hiện, yêu cầu điều kiện, cách thức thực hiện, phí Năm là, TTHC phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, đơn giản trong thực hiện Sáu là, TTHC khi ban hành phải đảm bảo tính khả thi, phải áp dụng hiệu quả trong thực tiễn giải quyết nhu cầu của công dân và kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình giải quyết công việc. Bẩy là, Các quy trình TTHC phải đảm bảo tính ổn định, sự ổn định của các quy trình TTHC thể hiện trách nhiệm của nhà nước đối với nhân dân, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. 1.2.3. Mục tiêu cải cách thủ tục hành chính Thứ nhất: Phát hiện và xóa bỏ những TTHC thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức. Thứ hai: Xây dựng và ban hành các TTHC giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất và đúng pháp luật. 1.2.4. Phương thức cải cách thủ tục hành chính Thứ nhất, tiến hành rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành về TTHC, lệ phí và phí nhằm bãi bỏ ngay những quy định TTHC không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không còn phù hợp với thực tế. Thứ hai, loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, chồng chéo, sửa đổi những thu tục rườm rà, bất hợp lý, đảm bảo tính thống nhất, tính hợp lý, ổn định rõ ràng của TTHC, tính khoa học của quy trình thực hiện các TTHC đã ban hành. Thứ ba, công bố công khai hệ thống các văn bản quy định TTHC. 1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cải cách TTHC và đánh giá kết quả cải cách TTHC Việc thực hiện cải cách TTHC là một quá trình qua nhiều công đoạn khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố diễn ra trong không gian và thời gian khác nhau. Về cơ bản các yếu tố sau đóng vai trò quan trọng tác động đến hoạt động cải cách TTHC: - Chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ cán bộ công chức. - Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản pháp luật về TTHC và các quy định về hoạt động một cửa, một cửa liên thông hay quy trình thực hiện thủ tục: - Hệ thống cơ sở vật chất bao gồm từ trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, mạng Internet, máy vi tính, máy chủ và các chương trình quản lý hồ sơ công việc, việc áp dụng hệ thống ISO trong quản lý chất lượng công việc, quy chế văn hóa công sở - Bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực các lĩnh vực quản lý nhà nước phường Trần Phú có vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp hoạt động thực hiện TTHC. Bộ thủ tục này đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận có biểu mẫu đầy đủ kèm theo hướng dẫn thì việc thực hiện thủ tục sẽ rất dễ dàng. Về đánh giá mức độ hiệu quả của công tác cải cách TTHC, có thể đánh giá thông qua: - Đánh giá dựa trên cơ sở các chỉ số, chỉ tiêu chuyên môn Các chỉ tiêu chuyên môn như Đề án 30 đã quy định phải đơn giản hóa được 30% TTHC, đây là chỉ tiêu yêu cầu các đơn vị phải hoàn thành trong giai đoạn rà soát, đơn giản hóa TTHC. - Đánh giá trên cơ sở mức độ hài lòng của người dân 1.2.6. Xu thế cải cách thủ tục hành chính của một số nước trên thế giới * Xu thế cải cách thủ tục hành chính ở Hàn Quốc Từ giữa những năm 90, nhằm nhanh chóng vượt qua những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính, Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt đề cao nhiệm vụ cải cách. Cuộc cải cách bộ máy nhà nước được đẩy mạnh hơn từ khi Tổng thống Roh Moo-Hyun lên nắm quyền và những biện pháp mạnh mẽ được áp dụng từ đầu năm 2003 trở lại đây. Mục tiêu đề ra là xây dựng Chính phủ có hiệu quả, cởi mở, gần dân, được dân tin cậy, minh bạch, hoạt động linh hoạt, có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao và loại trừ tham nhũng. * Xu thế cải cách thủ tục hành chính ở Nhật Bản Cuối năm 1996, Hội đồng CCHC và cải cách cơ cấu được thành lập, tháng 6/1998 đã ban hành một đạo luật cơ bản về cải cách cơ cấu Chính phủ trung ương và lập ra Ban Chỉ đạo cải cách cơ cấu Chính phủ trung ương và được đánh giá là một cuộc cải cách lớn nhất kể từ thời Minh Trị đến nay. Mục tiêu cải cách của Nhật Bản là xây dựng một chính phủ có BMHC gọn nhẹ, hiệu quả cao nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ tướng và nội các. * Cải cách thủ tục hành chính ở Anh Công cuộc cải cách thủ tục hành chính ở Vương Quốc Anh diễn ra từ rất sớm, năm 1986 được thực hiện bởi Ủy ban Hoàng gia Northcote –Trevelyn. Từ năm 1998 Chính phủ Công đảng của thủ tướng Tony Blair vẫn tiếp tục thực hiện một loạt cải cách TTHC với mục tiêu: Đảm bảo việc hoạch định chính sách mang tính chiến lược thống nhất và được nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ đa ngành, khắc phục được tình trạng chính sách được ban hành để đối phó với các áp lực trước mắt; dịch vụ công phải đáp ứng nhu cầu của người dân chứ không phải vì lợi ích của người cung cấp dịch vụ. 1.3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THỂ CHẾ VÀ KẾ HOẠCH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA PHƯỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI. 1.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch Trong những năm qua, UBND phường đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ và Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày 08/5/2012 của UBND Thành phố trên địa bàn phường đảm bảo quy định và hướng dẫn của các cơ quan cấp trên. UBND phường đã xây dựng, ban hành các văn bản tổ chức triển khai thực hiện cụ thể theo từng năm: 1.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính của phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai, Hà Nội 1.3.3.1. Tuyên truyền, phổ biến về cải cách thủ tục hành chính - Đảng và Chính quyền phường luôn coi công tác cải cách hành chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, xác định làm tốt nhiệm vụ này có nghĩa là đã làm tốt công tác phục vụ nhân dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 1.3.3.2. Bố trí các nguồn lực, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách TTHC - UBND phường thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, sự phối hợp của các ban, ngành trong thực hiện công việc chung của UBND phường. 1.3.3.3. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính - Toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND phường đều được thực hiện thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Các thông tin về thủ tục hành chính, phí và lệ phí được UBND phường công khai niêm yết đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác sử dụng bằng các hình thức phong phú, thiết thực, thích hợp và có hiệu quả. 1.3.3.4. Thực trạng quy định trách nhiệm của người thực hiện TTHC UBND phường đã xây dựng cơ chế trách nhiệm rõ ràng, gắn với khen thưởng, khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với cán bộ, công chức làm tốt nhiệm vụ; có chế tài xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, thiếu trách nhiệm hoặc gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Thực hiện xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật đảm bảo đúng quy trình, quy định. Chương 2 CẢI CÁCH TTHC TỪ THỰC TIỄN PHƯỜNG TRẦN PHÚ, QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI ĐỐI VỚI TỪNG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỤ THỂ, GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ. 2.1. CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NỘI VỤ [12 Thủ tục] 2.1.1. Danh mục thủ tục: 2.1.1.1. Theo Quyết định số 4140/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của UBND Thành phố Hà Nội:04 thủ tục * Tóm tắt trình tự, cách thức thực hiện: 2.1.1.2. Theo Quyết định số 3015/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 của UBND Thành phố Hà Nội [đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 7026/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội]: 08 thủ tục * Tóm tắt trình tự, cách thức thực hiện: 2.1.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị Được sự quan tâm thường xuyên của lãnh đạo phường Trần Phú nên công tác nội vụ tại phường Trần Phú trong thời gian qua đã đi vào nề nếp và có những chuyển biến tích cực. UBND phường Trần Phú đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bước đầu đã có những thay đổi về chất lượng, phong cách, lề lối làm việc. Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức được quan tâm. Công tác tổ chức bộ máy, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đã được củng cố. Việc xây dựng và thực hiện quy chế, nội quy làm việc trong cơ quan; quy chế chi tiêu nội bộ đã thực hiện thường xuyên; công tác văn thư, lưu trữ đã từng bước được quan tâm, chú trọng. 2.2. CẢI CÁCH TTHC CHÍNH ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG [05 TT], LÂM NGHIỆP [01] 2.2.1. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Nông nghiệp [05 TT] 2.2.1.1. Theo Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 31/8/2011 của UBND Thành phố Hà Nội:02 thủ tục * Tóm tắt trình tự, cách thức thực hiện: 2.2.1.2. Căn cứ theo Quyết định số 4381/QĐ-UBND ngày 01/09/2015 của UBND Thành phố Hà Nội: 03 thủ tục * Tóm tắt trình tự, cách thức thực hiện: 2.2.2. Thực tiễn, giải pháp và đề xuất, kiến nghị Nhìn chung, thời gian qua đã có nhiều nét chuyển biến mới, tích cực của nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục và giải quyết để kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX mới phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế hội nhập. 02 HTX nông nghiệp trên địa bàn Phường trước đây có nhiều thẩm quyền trong việc quản lý đất Nông nghiệp được chia cho các hộ xã viên theo Nghị định 64/CP-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và một số loại đất khác không nằm trong quỹ đất 5% của Phường. Do đó, xã viên vẫn còn có tư tưởng ỷ lại Ban quản trị của Hợp tác xã, trao quyền cho HTX đứng ra kêu gọi các nhà đầu tư để được chia lợi tức nông sản hàng năm. Do tồn tại nhiều năm, nên việc quản lý đất của UBND Phường còn nhiều khó khăn vướng mắc Một số giải pháp: Để phát triển HTX trong tái cơ cấu nông nghiệp, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như, đẩy mạnh và nâng cao công tác tuyên truyền từ cấp ủy Đảng, Chính quyền đến người dân để thống nhất, nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ HTX cần được chú trọng hơn; nhất là các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX ngắn ngày, đã góp phần nâng cao trình độ cho cán bộ HTX. Khuyến khích, động viên lực lượng lao động trẻ và trí thức tham gia vào bộ máy lãnh đạo các HTX nông nghiệp, vừa phát huy được năng lực của họ, vừa phát huy được nguồn lực chất xám tại chỗ. 2.2.3. Danh mục thủ tục đối với lĩnh vực Lâm nghiệp [01 TT] - Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp phường đối với cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ có nguồn gốc khai thác từ vườn, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức; cây có nguồn gốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • tom_tat_luan_van_nghiem_xuan_hung_4822_1946351.doc

Video liên quan

Chủ Đề