SKKN một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn tả người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [273.99 KB, 49 trang ]

A: PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề.
Từ xa xưa đất nước Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học. Bao tấm
gương hiếu học và đã trở thành những nhà bác học thiên tài trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay truyền thống đó ngày càng được phát triển và nhân rộng thêm. Việc học
tập để lĩnh hội tri thức mới giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu được những tinh hoa văn
hóa, khoa học kĩ thuật của nhân loại, vững vàng hội nhập quốc tế là vấn đề cấp
bách đang được toàn đảng toàn dân quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được vấn đề
này hệ thống giáo dục là vấn đề cốt lõi. Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục bậc
Tiểu học là rất quan trọng. Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán,
môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử
dụng Tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Thông
qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của
Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần thành hình thành con
người Việt Nam trong thời kì đổi mới.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và
câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người
dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn.
Tập làm văn là phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu
học, nó không chỉ giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe , nói, đọc, viết
mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc
biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới
hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc
sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng

1



thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản còn gọi là
đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính
của chương trình tập làm văn 5 là văn miêu tả nó có hệ thống xây dựng lí thuyết
riêng cho từng thể loại như: Tả người, tả cảnh vật, tả đồ vật, tả cây cối, tả con
vật... và ở từng thể loại đòi hỏi giáo viên phải có những cách rèn khác nhau để đạt
được những kĩ năng cần thiết. Một bài văn hay, có giá trị không phải chỉ ở chỗ
trình bày mạch lạc, dễ hiểu mà quan trọng hơn đó là sức truyền cảm. Để viết
được bài văn hay các em cần rèn luyện năng lực quan sát, năng lực thu thập thông
tin, năng lực tưởng tượng, năng lực phân tích tổng hợp và các khả năng biểu đạt,
bố cục, tạo phong cách. Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả
là cả một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của
những người làm công tác giáo dục.
Trong thực tế giảng dạy tập làm văn phần Tả người, bản thân người giáo
viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy còn lúng túng, bí từ và không biết
phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài hay, có hình ảnh, có cảm
xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng
dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã
viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn nào để định hướng cho giáo viên cũng
như học sinh. Do vậy tôi luôn luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để cho học sinh
thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Để nâng cao chất
lượng bài dạy và giúp các em rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản, tạo điều kiện
cho học sinh tự tìm và tự thể hiện những ý kiến, suy nghĩ của mình một cách độc
lập, chủ động không máy móc, rập khuôn. Để bạn bè và đồng nghiệp cùng tham
khảo và suy nghĩ, tôi mạnh dạn đề xuất: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5
làm tốt bài văn Tả người", để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và suy nghĩ.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, tôi đưa ra
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người nhằm mục đích sau:


2


- Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo
viên và học sinh.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề
ra biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người
nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2013 - 2014
- Học sinh lớp 5 - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2014 - 2015
- Học sinh lớp 5C - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2015 - 2016
- Học sinh lớp 5D - trường Tiểu học Hiến Nam - năm học 2015 - 2016
Phạm vi nghiên cứu
Trường Tiểu học Hiến Nam – TP Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.

II. Ph¬ng ph¸p tiÕn hµnh
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu,

tìm giải pháp của đề tài.
1.1. Tình hình thực tế của việc dạy và học:
Sau những năm giảng dạy chương trình lớp 5, qua các đợt kiểm tra bài
viết của học sinh, qua dự giờ thăm lớp khối 5 tôi thấy thực trạng dạy Tập làm
văn tả người lớp 5 như sau:
1.1.1.Về giáo viên:
a. Thực trạng dạy những kiến thức thể loại văn Tả người ở lớp 5:
- Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về
lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn...Phần lớn giáo viên lấy sách giá khoa,


sách giáo viên làm chuẩn để dạy. Trong khi đó các lí thuyết về thể loại nhiều khi
chưa được sách giáo khoa, sách giáo viên đề cập đến. Bên cạnh đó cũng có
3


những giáo viên thông hiểu về các thể loại bài văn thế nhưng vì phải đảm bảo
nội dung, yêu cầu của tiết học [tìm ý, làm dàn bài hay viết một đoạn] cho một đề
bài cụ thể nên họ chưa chú trọng đến việc dạy lí thuyết này. Hầu hết các giáo
viên mới chỉ nói qua về các yêu cầu đối với thể loại, kiểu bài đang học chứ chưa
chú ý đến việc dạy cho học sinh có những hiểu biết khái quát về thể loại, kiểu
bài tập làm văn, so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại, mối
liên quan giữa các kiểu bài đang học với các kiểu bài đã học. Do không được
dạy kĩ về lí thuyết nên nhiều em còn nhầm lẫn giữa các kiểu bài như Tả người
với Kể về một người.
b. Thực trạng dạy tiết tìm ý và lập dàn ý:
Hoạt động của giáo viên bằng lời nói là chủ yếu. Thao tác hoạt động của
giáo viên nhiều: Ghi bảng, gọi học sinh nhận xét. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo
viên phụ thuộc vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy, trung thành với
các tài liệu này nên ít có biện pháp sáng tạo.
Ví dụ: Khi dạy văn tả người: Tả cụ già, giáo viên chưa tạo điều kiện để học
sinh nắm bắt từ thực tế, nhiều giáo viên còn dạy chay, không hướng dẫn học sinh
quan sát thực tế nên có nhiều trường hợp học sinh trình bày sự quan sát của mình
qua tưởng tượng, dẫn đến sự vô lí không đáng có trong bài văn. Do cách dạy vậy
mà học sinh đã tả cụ già như: Bà em đã già lắm rồi, răng đã rụng hết nhưng bà em
vẫn bỏm bẻm nhai trầu. Mắt bà em sáng rực, tròn như hai hòn bi ve...
c. Thực trạng tiết tập làm văn viết:
Sau khi học xong tiết Tập làm văn miệng hay lập dàn ý. Giáo viên dặn
học sinh về nhà hoàn thiện dàn bài và viết thành bài văn hoàn chỉnh để giờ sau
học tiết Tập làm văn viết và như thế, trong tiết Tập làm văn viết, học sinh chỉ
làm nhiệm vụ chép lại bài đã chuẩn bị vào giấy kiểm tra hoặc vở Tập làm văn và


đem nộp, thậm chí có em còn nộp luôn bài đã viết ở nhà.
d. Thực trạng tiết trả bài viết:
Mặc dù trong chương trình quy định mỗi đề bài Tập làm văn viết đều có
tiết trả bài riêng nhưng thực tế việc trả bài không được dạy thành tiết [đủ 40

4


phút]. Ở tiết này giáo viên trả bài cho các em và nêu 1 số lỗi, chữa bài qua loa.
Hầu như học sinh không rút được kinh nghiệm làm bài.
e. Thực trang của việc dạy Tập làm văn trong các phân môn khác.
Việc dạy phân môn Tiếng việt khác như: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ
và câu... thì ngoài mục đích giải quyết các nhiệm vụ cụ thể của từng phân môn
còn hướng cho các em biết vận dụng các kiến thức đó vào Tập làm văn. Nhìn
chung giáo viên đã ý thức được vấn đề này nên biết kết hợp việc dạy Tập làm
văn qua các phân môn trên. Tuy vậy, một số giáo viên vẫn chưa chú ý sâu đến
điều đó, dạy tiết nào biết tiết ấy nên đã bỏ qua nhiều kiến thức cũng như kĩ năng
bổ ích, thiết thực cho học sinh trong Tập làm văn.
Tôi đã trực tiếp dạy lớp 5 nhiều năm cùng với việc đi sâu dự giờ thăm lớp
môn Tập làm văn nói chung và văn Tả người lớp 5 nói riêng tôi nhận thấy rằng:
- Giáo viên chưa nắm vững ý đồ, nội dung các bài tập đưa ra trong tiết tập
làm văn tả người.
- Phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, rập khuôn máy móc theo sách
hướng dẫn.
- Giáo viên chưa làm rõ các bước cần thiết của 1 tiết học, chỉ quan tâm
đến việc học sinh làm được, viết được đoạn, được bài theo ý cô sao cho nhanh
để giải quyết các bài tập đưa ra trong tiết học. Từ đó học sinh tiếp thu bài một
cách thụ động.
- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến sửa câu, cách dùng từ trong câu,
dùng từ sai của học sinh.


- Chưa tạo được khí thế cho học sinh mở rộng tầm nhìn, liên hệ sâu sắc
trong thực tế hoàn cảnh làm việc, hành động của người được tả để bài viết thêm
phong phú, sinh động.
1.1.2.Về phía học sinh:
Do hạn chế của chương trình sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy
của giáo viên như đã nói ở trên, cùng với sự lơ là trong học tập của các em đã
dẫn việc dạy và học Tập làm văn chưa đạt đến kết quả cao. Phần lớn các em
chưa thực sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, do đó càng ít có sự sáng
5


tạo. Nhiều khi chưa nắm vững được các kĩ năng cơ bản để làm bài [tìm hiểu đề,
quan sát lập dàn ý, lập dàn bài, triển khai ý, liên kết ý, liên kết đoạn...] dẫn đến
nhiều em còn làm bài lạc đề, sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc. Đặc biệt là có những em
chưa phân tích kĩ đề bài nên chưa làm đúng yêu cầu của đề và chưa có thái độ,
tình cảm như đề bài yêu cầu.
Ví dụ: Trong bài văn Tả người thân của em, học sinh chỉ viết được bài
văn bằng trình độ của học sinh lớp 2 và thiên về văn kể: "Bố em là thợ xây, bố
em rất cao. Bố em có nước da ngăm đen, tóc xoăn. Em rất yêu bố.”
Hay: "Mẹ có cái tai rất to để nghe em nói cho rõ. Mẹ còn có cái mũi dài
để ngửi. Cái miệng hay cười. Trông mẹ em rất xinh”.
Hệ thống ý trong bài văn của các em còn nghèo nàn. Chỉ rập khuôn theo
sách giáo khoa, theo vở luyện, ít có sáng tạo của bản thân. Số học sinh tìm được
ý diễn đạt mới mẻ là rất hiếm. Khi miêu tả, học sinh chưa biết chọn lọc những
nét tiêu biểu để tả nên đã biến bài văn thành bài kể lan man và cũng ít biết lồng
tình cảm, cảm xúc của mình vào bài. Bài văn của các em đa phần là dùng những
câu đơn để diễn đạt nên còn rời rạc, nặng nề về liệt kê, kể lể. Bài làm còn nhiều
nét sơ lược, các chất để làm văn có hồn thì thật là hãn hữu vì các em chưa thực
sự rung động trước đối tượng tả. Một thực trạng rất phổ biến và dễ thấy ở các
em là chưa biết tự lập dàn bài trước khi viết thành bài văn. Do vậy mà thường


thiếu sót, các ý sắp xếp lộn xộn, lủng củng.
Ví dụ: Khi viết bài văn Tả cô giáo [thầy giáo], học sinh viết: "Cô giáo em
rất đẹp, hằng ngày cô giảng bài rất hay, viết chữ rất nhanh, rất đep, rất yêu quý em.
Vậy qua quá trình tìm hiểu thực trạng dạy Tập làm văn lớp 5 tôi thấy có
một số vấn đề đáng lưu ý như sau:
- Tập làm văn là phân môn có tính chất tổng hợp: Tập đọc, Luyện từ và
câu, Chỉnh tả, Kể chuyện; được thể hiện tập trung ở bài Tập làm văn. Thế nhưng
việc dạy Tiếng việt, dạy Tập làm văn hiện nay đã theo hướng tích hợp nhưng
chưa được cụ thể, rõ ràng. Về cơ bản, các phân môn Tập đọc dạy độc lập và
người dạy ít chú ý hướng tới đích: Vận dụng kiến thức giờ tập đọc, Luyện từ và
câu... vào dạy Tập làm văn, tìm ý, lập dàn ý, giáo viên đã chú ý dạy tương đối
6


cẩn thận nhưng chưa dạy cho học sinh thao tác liên hoàn cần có khi làm một bài
văn: Đọc kĩ đề - gạch chân các từ quan trọng - tìm ý, lập dàn ý. Dựa trên dàn ý
viết thành bài văn - và cuối cùng là đọc lại, tự kiểm tra bài viết.
- Việc dạy văn mẫu chưa được chú ý và chưa có phương pháp dạy thích
hợp nên học sinh còn chép văn mẫu.
- Tiết trả bài chưa được giáo viên nhìn nhận với vai trò xứng đáng của nó,
dẫn đến việc nhiều giáo viên còn dạy qua loa tiết này, nên chưa hình thành cho
học sinh thói quen rút kinh nghiệm bài làm.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp, thời gian
hoàn thành.
2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc tài liệu giáo dục có liên quan đến tâm lí học sinh, tài liệu, sách giáo
khoa liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Đọc và tìm hiểu 1 số phương pháp dạy Tiếng việt, các tài liệu bồi dưỡng
học sinh có năng khiếu môn Tiếng việt.
2.2. Phương pháp điều tra quan sát:


- Phỏng vấn học sinh các vấn đề liên quan.
- Đọc và phân tích các bài văn của học sinh.
- Trao đổi về phương pháp dạy với các giáo viên trong khối.
2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
2.5 Tạo ra giải pháp thời gian hoàn thành.
Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học Tập làm văn.
Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.

7


- Năm học 2013 – 2014; đầu năm học khảo sát, điều tra thực trạng giảng
dạy và học tập.
- Cuối năm 2013 -2014 đến năm học 2014 -2015 tìm hiểu và đề ra những
biện pháp khắc phục và áp dụng vào thực tế giảng dạy.
- Cuối kì I năm học 2015 -2016 tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm.
- Việc nghiên cứu tìm ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt
bài văn Tả người được hoàn thành vào cuối học kì I năm học 2015 – 2016.

B. PHẦN NỘI DUNG

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, việc
đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt bài văn Tả người nhằm
mục đích sau:
- Tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong quá trình dạy và học của giáo
viên và học sinh.


- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra
biện pháp khắc phục những hạn chế khi dạy và học văn miêu tả.
- Giúp học sinh có hứng thú với phân môn Tập làm văn và văn Tả người
nói riêng.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI [những vấn đề cần giải quyết]
Đứng trước thực trạng dạy và học hiện nay yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải
đổi mới phương pháp dạy học để học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể
loại miêu tả một cách say mê, hứng thú để từ đó có cảm xúc viết văn. Do đó tôi
8


đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng trong những năm qua đã thu được những kết
quả nhất định. Để khắc phục thực trạng trên, đòi hỏi cá nhân giáo viên và học
sinh đều phải nỗ lực và kì công, phải nắm chắc được các phương pháp viết của
từng bài dạy. Tôi đi sâu vào giải quyết những vấn đề sau:
Vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các môn học khác.
Vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy học tập làm văn.
Vấn đề 3: Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết.
Vấn đề 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng làm một bài văn.
Các vấn đề được nêu ở trên cần được giải quyết đồng thời, xen lẫn vào
nhau một cách nhịp nhàng và linh hoạt thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều.
III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Từ kinh nghiệm dạy học của mình, tôi xin đưa ra một số biện pháp để giải
quyết trình bày các vấn đề được nêu ở trên để học sinh làm tốt bài văn tả người
như sau:
1. Giải quyết vấn đề 1: Dạy Tập làm văn qua các phân môn khác.
Tập làm văn mang tính tích hợp cao. Nó góp phần quan trọng trong việc
thực hiện mục đích của môn Tiếng việt, phản ánh kết quả giảng dạy và học tập
của các phân môn khác và được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu của
nhiều môn khoa học.


Tập làm văn có tính chất tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với việc dạy học
Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cả Chính tả. Đây là nơi tiếp nhận và
đây cũng là nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn các kĩ năng và kiến thức của
các phân môn trên. Bài Tập làm văn trở thành sản phẩm tổng hợp, là nơi trình
bày kết quả đích thực nhất của việc học Tập làm văn. Do vậy khi dạy các phân
môn của Tiếng việt, giáo viên cần khơi dạy Tập làm văn cho học sinh.
1.1. Dạy Tập làm văn qua phân môn Luyện từ và câu:
Nếu ở giờ tập đọc, giáo viên đưa ra các ngữ liệu để dạy cho học sinh thấy
được cái hay, cái đẹp trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
và bước đầu vận dụng nó thì ở tiết này, giáo viên cho học sinh tiến hành luyện
tập ứng với kiến thức vừa thu được. Qua các bài luyện từ và câu, giáo viên giúp
9


các em hiểu biết thêm về sự phong phú của từ vựng trong cách tạo từ các lớp
theo trật tự hoặc trong mối quan hệ về âm, về ngữ nghĩa. Từ đó các em được
củng cố những hiểu biết trong cách dùng từ có chọn lọc vừa đảm bảo tính chính
xác, vừa có tác dụng biểu cảm. Phần kiến thức này ngoài dạy ở tiết luyện từ và
câu, tôi còn củng cố và hệ thống hóa bằng các loại bài tập đưa ra ở tiết luyện.
Tôi đã xây dựng một số các bài tập nhằm giúp các em có nhiều vốn từ để vận
dụng trong khi làm bài văn Tả người như sau:
1.1.1. Loại bài tập tìm từ theo chủ đề, đề tài.
a. Dạng 1: Yêu cầu học sinh tìm từ theo chủ đề mở rộng vốn từ:
- Các từ ngữ trong chương trình được sắp xếp theo chủ đề. Khi dạy các
bài này, giáo viên giúp học sinh hệ thống lại các từ ngữ đó và có thể tăng cường
mở rộng thêm.
- Ví dụ: Các em đã được học bài mở rộng vốn từ : Nhân hậu – Đoàn kết
Tuần 3, lớp 4, do vậy khi dạy bài Tổng kết vốn từ: Bài1/Tiết 31/ Tuần 16, tôi
đưa ra bài tập:
"Tìm những từ nói lên lòng nhân hậu và đoàn kết của con người?”


[Học sinh có thể tìm các từ: yêu quý, kính trọng, trên kính dưới nhường,
hiếu thảo, gần gũi, thân mật, hòa thuận, đầm ấm, gắn bó, thương yêu, đùm bọc,
che chở, san sẻ, chan hòa...]
Hay trong tiết luyện của tuần này tôi đưa thêm cho các em bài tập:
"Tìm các từ miêu tả tính tình vui vẻ của một người?”
[Do đã được học bài mở rộng vốn từ: Lạc quan yêu đời ở lớp 4 nên
hầu hết các em tìm được các từ: Vui vẻ, vui sướng, vui thích, vui tính, vui
tươi, vui nhộn...]
Từ đó, tôi đã giúp các em có vốn từ ngữ về miêu tả đặc điểm tính cách
của người, giúp các em vận dụng vào viết văn. Các em dễ dàng viết được
như sau:
Bạn Phương là một người vui vẻ, sống chan hòa với mọi người. Phương
sẵn sàng giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. Ở nhà, đối với ông bà, cha mẹ Phương là

10


người cháu rất hiếu thảo, đối với em Phương là người chị dịu dàng, luôn nhường
nhịn các em...
Lưu ý: Đối với đối tượng học sinh có năng khiếu, song song với việc mở
rộng vốn từ, giáo viên có thể cho các em luyện nói câu, nói đoạn.
b. Dạng 2: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức từ loại.
Khi dạy về từ loại, đối với các bài tập: Danh từ - Động từ - Tính từ giáo
viên có thể đưa ra các bài tập để phục vụ trực tiếp cho bài Tập làm văn của
các em.
Ví dụ:
* Tìm những từ chỉ hoạt động:
- Hoạt động của thầy cô giáo: giảng bài, soạn bài, hướng dẫn, dạy bảo,
uốn nắn...
- Hoạt động học tập của học sinh: học bài, viết bài, đọc bài, nghe giảng,


chăm chú, luyện tập, thực hành, phát biểu...
- Hoạt động nấu ăn của mẹ: Sửa soạn, cặm cụi, tất bật xào, nấu...
* Tìm những từ chỉ hoạt động về:
- Tính tình của một bạn học sinh ngoan: ngoan ngoãn, dịu dàng thân
thiện, cởi mở, vui vẻ, hòa nhã...
- Hình dáng của một em bé: hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh, mũm mĩm,
trắng hồng, nũng nịu....
Ngoài các yêu cầu tìm danh từ, động từ, tính từ giáo viên cũng cần chú ý
dạy học sinh bài tập thay thế các danh từ bằng các đại từ chỉ ngôi thích hợp để
câu văn không bị lặp từ. Việc dạy học sinh xác định cách dùng từ đúng với từ
loại, tiểu loại của chúng bằng cách xây dựng các bài tập dựa trên ngữ liệu là các
lỗi dùng từ sai của học sinh và để học sinh tự sửa, giúp các em rút ra được cách
dùng từ thế nào cho đúng.
Ví dụ: Sửa đoạn văn sau bằng cách dùng đại từ thay thế.
Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp.
Viết xong, cô giáo ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm
cười. Cô giáo như muốn khuyến khích chúng em hãy viết đẹp giống như mình.
11


- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đoạn văn nhiều lần.
- Tìm các từ bị lặp lại trong đoạn văn: cô giáo, chúng em.
- Hãy tìm các đại từ chỉ người hoặc các từ đồng nghĩa với các từ đó để
thay thế.
Học sinh đã tìm và sửa lại như sau:
Bàn tay mềm mại của cô giáo viết ra những dòng chữ thật đều và đẹp.
Viết xong, cô ngắm nhìn bài viết của mình rồi ngắm nhìn chúng em mỉm cười.
Người mẹ dịu dàng ấy như muốn khuyến khích đàn con thơ ngây hãy viết đẹp
giống như mình.
c. Dạng 3: Yêu cầu học sinh mở rộng vốn từ dựa trên kiến thức cấu tạo từ.


Ví dụ: Khi dạy bài tiết luyện tập làm bài văn Tả người tuần 17, tôi đưa
loại bài tập dựa trên kiến thức từ loại mà các em đã học ở lớp 4. Cụ thể là các
bài tập sau:
1]. Tìm những tiếng ghép với tiếng hiền để tạo thành từ ghép chỉ tính nết
của người? [hiền lành, hiền hậu, hiền từ, hiền thục...]
2]. Tìm những từ chứa tiếng ” xinh” để tả hình dáng của người?
[xinh xinh, xinh xắn, nhỏ xinh...]
3]. Tìm nghững từ ghép, từ láy chỉ các hoạt động của người? [nhanh
nhẹn, hoạt bát, cần mẫn, chăm chỉ, thức khuya, dậy sớm, xốc vác...]
Tóm lại khi dạy dạng bài tập này giáo viên cần phải khéo léo khi lồng
ghép các bài tập và hướng dẫn đúng mức, hợp lý nhằm giúp học sinh phát hiện
ra các từ ngữ xoay quanh một đề tài nhất định như tả cụ già hay em bé, tả giáo
viên hay công nhân, nông dân...Tả chân dung hay tả hoạt động...Từ đó giúp các
em có thể lựa chọn từ thích hợp đã tìm được ở dạng bài tập này để miêu tả tính
cách, hình dáng của một người nhằm phục vụ trực tiếp đến việc dùng từ đặt câu
chính xác phù hợp văn cảnh khi làm văn Tả người của các em.
1.1.2 Loại bài tập củng cố. Kiểm tra về nghĩa của từ.
Khi được luyện tập trên những bài này, học sinh nắm chắc được nghĩa
của từ và hiểu rằng trong nhiều trường hợp, để diễn đạt một điều gì đó thì
không phải chỉ có duy nhất một từ mà còn bao nhiêu từ khác gần nghĩa,
12


đồng nghĩa có thể thay thế cho nó. Từ đó mà bài văn của các em có cách
diễn đạt phong phú hơn.
Bài 1: Cho các từ sau:
Cao lớn, trung thực, lười nhác, giả dối, nhỏ bé, chăm chỉ, sần sùi, trắng
trẻo, mịn màng, lực lưỡng, mảnh khảnh, đen đủi, mập mạp, còm nhom, gian
giảo, nhút nhát, bạo dạn, chất phác, nhu nhược, hèn yếu, anh dũng, siêng năng,
lười biếng...


- Hãy chia các từ trên thành hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
- Tìm những cặp từ trái nghĩa trong cùng nhóm.
Ở bài tập này giúp học sinh có khả năng lựa chọn một từ trong nhóm
từ cùng nghĩa - gần nghĩa - trái nghĩa để diễn đạt chính xác nội dung của
một câu văn, đoạn văn mà mình định viết. Ngoài ra, loại bài tập này không
chỉ giúp các em diễn đạt một cách tinh tế nội dung tư tưởng của mình mà
còn cung cấp thêm vốn từ tránh những trường hợp sử dụng từ nhầm lẫn [về
nghĩa và sắc thái biểu cảm].
Bài 2: Hãy gạch chân dưới những từ dùng chưa phù hợp rồi sửa lại
cho đúng.
- Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang.
- Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc.
- Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái.
- Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng.
Với dạng bài tập này, tôi đã tiến hành làm như sau:
1. Phát hiện từ dùng sai
2. Sửa lại cho đúng
Để giải quyết yêu cầu 1, tôi dẫn dắt để học sinh thấy được đối tượng miêu
tả là ai, thái độ của người viết đối với người định tả thế nào, từ dùng ở hoàn
cảnh đó đúng chưa?...
Dựa vào định hướng của cô, học sinh đã xác định được những từ dùng
chưa phù hợp như sau:
- Cô giáo em có nước da đen sì. Giọng nói của cô oang oang.
13


- Hùng chạy đuổi nhau trên sân trường thở hồng hộc.
- Bạn Hiếu là người có tấm lòng bác ái.
- Bố mẹ em rất được ông bà trọng vọng
Để giải quyết yêu cầu 2, giáo viên cần giúp học sinh nhận ra được các từ


gạch chân ở trên dùng chưa thích hợp với đối tượng và văn cảnh tả:
- Đối tượng được tả trong câu văn trên là ai? [Cô giáo, bạn bè, người
thân]
- Họ có mối quan hệ với em ra sao? [là thầy cô dạy mình, là bạn bè, là
người thân....]
- Khi muốn nói về người tốt hoặc người thân, bạn bè, nói về tình cảm của
bề trên với bề dưới mà chúng ta dùng các từ gạch chân như văn cảnh trên đã thể
hiện được sự kính trọng hay tôn trọng chưa? [chưa được].
- Vậy ta phải thay thế chúng như thế nào? [Tìm các từ có cùng nghĩa, trái
nghĩa,... để thay thế]
Giáo viên cho học sinh thi đua tìm từ thay thế và tự sửa lại cho phù hợp
văn cảnh.
Nếu học sinh yếu không tìm được thì giáo viên có thể cung cấp nhóm từ
cho học sinh lựa chọn. Như:
- Đen sì: đen nhẻm, da nâu, da bánh mật, da dám nắng...
- Oang oang: vang vang, ông ổng, thánh thót, trầm ấm, trong trẻo....
- Hồng hộc: hổn hển, phì phò....
- Bác ái: nhân hậu, nhân ái, thương người...[Giáo viên lưu ý khi học sinh
lựa chọn từ bác ái, nhân ái là: dùng từ này không sai nhưng chỉ nên dùng khi
nói về một người quan trọng, một vĩ nhân còn nói về người bình thường như
chúng ta trong cuộc sống hằng ngày thì không nên].
- Trọng vọng: tin yêu, tin tưởng, đề cao, đánh giá cao...
Qua đó học sinh đã sửa được câu như sau:
- Cô giáo em có nước da bánh mật. Giọng nói của cô trầm ấm
[thánh thót].
- Hùng vừa thi chạy xong thở hổn hển.
14


- Bạn Hiếu có tấm lòng nhân hậu [thương người].


- Bố mẹ em rất được ông bà tin tưởng [tin yêu].
Vậy bài tập này nhằm giúp học sinh nhận biết được lỗi dùng từ sai,
biết tìm từ khác để thay thế, sửa chữa khi dùng từ chưa chính xác. Ngoài ra
bài tập còn cung cấp và làm giàu vốn từ cho học sinh, tạo điều kiện thuận
lợi cho các em lựa chọn khi miêu tả hình dáng, tính nết của một người. Đặc
biệt lưu ý là khi tả người, cách dùng từ phải phù hợp với đối tượng miêu tả,
thể hiện được thái độ, tình cảm với người được tả.
1.1.3 Loại bài tập về từ láy:
Ví dụ: Khi dạy tiết 30 [tuần 15]. Bài 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng
người như mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt, làn da, vóc người, tôi còn yêu cầu các
em là tìm thêm các từ láy tả hình dáng, giọng nói của người.
Tôi thường yêu cầu các em như: Hãy tìm các từ láy miêu tả người?
- Tả mái tóc: mượt mà, lơ thơ, dày dặn, xơ xác, lưa thưa, óng ả...
- Tả đôi mắt: lay láy, mơ màng, sâu thăm thẳm, đỏ đọc...
- Tả khuôn mặt: bầu bĩnh, bầu bầu tròn trịa, bụ bẫm, nhẹ nhõm, vuông
vức, đầy đặn, nho nhã, tươi tỉnh...
- Tả giọng nói: thánh thót, ngân nga, nhẹ nhàng, trong trẻo, ông ổng, oang
oang, khà khà...
- Tả thân hình: vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, thanh mảnh, dong
dỏng, thon thả, khỏe khoắn...
- Dáng đi: uyển chuyển, thướt tha, ưỡn ẹo, khệnh khạng, tấp tểnh,
hấp tấp....
- Tả đôi tay: gầy gầy, xương xương, thon thả, nhỏ nhắn.....
- Tả làn da: trắng treo, trắng nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng, nhẵn nhụi,
nhăn nheo, sần sùi, xù xì, đen đúa, hông hào, xanh xao, vàng vọt...
- Tả hàm răng: Đều đặn, đều như hặt bắp, trắng phau, trắng tinh,
khấp khểnh...
- Tả tính tình: gần gũi, dịu dàng, nết na, cầu kì, cẩn thận, chỉn chu, khéo
léo, cấm cảu, gắt gỏng, càu nhàu...
15




Sau khi học sinh tìm xong các từ theo yêu cầu, tôi giúp các em thấy được
tầm quan trọng của những từ láy, nhất là các từ gợi hình ảnh, gợi âm thanh đều
có sức gợi tả, gợi cảm cao. Nếu sử dụng nó trong văn miêu tả nói chung và văn
tả người nói riêng sẽ tăng giá trị biểu đạt cho câu văn, bài văn, làm cho câu văn,
bài văn giàu hình ảnh và sinh động hơn.
Tóm lại loại bài tập này góp phần làm giàu vốn từ cho học sinh, một
lần nữa giúp học sinh có thêm sự lựa chọn từ ngữ để miêu tả sao cho sinh
động và giàu hình ảnh hơn.
1.1.4 Loại bài tập về thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ:
Ngoài việc cung cấp, làm giàu thêm vốn từ cho các em thì giáo viên cũng
cần quan tâm đến việc dạy thành ngữ, quán ngữ và tục ngữ thông dụng nhằm
giúp cho cách diễn đạt của các em trong sáng, nhuần nhuyễn và sinh động, ngôn
ngữ phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Sau khi học sinh học xong bài 2 tiết
30 tuần 15 tôi cho thi đố vui trong mục hoạt động tập thể của tiết sinh hoạt lớp
hoặc những giờ luyện Tiếng việt, tiết mở rộng vốn từ theo chủ đề...nếu thấy
thích hợp. Sau đó tôi cho học sinh liên hệ sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ,
quán ngữ trong văn miêu tả, giúp các em nhận biết là sử dụng trong trường hợp
nào để tả người:
+ Quan hệ gia đình:
- Chị ngã em nâng.
- Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Con có cha như nhà có nóc.
- Con hơn cha là nhà có phúc.
- Cá không ăn muối cá ươn,
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.


- Con hát, mẹ khen hay.
- Cắt dây bầu dây bí,
16


Ai nỡ cắt dây chị dây em
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Kính trên nhường dưới.
- Máu chảy ruột mềm.
- Tay đứt ruột xót.
+ Quan hệ thầy trò:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Kính thầy yêu bạn.
- Tôn sư trọng đạo.
Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
+ Quan hệ bạn bè:
- Học thầy không tầy học bạn.
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.
- Bán anh em xa. Mua láng giềng gần.
- Thua thầy một vạn không bằng kém bạm một li.
- Bạn bè con chấy cắn đôi.
- Bạn nối khố.
- Bốn biển một nhà.
- Buôn có bạn, bán có phường.
- Bạn bè là nghĩa tương tri,


Sao cho sau trước chọn bề mới yên.
+ Nhận xét về con người:
- Tài sắc vẹn toàn, khôi ngô tuấn tú, đẹp như hoa, đẹp như tiên, nghiêng
nước nghiêng thành, trắng như tuyết, đỏ như son, khỏe như trâu, khỏe như voi,
hiền như đất, hiền như Bụt, nóng như lửa.
17


+ Nói về như vất vả, khó nhọc:
- Vượt núi băng rừng, trèo đèo lội suối, chân lấm tay bùn, hai sương một
nắng, thức khuya dậy sớm, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Loại bài tập này giúp học sinh làm giàu vốn thành ngữ tục ngữ của
mình, hiểu được nghĩa của thành ngữ tục ngữ. Qua đó các em có thể sử
dụng trong mọi tình huống giáo tiếp và sử dụng trong văn tả người như nêu
tình cảm của người viết với người được tả hay nhận xét về mối quan hệ của
đối tượng miêu tả trong bài với mọi người xung quanh hay nhận xét về tính
cách, vẻ đẹp hình dáng, tâm hồn... của đối tượng tả, trong bài văn tả người
không chỉ sử dụng có từ đơn, từ ghép, từ láy mà còn có cả thành ngữ, tục
ngữ, ca dao... làm cho bài văn có ngôn từ đa dạng, xúc tích, phong phú hơn.
1.1.5. Dạy Tập làm văn qua đơn vị câu, dấu câu:
Một thực trạng khá phổ biến ở các bài văn của học sinh hiện nay là học
sinh thường viết những câu " què”, câu " cụt” và bài viết không có dấu ngắt câu.
Có khi trong cả bài viết các em chỉ ngắt câu để phân biệt ba phần: Mở bài, thân
bài, kết bài. Vì vậy, trước hết giờ học về câu cần rèn cho học sinh kĩ năng viết
câu đúng. Có thể thực hiện điều này qua việc cho các em làm các bài tập thực
hành về câu, sửa các viết sai câu và dùng sai dấu trong tiết Trả bài Tập làm văn.
Một số bài học sinh viết như sau:
Bài 1: "Mẹ em đẹp lắm mẹ có dáng người nhỏ nhắn nước da trắng hồng
đôi bàn tay dịu dàng của mẹ làm không biết bao nhiêu là việc cho em và gia
đình mẹ đẹp người và cũng đẹp cả nết..”


Bài này học sinh chỉ sai là không chấm câu còn ý và nội dung thì đảm
bảo. Vậy tôi yêu cầu học sinh đọc và xác định:
- Đoạn văn trên tác giả tả đến đặc điểm nào của mẹ?
- Mỗi đặc điểm đó có tương tương với một ý không?
- Mỗi ý diễn đạt trọn vẹn có tương đương với một câu không?
- Hãy ngắt đoạn văn trên thành các câu tương đương với mỗi ý vừa xác
định được: đặt dấu chấm và viết hoa câu cho đúng.
Qua gợi ý học sinh đã sửa được như sau:
18


" Mẹ em đẹp lắm. Mẹ có dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng hồng. Đôi
bàn tay dịu dàng của mẹ làm không biết bao nhiêu là việc cho em và gia đình.
Mẹ đẹp người và cũng đẹp cả nết...”
Bài 2: Sửa các dòng chưa thành câu cho thành câu:
- Trên gương mặt hồng hào.
- Chòm râu trắng ấy.
- Trong đôi mắt sâu thẳm của mẹ.
- Bằng tình thương yêu cô truyền cho tôi.
Yêu cầu học sinh chữa các dòng cho thành câu bằng hai cách khác nhau:
bỏ một từ hoặc thêm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ [đây thường là những dòng có các
từ "khi”, "qua”, "trên”,"trong” đứng ở đầu câu đó là những trạng ngữ dài hoặc
chỉ là một ngữ danh từ mà học sinh lầm tưởng là câu]. Trong quá trình sửa sai
tôi còn lưu ý thêm cho học sinh ngoài việc diễn đạt bằng những câu đơn còn
phải diễn đạt bằng câu ghép hoặc câu có nhiều thành phần thì câu văn, đoạn văn
sẽ không khô khan cứng nhắc mà trái lại rất mượt mà, sinh động. Các em có thể
viết được những câu văn cấu tạo không chỉ có thành phần chính [chủ ngữ-vị
ngữ] mà còn có nhiều thành phần phụ nhằm diễn tả sinh động đối tượng được
nói đến [về màu sắc, hình dạng, kích thước, tính chất, hoặc đặc điểm riêng] qua
việc làm các bài tập thực hành phân loại và viết các kiểu câu theo cấu tạo.


Ví dụ: Tách các bộ phận câu, ghép các bộ phận câu cho trở thành câu
đúng, thêm bộ phận thích hợp vào chỗ trống trong câu, đặt câu theo mô hình,
theo đề hoặc cấu trúc cho sẵn, chuyển hai câu đơn thành câu ghép theo yêu cầu.
Qua các bài tập câu, dấu câu, giáo viên giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng
dấu câu, đặt câu. Qua đó học sinh thấy rằng: Muốn diễn đạt đúng ý, tình cảm
của mình đối với người định tả và để người đọc, người nghe thông hiểu và cảm
nhận được nội dung ý tứ của bài văn thì phải biết diễn đạt thành câu rõ ý, đủ lời.
Từ đó giúp các em làm quen với các kiểu câu khi diễn đạt và cấu trúc của một
câu đúng, câu đủ thành phần, có thói quen và ý thức viết đúng câu, sử dụng
đúng dấu câu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc viết đoạn, viết bài tốt hơn.
1.1.6 Loại bài tập viết đoạn văn ngắn theo chủ đề, đề tài:
19


Tiết luyện từ ở lớp 4-5 có loại bài dùng từ đặt câu, viết thành một đoạn
văn ngắn theo chủ đề đã xác định nhằm luyện cho học sinh cuối bậc Tiểu học kĩ
năng sử dụng từ ngữ ở mức độ cao, trực tiếp phục vụ cho việc làm văn nói-viết.
Ở những bài tập này, giáo viên gợi ý hướng làm bài cho các em bằng một số câu
hỏi nhằm viết một đoạn văn mạch lạc, đúng chủ đề cho trước [hoặc vấn đề do
học sinh tự chọn theo yêu cầu của đề bài].
Ví dụ: [Bài tập 2 tiết 28. Ôn tập về từ loại trang 143 Tiếng Việt 5 tập 1]
đã yêu cầu học sinh dựa vào khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta để viết một đoạn
văn ngắn tả mẹ đi cấy giữa trưa tháng sáu.
Hay [bài tập 4 tiết 30. Bài tổng kết vốn từ trang 151 Tiếng Việt lớp 5
tập 1]. Yêu cầu của bài là dùng một số từ [khoảng 5 từ ngữ] ở bài 3 để đặt
câu viết một đoạn văn ngắn tả về hình dáng của một người thân hoặc một
người em quen biết.
- Sau khi cho học sinh đọc sách giáo khoa, xác định yêu cầu bài tập, giáo
viên gợi ý bằng một số câu hỏi sau:
+ Người em định tả là ai? [bà, bố, mẹ, cô giáo.]


+ Đề bài yêu cầu tả chân dung hay hoạt động của người?
+ Người đó có hình dáng hay hoạt động gì nổi bật?[mái tóc, khuôn mặt,
dáng đi, tư thế, tác phong, hành động trong lúc làm việc].
- Ngoài việc giúp học sinh nắm vững bài học, hiểu yêu cầu bài tập, giáo
viên còn phải lưu ý thêm: để viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu thì phải xác
định được nội dung và tìm ý, sắp xếp các ý rồi tìm cách diễn đạt sao cho phù
hợp với nội dung đó. Nhờ vào định hướng trên học sinh đã viết như sau:
"Bà nội em đã ngoài 70 tuổi. Mái tóc của bà bạc phơ luôn búi cao sau
gáy. Gương mặt già với nhiều nếp nhăn hằn sâu. Lưng đã hơi còng, chân tay gầy
guộc nhưng dáng đi của bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm.”[Bài tập 4 tiết 30]
"Mẹ em có dáng người nhỏ bé, lọt thỏm trong bộ quần áo bà ba đen. Mái
tóc dài được mẹ búi cao để khi cúi xuống cấy tóc không bi bẩn. Đôi tay của mẹ
đang thoăn thoắt như múa trên mặt ruộng. Thỉnh thoảng mẹ lại đứng lên cho
lưng đỡ mỏi và đưa mắt nhìn những hàng mạ thẳng tắp vừa mới cấy xong có vẻ
20


hài lòng. Nhìn cách mẹ chia mạ, chăng dây và cấy em thán phục mẹ biết bao.”
[bài tập 2 tiết 28].
Loại bài tập này, với cách làm trên, sẽ giúp học sinh xác định rõ nội
dung và chủ đề của đoạn văn định tả, xác định rõ bố cục của đoạn văn tránh
được hiện tượng viết đoạn văn không rõ chủ đề, không rõ nội dung hoặc lạc
yêu cầu của bài và khi viết bài văn các em sẽ xác định được đoạn này ở vị trí
nào trong bài tránh được tình trạng lặp ý, lặp đoạn làm cho bài văn có chỗ
thừa chỗ thiếu, lủng củng.
1.2. Dạy Tập làm văn qua phân môn Kể chuyện và Tập đọc.
Qua việc dạy các bài kể chuyện, Tập đọc, giáo viên cung cấp cho học sinh
nhiều vốn sống một cách gián tiếp, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho các em.
Chính những tình cảm cao đẹp đó kết hợp với vốn sống trực tiếp giúp các em có
thêm hểu biết và cảm xúc để làm các bài văn miêu tả đặc biệt là tả người.


* Khi dạy kể chuyện, giáo viên chú ý dạy cho học sinh cách kể chuyện có
trình tự theo các diễn biến của cốt truyện bằng lời văn của mình, thể hiện thái
độ, tình cảm đối với nhân vật, với hành động của nhân vật.
Ví dụ: Khi dạy bài kể chuyện ” Pa-xtơ và em bé”
Sau khi hướng dẫn các em kể tìm hiểu về nhân vật Pa-xtơ như sau:
GV: Để tiêm vác xin cứu em bé, Pa-xtơ đã phải trăn trở như thế nào?
HS: Ông phải day dứt nhiều đêm.
GV: Hành động và việc làm của ông đã cho ta biết ông là người như
thế nào?
HS: là thầy thuốc có trách nhiệm, nhiệt tình cứu chữa bệnh nhân, giàu
lòng nhân hậu.
GV: Em có tình cảm gì đối với nhân vật Pa-xtơ?
HS: Yêu quý, kính trọng, khâm phục tài năng của ông.
GV: Vậy khi miêu tả tính cách của một con người ta không nhất thiết
phải nói trực tiếp là người đó tốt hay xấu... mà có thể đi sâu vào miêu tả cử
chỉ hành động của nhân vật kết hợp với nêu cảm xúc của người viết, từ đó

21


giúp cho người dọc hiểu và hình dung ra được nhân vật đó như thế nào,
tính cách của nhân vật đó ra sao.
* Khi dạy các bài Tập đọc, ngoài việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội
dung và hình thức nghệ thuật của bài, giáo viên còn có nhiệm vụ giúp học sinh
tích lũy được kinh nghiệm để làm văn. Việc yêu cầu các em trả lời các câu hỏi
tìm hiểu bài, nhất là những câu đòi hỏi các em phải tư duy, không ngoài mục
đích dạy cho các em những kĩ năng làm văn. Khi trả lời các câu hỏi, muốn trả
lời đúng và hay thì học sinh không những phải hiểu được nội dung mà các em
còn phải huy động vốn từ ngữ của mình và lựa chọn hình thức diễn đạt sao cho
có hiệu quả nhất. Loại câu hỏi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng của học sinh đã


trực tiếp giúp các em phát triển sức liên tưởng, óc tưởng tượng – những yếu tố
cần thiết để làm văn.
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc ” Một chuyên gia máy xúc” có những chi
tiết sau:
"Tôi nhìn thấy một người ngoại quốc cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên
như một mảng nắng...Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe,
khuôn mặt to chất phác, tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân
mật...Đôi mắt sâu và xanh...Đôi tay to và chắc”.
Ngoài việc hướng dẫn cho học sinh hiểu được nội dung của câu chuyện,
tôi còn hướng dẫn cho các em nhận biết được các yếu tố có liên quan đến văn tả
người như sau:
- GV: Bài tập đọc thuộc thể loại văn gì?
- HS: Kể chuyện.
- GV: Nội dung là kể chuyện song tác giả đã xen lồng văn tả người các
em ạ. Vậy tác giả đi sâu vào tả đặc điểm gì của anh A-lếch-xây?
- HS: Tả dáng vẻ.
- GV: Vậy khi tả chân dung của một người, ta có thể đi sâu vào tả
ngoại hình của nhân vật đó có những nét nổi bật về hình dáng. Ở bài này
tác giả đã rất tinh tế khi lựa chọn đặc điểm nổi bật về hình dáng để tả anh
A-lếch-xây vì anh là người ngoại quốc có hình dáng khác hẳn hình dáng của
22


người Việt Nam ta. Các em nên học tập cách tả ngoại hình này của nhà văn
Hồng Thủy khi các em học thể loại văn tả người trong những tuần tới.
Hay khi dạy bài Thái Sư Trần Thủ độ [tuần 20] có những câu văn diễn tả
hoạt động đối thoại của Trần Thủ Độ với các nhân vật khác trong câu chuyện:
- Ngươi có phu nhân xin làm cho chức câu đương, không thể ví như các
câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
- Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước như thế, ta còn trách gì nữa.


- Quả nhiên có chuyện như vậy. Xin bệ hạ cứ quở trách thần và thưởng
cho người nói thật.
Thể loại văn của bài này cũng giống như bài trước nên các em cũng dễ
dàng nhận ra vì đã nhận diện nhiều ở học kì I. Do vậy tôi đi sâu vào khai thác
nội dung sau:
- GV: Bài kể về nhân vật có xen tả đặc điểm hình dáng hay tính cách [tả
chân dung] của nhân vật không?
- HS: Không tả trực tiếp chân dung của nhân vật.
- GV: Vậy tác giả tả điểm gì của nhân vật?
- HS: Tả về cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm của nhân vật Thái sư Trần
Thủ Độ.
- GV: Việc tả như vậy có giúp ích gì cho người đọc không?
- HS: Giúp người đọc hình dung ra tính cách của nhân vật.
GV: Vậy khi tả người các em cũng có thể chọn cách đặc tả về hoạt
động, cử chỉ lời nói của nhân vật để từ đó giúp người đọc hình dung ra
nhân vật được tả có hình dáng hoặc tính nết như thế nào.
Với cách dạy này sẽ giúp các em học tập cách tả và làm tốt các đề bài Tập
làm văn tiết 32/ tuần 16 hay tiết 39/ tuần 20 hơn.
* Việc dạy cho học sinh tìm hiểu, cảm thụ những bài văn, bài thơ hay đã
tạo cho các em hứng thú để làm văn. Có hứng thú và cảm xúc, học sinh dễ dàng
tìm từ, chọn ý giúp cho việc diễn tả được sinh động hấp dẫn. Ngoài việc sử dụng
chính hệ thống những câu hỏi trong sách giáo khoa để dạy Tập làm văn, giáo
viên cũng cần chọn các ngữ liệu khác để dạy, bằng cách gợi cho học sinh phát
23


hiện những tín hiệu nghệ thuật [cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng một số biện
pháp tu từ, sử dụng dấu câu] có trong bài Tập đọc và hướng dẫn các em phân
tích cái hay, cái đẹp, giải thích cơ chế của nó, sau đó giáo viên đưa ra những văn
cảnh, tình huống, yêu cầu học sinh tập diễn đạt theo mẫu.


Ví dụ khi dạy bài: 'Hạng A Cháng”, "Người ăn xin”, "Bà tôi” có những
câu văn đặc tả và những hình ảnh sinh động nhờ vào tài sử dụng các biện pháp
nghệ thuật, cách dùng từ, viết câu... mà tác giả đã dùng như:
"Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông đồng”. [bài Bà tôi Tiếng Việt lớp 5 – tập 1].
"A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như
lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng
như cái cột đá trời trồng”.
"A Cháng đeo cày. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo
cung ra trận”. [bài Hạng A Cháng - Tiếng Việt lớp 5 – tập 1].
"Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã
găm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!” [ bài Người ăn
xin - Tiếng Việt lớp 4 – tập 1].
Tôi đã dạy các em học tập:
- Cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tả người cho sinh động, giàu
hình ảnh hơn như biện pháp so sánh trong bài Bà tôi và bài Hạng A Cháng.
- Cách biểu lộ tình cảm trực tiếp trong bài qua những câu cảm, cách dùng
dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu chấm cảm để bài văn trở nên có cảm xúc, gần gũi
với người đọc như ở bài Người ăn xin.
Ngoài ra, tôi cũng lưu ý cho học sinh trong các bài tập đọc tác giả đã kết
hợp tả hình dáng với tả các động tác lao động; tả người lao động với quang cảnh
nơi họ làm việc; chọn lọc những chi tiết để nói lên sức khỏe, sự làm việc hùng
dũng, nhịp nhàng của nhân vật. Ví dụ như bài: Người thợ rèn, Công nhân sửa
đường. Vậy ta có thể áp dụng cách miêu tả này vào bài tả chị bán hàng làm việc
lúc đông khách hay tả anh thợ xây đang xây nhà, tả bác nông dân đang cày
ruộng... chúng ta phải tả kết hợp hình dáng với các động tác lao động [lấy hàng,
24


đưa hàng, nhận tiền, trả tiền thừa hay căng dây, xúc vữa, chặt gạch, cách đặt
viên gạch, điều khiển trâu cày...] Tả người lao động với quang cảnh nơi họ đang


làm việc [cách bài trí gian phòng, sắp xếp, trưng bày các mặt hàng hay nơi công
trường gạch, gỗ bê tông ngổn ngang]. Chọn lọc những chi tiết nói lên sự tháo
vát, nhanh nhẹn, khéo léo, sự làm việc hăng say, nhiệt tình của chị bán hàng hay
anh thợ nề, của bác nông dân...
* Tóm lại: Việc dạy học sinh Tập làm văn Tả người không nên chỉ chờ
đến giờ Tập làm văn mà cần kết hợp dạy nó trong khi dạy các phân môn khác,
làm được điều này sẽ khiến cho việc giảng dạy cũng như học Tập làm văn của
giáo viên và học sinh nhẹ nhàng và có chất lượng hơn.
2. Giải quyết vấn đề 2: Rèn kĩ năng sử dụng văn tham khảo trong dạy
học tập làm văn.
Trước hết, cần phải xác định những "bài văn mẫu” ở đây không phải là
những sản phẩm mang tính chuẩn mực mà nó chỉ là những tài liệu có chọn lọc
đưa ra để tham khảo và học tập. Bởi thế, một vấn đề đặt ra cho giáo viên Tiểu
học là trong giảng dạy Tập làm văn có nên dùng những "bài văn mẫu” hay
không? Nếu có thì dùng như thế nào? Theo tôi, việc sử dụng những "bài văn
mẫu” này là điều nên làm nhưng sử dụng nó như thế nào, điều đó còn tùy thuộc
vào đặc điểm nhận thức của học sinh từng lớp, vào sự linh hoạt sáng tạo trong
giảng dạy của giáo viên. Do vậy việc sử dụng những bài văn tham khảo này cần
được giáo viên tính toán, cân nhắc kĩ về nhiều mặt: Dùng vào lúc nào? Dùng cả
bài hay một đoạn? Dùng để giúp học sinh học tập điều gì? [về nội dung, cách
trình bày và diễn đạt]. Tránh sử dụng một cách tùy tiện, lạm dụng gây ảnh
hưởng đến nền nếp học tập phân môn Tập làm văn. Như vậy, việc giáo viên giúp
học sinh vận dụng linh hoạt hợp lí các "bài văn mẫu” là rất quan trọng. Để giúp
học sinh sử dụng văn tham khảo tốt hơn tôi thường làm như sau:
1. Chọn tài liệu tham khảo.
2. Chọn bài và phân tích bài.
3. Chọn lọc câu, từ hay, hình ảnh đẹp.
4. Áp dụng để viết đoạn, bài.
25



MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT VĂN TẢ NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [93.34 KB, 12 trang ]

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT VĂN TẢ NGƯỜI
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết miêu tả nói chung ,tả người giúp các em dùng từ ngữ ,hình
ảnh,lời văn sống động để tả lại hình dáng ,tính tình và hoạt độn của con người.
Hơn nữa khi tiềm ẩn vốn kiến thức làm văn tả người tức là các em đã nhận thức
được rõ hơn về con người trong xã hội .Đó là :Tình cảm đối với thầy cô ;là công
việc vất vả của anh công nhân ;la sự tất bật của người nông dân trên đồng ruộng
lòng biết ơn kính trọng của ông bà hay là tình yêu và công lao nuôi dưỡng của
mẹ…
Nói cách khác tả người không chỉ đơn thuần giúp học sinh biết cảm thụ văn học
biết dùng từ ngữ để vẽ lên một con người như thực mà còn hình thành ở các em
tình cảm yêu thương con nười ,yêu cái thiện ,yêu cuộc sống .
Học sinh lớp 5 dù đã khá quen với văn miêu tả song bây giờ các em mới bắt đầu
thực hiện làm văn tả người .Qua việc tìm hiểu thực tế của học sinh Trường Tiểu
học Bắc Hà hầu hết các bài văn tả người của các em thường rập khuôn theo một
dạng quen thuộc .lời văn của các em còn nhợt nhạt xơ cứng ,thiếu hình ảnh và rất
nghèo nàn .Có những học sinh chưa biết sử dụng các phương pháp trong văn
miêu tả làm cho nhân vật trở nên vô nghĩa méo mó.Giáo viên dạ thường coi nhẹ
lý thuyết ,coi nhẹ kỷ năng và các tiết dạy giáo viên nói nhiều vì vậy các em ít
khai thác và sáng tạo trong bài viết .Là một giáo viên tôi nghĩ rằng :cần phải rèn
luyện và hướng dẫn cho các em biết tả người ngay từ khi còn là học sinh Tiểu
học để phần nào hình thành và phát triển trí thức văn học ,khoa học là nền cho sự
phát triển toàn diện .Với thực trạn và mục đích đó ttooi đã chọn cho mình đề tài
này .Chỉ mong rằng với những suy nghĩ nhỏ bé của bản thân tôi sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp từ phía đồng nhiệp.
1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Bắc Hà năm học 2011-2012;năm
học 2012-2013


Đề tài này chỉ trình bày về kinh nghiệm dạy văn tả người
III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NHIÊN CỨU
-Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm ra phươn pháp để giảng dạy nhăm
giúp học sinh làm văn tả người tốt hơn ,góp phần học tốt phân môn tập lam văn.
-Nhiệm vụ nghiên cứu là nghiên cứu tình hình học tập của học sinh về làm văn tả
người .Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành để từ đó xây dựng biện
pháp thích hợp .Nghiên cứu hệ thống các biện pháp để thực hiện .
IV. XÂY DỰNG GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn tả người thì sẽ tạo
cho học sinh có kỷ năng tốt khi làm văn tả người ,bài viết của học sinh sẽ sinh
động ,giàu hình ảnh hơn ,bài viết của các em sẽ tạo cho người đọc hình dung
được một con người cụ thể có tâm hồn, tình cảm.
V. PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU
-Phương pháp thống kê mô tả
-Phương pháp chọn lọc chi tiết
-Phương pháp độc lập suy nghĩ
-Phương pháp thảo luận nhóm
VI. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
-Góp phần mở rộn vốn sống ,bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ ,hình thành
nhân cách cho học sinh
-Tưng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 5 ở phân môn tập làm
văn nói chung và kiểu bài văn tả người nói riêng .
PHẦN THỨ HAI
2
NỘI DUNG
I CƠ SỞ KHOA HỌC:
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp phần giáo dục và phát
triển toàn diện cho học sinh. Qua các bài học, học sinh hiểu biết thêm về thiên
nhiên, cuộc sống xung quanh, đất nước, con người Việt Nam . . . . Bên cạnh,
thông qua học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người,


của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm
văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái chân - thiện - mĩ được định hướng trong các
đề bài. Những cơ hội đó làm nảy nở tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên,
với con người và những việc xung quanh của các em, giúp cho tâm hồn, tình cảm
của các em thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình
thành nhân cách tốt đẹp của các em.Trong văn miêu tả nói chung ,kiểu văn tả
người vừa quan trọng lại vừa khó.Quan trọng vì nó giúp học sinh quan sát, khắc
họa và đánh giá một con người mà các em tiếp xúc trong cuộc sống; đánh giá
chung tỏ thái độ yêu ghét đúng mức tức là tự bồi dưỡng được những tình cảm đạo
đức tốt đẹp của con người mới. Tả người khó vì phải biết chọn lọc những chi tiết
thật nổi bật, cho biết người đó ở lứa tuổi nào, làm nghề gì và tính nết ra sao…
Hơn thế nữa, bài văn tả người thành công nhất là ở chỗ nó tô đậm một vài nét đặc
sắc làm cho người ta phân biệt rõ người được tả với những người khác.Chính vì
vậy việc hình thành và rèn luyện kỷ năng “làm tốt văn tả người cho học sinh là
một yêu cầu rất cần thiết.”
II THỰC TRẠNG
1 Về phía giáo viên:
Qua nghiên cứu tham khảo dự giờ và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp của Trường
Tiểu học Bắc Hà trong 2 năm 2011-2012;2012-2013;dự giờ giáo viên giỏi về
môn Tập làm văn tôi thấy hầu hết giáo vien và học sinh đều cho là môn học
3
“khó”,phải chăn cái “khó” ở đây là cái ngại.Một số iaos viên rất ngại dự giờ môn
Tập làm văn …và cứ như thế môn Tập làm văn nói chung và văn tả người ở lớp 5
nói riêng kết quả đều chưa mĩ mãn và tiến triển.Qua tìm hiểu tôi thấy cách dạy
của giáo viên ảnh hưởng và tác động rất nhiều đến chất lượng bài làm văn của
học sinh .
Giáo viên dạy thường chú trọng lý thuyết, coi nhẹ kỹ năng.Việc dạy thường tiến
hành theo quy trình nói và viết mà quên mất các kỹ năng bộ phận đặc trưng cho
văn miêu tả như sử dụng từ ngữ hình ảnh,chi tiết…ở các tiết học, giáo viên nói
nhiều, hướng dẫn lý thuyết là chính sau đó đưa ra bài văn mẫu để các em tham


khảo và học tập.Giáo viên chưa biết huy động vốn hiểu biết, khả năng sử dụng từ
ngữ của học sinh vào bài làm của mình.
Giáo viên thường rập khuôn máy móc.Các giờ làm văn miệng giáo viên thường
cho học sinh đọc dàn bài cũng như câu hỏi gợi ý rồi trả lời và tìm dàn ý.
Do quá trình học hỏi,nghiên cứu của một số giáo viên còn hạn chế.Việc nhiên
cứu bài dạy chưa sâu,chưa kỹ.Người giáo viên không thể cung cấp vốn từ,vốn
ngữ cho học sinh một cách dồi dào khi mà “vốn ” đó thực sự ở giáo viên rất ít ỏi.
1 Về phía học sinh:
Mặt hạn chế lớn nhất của các em trong làm bài văn miêu tả nói chung và
kiểu văn tả người nói riêng là bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu tính
chân thực và cả nghệ thuật nữa. .Vì vậy bài văn của các em thường có các biểu
hiện sau :
-Vay mượn ý ,tình của ngươi khác thường là một bài văn hay một đoạn văn
mẫu nào đó.Có em dựa quá nhiều vào phần dàn bài gợi ý nên khi làm chỉ sao
chép ra và biến thành bài của riêng mình không cần biết đến đối tượng miêu tả cụ
thể không quan sát và chẳng có cảm xúc.
4
-Nếu không dựa vào bài mẫu hoặc gợi ý dàn bài thì bài làm của các em
miêu tả hời hợt,nghèo nàn không có sự sáng tạo.Đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ
để diễn đạt,dùng từ láy,từ tượng thanh,tượng hình có tính chất gợi còn rất nghèo
nàn,khôn bộc lộ được sắc thái riêng biệt của đối tượng miêu tả.Những bài văn
như vậy thường nặng về liệt kê,kể lễ dài dòng,câu văn lủng củng rườm rà…
-Học sinh thường dựa vào dàn bai cũng như những câu hỏi gợi ý rồi trả lời
và tìm dàn ý .Kết quả bài làm là những tác phẩm giống nhau theo một bố cục và
bài làm nhất định.
Ví dụ:Khi tả người học sinh thường theo một dàn bài nhất định ;
-Tả hình dáng:+ tả bao quát tuổi tác,tầm vóc khuôn mặt dáng điệu
+ tả chi tiết :khuôn mặt.mái tóc,hàm răng…
-Tả tính tình : + Dẫn chứng cụ thể về lời nói việc làm,thái độ cư xử…
Nhìn chun lại bài văn của các em còn nhiêu hạn chế,từ việc nắm vữn và


vận dụn kiểu bài miêu tả tới việc bố cục hành văn,từ đặt câu tới lỗi chính tả,việc
sử dụn từ nữ và phươn pháp làm bài …
III.GIẢI PHÁP
1.Dùng từ ngữ gợi tả:
Như chúng ta đều biết “Tác giả”của bài làm văn miêu tả mới chỉ 11-12
tuổi .Vốn sống,vốn hiểu biết của các em chưa phong phú,các em còn trong
quá trình tìm hiểu thế giới xung quanh dù giáo viên có cố gắng rất nhiều trong
việc hướng dẫn,tổ chức quan sát đối tượng miêu tả,dù các em có quan sát kỹ đến
mấy nhưng do vốn từ nghèo nàn nên các em cũng chỉ biết đưa vào bài làm hàng
loạt các chi tiết quan sát được,khôn biết chọn lọc gọt giũa cho sát thực gợi tả.Để
cung cấp vốn từ cho học sinh trước tiên giáo viên phải dạy tốt các tiết từ ngữ,ngữ
pháp.Khi dạy cần chú ý xây dựng vốn từ cho học sinh.Ngoài những từ đã có
trong sách giáo khoa các em có trể tự bổ sun thêm một số từ ngữ khác đưa vào
hiểu biết của mình.
5
Các em có thể sử dụng từ ngữ để đặt câu đúng câu hay hoặc giáo viên ra bài tập
cho các em làm.Để các em nắm được giá trị gợi tả,sử dụng của từ,chúng ta có
thể cho các em tìm từ điền vào chỗ trống cho trước một số từ Cách làm này ở
cuộc thi bảy sắc cầu vồng thường có.
Ví dụ: em hãy điền những từ ngữ sau vào chỗ chấm sao cho câu thơ đúng và gợi
tả nhất: ríu rít,thánh hót,râm ran…
Muốn bài văn tả người được tốt cái giản đơn nhất nhưng cũng khó nhất là dùng
từ chính xác.Loại từ cần thiết và có giá trị nhất là từ láy,từ tượng thanh,tượng
hình.
Ví dụ: Khi miêu tả màu da của con người các em có thể sử dụng các từ láy: xanh
xao,hồng hào,trắng trẻo,nâu nâu…
Tả về đôi mắt có: lay láy,ngơ ngác,long lanh,mờ mờ,tháo láo…
Ví dụ: Từ câu “Em bé có đôi má tròn,có vài sợi tóc lơ thơ ở trán màu nâu”ta có
thể sửa lại “Đó là một em bé có khuôn mặt hồng hào,tròn quay,bầu bĩnh.Trên đầu
có mấy sợi tóc đen ngã màu nâu phất phơ xuống đỉnh trán rỗng trông thật ngộ


nghĩnh,thông minh và dễ thương”.
Để đưa từ láy vào làm văn tả người thì khi dạy từ ngữ giáo viên phải cung cấp
kiến thức về từ láy,ý nghĩa giảm nhẹ, và mạnh thêm của từ láy đó.v.v…
Từ đó hình thành kỹ năng cho các em khi làm văn chúng ta nên sử dụng từ
láy.Đặc biệt hơn nữa là tượng thanh,tượng hình.
Ví dụ:Khi miêu tả hình dáng:
Lênh khênh,mập mạp,thon thả,gầy gầy …
6
Tiếng cười giọng nói:
Thỏ thẻ,the thé,khúc khích,thì thao,oang oảng…
Ngoài việc sử dụng từ láy để àm cho bài văn tả người sinh động, giàu hình ảnh
thì học sinh còn phải biết chọn từ ngữ để khắc đậm nội dung,hình dáng và tính
tình người được tả.Muốn vậy giáo viên cần cung cấp cho học sinh từ và ngữ khi
làm văn miêu tả sao cho phù hợp.
Ví dụ:Khi miêu tả tính nết tùy thuộc vào lứa tuổi .
*Một đứa trẻ có thể:
-Hiền lành,thông minh,sáng trí
-Một đứa trẻ chậm chạp,lười biếng
-Một đứa trẻ hiếu thảo,đáng thương
-Một đứa trẻ tinh nghịch,xấc xược
*Một cụ già hoặc thanh niên có thể:
-Có tính hòa đồng –thích sống giản dị-một người hiền lành,khoan dung,rộng
lượng,hiền hòa.Một thanh niên khôn ngoan tháo vát,từng trải…Một người thật
thà,chất phác.
*Một bà mẹ có thể:
-Một người mẹ hiền lành,dịu dàng.Một người mẹ bao dung.Một người mẹ có cái
nhìn âu yếm.Một người mẹ đảm đang…
7
Ngoài ra ở mức độ cao của văn tả người,thông qua hành độn việc làm người viết
cần bộc lộ suy nghĩ tình cảm của nhân vật.


Ví dụ: Thanh đi,người thẳng mạnh.Cạnh bà lưng đã còng .Tuy vậy Thanh cảm
thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ…
Còn về phần ngôn ngữ pháp .Muốn viết được một câu văn hay cũng cần phải có
đầy đủ các bộ phận trạng ngữ,sử dụng các biện pháp tu từ và những câu ca
dao,tục ngữ.
Ví dụ:Mặt anh ta đỏ như gấc cứ lừ lừ nhìn tôi
Cô ấy nói ngọt như mía lùi
Một số câu ca dao các em có thể ứng dụng vào làm văn tả người:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào …
Khẳng định lại một lần nữa muốn học sinh làm tốt một bài văn miêu tả thì giáo
viên phải cung cấp vốn từ ngữ,các biện pháp tu từ cho các em thông qua mọi hình
thức.
2.Các phương pháp khác sử dụng trong văn tả người:
Để khắc phục sự rập khuôn,máy móc của học sinh thì khi hướng dẫn làm bài ở
tiết Tập làm văn miệng giáo viên nên khơi dậy cho học sinh một sự sáng tạo.
*Tìm một số nét riêng biệt để tả.
8
Tả người không cần thiết bao giờ cũng phải tả đẹp,tả những nét tốt,những nét tiêu
biểu mà có thể chỉ tả một nét riêng biệt của người đó.
Ví dụ: Tả một chị bán hàng ở phố em
Hầu như bài làm của học sinh đều tả một chị bán hàng đẹp đẽ,khỏe mạnh.Cửa
hàng luôn nhộn nhịp đông vui,tay chị đếm tiền thoăn thoắt,môi chị luôn cười …
Vì như vậy nên khi chấm bài hầu hét giáo viên chúng ta thường gặp những chị
bán hàng giống nhau,đều là những chị có “ khuôn mặt trái xoan” có “ hàm răng
trắng”… “ Lấm tấm mồ hôi”…
Với những thực trạng đó giáo viên cần hướng dẫn cho các em biết, chọn một nét
riêng biệt để tả.
Ví dụ: Cùng tả về người mẹ một em học sinh viết: “ Mẹ cảu em phải làm việc vất


vả, các ngón tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Mái tóc của mẹ đã điểm bạc và
làn da đã có nhiều nếp nhăn”.
Có em học sinh khác chỉ chọn nét đặc trưng đó là đôi vai của mẹ và em viết.
Để viết được một câu văn hay,học sinh phải quan sát đối tượng miêu tả một cách
tinh tế .Do vậy giáo viên luôn chú ý đến phương pháp tổ chức cho học sinh quan
sát,chỉ trên cơ sở có sự thu nhận trực tiếp các nhận xét,các ấn tượng,các cảm xúc
của mình các em mới bắt tay vào làm bài.Để thực hiện yêu cầu trên giáo viên
phải dạy tốt các tiết dạy quan sát,ra các đề bài miêu tả người để học sinh có khă
năng tiếp xúc chuẩn bị làm bài đông thời giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học
sinh có kỷ năng quan sát cần thiết,biết lựa chọn các chi tiết tiêu biểu,những ấn
tượng nổi bật để đưa vào bài văn.Có một điều cần chú ý nữa là khi hướng dẫn các
em tập quan sát luôn khéo léo khêu gợi để các em huy động vốn hiểu biết,khả
9
năng liên tưởng,cảm xúc và vốn ngôn nữ giúp cho việc quan sát được tốt
hơn.Song ở lớp 5 tả bà,tả mẹ hay tả bất kỳ một người nào thì các em phải sử dụng
hồi ức,phải huy động vốn hiểu biết,nhận xét,cảm xúc…đã có trong quá khứ về
đối tượn miêu tả để làm bài.Hồi ức tưởng tượng là cách nhìn gián tiếp của con
người phục hồi sự nhìn nhận bằng cách ợi nhớ là “nhìn thầm”.Bài miêu tả sẽ tốt
khi hình ảnh một người nào đó được hiện lên trong tâm trí các em khá hoàn chỉnh
cho nên tron các tiết học giáo viên cần sở dụn những hệ thống câu hỏi.Đặc biệt
hơn là thôn qua các bài tập đọc có tính miêu tả người trong sách giáo khoa của
chươn trình.
Ví dụ: -Cô giáo em có dáng người như thế nào ?
-Nên dùng từ ngữ để miêu tả sát thực?
-Dáng người cô giáo giống dáng người bà không?
Khi miêu tả một em bé ngủ.Một nhà văn đã dùng biện pháp tưởng tượng viết lên
hình ảnh hàng mi và nụ cười em bé như sau:
“Giấc ngủ chập chờn trên hàng mi em bé.Ai biết giấc ngủ từ đâu đến?Nghe nói
giấc ngủ từ trong bóng cây rừng có đom đóm lập lòe dìu dịu có hai nụ hoa thần
kỳ níu cạnh e lệ.Ấy giấc ngủ từ nơi đó hôn lên hàng mi ”


Hay khi miêu tả đôi vai một người mẹ: “Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con
khôn biết,chỉ thấy cái u chai đẫ dày cộm lên do suốt đời mẹ chỉ biết gánh và
gánh.Mấy khi chiếc đòn gánh rời vai mẹ.Mẹ gánh đá,gánh củi,gánh thóc,gánh
gạo,gánh đến lúc mấy da rớm máu,dính cả vào đòn gánh.
10
Đôi vai ấy con tin rằng suốt đời mẹ không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai
nười thườn đâu mẹ ạ.Nhưng chính đôi vai xương xẩu,bé nhẹ mỏng manh ấy lại
gánh được bao nhiêu thứ mà nười thường không thể gánh nổi.”
Chỉ tả đôi vai nhưng với đoạn văn thứ hai chúng ta thấy hiện lên hình ảnh một bà
mẹ vất vả chịu thương,chịu khó.Dù khôn một lời nói yêu thương mẹ nhưn chúng
ta lại thấy tác giả bài viết yêu mẹ đến nhường nào.
*Sử dụng các biện pháp tu từ:
-So sánh:Muốn biết được nhữn câu văn miêu tả chứa đầy hình ảnh và giàu cảm
xúc chúng ta không thể không sử dụng các biện pháp như so sánh,tưởng
tượng,điệp từ,điệp ngữ…
Nhưng cái khó ở đây là hướng dẫn các em so sánh tưởng tưởng sao cho khôn trở
thành côn thức như những câu:
“Mái tóc của bà trắng như cước ”.
“Em bé có đôi mắt như hai hạt nhãn”…
Khi miêu tả cùng với biện pháp so sánh nhưng nếu biết :
“Cặp mắt đen của bà vẫn mờ đục, hồi ức không làm cho cặp ấy linh hoạt lên.Da
cổ,da tay,da mặt chằng chịt những nếp nhăn như những nếp cứa.Mỗi khi bà lão
cử động tôi tưởng như làn da khô héo ấy sẽ rách tả tơi rơi xuống từng mảng ”.
Qua cách viết trên ta thấy bài làm hiện rõ một bà lão già nua tội nghiệp hơn là
một cách viết khác.
Quan sát và tưởng tượng .
11
Ví dụ:Mi em bé! Nụ cười khẽ rung lên đôi môi bé ngủ ai biết nụ cười từ đâu
đến ,đó là nụ cười hé nở đầu tiên.Trong giấc ngủ dầm sương ấy, nụ cười khẽ
rung đôi môi em bé ngủ.


12

Skkn dạy văn tả người lớp 5

  • doc
  • 7 trang

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" DẠY VĂN TẢ NGƯỜI LỚP 5"

I.Lý do chọn đề tài:
Trong chương trình Tập làm văn lớp 5, văn tả người được dạy trong 12 tiết [ học kỳ I:8
tiết;Học kỳ II: 4 tiết ].Đây là loại văn bản được dạy nhiều thứ 2 sau văn tả cảnh. Tuy
nhiên, nếu chỉ dừng lại con số này, chúng ta dễ dàng nhận thấy thời lượng dành cho việc
luyện tập thực hành văn bản này còn ít. Chính vì vậy trong quá trình dạy, giáo viên có
cho học sinh ôn luyện một số bài tập phục vụ cho việc học văn bản tả người vào buổi học
thứ 2 hoặc vào giờ tự học.
Tả người cũng là một bộ phận của văn miêu tả nên nó cũng mang đầy đủ 3 đặc điểm:
- Mang tính thông báo, tính thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết;
- Có tính sống động và tạo hình;
- Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh..
Xuất phát từ thực tế này bản thân tôi chọn đề tài này nhằm có thể ôn luyện thêm cho
học sinh các bài tập vận dụng kiến thức ngôn ngữ; các bài tập vận dụng kiến thức về lý
luận văn học; bồi dưỡng cho học sinh tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc; hướng dẫn học
sinh tích lũy vốn hiểu biết về mọi mặt; kiên trì luyện tập các kỹ năng làm bài tập làm văn.
II.Thực tế khảo sát:
Qua khảo sát đầu năm và thực tế dạy học, tôi nhận thấy có rất nhiều học sinh sử dụng
ngôn ngữ trong bài làm tập làm văn còn hạn chế do kết quả quan sát chưa cao, các em
còn thiếu vốn sống, vốn hiểu biết.
Do đó khi làm bài hầu hết học sinh trong lớp đều mắc lỗi về câu, đoạn. Đa số các em
dùng từ địa phương trong văn miêu tả. Ví dụ:

Các em thường dùng từ nậy thay vì lớn
Côi.............trên
v..v..
Hoặc sử dụng các câu văn thiếu hình ảnh và thường sa vào kể lể một cách thiếu tự nhiên,
không logic.
Từ thực tế đó tôi xin nêu một số kinh nghiệm trong việc dạy văn tả người để trao đổi
cùng đồng nghiệp.
III.Một số gtiải pháp cụ thể:
1.Một số đề bài tham khảo:
a.Tìm một số tính từ chỉ đặc điểm tính chất của màu da, đôi mắt, giọng nói, tiếng cười,
mái tóc:
- Màu da: Trắng trẻo, trắng hồng...
- Đôi mắt : Đen láy, trong veo...
- Giọng nói : Nhỏ nhẹ, dịu dàng...
- Tiếng cười : Giòn tan, khanh khách...
b.Điền vào chỗ trống những từ ngữ so sánh sao cho phù hợp:
- Da trắng như....
- Mắt đen như.....
- Giọng nói sang sảng như....
- Tính nóng như...
- Miệng cười như....

2.Em hãy thực hiện những yêu cầu sau:
a.Sửa lại những từ dùng sai trong đoạn văn sau [....]
b.Hãy tìm ra và sửa chữa những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu, xếp ý trong đoạn văn tả
người sau [....]
c.Những cách so sánh để tả người dưới đây, cách nào chưa hợp lý?Em hãy sửa lại [....]
d.Dùng phương pháp so sánh viết từng câu tả người [...]
II.Một số biện pháp khác:
1.Ôn lại cho học sinh những văn bản tả người mà các em đã được học trong chương trình
Tiếng Việt kết hợp với các câu hỏi gợi mở tìm ý.
2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm các văn bản tả người nằm ngoài chương trình.
Chẳng hạn bài thơ Bé Loan:
Ở nhà tập thể/Có bé Loan/Con cô Giang/Mặt rất trắng, rất tròn/tay chân béo múp/Các cô
trên gác/Các chú dưới nhà/Thấy ai đi qua/Loan chào “A!A!”
Nghe đài hát Loan xòe tay múa/Bế búp bê, Loan vỗ về sau lưng/Cha về, Loan nhảy bám
chân, mừng/Nhìn mẹ,dắt xe đi ,Loan mếu máo/Loan thích mặc áo/Có nhiều hoa/Thích đi
một mình từ cổng vào nhà/Hai chân khệnh khạng/Cứ mỗi sáng/Loan chưa dậy đã đòi
ăn/”Mơm!...mơm!...”/Ai bảo thơm Loan chìa má/Mẹ yêu Loan quá/Em cũng rất yêu
Loan/Khi nghe Loan chào “ạ!..ạ!...”/Khi nhìn Loan làm xấu, mũi chun chun/Làm xấu
nhưng trông Loan đẹp lạ.
Câu hỏi:
-

Em bé Loan trong bài chừng độ tuổi nào?

-

Em có dáng vẻ ra sao?

-

Những câu thơ nào cho biết em rất ngộ nghĩnh đáng yêu?

-

Em hiểu thế nào về câu cối của bài thơ “Làm xấu nhưng trông Loan đẹp lạ”Chú ý

nghĩa của từ “xấu” trong bài.
3.Bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các tri thức văn hóa
chung thông qua các môn học, thông qua các kênh thông tin, sinh hoạt ngoại khóa, sinh
hoạt truyền thống
- Bài tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của học sinh, không chỉ dừng lại yêu cầu về
những kến thức, về ngôn ngữ học, lý luận văn học mà muốn có bài tập làm văn tốt, các
em cần được bồi dưỡng tâm hồn , cảm xúc, tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống.Bài văn
nào cũng là sự thể hiện trạng thái tình cảm của học sinh.Chỉ có tình cảm trong sáng đẹp
đẽ hồn nhiên mới tạo ra được đoạn văn, bài văn đáng yêu và đạt kết quả cao.
Vì thế, giáo viên cần chú trọng việc giúp các em tự bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc cao đẹp,
dạy các em bết yêu quý thiết tha ông bà, cha mẹ, anh chị em, em nhỏ, bạn bè trong
trường lớp, các thầy cô; Đặc biệt có tinh thần hào hiệp giúp đỡ các bạn tàn tật, người gặp
khó khăn....Chính những tình cảm ấy sẽ tạo nên mạch ngầm làm cho bài văn của các em
sống động, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
III.Một số đoạn văn mẫu:
..........................
Bài tập làm văn còn là sản phẩm thể hiện rõ vốn hiểu đời sống,trình độ kiến thức văn hóa
của các em.
Dạy cho học sinh biết cách quan sát,, tìm tòi, chọn lọc chi tiết đặc sắc, cung cấp cho học
sinh được nhiều chi tiết sinh động hấp dẫn người đọc. chính vì được sống gắn bó tình
cảm với ông bà, với bạn bè, cô giáo, em bé; biết cách quan sát một cách tinh tế và có cảm

xúc cao đẹp mà hình ảnh những người thân yêu của các em hiện rõ trên trang giấy thật
sống động và gần gũi, cảm xúc tự nhiên chân thật như chính đời thường của các em.Ví dụ
sau đây là một đoạn văn của học sinh lớp tôi:
“Cu Bo là con trai đầu lòng của dì em.Nó vừa tròn mười hai tháng.Gương mặt bầu bĩnh,
đôi má hồng hào như màu gạch nung chưa đúng độ.Đặc biệt là đôi mắt của bé, thoạt nhìn
chỉ thấy toàn là lòng đen pha sắc xanh của biển cả.Mỗi khi bé cười, đôi vành môi như
cánh hồng hé mở, để lộ mấy chiếc răng sữa trắng như muối biển.Nụ cười hồn nhiên thơ
ngây của bé làm cho khuôn mặt bé càng trở nên đáng yêu hơn”.
Nhiều học sinh khi làm bài thấy khó thấy bí không biết viết gì, nói gì vì các em thiếu vốn
sống, vốn hiểu biết những gì liên quan đến bài làm.Không có nguyên liệu làm sao có sản
phẩm. Vì vậy giáo viên cần tăng cường vốn hiểu biết cho các em kể cả vốn sống trực tiếp
lẫn gián tiếp.Chính sự hiểu biết và những rung động mạnh mẽ sẽ tạo mạch ngầm cho bài
văn.Các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, sinh hoạt Đội thiếu niên, các hoạt động
văn thể cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với việc học tập làm văn.
Đoạn văn sau đây của em Hồ thị Hương, đội tuyển sinh giỏi văn của trường đã khá thành
công khi miêu tả một người lao động:
“Bác sĩ Tâm là người nổi tiếng là chữa bệnh mát tay.Năm nay bác đã ngoài năm mươi
tuổi.Khổ người bác cao lớn nhưng dáng râm đi rất nhanh nhẹn.Mái tóc đã hoa râm hớt
cao, gọn gàng trong chiếc mũ trắng có in hình chữ thập đỏ trước trán.Đôi mắt bác láp
lánh sau cặp kính trắng.Giọng nói của bác mới nhẹ nhàng ấm áp làm sao. ”
Tập làm văn là môn học thực hành. Kết quả của tập làm văn dựa trên sự huy động nhiều
kỹ năng khác nhau thông qua các bài tập thực hành: Kỹ năng phát âm và nói; kỹ năng
viết chữ; kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết bài........Lý thuyết cho thấy, muốn có kỹ năng
phải qua một giai đoạn dài luyện tập. Kỹ năng là kết quả của sự luyện tập thực hành gian

khổ, là sản phẩm của lòng kiên trì. Hiện nay học sinh còn luyện tập chưa được nhiều. Các
kỹ năng chưa kịp hình thành nhưng vẫn cứ phải sử dụng vào tập làm văn.Vì thế gây ra
nhiều loại lỗi không đáng có.Giáo viên cần kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp
các em sửa chữa các sai sót.Tả người cũng khó như vẽ người.Tả đúng-vẽ đúng thì mới
chỉ là người vẽ truyền thần. Tả hay, vẽ đẹp phải là chuyển tải được cái “thần thái”, cái nội
tâm sống động bên trong- Điều đó thật khó biết bao.
Kết hợp hài hòa cả 3 yếu tố: xây dựng nội dung, diễn đạt có sử dụng biện pháp nghệ thuật
và bộc lộ cảm xúc, bài văn của học sinh sẽ trở nên sinh động và đạt kết quả cao. Mỗi bài
văn mang dấu ấn sáng tạo riêng biệt của mỗi cá nhân, vì thế cùng một đề tài, song chúng
ta thu được nhiều bài tập làm văn khác nhau.Đây cũng chính là điều thú vị, là niềm hạnh
phúc của người giáo viên khi dạy tập làm văn.

Tải về bản full

SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người" với mục tiêu Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài. Hướng dẫn học sinh quan sát và tái hiện quan sát để tìm ý, lập dàn bài chi tiết. » Xem thêm

» Thu gọn

Chủ đề:

  • Sáng kiến kinh nghiệm
  • Sáng kiến kinh nghiệm THPT
  • Bài tập làm văn tả người
  • Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5
  • Trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
PHẦN1.THỰCTRẠNGĐỀTÀI:
̀ ̣
Lamôtgiaoviêntr
́ ựctiêpgiangdaytrênl
́ ̉ ̣ ớp,tôinhânthâyrăngcacemrât
̣ ́ ̀ ́ ́
̣ ̣ ̣
ngaihocphânmônTâplamvăn,nhâtlakhilambaivănviêt.Vìkynănglambai
̀ ́ ̀ ̀ ̀ ́ ̃ ̀ ̀
̉ ̀ ̣
cuacacemconhanchê,châtl
́ ́ ́ ượngbailamch̀ ̀ ưacao.Nhiêuemconch
̀ ̀ ưahiêủ
̣
quansatlagi?Mătkhacdovônt
́ ̀ ̀ ́ ́ ừcuacacemch
̉ ́ ưaphongphunêncacemdungt
́ ́ ̀ ừ
chưachinhxac,lungcung,lônxôn,…Hâuhêtcacemch
́ ́ ̉ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ́ ưabiêtcachs
́ ́ ử dungcac
̣ ́
̣
biênphapnghêthuâtnh
́ ̣ ̣ ư nhânhoa,sosanh,điêpt
́ ́ ̣ ư,điêpng
̀ ̣ ữ,từlay,…nênbai
́ ̀
̉
văncuacacemtuyđuynh
́ ̉ ́ ưngrâtkhôkhan.
́
Nămhọc2017–2018,tôichủnhiệmlớp5/5với30họcsinh,lớpcóvàiem
tiếpthuchậmvềvănmiêutả.Khidạyđếndạngbàivănmiêutảtôichocácem
làmbàiviếtđểnắmbắttìnhhìnhviếtbàivănmiêutảcủahọcsinhlớpmình.
Đêbai ̉
̀ ̀:Tamôtng ̣ ườibạnmaemyêuthich.Kêtqualambaicuacacemthu
̀ ́ ́ ̉ ̀ ̀ ̉ ́
đượcnhưsau:

̉ ́ ̣
Tôngsôhocsinh Hoànthànhtốt Hoànthành Chưahoànthành
̣
30hocsinh 0em 20em=66,6% 10em=33,3%
Cácemhọcsinhhoànthànhthìbàiviếtđủ baphần,cácphầncóđủ ý
nhưngnênbàivănngắnchỉtừ 15đến20câu.Cònhọcsinhchưahoànthànhthì
bàivăncủacácemítý,khôkhan,...Cóemlàmlạcđềbài.
Quakếtquảtrên,tôinhậnthấylàdonhữngnguyênnhân:
Họcsinhchưabiếtxácđịnhkĩđềbài.Khảnăngquansátcủacácemchưa
thấuđáo.Cácemkhôngcókỹnănglậpdànýbàitrướckhiviếtbàivăn.Vốntừ
miêutảcủacácemcònít,sơsài.
Vìvậytôichọnđề tài:“Mộtsố kinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5học
tốtkiểubàitậplàmvăntảngười”.Ápdụngchohọcsinhlớp5/5trườngTiểu
họcHuỳnhVănĐảnh.
PHẦN2.NỘIDUNGCẦNGIẢIQUYẾT:
­Giuphocsinhnămchăcyêucâucuađêbai.
́ ̣ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ̀
­Hướngdẫnhọcsinhquansátvàtáihiệnquansátđểtìmý,lậpdànbàichi
tiết.
­Hướngdẫnhọcsinhghilạicácnhậnxétquaquátrìnhquansátđược.
­Hướngdẫnhọcsinhtíchlũyvốntừngữkhimiêutảngườivàlựachọntừ
ngữkhimiêutả.
­Diễnđạtcónghệthuậtkhimiêutảngười.
­Viếtvăncócảmxúccủamìnhquabàiviết.


BùiThịThủLĩnh trang1
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
PHẦN3.BIỆNPHÁPGIẢIQUYẾT:
Dựatheophươngphápchungcủathể loạivănmiêutả,tôilầnlượtthực
hiệncácbiệnphápsau:
1.Giuphocsinhnămchăcyêucâucuađêbai.
́ ̣ ́ ́ ̀ ̉ ̀ ̀
̀ ̣ ̣ ̀
Đâylamôtviêclamrâtquantrong,b ́ ̣ ởinogiuphocsinhđinhh
́ ́ ̣ ̣ ướngđược
̣
côngviêcminhselam:Đolaxacđinhđ
̀ ̃ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ượcbaivănthuôcthêloaibaivăngi?Kiêu
̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉
baigi?Đôit
̀ ̀ ́ ượngmiêutalagi?...T ̉ ̀ ̀ ừđogiupcacemkhôngđilacyêucâucuađê.
́ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ̀
̉
Saukhinêuxongđêbai,tôighilênbangrôiyêucâu2hocsinhđoclai.
̀ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̣
Vidú ̣: Tronglớpemcórấtnhiềubạn.Emhay ̉ ̣ ộtbạnmàemyêu
̃ talaim
quý.
Tôihươngdâncacemnh
́ ̃ ́ ưsau:
̉ ̣
+Thaoluânnhomđôitral ́ ̉ ơicâuhoi:Đêbaithuôcthêloaivăngi?[miêuta].
̀ ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̉
̉
Kiêubainao?[tang
̀ ̀ ̉ ười].Đôit ́ ượngmiêutalagi?[b ̉ ̀ ̀ ạntronglớp].
̣ ̣
+Goihocsinhtrinhbaykêtquath
̀ ̀ ́ ̉ ảoluân.Cal
̣ ̉ ớpnhânxet.
̣ ́
Saukhihocsinhtral ̣ ̉ ơixong,tôichôtlaiyêucâuvadungphânmaugach
̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̀ ̣
́ ưng
châncact ̀ ưquantrong.
̃ ̣
*Vídụ:Tảmộtngườithânmàemyêuquý.
Tomlai:
́ ̣ Theotôigiaoviêncunglamroyêucâunh
́ ̃ ̀ ̃ ̀ ư vâythichăcchănse
̣ ̀ ́ ́ ̃
́ ̣ ̀ ̀ ̉
khôngcomôtbaivănnaocuahocsinhbilacđê. ̣ ̣ ̣ ̀
2.Hướngdẫnhọcsinhquansátvàtáihiệnquansátđể tìmý,lậpdàn
bàichitiết.
­Lưuýkhihướngdẫnhọcsinhquansát: Ở lớp5,quansáttìmýkhông
táchthànhmộttiếtđượcghépchungvớitiếttậplàmvănmiệngnênbướcđầu
họcsinhvàgiáoviêngặpnhiềukhókhăn.Nếugiáoviênbỏ quahoặctáihiện
quásơlượcsẽgâyảnhhưởngkhôngnhỏđếnnộidungbàivăncủahọcsinh.Vì
vậytôivẫnchútrọngbướcnày.Đâylàmặtmạnhcũnglàmặtyếucủahọcsinh.
Dođókhihọcsinhquansátvàtáihiệnquansát,tôiluônnhắcnhở họcsinhsử
dụngnhiềugiácquanđểquansátnhưmắtnhìn,tainghe,…
­Mắt:Chotacảmgiácvềmàusắcnhư:Màutrắngcủatócbạc,màumuối
tiêucủatóchoarâm,đôimắtsánglonglanh.
­Mắtcònchotacảmgiácvềhìnhdángnhư:Dángngườimậpmạp,cao
lớn,gầygò,mảnhkhảnh,mảnhmai,….
­Tai:Giúptacảmnhậnvềâmthanhnhư:giọngnóitrầmbổng,trongtrẻo,
giọngcườigiòngiã,giọngđọctruyềncảm,…tiếngbướcchânlẹpxẹp.
­Vídụ1:Bàiôntậpvềtảngười[tuần33­tiết65]


BùiThịThủLĩnh trang2
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
Lậpdànýchitiếtchođềbàisau:Tảcôgiáo[thầygiáo]đãtừngdạydỗem
vàđểlạichoemnhiềuấntượngvàtìnhcảmtốtđẹp.
2.1.Tìmýchobàivăn:
a] Mởbài:
­Ngườiđượctảtênlàgì?Emquenbiếttừkhinào?
­Ngườiđượctảđãđểlạichoemnhữngấntượngvàtìnhcảmgì?
b]Thânbài:
­Tảngoạihình:Đặcđiểmthứnhất,thứhai,thứba,….
Chúýkhitìmý:Mỗiđặcđiểmthườnggắnvớimộtbộ phậncủangoạihình
như:
­Khuônmặt:vídụkhuônmặtchữđiền,...
­Máitóc:vídụmáitóccắtngắn.
­Đôimắt:vídụđôimắttrònxoesánglonglanh,...Cácđặcđiểmđượctả
cóthểlàđườngnét,màusắc,néthấpdẫnnhấtcủabộphậnngoạihìnhđượctả.
Nhiềukhiđặcđiểmngoạihìnhgợiratínhtìnhcủangườiđượctả.
­Tảhoạtđộng:Hoạtđộngthứnhất,thứhai,hoạtđộngthứba,…
*Lưuý:Cóthểtảcáchoạtđộngcụthểcủangườiđượctả.
­Vídụ:Thầycôdạyhọchoặcchămsóchọcsinh,khuyênbảohọcsinhtừ
đónóilêntínhtìnhcủangườiđượctả.Nênchọnbàivănmiêutả saochothể
hiệntìnhcảm,cảmxúccủaem.
c] Kếtbài:
­Nêuảnhhưởngtốtcủangườiđượctảđốivớiemnhư:Côhoặcthầylà
tấmgươngvềlòngnhânhậuhoặctấmgươngvềtinhthầnhọctậpvàlàmviệc
tíchcựcemnoitheo.
­Tìnhcảmcủaemđốivớingườiđượctả.
­Vídụ:emmongmuốnsaunàysẽtrởthànhngườinhưthầycômongđợi,
hoặcmongướcthầycôsẽcónhiềuhọctròngoan,…
2.2.Tậpnóitheodànýđãlập.
Saukhitìmrađặcđiểmcủatừngngười,cácemcóthể chọnđặcđiểm
riêngbiệtbỏ quađặcđiểmchungkhônggây ấntượngnhư:khitả côgiáocủa
mìnhcácemchọntảđặcđiểmtóc,da,khuônmặt,mắt,...
Tómlại:Chodùlàmbàitạilớphayvềnhà,tôiluônnhắcnhởcácemphải
lậpnhanhmộtdànbài.
3.Hướngdẫnhọcsinhghinhậncácnhậnxétdoquansátmanglại.


BùiThịThủLĩnh trang3
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
Khitrìnhbàykếtquảquansátđểxâydựngdànbài,tôihướngdẫnhọcsinh
trảlờibằngnhiềuchitiếtđểgiúpnộidungbàivăncủahọcsinhvừađủýchính
vừaphongphú.
*Vídụ:Bàitảngười[tiết39­tuần20]
Đề:Tảhìnhdángvànhữngnếttốtcủamộtbạntronglớpemvàđượcnhiều
ngườiquýmến.
Tôitổchứcchocácemquansátbạntrênlớptôitreomộtsốtranhảnhbạn
khácnhauđểcácemtiệnnhớlại.Sauđótổchứcchocácemtrìnhbàydànýtheo
phươngpháptoaxelửa.
Mở Thân Thân Thân Thân Thân Kếtbài
bài bài bài bài bài bài

Bạn Hình Lànda Máitóc, Tính Mốiquan Cảmnghĩ
Lan dáng khuôn tình hệvớimọi củaem
mặt,… người

Mở bài:Emđịnhtả bạnnàotronglớpmình?Bạntêngì?Namhaynữ?Vìsao
đượccảlớpquýmến?
Thânbài:Tảhìnhdáng[tảbaoquát,tảchitiết]
­Bạnđócógìnổibật,về hìnhdánglàmemchúývàgây ấntượngnhất
vớiem?
­Emthíchđặcđiểmnàovềhìnhdángcủabạn?
Cùngtả mộtbạnnhưngmỗiemđềucósự lựachọnđể tả mộtsố đặc
điểmkhácnhau.Cóemtả nướcda,dángngười,mắt,mũi,trán,…cóemtả cách
ănmặc,tuổitác,gươngmặt,tóc,mắt,giọngnói,…củabạn.Vậymỗiemthấy
đặcđiểmkhácnhauđểtảkhácnhau.
­Tôigọinhữngemchọntả cùngmộtđặcđiểmcủađốitượngtrìnhbày.
Kếtquảquansát:Mộtemtrảlời:“đôimắtbạnPhươngQuỳnhđenvàsáng”.
­Tôinhậnxét:“đóchỉlànhậnxétsơlược.Emnàocónhậnxétkhác?”Một
emkháctrả lời:“BạnPhươngQuỳnhcóđôimắtđenhuyền,trònxoevàsáng
longlanh”.
­Tôinhậnxét:“Đâylànhậnxétchitiếthơnvàgợihìnhảnhhơn”.
­ Ở mứcđộ caohơn,cóthể yêucầuhọcsinhtrìnhbàynhậnxéttinhtế
hơnđểthấyđượcnhữngđặcđiểmriêngmàngườikhácchưapháthiệnra.
­Mộtemkhác:“ĐôimắtbạnPhươngQuỳnhtrònxoevàsánglonglanhcứ
chớpliachớplịakhiđứngtrướclớptrảbài”.

BùiThịThủLĩnh trang4
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
­Mộtemkhácbổsungthêm:“Phíatrênđôimắtbạnấycòncóđôihàngmi
congvút”.
­Tảnếttốt:Thườngcácemchỉthấynhữngbiểuhiệntronghọctậpnhư
chămhọc,họcgiỏinêntôigợithêm:“Ngoàibiểuhiệntronghọctậpcòncó
nhữngbiểuhiệntronglaođộng,quanhệvớithầycô,bạnbè,nhữngngườixung
quanh”…Nhiềuhọcsinhkhilàmbàihayliệtkê,kểlểnhậnxétvề tínhnếtcủa
ngườiđượctả,việclàmcụ thể,tôigợihỏi:Vìsaoembiếtbạnlễphép?[Khi
gặp người lớn bạn luôn chào hỏi. Khi nói chuyện với người lớn bạn luôn
“vâng”,“dạ”,…].Như vậyphảinêubiểuhiệncụ thể củatừngnếttốtthìmới
thuyếtphụcngườiđọc,sốbàivăncónộidungđầyđủphongphútănglên.
­Kếtbài:Tìnhcảmcủaemđốivớibạn.

4.Hướngdẫnhọcsinhtíchlũyvốntừ ngữ khimiêutả ngườivàlựa
chọntừngữkhimiêutả:
a]Tạođiềukiệnđểhọcsinhtíchlũyvốntừngữkhimiêutảngười:
Quatiếttậplàmvăn[tìmhiểuđề,làmdànbàichitiết]đầutiêncủakiểu
bàitả ngườitôinhậnthấyđasố họcsinhcònthiếuvốntừ ngữ miêutả người.
Đạikháihọcsinhchỉ tìmđượcnhữngtừ đơnnhư:Cao,lùn, ốm,mập,…để tả
dángngườihaycáctừtròn,dài,…đểtảkhuônmặt.Dođótôichocácemghivào
tậpchuẩnbị bài ở nhàđể ghilạimộtsố từ ngữ dùngđể miêutả ngườinhằm
gópphầntăngthêmvốntừchocácem,cụthể:
­Thôngquacácbàitậpđọc,tôichỉranhữngtừngữhaycóthểápdụngtả
người.
­Tôiyêucầuhọcsinhđánhdấurồivềnhàghivàotậpchuẩnbịbài,sauđó
tôiyêucầuhọcsinhnộplạitậpđểtôikiểmtralại.
­Vídụ:Bài“Thư gửicáchọcsinh” tôichỉ racáctừ:“vuivẻ,sung
sướng,maymắn,siêngnănghọctập,ngoanngoãn,nghethầy,yêubạn”.
­Vídụ:Bài“Lờikhuyêncủabố”thìcótừ“hăngsay,phấnkhởi”.
­Vídụ:Bài“Bàihọcquý”thìcótừ“cẩnthận,xinhxắn”.
­Thôngquadạyluyệntừvàcâutôimởrộngtừmiêutảngười.
­Vídụ:Bài“Từđơn,từghép,từláy” thôngquabàitập2tìm3từghép
hoặc3từ láynóivề đứctínhcủangườihọcsinhgiỏi.Họcsinhtìmtừ “thông
minh”tôimở rộngthêm“sángdạ”.Họcsinhtìmtừ “siêngnăng”tôimở rộng
thêm“chămchỉ”.Họcsinhtìmtừ “vuitính”tôimở rộngthêm“cởimở”. Mặt
khác,tôiyêucầuhọcsinhvề nhàtự tìmtừ ngữ tả hìnhdáng,tínhtìnhsự hoạt
độngcủangườighiranháp.Trongbuổiphụ đạohọcsinhhàngtuần,tôichọn


BùiThịThủLĩnh trang5
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
mộtbuổichocảlớptổnghợpcáctừđãtìm.Tôibổsungvàchốtlạichohọcsinh
ghivàotập.
­Nhữngtừngữtảhìnhdáng:
Tả hình dáng, dáng người: Cao, thấp, gầy gò, ốm yếu, nhỏ bé, mảnh
khảnh,dongdỏng,thonthả,lựclưỡng,vạmvỡ,trẻtrung,cườngtráng,bụbẫm,
sổsữa,…
Tảkhuônmặt,diệnmạo:Bầubĩnhhồnghào,rámnắng,xanhxao,không
cònchútmáu,tráixoan,sángsủa,khôingô,xấuxí,tươitỉnh,niềmnở,hớnhở,ủ
rũ,thơngây,nhănnheo,đămchiêu,hiềnhậu,dễthương,…
Tả lànda:Trắngnõn,trắngtrẻo,nõnnà,mịnmàng,đỏ thắm,đensạm,
ngămngăm,ngămđen,…
Tảmắt:Đenhuyền,đenláy,trongsáng,ubuồn,thâmquầng,đỏngầu,một
mí,bồcâu,tihí,….
Nhữngtừngữtảtínhtình:
Diễntảtínhcách:nóngnảy,khoáclác,hấptấp,ítnói,nhãnhặn,thậtthà,
nhútnhát,siêngnăng,ngoanngoãn,…
Diễntảtháiđộ:Vuisướng,hớnhở,khoáichí,vuithích,vuimừng,…
Hằngngàyvàogiờtruybài,tôicóphâncôngtừngđôihọcsinhkiểmtrabàilẫn
nhau.
­Tôikếthợpkiểmtranhữngtừ ngữ trêntrongvòngmộttuần.miêutả
thườngchỉcó1­2từngữ,hìnhảnhthíchhợp,cótácdụnggợihình.
­Nhờ vậymàhọcsinhnhớ lâuvàtíchlũyvốntừ ngàycàngnhiều.Khi
quêncóthểxemlại,củngcốlạivốntừngữmiêutảngười.
b]Lựachọntừngữkhimiêutảngười:
Cóvốntừnhưngphảibiếtdùngđúnglúc,đúngchỗ.Mỗichitiếtmiêutả
thườngchỉ có1­2từ ngữ,hình ảnhthíchhợp,cótácdụnggợihìnhgợicảm
nhất.Điềunàykhôngphảidễ,cókhihọcsinhxácđịnhđượcngaynhưngcókhi
phảitrảiquaquátrìnhtìmtòichọnlọc.
Vídụ:Ôntậptảngười[tuần33tiết65]
Tả hìnhdángvànếttốtcủacủamộtbạntronglớpemđượcnhiềungười
quýmến.
­Emtảbạnnàotronglớp?[ThanhNgọc,PhươngQuỳnh,…]
­Emnàotảcùngđốitượngvớibạn?
MờibạnThanhNgọclênđứngtrướclớpchocácbạnquansát.Tôihỏivóc
dángbạnNgọcnhưthếnào?
­Họcsinhtìm:mậpmạp,caocao,…

BùiThịThủLĩnh trang6
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
Tôichốtlại:ChỉcónhữngtừtrênlàphùhợpvócdángbạnNgọc.
­Họcsinhtìm:caolớn,thonthả,…
Tôichốtlại:Chỉ cónhữngtừ trênlàphùhợpvócdángcủabạnQuỳnh.
Chọntừ ngữ miêutả cầnphùhợpvề lứatuổi,giớitính,phùhợpvề đặcđiểm
củađốitượngmớiphảnánhđúngđốitượngvàcóthể lộttả đượcnhữngcái
riêng,cáiđặcsắc,dễphânbiệtđượcvớiđốitượngkhác.Saukhithựchiệngiải
phápnày,đasốhọcsinhđãbiếtsử dụngnhữngtừngữmiêutả ngườiđúngđối
tượngvàphảnánhchânthậtđốitượng.
5.Diễnđạtcónghệthuậtkhimiêutảngười:
Nếubàivăndiễnđạtkhôngcóhìnhảnhvàkhôngcósửdụngbiệnpháptu
từsosánh,nhânhóathìbàivănđóthiếusinhđộng.Dođótrongtiếttậplàmvăn
miệngtôigợichohọcsinhliêntưởngkhimiêutảkếthợpgợihìnhảnhmiêutả.
Đốivớikiểubàitảngườichủyếulàdùngbiệnphápsosánh.
Vídụ:Bàiluyệntậptiết8[tuần35]
Đềbài:Emhãytảcôgiáo[hoặcthầygiáo]củaemtrongmộtgiờhọcmàem
nhớnhất.
Tôihỏi:máitóc,hàmrăng,nướcda,…tínhnếtcủacôcóthểmiêutảbằng
câuvăncódùngbiệnphápsosánhnhưthếnào?
Họcsinhtrảlời,tôisửalạinhư sau:Máitócdàimượtmàbuôngthả như
dòngsuối.Nướcdatrắnghồng.Hàmrăngtrắngđềunhư hạtbắp.Côhiềnnhư
côtiên.Giọngnóicôêmdịunhưlờimẹhát.
Cóthểdùngbiệnphápnghệthuậtxenmiêutảhoặclồngcảmxúckhi
miêutảcũngtăngchấtlượngbàivăn.
Tómlại: Thôngquamônhọcnày,ngườigiáoviêncóthể khéoléokhai
thácđểlàmgiàuvốntừngữchohọcsinh[từngữmiêutả]vàgiúphọcsinhbiết
cáchsửdụngchúngmộtcáchhợplí.
6.Viếtvăncócảmxúcvàcảmxúcchânthật.
Bàivănhaykhôngthểthiếucảmxúcngườiviết.
Thôngthườnghọcsinhkhôngbiếtbiểulộcảmxúckhimiêutảmàchỉ có
cảmxúcởkếtluậnvàcảmxúcđóthườnghaythiếutựnhiên.Cólẽđiềuđócác
emchưaquenkhihọcởnhữnglớpdưới.Chúngtacầngiúphọcsinhnắmrõ.
Cảmxúcthườngthểhiệnởtừngcâu,đoạncủabàivăn.Tôigợiýchohọc
sinhbiểulộcảmxúccụthểtrongtừngđềbài.
Vídụ:Đềbàitảngườithâncủaem.
Tôigợiý:Nếutả ông[bà],lâulâugặplạiông[bà]emcócảmgiácgì?
Sốngvớiông[bà]emthấythếnào?[Bàgầngũiyêuthương,chămsócemrấtchu
BùiThịThủLĩnh trang7
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
đáo,…].Đượcbàchămsóchằngngàyemnghĩgì?Emthíchđiểmnàoởbànhất?
[Đôimắthiềntừnhìnemtrànđầytìnhthươngmến].
Muốnđạtđượccảmxúcchânthật,tự nhiênphảinuôidưỡng ở họcsinh
tâmhồntrongsáng,cáinhìnhồnnhiênhơn.
Rènkỹnăngtựkiểmtrađánhgiákhảnăngcủamìnhvàcủabạn:
Đặcđiểmnhậnthứccủahọcsinhtiểuhọclàtưduycụthể.Dođótrong
giảngdạy,giáoviêncầnđưaranhữngvídụcụthểđểhọcsinhhìnhdung,hiểu
rõcáchlàm.Vìvậytrongcácgiờtrảbàiviết,saukhinhậnxétvàhướngdẫnhọc
sinhchữalỗi,tôichọnnhữngbàivănhay,đọcchocả lớpcùngnghe.Đọcxong,
tôiđặtramộtsốcâuhỏiđểcácemtrảlời.
Vídụ:Bàilàmcủabạnhay ởchỗnào?Sángtạoở chỗ nào?Emhọctập
đượcnhữnggìtừ bàilàmcủabạn?...Trảlờiđúngcáccâuhỏicủagiáoviênđặt
ralàhọcsinhđãhọctậpđượcchínhbạncủamình.
Ngoàiratrongquátrìnhdạyhọc,tôitíchlũyđượcrấtnhiềunhữngbàivăn
haycủahọcsinhtrongcácnămhọctrước,tôiđọcchocácemngherồicùngcác
emphântíchcáihay,cáicầnhọctậptrongtừngbàivăn.
Ngoàicácbiệnpháptrên,tôikhuyếnkhíchcácemlậpsổ tayvănhọcvà
hướngdẫncácemcáchsửdụng.Sổtayvănhọcđểghinhữngcâuvănhay,giàu
hình ảnh,cáccâuvănsử dụngcácbiệnphápnghệ thuậtđặcsắc…màcácem
đọcđượctrongsáchbáo,sáchthamkhảo,trongcuộcsốnghàngngàyvàtrêncác
phươngtiệnthôngtinđạichúng.Cứ như vậyvốntừ ngữ củacácemsẽ ngày
cànggiàulên.
Tómlại:Việcgiúpcácemtựđánhgiácácbàivăncủamìnhcủabạnvàkhông
ngừngtíchlũyvốntừ sẽ giúpcácemhọctốthơnphânmônTậplàmvănnói
chungvàkiểubàimiêutảngườinóiriêng.
­Sửdụngcáchìnhthứchoạtđộngcủahọcsinhtronggiờhọc:
PhânmônTậplàmvănlàphânmôncótínhtổnghợp,đòihỏihọcsinhphải
bộclộcảnănglựctrítuệ lẫnkhả năngcảmthụ,tháiđộ cảmxúccủamình.Vì
thế đốivớiphânmônnàyyêucầupháthuytínhtíchcực,chủ động,sángtạo
đượcđặtlênhàngđầu.
Dođó,tôivậndụngtriệt để hìnhthứchọctập “Toaxelửa” tạobầu
khôngkhíhọctậpsôinổinhằmkíchthíchtinhthầnhọctập,hướngdẫncáchđặt
câu,đoạnvăncủacácem,đặcbiệtlànhữngemtiếpthuchậm.Bêncạnhđó,tôi
khôngquênnhậnxétkhuyếnkhíchhọcsinhtheothôngtư22củaBộgiáodụcđể
độngviêntinhthần,tạođộnglực,saymê,hứngthúhọctậpchohọcsinh.

BùiThịThủLĩnh trang8
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
PHẦN4.KẾTQUẢ:
Saumộtthờigiannghiêncứuđề tài,ápdụngtrựctiếpvàolớp5/5dotôi
chủnhiệmởTrườngTiểuhọcHuỳnhVănĐảnh,tôinhậnthấycácembắtđầu
cóhứngthúvàđammêvớiphânmônTậplàmvăn.Giờhọcdiễnranhẹnhàngvà
sinhđộnghơn.Cácemđãchủđộng,tựgiáctrongviệchìnhthànhkiếnthức.Vốn
từ ngữ miêutả củacácemngàycàngphongphúhơncả về số lượnglẫnchất
lượng.Cáchsửdụngtừcủacácemchínhxáchơn.Trongkhiviếtvăncácemđã
biếtcáchsửdụngcácbiệnphápnghệthuậtnhưsosánh,nhânhóa,cáctừláy,các
điệptừ…
Điềunàyđãđượcchứngminhquabàikiểmtraviếtngàymộtnângcaovề
chấtlượng.
Kếtquảthuđượcởcáctiếtcủngcốkiếnthức,quacácgiaiđoạnnhưsau:Giữa
họckì1;vàtiếtdạychínhkhóaHọckì1;Họckì2.
Sốhọc
Giaiđoạn Hoànthànhtốt Hoànthành Chưahoànthành
sinh
30 Giữahọckì1 0=0% 20em=66.6% 10em=33.3%
30 Họckì1 8em=26,6% 22em=73.3% 0em=0%
30 Họckì2 10em=33.3% 20em=66.6% 0em=0%
Kếtquảtrênchothấynhữngbiệnpháptácđộnggiáodụcmàđềtàinêuđã
giúpbàilàmcủahọcsinhđầyđủhơnvềnộidung.Hơnnữacácembiếtlượcbỏ
bớtnhữngchitiếtkhôngcầnthiết,khôngđặcsắc.Cụthểnhưsau:
+Sốhọcsinhhoànthànhtốt,cácemviếtbàiýmạchlạc,códùngnhiềubiện
phápnghệthuậtnêncâuvănmiêutả giàuhình ảnh.Vốntừ miêutả củacácem
phongphúhơn,dùngtừchínhxáchơn.Vìvậygiaiđoạngiữahọckì1khôngcó
họcsinhhoànthànhtốt,cuốihọckì1đạtđược8em,đếngiữahọckì2đạt10
em.
+Sốhọcsinhhoànthành,cácemviếtbàihayhơntrước,diễnđạtýrõràng
hơn,cósửdụngbiệnphápsosánhkhimiêutả.
+Sốhọcsinhchưahoànthànhgiữahọckì1có10em,đếngiaiđoạngiữa
họckì2khôngcóhọcsinhchưahoànthành.Bàiviếtcủacácemkhôngcònlạc
đề,khôngcònmắclỗichínhtả nữa.Mặcdùnhữngemnàyviếtvănýchưa
phongphúnhưngđãcónhiềutiếnbộhơn,biếtđặtdấuchấm,phẩyđúngnêncâu
văntrọnýnghĩahơn,biếtsắpxếpcácýmiêutả rõrànghơn,bàiviếtthể hiện
đủbaphần.


BùiThịThủLĩnh trang9
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
Đặcbiệtcácemcómộtvốntừngữmiêutả,biếtdùngtừđểsosánh,nhân
hóalàmchobàivănthêmsinhđộnghơn.
Nhữngbiệnpháptrênđãgiúpbàilàmcủahọcsinhđầyđủ hơnvề nội
dung.Họcsinhbiếtlượcbỏnhữngchitiếtkhôngcầnthiết,khôngđặcsắc.Biết
dùngtừtượnghìnhđểchobàivănthêmsinhđộng.
Tómlại,cácbiệnpháptrênđãhìnhthànhởhọcsinhnhữngkĩnăngcần
thiếtkhilàmvăntảngười:Biếtlàmbàiđảmbảonộidung,nghệthuật,giàu
cảmxúc.
PHẦN5.KẾTLUẬN:
I.TÓMLƯỢCGIẢIPHÁP:
Quaviệcthựchiệnđề tài:“ Mộtsố kinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5
họctốtkiểubàitậplàmvăntả người”tôinhậnthấyrằngkếtquả thuđược
khôngphảicóngaytrongmộtsớmmộtchiềumànólàcả mộtquátrình.Đểcó
hiệuquả caothìcả giáoviênvàhọcsinhđềuphảinỗ lựcphấnđấucácyêucầu
sau:
­Ngườigiáoviênphảitổchứcchohọcsinhnắmchắcyêucầuđềbài,đưa
nhữngtìnhhuốngcóvấnđềmộtcáchnhẹnhàng,khơidậyvàkíchthíchđểhọc
sinhchủđộngmộtcáchtíchcựcthamgiavàocáchoạtđộng,họcsinhtựtìmtòi,
khámpháđểlĩnhhộitrithức.
­Khitổchứccáchoạtđộnggiáoviênphảitạođiềukiệnchotấtcả học
sinhthamgiaquansát,tìmý,lậpdànbàichitiết,giúpđỡ họcsinhsửachữakịp
thờinhữngsaisót.
­Giáoviênphảithườngxuyênhướngdẫnhọcsinhghilạicácnhậnxétqua
quátrìnhquansát.Đồngthờidựgiờrútkinhnghiệmđểtựđánhgiáưu­khuyết
điểmcủamìnhtronggiảngdạyvàhọctậpkinhnghiệmcủađồngnghiệpđểdạy
tốthơn.
­Đểhướngdẫnhọcsinhtíchlũyvốntừngữvàchọntừngữkhimiêutả.
Giáoviêntựnghiêncứu,tựhọcđểnângcaochuyênmônnghiệpvụsưphạm.
­Luônkiểmtrađánhgiákiếnthứcđạtđượccủahọcsinh.Nhậnxétđánh
giáthườngxuyênvàocáctiếtcủngcố buổichiều.Nhữngbàiviếtcósử dụng
nghệthuậtkhimiêutả.Cũngnhưcảmxúccủahọcsinhkhiviếtbài.
­Giáoviêncầnquantâmđếnmọiđốitượnghọcsinhtronggiờ học.Với
họcsinhtiếpthuchậmthìchỉ yêucầucácemviếtđúng,đủ.Vớihọcsinhnăng
khiếuthìkhuyếnkhíchvàhướngcácemviếtcâuvănhay,bàivănsinhđộng.
Ngoàira,họcsinhcóthểtìmthêmsáchthamkhảo,báo,truyệnđể đọc,điềuđó
rấtbổíchchoviệchọcvăncủacácem.

BùiThịThủLĩnh trang10
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.
II.PHẠMVIĐỐITƯỢNGÁPDỤNG:
Tôiđãthườngxuyên ápdụngcácbiệnpháptrênkhigiảngdạychohọc
sinhlớpmình,đặcbiệtquantâmnhiềuđếncácemtiếpthuchậmđểgiúpcácem
theokịpcácbạntronglớpđồngthờigiúpcácemviếtđượcmọibàivănmiêutả
vàcuốinămđãđạthiệuquảcao.Tôinghĩrằngvớinhữngbiệnphápnàycóthể
ápdụngchohọcsinhlớp5trườngTiểuhọcHuỳnhVănĐảnh,cáctrườngkhác
tronghuyệnnhà.
Trênđâylàmộtsố kinhnghiệmmàtôiđãnghiêncứuvàvậndụngtrong
quátrìnhgiảngdạythựctếcủalớp5mìnhchủnhiệm.
Ngườiviết




BùiThịThủLĩnh




BùiThịThủLĩnh trang11
SKKN:“Mộtsốkinhnghiệmgiúphọcsinhlớp5họctốtkiểubàitậplàmvăntả
người”.




PHỤLỤC



Phần1:Thựctrạngđềtài Trang1
Phần2:Nộidungcầngiảiquyết Trang1­2
Phần3:Biệnphápgiảiquyết Trang2­8
Phần4:Kếtquả Trang8­9
Phần5:Kếtluận Trang9­10




BùiThịThủLĩnh trang12

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT BÀI VĂN MIÊU TẢ

Đọc bài Lưu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 LÀM TỐT BÀI VĂN MIÊU TẢ

  1. MỞ ĐẦU:
  1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tất cả chúng ta đều biết muốn xây được một ngôi nhà vững chắc, to, đẹp và cao lớn thì điều trước tiên ta phải xây dựng được nền móng vững chắc. Cũng như việc xây nhà một người muốn học lên cao thì điều đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức nền tảng. Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Những kiến thức mà các em được tiếp thu ở tiểu học là cơ sở quan trọng để các em học lên các bậc học cao hơn. Ở tiểu học các em được học rất nhiều môn học khác nhau như: Toán, Kĩ thuật, khoa học, Lịch sử, Địa lí...mà trong đó Tiếng Việt là một trong hai môn học quan trọng chiếm thời lượng dạy và học nhiều nhất.

Trường Tiểu học là nơi đầu tiên các em được học Tiếng Việt trên phương diện chữ viết, với phương pháp học tập một cách tập trung, khoa học. Học sinh Tiểu học chỉ có thể học tập được các môn học khác khi có kiến thức Tiếng Việt, bởi Tiếng Việt là phương thức giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong môn Tiếng Việt lại bao gồm nhiều phân môn khác nhau như: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện... Mỗi phân môn mang lại cho người học một kiến thức nhất định, chúng luôn bổ trợ cho nhau để giúp người học học tốt môn Tiếng Việt. Khởi đầu học sinh sẽ được tiếp cận môn Tiếng Việt bằng cách học vần qua phân môn Tập đọc sau đó đến Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu và cuối cùng là Tập làm văn. Đối với học sinh Tiểu học biết đọc, biết viết là yêu cầu cơ bản các em cần đạt được. Còn biết nói đúng ý của mình, nói đủ, nói rõ nghĩa thì đã là một yêu cầu khó; Nhưng để nói cho hay, nói cho cảm xúc và biết biến những lời nói của mình thành câu văn, đoạn văn, bài văn thì lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Và chính cái khó ấy lại là cái đích cuối cùng mà học sinh cần đạt được sau khi học Tập làm văn.

Ở Tiểu học các em sẽ được làm quen với phân môn tập làm văn ở các khối lớp 1,2,3 qua cách trả lời các câu hỏi cho sẵn. Các em chỉ chính thức học tập làm văn, chính thức học viết một bài văn hoàn chỉnh khi các em bước vào học lớp 4 - 5. Tập làm văn ở Tiểu học bao gồm nhiều thể loại như: trao đổi ý kiến, kể chuyện, viết đơn, miêu tả... nhưng chiếm thời lượng cao nhất là văn miêu tả. Mục đích của việc dạy văn miêu tả là giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thật về tình cảm. Một bài văn miêu tả hay là những bài văn mà người đọc thấy hiện ra trước mắt mình con người, cảnh vật...cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật và ngôn từ. Qua đó bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, đất nước, vốn sống, vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. Song để tả đúng thực tế, để có bài văn hay, học sinh phải viết dược đoạn văn hay, để có đoạn văn hay thì phải có câu văn hay. Để viết được những câu văn hay học sinh cần phải rèn luyện thành thạo các kĩ năng dùng từ, dùng các biện pháp tu từ và kĩ thuật đặt câu. Bởi vậy việc dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh làm hay, sinh động là một việc làm rất khó đối với người giáo viên ở các khối lớp 4 – 5.

Là giáo viên giảng dạy lớp 5, tôi có mong muốn học sinh trường mình sau khi học xong lớp 5 có thể viết được một bài văn miêu tả súc tích, sinh động. Với mong muốn đó, bản thân tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và quyết định chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả" để làm đề tài nghiên cứu của mình trong năm học này nhằm trước mắt là giúp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập làm văn của lớp mình. Sau là có thể cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tập làm văn của các em học sinh khối lớp 4 – 5.

  1. MÔ TẢ NỘI DUNG:

Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn.

Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả [tả cảnh, tả người] nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài Luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người....

Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các em ở lứa tuổi Tiểu học

Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập tích cực, nghiêm túc mới mong nâng cao một cách bên vững chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.

Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học.

Đặc trưng cơ bản của phân môn Tập làm văn là tính tổng hợp, thực hành sáng tạo mang dấu ấn cá nhân học sinh, trong quá trình tạo lập ngôn bản [ở cả hai dạng nói và viết] làm văn là một hoạt động giao tiếp.Vì vậy, trong nhà trường việc dạy Tập làm văn cho học sinh thực chất là dạy cho học sinh nắm cơ chế của việc sản sinh ngôn bản nói và viết theo các quy tắc ngôn ngữ, quy tắc giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được những đối tượng ấy.

Do đó muốn dạy và học tốt Tập làm văn bản thân tôi nhận thấy người thầy giáo và học sinh cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

*Biện pháp 1: Tích lũy kiến thức.

*Biện pháp 2: Quan sát và ghi chép.

*Biện pháp 3: Thực hành tốt các dạng bài tập sau: Thực hành vào những tiết Luyện từ và câu.

Dạng 1: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ.

Dạng 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ.

Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu.

Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh.

Dạng 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa.

Dạng 6: Hướng dẫn HS phương pháp đảo ngữ.

*Biện pháp 4: Làm tốt giờ trả bài.

B . NỘI DUNG:

  1. THỰC TRẠNG:
    1. .Thuận lợi:

Nhà trường luôn quan tâm tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và chuyên môn cho việc dạy và học.

Đa số các em có ý thức học tập tốt, ngoan ngoãn, biết vâng lời.

Phụ huynh đa phần rất quan tâm đến việc học của con em mình.

Học sinh sống ở vùng nông thôn nên có vốn hiểu biết, vốn sống khá phong phú về các đề tài cần miêu tả.

Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn cố gắng học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp, luôn hăng say trong công việc. Khả năng tiếp thu cũng như tiếp cận các chương trình dạy học có ứng dụng công nghệ khá nhanh.

    1. .Khó khăn:

Trong chương trình Tập làm văn lớp 5 văn miêu tả được dạy với hai kiểu bài : Tả cảnh[ 14 tiết], tả người[ 12 tiết].

Bản thân tôi đã nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 4 - 5 và năm học này được phân công chủ nhiệm lớp 5/2.].Tổng số học sinh lớp tôi gồm 32 em. Đầu năm, tôi tiến hành khảo sát khả năng làm văn của các em với đề bài:Tả một con vật mà em yêu thích, tôi nhận thấy những điểm sau:

Về phía giáo viên:

Thực tế giảng dạy văn miêu tả, bản thân là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay. Bởi Tập làm văn là một phân môn khó nó đòi hỏi người học phải biết tổng hợp kiến thức, phải thể hiện được rung cảm cá nhân, phải biết vẽ nên bức tranh cảm xúc của bản thân mình cho người khác cảm nhận bằng hình ảnh làm từ ngôn từ. Do đó trong quá trình giảng dạy người giáo viên thường sẽ rơi vào hai trường hợp sau:

  • Hướng dẫn chung chung và để học sinh tự tìm hiểu theo khả năng của bản thân.
  • Dựa vào văn mẫu và hướng dẫn các em “ sao chép” lại một cách cứng ngắt.

Và cho dù giáo viên lựa chọn hướng dẫn theo cách nào trong hai cách trên thì người chịu thiệt thòi nhất luôn là học sinh. Tệ hơn nó sẽ khiến cho học sinh không biết làm văn hoặc chán học văn dù trước đó các em có năng khiếu viết văn, và yêu thích viết văn. Mà nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn theo yêu cầu, cũng như vốn sống còn hạn chế, mang nặng tính bảo thủ, chậm tiến với tư tưởng “ dạy tèn tèn thưởng lương như ai”. Nguyên nhân nữa là do “ bệnh thành tích” trong Giáo dục hiện nay. Dù bản thân giáo viên biết các em không đáp ứng được yêu cầu cơ bản của môn học nhưng do muốn giữ vững thành tích thi đua cá nhân mà cố ý nâng thành tích, nâng điểm của học sinh lớp mình. Hậu quả là làm các em ảo tưởng về bản thân, làm cho các em thiếu sự phấn đấu trong học tập.

Về phía học sinh:

Các em còn thiếu sự trãi nghiệm thực tế.

Ví dụ như:

Học sinh nông thôn sẽ ít được tiếp xúc với các khu vui chơi , giải trí, công viên, vườn thú...

Học sinh thành thị sẽ ít có cơ hội tiếp cận với cảnh gặt lúa, cày ruộng, ngắm trăng, chèo xuồng,...

Mặc dù hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật rất phát triển các em có thể xem và biết được những điều mình quan tâm qua mạng internet như những điều mà các em biết được qua internet sẽ luôn không bằng trải nghiệm thực tế của bản thân. Dẫn đến một số bài văn của học sinh được viết như sau:

Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp. Con gà cao gần 1 mét và nặng 200gam.....

Chú gà trống nhà em rất lực lưỡng. Cứ mỗi sáng sớm là chú gà trống nhà em lại bay tót lên cây nhãn trước nhà và vươn cổ gáy vang: kéc...kéc...kéc.....

Qua đó có thể thấy khi làm bài các em thiếu quan sát, thiếu tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của đối tượng mà mình miêu tả. Do đó bài văn không thể truyền được cảm xúc cho bản thân người đọc. Việc thiếu tập trung ở tiết học lí thuyết cũng như không có phương pháp học tập một cách đúng đắn cũng ảnh hưởng nhất định đến thành tích học tập của các em.

Hơn nữa học sinh chưa hứng thú học Tập làm văn. Các em thường hay làm theo khuôn mẫu, giáo viên gợi mở dàn bài, gợi ý thế nào các em viết thế đó, chưa biết cách dùng từ, đặt câu nên câu văn, bài văn thường cụt ngủn, diễn đạt không trôi chảy. Đôi khi tả nhưng giống như trả lời câu hỏi. Từ dàn bài có sẵn cũng không biết cách để chuyển thành bài văn.

Việc đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ, phần lớn các em ít quan tâm đến việc đọc mà chủ yếu lại dành nhiều thời gian cho phim ảnh, trò chơi điện tử. Nếu có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có truyện không mang tính giáo dục. Thời gian dành cho các em quan sát cũng như đầu tư vào Tập làm văn cũng hạn chế nên vốn luyến về cuộc sống, về văn học của các em cũng hạn chế. Chính điều này tác động không nhỏ đến việc học văn miêu tả ở các em.

Từ các nhận định được kiểm chứng qua thực tiễn trên tôi đã rút ra các điểm yếu mà các em hay mắc phải ở giờ làm văn như sau:

- Bài viết còn nhiều lỗi chính tả.

- Chưa xác định trọng tâm đề bài cần miêu tả.

- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về , lủng củng.

- Vốn từ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt.

- Chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.

- Chưa biết cách đặt câu, chưa biết tả những chi tiết cụ thể nổi bật.

- Mặt khác, hiện nay bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu tạo điều kiện cho các em chép lại văn mẫu....

- Nhiều phụ huynh và đôi khi kể cả giáo viên cũng cho rằng em nào có khiếu thì mới học tốt phân môn này. Đây trở thành là một thách thức đối với giáo viên Tiểu học mà nhất là với những giáo viên đang dạy lớp 4, 5.

Từ thực trạng trên, tôi tìm hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó như sau:

- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.

- Khi quan sát các em không được hướng đẫn về kĩ năng quan sát: Quan sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.

- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.

- Vốn từ nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, trôi chảy, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ của mình về một sự vật, về một con người cụ thể nào đó.

- Chưa biết phát triển dàn ý của mình thành một bài văn hoàn chỉnh.

2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để giúp học sinh lớp mình làm tốt bài văn miêu tả thì người giáo viên cần tạo được cho học sinh một vốn từ, vốn sống phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó cũng phải giúp các em sử dụng từ ngữ một cách chính xác, phù hợp với hoàn cảnh. Do đó với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi luôn cố gắng dạy tốt và bám sát chương trình Tiếng Việt [như Tập đọc, Kể chuyện ,Chính tả, Luyện từ và câu]. Đặc biệt là ở phân môn Tập làm văn, từng tiết học tôi cho học sinh nắm chắc bố cục, cách tiến hành viết đoạn văn, bài văn. Để làm tốt việc này tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tích lũy kiến thức:

  1. Kiến thức từ các tác phẩm văn học:

Mỗi một tác phẩm văn học là một tác phẩm sáng tạo mang tính cá nhân rất cao. Nó là tinh hoa, là kết tinh của cả một quá trình quan sát, tìm tòi và sáng tạo. Cho dù chỉ là một đoạn nhỏ trong tác phẩm thì bản thân nó cũng mang một chủ đề một ý nghĩa riêng. Và nội dung của các tác phẩm thường xoay quanh các chủ đề sau:

  • Các hiện tượng thiên nhiên.
  • Mối quan hệ giữa con người với con người.
  • Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

Qua việc học tập các tác phẩm văn học các em sẽ có một lượng kiến thức phong phú về các hiện tượng thiên nhiên, về các mối quan hệ giữa con người với các sự vật hiện tượng và giữa con người với nhau. Bên cạnh đó các em sẽ có kiến thức về cách sử dụng ngôn từ, cách giao tiếp... và đó chính là nguồn vốn cần thiết sau này để các em sử dụng khi cần thiết.

Nhưng để các em có thể nắm bắt và ghi nhớ những kiến thức cần thiết ở các tác phẩm văn học thì người thầy giáo phải là người có kiến thức phong phú về các tác phẩm văn học. Biết cách phân tích các giá trị khác nhau của một tác phẩm văn học và quan trọng hơn hết là người thầy giáo phải truyền được tình yêu văn học của bản thân mình cho học sinh. Từ tình yêu đó các em sẽ hình thành thói quen đọc sách và đọc sách có chọn lọc. Thông qua việc đọc các em sẽ hiểu được nội dung văn bản và biện pháp nghệ thuật; biết tổng hợp kiến thức và áp dụng cho bản thân mình.

Do đó ở các tiết Tập đọc, học thuộc lòng, kể chuyện .. có trong chương trình mà nhất là những bài có thể loại miêu tả. Đối với những tiết học này, bản thân tôi dạy rất kĩ. Ngoài những nội dung cơ bản trọng tâm trong bài, tôi còn cung cấp cho HS về cách cảm thụ văn học, nhận thấy cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu từ, cách miêu tả của tác giả. Ngay trong cách đọc của học sinh trong các bài tập đọc, học thuộc lòng tôi cũng chú ý nhiều đễn cách đọc diễn cảm.

  1. Từ vốn sống thực tế:

Cuộc sống của các em là những chuỗi ngày khám phá và học hỏi không ngừng thế giới xung quanh. Một ngày mới với các em là một cuộc phiêu lưu và chinh phục mới. Do đó muốn dạy các em miêu tả đầu tiên người giáo viên hãy dạy các em cách quan sát, cách chiếm lĩnh kiến thức mới mỗi ngày.

Ví dụ: Hãy vận dụng vốn sống của các em qua các câu hỏi gợi mở như: dòng sông lúc sáng sớm và lúc giữa trưa có gì khác nhau? Hoa sẽ như thế nào khi trời nắng gắt? Hoa sẽ như thế nào khi trời mưa? ...

  1. Từ các môn học khác:

Các môn học khác trong chương trình học tập của các em cũng là nguồn cung cấp vốn sống, vốn từ một cách phong phú. Ví như môn tự nhiên xã hội,khoa học, lịch sử, địa lí cung cấp các kiến thức về cuộc sống xung quanh các em như các hiện tượng mưa, gió, mây.. dòng sông, cánh rừng, con suối,.... Môn toán giúp các em ước lượng một cách chính xác. Môn Mĩ thuật giúp các em quan sát tỉ mỉ hơn...

Như vậy việc tích lũy kiến thức cho các em là một quá trình lâu dài và đòi hỏi không chỉ cần sự nổ lực của học sinh mà còn cần sự gchung tay của giáo viên, phụ huynh và xã hội. Hay nói rộng hơn là cần sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, gia đình và xã hội để tạo cho các em có cơ hội hòa nhập với thiên nhiên, với các mối quan hệ xã hội. Mỗi ngày học một ít, mỗi chổ biết một ít sẽ làm giàu, rộng thêm kiến thức của các em.

Biện pháp 2: Quan sát và ghi chép

*Quan sát:

Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Và muốn làm tốt nhất việc quan sát thì các em phải biết cách chọn được vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: Xa hay gần, trong hay ngoài, ban ngày hay ban đêm, quan sát mùa xuân hay mùa hạ, ...

Khi qua sát, cần giúp các em nhận biết rằng muốn làm tốt nhất ta không chỉ quan sát bằng mắt mà phải huy động tất cả mọi giác quan: thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác. Tùy từng kiểu bài có cách quan sát khác nhau.

Ví dụ:

Đối với bài văn tả cây cối cần phải quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ bao quát đến chi tiết và chọn ra đặc điểm nổi bật nhất làm cây đó khác với các cây khác.

Đối với văn tả con vật ta quan sát ngoại hình rồi mới đến thói quen, hoạt động hằng ngày của con vật.

Đối với tả cảnh, quan sát theo trình tự thời gian, theo đặc điểm nổi bật của từng cảnh và theo từng góc độ của cảnh. Cũng có thể quan sát theo trình tự từ xa đến gần hoặc ngược lại.

Đối với văn tả người cần quan sát ngoại hình rôì mới đến tính tình , hoạt động.

Mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn có những đặc điểm riêng, và chỉ khi học sinh nắm bắt được các đặc điểm đó thì mới có thể viết ra một bài văn hay.

*Ghi chép:

Quan sát luôn đi liền với ghi chép. Ghi chép là cách ghi nhớ tốt nhất, từ đó nó giúp cho học sinh có thể lựa chọn được chi tiết miêu tả tốt nhất. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã cho mỗi em trong lớp làm riêng một quyển sổ tay văn học và hướng các em ghi chép: Khi quan sát một cảnh hoặc một người nào đó, các em cần lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh đặc sắc ghi vào sổ tay. Hay thông qua các bài tập đọc, các bài thơ, bài đọc thêm hay các tác phẩm văn học mà các em đã từng đọc các em phát hiện 1 ý hay, 1câu văn hay thì nên ghi ngay vào số của mình.

Biện pháp 3: Thực hành tốt các dạng bài tập sau: Thực hành vào những tiết luyện tiếng Việt

Dạng 1: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ:

Trong suốt thời gian học Tiểu học các em luôn luôn được học tập để mở rộng thêm vốn từ của bản thân mình. Nhưng việc dùng từ của các em đôi lúc chưa thật hợp lí và thiếu tính chính xác. Mà việc dùng từ chính xác, dùng từ sau cho hay lại là yêu cầu quan trọng và cấp thiết trong văn miêu tả. Để học sinh thực hiện tốt việc dùng từ, tôi đã hướng dẫn các em thực hành dạng bài tập sau:

- Giáo viên chọn đối tượng miêu tả.

- Học sinh tìm từ tả đối tượng đó.

Qua bài tập giáo viên kết luận lại kiến thức giúp học sinh chọn ra từ ngữ chính xác nhất để miêu tả sau đó cho học sinh thực hành viết đoạn văn miêu tả.

Ví dụ:

*Tả cảnh

Đối tượng

Từ ngữ cần dùng

Câu , đoạn văn

Ngôi trường

Khang trang, đỏ tươi, đồ sộ, cao vút, phần phật

Toàn bộ ngôi trường được sơn màu vàng trông thật khang trang, sạch đẹp. Mái lợp ngói đỏ tươi. Từ cổng vào, ngay chính giữa của ngôi trường đồ sộ là cột cờ cao vút. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần phật bay trước gió....

*Tả một người mà em yêu mến

Đối tượng

Từ ngữ cần dùng [đã được giáo viên và học sinh chắt lọc]

Câu, đoạn văn [Học sinh hình thành]

Mẹ

Cao, mảnh mai, tròn đen, ngắn, hiền lành, dịu dàng, nghiêm khắc

Mẹ có dáng người cao, mảnh mai, đôi mắt tròn đen, mái tóc ngắn. Mẹ hiền lành, dịu dàng nhưng rất nghiêm khắc.

Em gái

Tròn bầu bĩnh,tròn xoe, ngơ ngác, hồn nhiên, đậm đen tuyền, cao,to, phúng phính,ửng hồng, rạng rỡ

Em có khuôn mặt tròn bầu bĩnh, đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi ve, đôi mắt ấy luôn ngước nhìn với một vẻ ngơ ngác toát lên sự hồn nhiên, tươi vui của trẻ thơ. Điểm vào đó là cặp chân mày đậm đen tuyền. Mũi em cao và to tôi thường dùng tay vuốt cái mũi ấy để trêu em gái. Đôi má phúng phính ửng hồng. Cái miệng nhỏ xinh lúc nào cũng nở một nụ cười rạng rỡ để lộ ra mấy chiếc răng đang thay trông thật đáng yêu.

Dạng 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ

Các em ở giai đoạn này đã được học và đặt câu với các từ chỉ quan hệ như: nhưng, mà, tuy, song,... và đến lớp 5 các em sẽ được học tiếp các cặp quan hệ từ như: Nếu...thì; tuy... nhưng; chẳng những...mà còn...Mà những câu văn có cặp từ chỉ quan hệ có tác dụng nhấn mạnh ý định nói ở vế sau. Vì vậy khi học sinh sử dụng tốt các cặp từ chỉ quan hệ cũng là một cách để các em viết tốt bài văn miêu tả. Do đó tôi đã tiến hành cho học sinh thực hành nhiều với các dạng bài tập này. Hình thức bài tập làm như sau:

- Giáo viên đưa ra câu văn có ý định tả.

- Học sinh dùng từ chỉ quan hệ viết lại câu văn [có thêm ý định tả] đã cho theo ý mình.

* Ví dụ:

Câu văn GV đưa ra

Câu văn HS hoàn chỉnh

- Dòng sông quê em không rộng.

-Gió giật mạnh, mưa to cây cối nghiêng ngả trong màn nước trắng xóa.

- Chị em có làn da không trắng.

- Dòng sông quê em tuy không rộng lớn nhưng lại chứa đầy cá tôm.

-Gió giật càng mạnh, mưa càng to cây cối nghiêng ngả trong màn nước trắng xóa.

-Tuy chị em có làn da không được trắng trẻo nhưng nó lại vô cùng mịn màng.

Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu

Một lí do khác khiến các em không viết được một bài văn hay nữa là do các em lặp từ quá nhiều trong bài văn, không biết cách dùng các từ thay thế. Để khắc phục lỗi này ta có thể hướng dẫn các em sử dụng các đại từ khác nhau hoặc dùng các bộ phận song song để liên kết các câu, các ý. Và muốn học sinh sử dụng thành thạo các đại từ thay thế thì người thầy giáo cần hướng dẫn các em thật kĩ ở các tiết dạy Luyện từ và câu và ở các tiết học khác có các đoạn văn có sử dụng các từ thay thế. Với hình thức giáo viên đưa ra đoạn văn, câu văn có từ ngữ lặp lại cho học sinh thay thế để tránh sự lặp lại đó. Người thầy giáo cũng có thể tổ chức thành trò chơi giữa các nhóm nhầm tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.

Ví dụ: Tả người và tả cảnh:

Câu văn, đoạn văn mẫu

Câu văn, đoạn văn của học sinh viết

- Chị em có vóc dáng dong dỏng cao. Chị em có mái tóc tơ mịn. Chị em có đôi mắt trong xanh .

-Trường em là trường Tiểu học Trung An A. Trường em nằm trên một khu đất rộng và bằng phẳng giữa cánh đồng lúa rộng lớn. Trường em mới được xây cất lại trông thật khang trang.

- Chị em có vóc dáng dong dỏng cao. Chị có mái tóc tơ mịn luôn cắt ngắn đến bờ vai. Đẹp nhất là đôi mắt trong xanh của chị.

-Trường em là trường Tiểu học Trung An A. Trường nằm trên một khu đất rộng và bằng phẳng ở giữa cánh đồng lúa rộng lớn. Mới đây, ngôi trường được xây cất lại trông thật khang trang.

Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh:

Ở các lớp dưới các em đã được học là thực hành làm bài tập so sánh. Tuy nhiên, các em chưa động não liên tưởng để tìm ra hình ảnh cần so sánh, hoặc so sánh thiếu chính xác. Để rèn luyện dạng này, tôi tiến hành cho các em thực hiện các dạng bài tập sau:

- Giáo viên đưa ra câu văn miêu tả.

- Học sinh tìm ra hình ảnh so sánh, từ so sánh và đặt lại câu.

* Ví dụ:

Câu văn giáo viên đưa ra

Hình ảnh so sánh [HS]

Câu văn, đoạn văn học sinh viết

- Bàn tay em bé

- Cổng trường uy nghi

.

Như búp măng

Như người lính

- bàn tay của bé Na trông như những búp măng mới nhú.

- Cổng truo7ng2that65 uy nghhi như người lính cần cù đứng canh gác cho trường.

Dạng 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa:

Một bài văn hay không những phải biết tìm ra các hình ảnh so sánh đặc sắc mà còn cần người viết phải biết sử dụng các biện pháp tu từ khác như nhân hóa để có thể khiến sự vật hiện tượng được miêu tả trong bài văn trở nên sống động và có tình cảm hơn, dễ đi sâu vào lòng người hơn. Tuy nhiên các em lại không biết hoặc có biết thì cũng sử dụng một cách rất hạn chế các hình ảnh nhân hóa trong bài. Do vậy để giúp các em thành thạo kĩ năng nhân hóa trong viết văn, giáo viên có thể cho học sinh thường xuyên thực hiện dạng bài tập tìm kiếm hình ảnh nhân hóa như sau: [giống dạng bài tập so sánh]

*Ví dụ:

Câu văn của giáo viên

Câu văn của học sinh [có nhân hóa]

- Gió thổi qua vườn cây nghe xào xạc.

- Bầy chim vành khuyên hót líu lo.

- Chị gió vào vườn cây trò chuyện cùng hoa trái làm rôn rả cả một góc vườn.

- Bầy chim vành khuyên chụm đầu vào nhau trò chuyện râm ran cả một khu vườn.

Dạng 6: Hướng dẫn HS phương pháp đảo ngữ

Để nhấn mạnh ý của một bộ phận nào đó trong câu, ta có thể đảo vị trí của nó. Đảo ngữ còn làm cho câu văn trở nên ấn tượng. Chính vì vậy để có bài văn hay, người viết có thể cho học sinh làm quen với đảo ngữ qua bài tập như: tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu văn có đảo ngữ hoặc thực hành đảo ngữ các câu văn.

*Nhưng không phải câu văn nào đảo ngữ cũng hay, do đó GV hướng dẫn HS biết chọn lọc khi thực hành viết văn.

*Ví dụ:

Câu văn không có đảo ngữ

Câu văn đảo ngữ

-Trước mắt em hiện lên một cánh đồng cò bay thẳng cánh.

- Bạn ấy có sở trường là đá bóng

- Một cánh đồng cò bay thẳng cánh hiện lên trước mắt em.

- Sở trường của bạn ấy là đá bóng.

Biện pháp 4: Làm tốt giờ trả bài

Thường thì giáo viên lẫn học sinh ít quan tâm đến giờ trả bài. Tuy nhiên theo tôi việc chấm và trả bài bài tập làm văn là rất quan trọng. Chất lượng của các bài văn cũng phụ thuộc rất nhiều vào giờ trả bài. Bởi thông qua giờ trả bài các em sẽ biết mình viết hay chỗ nào, chưa hay chỗ nào. Viết sai chỗ nào về lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt... Từ đó các em tự nhận ra khuyết điểm của bản thân và tự sửa chữa, hoặc cùng các bạn sửa chữa để cùng nhau tiến bộ.

3.KẾT QUẢ THỤC HIỆN:

Qua quá trình thực hiện, hiệu quả làm văn của lớp tôi rất khả quan. Đa số học sinh dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, viết văn giàu hình ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ trong bài văn của mình. Kết quả bài tập làm văn của lớp cụ thể qua từng thời điểm sau:

Giai đoạn

TSHS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Đầu năm

32

2

6,25%

12

37,5%

18

56,25%

KTGKI

32

5

15,6%

17

53%

10

31,4%

KTCKI

32

7

21,9%

20

62,5%

5

15,6%

KTGKII

32

8

25

24

75%

0

0%

Không riêng nội dung các bài văn miêu tả mà hầu hết phần kiến thức cơ bản của môn tập làm văn lớp 5 học sinh lớp tôi làm bài rất đảm bảo yêu cầu.

Sau khi áp dụng kêt quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài văn miêu tả [tả cảnh, tả người] của lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các em đã biết cách dùng từ, đặt câu trong miêu tả, các em biết sử dụng ngữ nghĩa rất chính xác. Các bài tập làm văn của các em không còn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Thực sự các bài văn đã được thổi hồn vào trong. Một phần nào cũng đáp ứng được những gì mà người bản thân tôi mong đợi từ các em.

  1. TÍNH MỚI:

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

1. KẾT LUẬN:

Để học sinh có kĩ năng thực hành viết văn hay, giàu hình ảnh thì việc rèn luyện các bài tập thực hành trên là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng vấn đề đặt ra là thực hành vào lúc nào, môn học nào,với hình thức gì lại càng quan trọng hơn. Tùy theo nội dung từng bài học, đặc điểm của từng môn học, GV lựa chọn cho HS luyện tập dưới dạng bài tập hay trò chơi ngay trong quá trình cung cấp kiến thức hay luyện tập củng cố.

Song quan trọng hơn, trong các tiết phụ đạo, các tiết luyện Tiếng Việt trong tuần GV cho HS luyện tập kĩ hơn thì nhất định kĩ năng viết văn của HS sẽ được nâng cao.

Với các bài tập thực hành trên, tôi đã rèn luyện thành thạo kĩ năng dùng từ gợi tả, các biện pháp tu từ....cho HS. Từ đó, các em biết vận dụng kiến thức, vốn từ của mình để viết văn hay hơn, giàu hình ảnh hơn.

Từ các biện pháp trên, tôi nhận ra rằng: Để hoàn thành nhiệm vụ này có hiệu quả cần làm tốt một số vấn đề sau:

1, Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thật chính xác ngay từ đầu năm học và có kế hoạch phụ đạo các em ngay từ những tuần đầu của năm học

2, kiên trì chịu khó trước sự phát triển chậm của HS, phải biết ghi nhận từng tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. Đó là điều kiện cần thiết của người giáo viên.

3, Phải nghiên cứu tìm tòi nội dung bài học để tìm ra phương pháp giảng dạy cho học sinh của mình. Khi dạy cần kểt hợp khắc sâu, mở rộng và chỉ rõ từng bước để các em hiểu, làm theo và dần dần trở thành kĩ năng.

4, Tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng văn miêu tả, đặc biệt ở trường Tiểu học cho học sinh yếu kếm là vô cùng cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình, chúng ta hãy trang bị cho các em một hệ thống tri thức cơ bản, vững chắc để các em tự tin bước vào đời.

2. ĐỀ XUẤT:

* Đối với giáo viên:

- Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và đặc biệt là phân môn Tập làm văn.

-Tận dụng thời gian rèn luyện cho học sinh thói quen sử dụng từ gợi tả chính xác và dùng biện pháp tu từ khi viết văn.

- Chú ý cho học sinh biết chọn từ phù hợp với văn cảnh

- Rèn nhiều hơn các đối tượng trung bình, yếu để các em vươn lên cùng các bạn.

*Đối với quản lí:

Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề phân môn Tập làm văn để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại miêu tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong những năm làm công tác giảng dạy. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cùng đội ngũ giáo viên của mình và đã thực hiện có hiệu quả. Tôi rất mong được sự đóng góp của tất cả đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần vào công tác giáo dục- đào tạo trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn, Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trung An, ngày ...... tháng ..... năm 2019

Người viết

Phạm Ngọc Diện

Nhận xét và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của Hiệu Trưởng

Sáng kiến kinh nghiệm của thầy [cô] .......................................... là giáo viên trường Tiểu học Trung An A tham dự hội thi giáo viên giỏi cấp trường

năm học 2019-2020 được BGK thống nhât chấm ........./ 10 điểm.

10. Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Minh Thuyết [chủ biên] - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006

2. Nguyễn Minh Thuyết [chủ biên] - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006

3. Những tài liệu liên quan đến việc dạy văn miêu tả Thế giới trong ta, chuyên đề số: CĐ-TV 2005

4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 5-Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2009

5. Sách tham khảo: Một số biện pháp dạy học văn miêu tả ở Tiểu học- NXB-TPHCM.Năm 2005

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 5 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề