Lê ngô cát là ai

Ý nghĩa của từ Lê Ngô Cát là gì:

Lê Ngô Cát nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 2 ý nghĩa của từ Lê Ngô Cát. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Lê Ngô Cát mình


0

  0


[Đinh Hợi 1827. ất Hợi 1875]Danh sĩ, sử gia đời Tự Đức, tự Bá Hanh, hiệu trung Mại, quê xã Hương Lang, huyện Chương Đức [nay thuộc huyện Chương Mĩ, tỉnh H [..]


0

  0


[Đinh Hợi 1827 - ất Hợi 1875] Danh sĩ, sử gia đời Tự Đức, tự Bá Hanh, hiệu trung Mại, quê xã Hương Lang, huyện Chương Đức [nay thuộc huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Sơn Bình], con cụ cử Lê Ngô Duệ. Mậu thân 1848, ông đỗ cử nhân, sơ bổ giáo tho phủ Kinh Môn [Hải Dương] ít lâu b� [..]

Nguồn: informatik.uni-leipzig.de



>

Từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 31-5-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 644/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý hiếm của Việt Nam và về Việt Nam”, trong đó một trong những  mục tiêu là “trợ giúp các cá nhân, gia đình, dòng họ… trong việc bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ quý hiếm - một bộ phận di sản quý giá của dân tộc trước nguy cơ ngày càng xuống cấp do không được bảo quản đúng chế độ”. Đây là một quyết định hết sức cần thiết và quan trọng nhằm bảo vệ di sản của tổ tiên đang bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, mà vụ hủy hoại di tích về danh nhân Lê Ngô Cát ở Chương Mỹ là một trong những vụ khá điển hình.

Đường Lê Ngô Cát - Huế chạy qua Đàn Nam Giao, dài 2202m

Danh nhân Lê Ngô Cát [1827-1875] là tác giả “Đại Nam quốc sử diễn ca” nổi tiếng. Tài năng và cống hiến của cụ đối với đất nước ở các lĩnh vực văn hóa, chính trị đã được chính sử ghi chép và khẳng định. Vì vậy mà nhiều đô thị như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế… đã lấy tên cụ đặt tên cho đường phố để tôn vinh.

Ngôi nhà nơi sinh ra và lớn lên của danh nhân Lê Ngô Cát ở quê nhà đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh từ năm 2006. Trong ngôi nhà là hiện vật gốc quý giá này còn có bia đá, sắc phong, đồ tế tự mà các số báo trước chúng tôi đã phản ánh.

Điều đau lòng là ông Ngô Thế Sơn, người trông nom hương hỏa từ đường theo tập tục gia tộc, đã bán 200m2 đất trong thửa đất 1807m2, trong đó có 437m2 là đất của di tích đã được khoanh vùng khu vực 1, bảo vệ nghiêm ngặt. Vậy mà, UBND huyện Chương Mỹ và xã Thụy Hương không hiểu sao vẫn xác nhận cho ông Sơn chuyển nhượng và nghiêm trọng hơn là cấp “sổ đỏ” mới cho ông Sơn, biến di tích, di sản của cả dòng họ thành của riêng ông Sơn. Có được “sổ đỏ” này, ông Sơn dỡ bỏ ngôi nhà thờ cổ kính, thiêng liêng để xây ngôi nhà mới, xóa sổ di tích đã được xếp hạng. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa, Luật Đất đai, có dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh, gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 272 BLHS.

Đến nguyện vọng của gia tộc

Trong đơn gửi đến Báo Công lý, đại diện hậu duệ danh nhân Lê Ngô Cát cho biết, sau hơn 5 tháng kiểm tra, xác minh theo chỉ đạo của UBND Tp. Hà Nội, ngày 7-11-2012 Thanh tra thành phố đã mời đại diện dòng họ đến làm rõ một số nội dung, và cho biết dự thảo kết luận với ba nội dung chính. Đó là việc cấp sổ đỏ cho ông Ngô Thế Sơn của UBND huyện Chương Mỹ là trái quy định của pháp luật; kiểm điểm, xử lý các cá nhân liên quan; Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ phải giải phóng mặt bằng, thu hồi lại 437m2 đất trả lại nhà thờ danh nhân… Sau đó 10 ngày Thanh tra đã ra Kết luận chính thức số 2723/KL-TTTP-P6 để báo cáo UBND Tp. Hà Nội.

Từ đó đến nay đã hơn nửa năm trôi qua, gia tộc danh nhân Lê Ngô Cát vẫn đang trông mong quyết định xử lý của UBND Tp. Hà Nội nhưng chưa thấy hồi âm. Dù rất đau xót vì ngôi nhà thiêng liêng, hiện vật gốc gắn bó với danh nhân đã bị phá hủy, nhưng gia tộc vẫn kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng sớm được phục dựng lại di tích, để có nơi hương khói, tôn vinh tổ tiên, cũng như giữ gìn một địa chỉ văn hóa của Thủ đô văn vật.

Thái Vũ

[HNM] - Văn hóa là một trong 19 tiêu chí xây dựng NTM. Trong khi nhiều địa phương đã và đang chăm lo bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa thì ở xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ - mô hình điểm xây dựng NTM của cả nước, di tích lịch sử danh nhân văn hóa được Nhà nước cấp bằng công nhận lại không được tôn vinh, xảy ra khiếu kiện kéo dài, do dòng họ mất đoàn kết, gây bức xúc dư luận nhân dân.

Tùy tiện dỡ bỏ di tích Cụ Lê Ngô Cát [1827-1875] là danh nhân lịch sử của nước ta thế kỷ XIX, tác giả bộ "Đại Nam quốc sử diễn ca" nổi tiếng. Tuy các dấu tích không còn lưu giữ nhiều, nhưng Nhà thờ - Lăng mộ và các bài vị, sắc phong, bia đá tại thôn Phú Bến, xã Thụy Hương... hiện vẫn hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa, khoa học và lịch sử. Do có nhiều công lao với triều đình, nên khi mất, cụ Lê Ngô Cát được Vua Tự Đức sắc phong, ban điền trạch, con cháu đã lập lăng mộ và nhà thờ. Hằng năm, vào ngày lễ hội làng, bài vị của cụ được rước ra đình tế lễ. Năm 2006, UBND tỉnh Hà Tây [cũ] ra Quyết định số 1979, xếp hạng Nhà thờ - Lăng mộ Danh nhân Lê Ngô Cát là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Trên cơ sở đơn tự nguyện hiến 360m2 của gia đình ông Ngô Thế Sơn [cháu đời thứ 5 của cụ Lê Ngô Cát - người trông nom hương khói nhà thờ], các ngành chức năng thống nhất lập biên bản khoanh vùng bảo vệ: Khu vực 1 [bất khả xâm phạm] rộng 96m2, khu vực 2 [bao quanh, tiếp giáp với di tích] rộng 341m2. Tổng diện tích khoanh vùng bảo vệ của 2 khu vực là 437m2 trên tổng diện tích đất 1.807m2 trong sổ đỏ của gia đình ông Sơn. Năm 2009, Nhà thờ cụ Lê Ngô Cát, di tích tồn tại hơn 100 năm tuổi đã bị gia đình ông Ngô Thế Sơn tự ý dỡ bỏ hoàn toàn để xây nhà mới. Theo ông Ngô Minh Hồng, cũng cháu đời thứ 5 của danh nhân Lê Ngô Cát, ông Sơn còn cắt hơn 200m2 đất thuộc khu di tích bán, lập lại sổ đỏ. Ông Sơn và vợ còn nhiều lần chửi bới, cấm không cho người trong họ vào nhà thờ thắp hương, không cho Ban Quản lý di tích xã và dòng họ Ngô đón bằng di tích Danh nhân Lê Ngô Cát về nhà thờ. Sự việc kéo dài hơn 4 năm nay gây bức xúc, mâu thuẫn trong dòng họ và nhân dân.

Theo Viện Sử học [Viện KHXH Việt Nam], Lê Ngô Cát [1827 - 1875] đỗ cử nhân năm 1848, từng đảm nhiệm các chức vụ Giáo thụ phủ Kinh Môn [tỉnh Hải Dương], Tri huyện huyện Thất Khê [tỉnh Lạng Sơn], Hàn lâm viện Biên tu, Án sát tỉnh Cao Bằng. Cụ là người văn chương xuất chúng, nhất là thơ chữ nôm với tác phẩm "Đại Nam quốc sử diễn ca". Văn bia dựng ở đình làng cho biết, cụ công đức tiền của và tâm sức cùng dân làng xây dựng hậu cung đình để thờ thần, dựng chùa để thờ Phật, đúc chuông cỡ lớn, giúp đỡ dân nghèo lương thực và tiền của.

Chiều 21-4-2011, phóng viên Báo Hànộimới có mặt tại nhà thờ Danh nhân Lê Ngô Cát. Lý giải về việc ngôi nhà cổ bị biến mất, mà chính quyền không biết, bà Nguyễn Thị Sâm [vợ ông Sơn] cho hay: Do cuối năm 2008 ngập úng, nhà thờ dột nát, gia đình đã bán đất để xây lại mới, nguyên 3 gian; tuy nhiên vẫn dùng lại một số vật liệu gỗ còn tốt. Gia đình nghĩ đơn giản là từ trước đến nay gia đình vẫn hương khói thờ cụ, vừa qua nhà thờ xuống cấp, dột nát quá thì làm lại cho khang trang.

Theo ông Trịnh Văn Ban, Phó phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chương Mỹ, Điều 13, Luật Di sản và Quy chế 05 của Bộ VH-TT&DL quy định việc sửa chữa, trùng tu di tích phải báo cáo và được các cấp có thẩm quyền cho phép. Tuy nhiên, gia đình ông Ngô Thế Sơn đã phá dỡ nhà thờ mà không báo cáo gì với các cơ quan chức năng.


Chính quyền sở tại không hay biết Tại trụ sở UBND xã Thụy Hương, bằng công nhận Di tích Nhà thờ - Lăng mộ Danh nhân Lê Ngô Cát đã được cấp từ năm 2006, hiện đang để trên nóc tủ tài liệu của Ban Văn hóa xã. Trong khi nhà thờ bị phá dỡ, thì chính quyền cơ sở, nơi gần dân nhất lại không kịp thời phát hiện, có biện pháp ngăn chặn. Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Đức Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Thụy Hương thừa nhận: "Khi nhà thờ bị tháo dỡ, không ai báo cáo, nên chính quyền địa phương không biết". Ông Hà cũng nghĩ đơn giản: Mặc dù thay thế bằng ngôi nhà mới nhưng vẫn giữ được bia đá ghi công đức cụ Lê Ngô Cát, đạo sắc phong và toàn bộ long ngai, bài vị... Việc gia đình ông Sơn và một số người trong họ Ngô mất đoàn kết, không bàn thống nhất được với nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc quản lý, thờ cụ Lê Ngô Cát, nên không đón rước bằng di tích về nhà thờ là điều thật xót xa. Liên quan đến việc cấp sổ đỏ cho gia đình ông Ngô Thế Sơn, ông Tống Văn Dương, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ cho rằng: Năm 1997, sau khi huyện rà soát đất ở đã cấp sổ đỏ cho hộ ông Sơn diện tích đất là 1.807m2, gồm 300m2 đất ở và 1.507m2 đất vườn. "Năm 2009, ông Sơn chuyển nhượng quyền sử dụng hơn 200m2 đất cho người khác nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích... Di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng là niềm vinh dự, tự hào lớn, không phải địa phương nào cũng có được. Thế nhưng ở xã Thụy Hương, chỉ do một số người trong họ Ngô mất đoàn kết đã khiến một di tích quý có nguy cơ mai một và gây phiền toái cho dòng họ, các cấp chính quyền địa phương.

Để tháo gỡ các vướng mắc của nhà thờ Danh nhân Lê Ngô Cát, ông Vũ Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết: Các cơ quan chức năng của huyện đang tập trung giải quyết, đồng thời UBND huyện đang thành lập tổ phúc tra thu thập tình hình các bên, để có giải pháp giải quyết dứt điểm...

Video liên quan

Chủ Đề