Vị dụ về cách mạng xã hội chủ nghĩa

1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự cải biến xã hội một cách căn bản về chất nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, kết thúc bằng việc giai cấp công nhân giành được chính quyền và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai giai đoạn: cách mạng về chính trị với nội dung là giành chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản; tiếp theo là giai đoạn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy phân tích nguyên nhân khách quan của nó?

Quảng cáo

- Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. V.V., xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

- Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Phương pháp luận chung để phân tích:

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát trỉển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.

+ Vận dụng lý luận chung để phân tích nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất., nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là từ mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao với tính chất, chiếm hữu tư nhận tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất [nói trên] biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân làm thuê [đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất] với giai cấp tư sản [đại biểu cho tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất].

Thứ ba, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản dưới hình thức chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc còn ở trình độ chậm phát, triến kinh tế trở thành thuộc địa, phụ thuộc của các nước tư bản. Chính điều đó đã tạo nên một biểu hiện của mâu thuẫn nữa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân khách quan, sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra hay không, khi nào và ở đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động....

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Tại sao đối với những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo thì trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu khách quan và có thể thực hiện được? Có những nội dung và nguyên

    - Thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu và có thể thực hiện được trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo

  • Những dự báo của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự ra đời, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên cơ sở nào? Theo dự báo đó, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua những giai doạn cơ bản nào

    - Những dự báo của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự ra đời, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên hai cơ sở chính

  • Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa?

    Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: - Thứ nhất, về cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội. Cơ sở vật chất của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp có trình độ phát triển cao

  • Phân tích những đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai theo những phác thảo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin ?

    Theo những phác thảo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội cộng sản tương lai thì đó là một xã hội có những đặc trưng cơ bản

  • Cách mạng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu, động lực và các nội dung cơ bản nào?

    - Mục tiêu, của cách mạng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa cộng sản: biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do

  • Thế nào là cái riêng, cái chung, cái đơn nhất? Giữa chúng có mối quan hệ như thế nào? Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa gì đối với nhận thức và thực tiễn? Nêu một số ví dụ minh hoạ.
  • Vấn đề dân tộc và những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
  • Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Có những hình thức lịch sử nào của phép biện chứng? Có sự đối lập căn bản nào giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong nhận thức?
  • Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động?

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Mục lục

  • 1 Các định nghĩa[1]
    • 1.1 Nghĩa rộng
    • 1.2 Nghĩa hẹp
  • 2 Nguyên nhân[2]
    • 2.1 Khách quan
    • 2.2 Chủ quan
  • 3 Vấn đề cơ bản[3]
  • 4 Giai đoạn[3]
  • 5 Vai trò[4]
  • 6 Chú thích

Câu 20: Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

07/06/2015 Ôn tập môn chủ nghĩa Mác - Lênin Leave a comment

Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

1. Cách mạng xã hội là gì?

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, lật đổ chế độ phong kiến và kết thúc vào năm 1870, khi hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền công – nông mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, cách mạng xã hội không phải là bước phát triển bình thường mà là bước phát triển nhảy vọt, không chỉ là bước nhảy vọt ở một lĩnh vực riêng lẻ nào đó của xã hội mà là bước nhảy vọt căn bản của toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp khi đấu tranh giai cấp phát triển đến mức gay gắt thì cách mạng xã hội nổ ra.

Bài viết liên quan

  • Quy luật phủ định của phủ định
  • Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất

Cách mạng xã hội nổ ra do nhiều nguyên nhân về chính trị, về kinh tế, về tư tưởng, về xã hội…, nhưng trong đó, nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân sâu xa nhất. Bởi vì, cách mạng xã hội là sự biểu hiện mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời trở thành trở lực đối với sự phát triển xã hội, “từ chỗ là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu thời đại của một cuộc cách mạng xã hội”.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với quan hệ sản xuất đang kìm hãm nó, biểu hiện về mặt xã hội thành sự xung đột của các giai cấp. Giai cấp thống trị ra sức duy trì quan hệ sản xuất đã lỗi thời là đối tượng của cách mạng. Các giai cấp bị trị mà lợi ích gắn liền với sự xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và xác lập quan hệ sản xuất mới là lực lượng của cách mạng. Đấu tranh giai cấp phát triển đến mức độ quyết liệt nhất thì chuyển thành cách mạng xã hội: các giai cấp cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp phản động, xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.

Tiến hoá xã hội cũng là hình thức phát triển của xã hội, nhưng khác với cách mạng xã hội, tiến hoá xã hội là quá trình phát triển diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Tiến hoá xã hội và cách mạng xã hội là những hình thức khác nhau nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau trong sự phát triển xã hội, nói lên tính vừa liên tục vừa gián đoạn của lịch sử xã hội. Không có quá trình tiến hoá thì không thể có cách mạng. Cách mạng xã hội chỉ trở thành cái tất yếu lịch sử với những tiền đề nhất định được tạo ra trong quá trình tiến hoá. Ngược lại, không có cách mạng thì không có tiến hoá không ngừng. Chỉ có cách mạng xã hội mới mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.

Cách mạng xã hội cũng khác với cải cách xã hội. Cải cách xã hội cũng tạo nên sự thay đổi về chất nhất định trong đời sống xã hội. Song sự khác nhau về nguyên tắc giữa cách mạng xã hội với cải cách xã hội ở chỗ: cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận và chậm chạp trong khuôn khổ chế độ xã hội đang tồn tại. Những cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hoá, từ đó tạo tiền đề dẫn tới cách mạng. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những cải cách xã hội thường là kết quả của phong trào đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ và trong những hoàn cảnh nhất định chúng trở thành những bộ phận hợp thành của cách mạng xã hội.

Cũng cần phân biệt cách mạng xã hội với những cuộc đảo chính hay chính biến. Trong cách mạng những giai cấp tiên tiến, những tầng lớp nhân dân đông đảo tham gia một cách tự giác và sáng tạo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng. Còn đảo chính hay chính biến thường chỉ là sự thay thế nhóm cầm quyền này bằng một nhóm cầm quyền khác trong nội bộ giai cấp thống trị nhằm tranh giành quyền lợi hoặc hoàn thiện bộ máy nhà nước để củng cố sự thống trị của giai cấp bóc lột.

2. Vai trò của cách mạng xã hội

Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế – chính trị – văn hoá – tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ như C.Mác coi cách mạng xã hội là “đầu tàu” của lịch sử.

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các quá trình chuyển biến cách mạng xã hội: Thứ nhất, từ cộng đồng nguyên thuỷ lên chế độ chiếm hữu nô lệ; Thứ hai, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến; Thứ ba, từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa; Thứ tư, từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Và lịch sử càng tiến lên thì đặc trưng và vai trò của cách mạng xã hội càng trở nên đầy đủ và rõ rệt hơn.

Bạn đã xem chưa:Nguồn gốc và bản chất của ý thức

Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công. Tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức người bóc lột người. Cách mạng vô sản có mục đích cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột người, xây dựng một xã hội không còn giai cấp. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì vậy, khác với các cuộc cách mạng trước, đối với cách mạng vô sản, việc giành được chính quyền mới chỉ là bước mở đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội; cách mạng vô sản không thể không dẫn đến sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Song, nếu như nền chuyên chính do các cuộc cách mạng trước tạo ra chỉ có thể bị thủ tiêu bằng cách mạng, thì chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để đi tới xoá bỏ giai cấp và chyên chính giai cấp

Bạn đang xem bài viết số 21 trong35 bài viết của ngân hàng đề thi môn Chủ nghĩa Mac – Lênin . Bạn có thể tảitrọn bộ câu hỏitại: Đề thi môn chủ nghĩa Mac – Lenin

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi

Xem lại toàn bộ 35 câu hỏi

Câu 1: Triết học là gì? Các vấn đề cơ bản của triết học
Câu 2: Định nghĩa vật chất của Lênin? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 3: Nguồn gốc và bản chất của ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 4: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức? Ý nghĩa phương pháp luận?
Câu 5: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và ý nghĩa phương pháp luận
Câu 6: Nội dung, ý nghĩa quy luật lượng và chất
Câu 7: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập?
Câu 8: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 9: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của nó?
Câu 10: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận

Câu 11: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 12: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức?
Câu 13: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Câu 14: Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội? Ý nghĩa phương pháp luận
Câu 15: Quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất?
Câu 16: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Câu 17: Lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội?
Câu 18: Mối quan hệ giữa xã hội và ý thức xã hội
Câu 19: Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội.
Câu 20: Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội.

Câu 21: Điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hoá.
Câu 22: Hai thuộc tính của hàng hóa
Công thức chung của chủ nghĩa tư bản
Câu 23: Điều kiện ra đời triết học Hy lạp
Câu 24: Điều kiện ra đời triết học Trung quốc cổ đại
Câu 25: Phép biện chứng của Hêghen
Câu 26: Thuyết nguyên tử Democrit
Câu 27: Định nghĩa của Lênin về vật chất
Câu 28: Học thuyết Mac-xít
Câu 29: Quan điểm Macxit về xã hội và ý thức xã hội.
Câu 30: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Câu 31: Quy luật lượng và chất
Câu 32: Quy luật phủ định của phủ định
Câu 33: Quá trình nhận thức chân lý khách quan
Câu 34: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 35: Ý thức và nguồn gốc ý thức theo Triết học Mac-Lênin

Share

  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • LinkedIn

Khái niệm, bản chất, nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã hội? Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội?

Nghiên cứu học thuyết mác-xít về cách mạng xã hội sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà một kiểu nhà nước này được thay thế bằng một kiểu khác trong lịch sử. Đồng thời, ta cũng có thêm nhiều luận cứ để nhận diện thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay.

I. Khái niệm, bản chất và vai trò của cách mạng xã hội

1. Khái niệm, bản chất của cách mạng

“Cách mạng xã hội” có thể được hiểu theo hai tầng nghĩa như sau:

– Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.

Cách hiểu này áp dụng cho tổng thể xã hội nói chung, không giới hạn riêng ở một lĩnh vực nào.

– Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Cách hiểu theo nghĩa hẹp áp dụng cho riêng lĩnh vực chính trị ở một thời kỳ nhất định.

Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng luôn là việc giành chính quyền. Bởi vì, chỉ khi nào giành được chính quyền, giai cấp cách mạng mới xác lập được nền chuyên chính của mình, tiến tới bảo đảm được quyền lực của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Ta cần phân biệt giữa “cách mạng xã hội” với “tiến hóa xã hội”, “cải cách xã hội” và “đảo chính”:

Tiến hóa xã hội:

Nó cũng là hình thức phát triển của xã hội. Nhưng khác với cách mạng, đây là quá trình diễn ra một cách tuần tự, dần dần với những biến đổi cục bộ trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

Song, tiến hóa xã hội và cách mạng xã hội thống nhất biện chứng với nhau ở chỗ:

Cách mạng chỉ trở thành tất yếu lịch sử khi những tiền đề của nó được tạo ra nhờ tiến hóa xã hội. Ngược lại, cách mạng mở đường cho tiến hóa như là những quá trình kế tiếp nhau không ngừng trong sự phát triển của xã hội.

Cải cách xã hội:

Sự biến đổi này cũng tạo nên sự thay đổ về chất nhất định trong đời sống xã hội. Nhưng nó khác về nguyên tắc với cách mạng ở chỗ: Cải cách xã hội chỉ tạo nên những biến đổi riêng lẻ, bộ phận trong khuôn khổ một chế độ xã hội đang tồn tại.

Cải cách xã hội có ý nghĩa thúc đẩy quá trình tiến hóa tạo tiền đề dẫn tới cách mạng.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong các chế độ xã hội có đối kháng giai cấp, phần lớn những cải cách là kết quả của phong trào đấu tranh của lực lượng tiến bộ, và trong những hoàn cảnh nhất định, chúng trở thành những bộ phận hợp thành cách mạng.

Đảo chính:

Dạng hoạt động này là thủ đoạn giành quyền lực nhà nước do một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện nhằm xác lập một chế độ xã hội có cùng bản chất.

Đảo chính không động đến chế độ xã hội và không phải là phong trào cách mạng của quần chúng, nên đảo chính khác hoàn toàn với cách mạng.

2. Nguồn gốc, nguyên nhân của cách mạng xã hội

Xét đến cùng, nguyên nhân của cách mạng là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Điều đó được luận giải như sau:

– Lực lượng sản xuất luôn không ngừng phát triển, khi nó phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ, vốn tương ứng phù hợp với nó, trở nên lỗi thời, không phù hợp nữa, và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

“Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”.

– Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng [đại biểu cho lực lượng sản xuất mới] với giai cấp thống trị.

Bọn thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng công cụ nhà nước với nhiều phương tiện bạo lực trong tay, để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời.

Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, và nhằm giải phóng mình, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, phải giành lấy chính quyền nhà nước.

Đến giai đoạn này, cách mạng xã hội tất yếu phải xảy ra.

Đó là đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp và là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

3. Vai trò của cách mạng xã hội

– Các cuộc cách mạng có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, thay thế hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn.

Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ, như C. Mác đã nói: Cách mạng là đầu tàu của lịch sử.

– Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ, rõ nét vai trò của cách mạng xã hội qua 04 cuộc cách mạng đưa nhân loại trải qua 05 hình thái kinh tế – xã hội nối tiếp nhau:

+ Cách mạng thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội nguyên thủy lên hình thái chiếm hữu nô lệ;

+ Cách mạng chuyển từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến;

+ Cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa;

+ Cách mạng vô sản lật đổ chế độ tư bản, xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa.

– Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng mới về chất.

Nếu tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, thì cách mạng vô sản nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại.

4. Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng

– Tính chất của một cuộc cách mạng xã hội được xác định bởi nhiệm vụ giải quyết hai mâu thuẫn sau:

+ Mâu thuẫn kinh tế giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất;

+ Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột.

Mỗi một cuộc cách mạng đều có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn nhất định, xóa bỏ một chế độ xã hội nhất định và xác lập một chế độ mới nhất định.

Ví dụ:

+ Cách mạng ở Pháp năm 1789 là cách mạng tư sản vì giai cấp tư sản và các tầng lớp lao động do giai cấp tư sản lãnh đạo đã thực hiện nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư bản.

+ Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở nước ta có nhiệm vụ giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản lúc đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp [và tay sai] và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, với địa chủ phong kiến.

Xét về nhiệm vụ giải quyết, Cách mạng tháng 8 – 1945 mang tính chất dân chủ tư sản. Nhưng với điều kiện cụ thể tại Việt Nam, cách mạng dân chủ tư sản tất yếu gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do đó, Cách mạng tháng 8 mang tính chất của một cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”.

– Tính chất và nhiệm vụ của một cuộc cách mạng xã hội quy định lực lượng và động lực cách mạng.

+ Lực lượng của cách mạng là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít nhiều gắn bó với cách mạng và thúc đẩy cách mạng phát triển.

Lực lượng cách mạng còn do cả những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng quyết định. Có những cuộc cách mạng cùng một kiểu, nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước và trên thế giới khác nhau, nên có những lực lượng cách mạng khác nhau.

+ Động lực của cách mạng là những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách mạng. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, động lực của cách mạng cũng thay đổi.

– Vai trò lãnh đạo trong cách mạng thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại. Đó là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong số các giai cấp đang tồn tại.

Ví dụ: Giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo trong cách mạng tư sản, giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo trong cách mạng vô sản.

Video liên quan

Chủ Đề