Lấy chỉ số trung bình ngành ở đâu năm 2024

Trong quá trình phân tích cổ phiếu hay tiến hành định giá bình quân của ngành, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp thì “Chỉ số trung bình ngành” là một yếu tố được quan tâm hàng đầu.

Vậy Chỉ số trung bình ngành là gì? Lấy chỉ số này ở đâu để có thể tiến hành phân tích? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết này!

Xem thêm:

  • Công thức tính vòng quay vốn lưu động
  • Thời gian hoàn vốn là gì?
  • Tra cứu vốn điều lệ công ty

Chỉ số trung bình ngành là gì?

Chỉ số trung bình ngành là chỉ số tài chính được sử dụng để giới chuyên môn định giá bình quân của một ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động của một Doanh nghiệp. Chỉ số trung bình ngành được dùng để làm cơ sở so sánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng trong một lĩnh vực.

Lấy chỉ số trung bình ngành ở đâu năm 2024
Chỉ số trung bình ngành là gì?

Dựa vào sự so sánh chỉ số này, chúng ta sẽ biết được đơn vị nào làm ăn tốt hơn, kinh doanh phát triển, doanh thu lớn và đơn vị nào đang làm ăn thua lỗ.

Tuy vậy, việc phân tích chỉ số trung bình ngành để định giá còn tùy thuộc thêm vào các yếu tố khác nữa.

Trên thực tế, mỗi ngành nghề có đến hàng trăm nghìn tổ chức, công ty hoạt động với quy mô, nguồn vốn, mô hình khác nhau. Dẫn đến việc chuyển giao tập hợp số liệu, tính toán chỉ số tài chính của mỗi doanh nghiệp. Sau đó tính chỉ số tài chính trung bình ngành rất mất công sức cũng như thời gian mới có được kết quả.

Chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu để phân tích?

Có thể lấy chỉ số trung bình ngành từ nhiều nguồn khác nhau tuy nhiên đa số đều phải mất phí để đảm bảo tính chuẩn xác.

Bạn có thể lấy dữ liệu chỉ số trung bình ngành tại những nơi sau:

1/ Thomson Reuters: cần phải trả khoản phí khá cao để được sở hữu

2/ Investing.com: có thể lấy chỉ số trung bình ngành của khá nhiều doanh nghiệp để tham khảo

3/ Công ty chứng khoán ở Việt Nam tổng hợp:

  • Vietstock Finance: https://vietstock.vn/
  • Chứng khoán Bản việt (VCSC): http://ra.vcsc.com.vn/Sector/Index-324
  • Chứng khoán Tân Việt (TVSI): http://finance.tvsi.com.vn/data/industry

4/ Trang thông tin chứng khoán chuẩn xác:

  • Trang Cophieu68: http://www.cophieu68.vn/category_finance.php
  • Trang Stockbiz: https://www.stockbiz.vn/Default.aspx
  • Cafef: https://cafef.vn/

Trên các trang thông tin chứng khoán và website công ty chứng khoán có đưa ra thông tin chỉ số trung bình ngành.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng các chỉ số này chỉ thể hiện một phần thông tin của doanh nghiệp chứ không phải là chỉ số tối ưu nhất. Các bạn chỉ nên sử dụng để tham khảo chứ không nên tin hoàn toàn vào chỉ số mình truy suất được này.

Cách áp dụng chỉ số trung bình ngành trong phân tích cổ phiếu

Lấy chỉ số trung bình ngành ở đâu năm 2024
Cách áp dụng chỉ số trung bình ngành trong phân tích cổ phiếu

Chỉ số trung bình ngành được các chuyên gia sử dụng linh hoạt trong việc phân tích cổ phiếu. Kiến thức càng sâu rộng, am hiểu nhiều về thị trường tài chính thì càng đầu tư đúng chỗ tạo lợi nhuận khổng lồ.

Chỉ số trung bình ngành sử dụng được phân tách ra 2 loại chủ đạo, đó là:

  • Chỉ số trung bình ngành riêng về các chỉ tiêu tài chính, ví dụ tỷ suất lợi nhuận, ROE, ROA, hệ số nợ, khả năng thanh toán…
  • Chỉ số trung bình ngành riêng về việc định giá, ví dụ PE, PB, EV/EBITDA…

Bằng việc so sánh các chỉ số trung bình ngành các nhà đầu tư sẽ đo được khả năng sinh lời cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các trader có thể dựa vào chỉ số này để đánh giá:

  • Chỉ số tài chính: tỷ suất sinh lời ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), ROA(tỷ suất sinh lời trên tài sản) cao hơn so với chỉ số trung bình ngành thì doanh nghiệp đang hoạt động với hiệu quả cao. Còn nếu như ngược lại thì doanh nghiệp đó đang hoạt động thua lỗ cần phải đặc biệt lưu ý cân nhắc việc đầu tư.
  • Hệ số vốn vay VCSH cao hơn trung bình chỉ số ngành thì doanh nghiệp đó đang hoạt động ổn định và có nội lực lớn.

Như vậy, một doanh nghiệp tiềm năng, tiềm lực phát triển mạnh thì cần có các chỉ số ROA, ROE cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ số trung bình ngành. Nên đầu tư vào doanh nghiệp này để thu lợi nhuận cao.

Những lưu ý khi phân tích chỉ số trung bình ngành

Chỉ nên sử dụng chỉ số P/E, P/B, EV/EBITDA…để làm thước đo để xét xem doanh nghiệp có đang định giá quá cao/quá thấp so với trung bình ngành. Bởi chỉ số trung bình ngành chỉ chính xác nhất khi so sánh các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành, 1 lĩnh vực. Nhưng thực tế thì:

Số lượng doanh nghiệp đưa và tính toán ít, không đủ để đánh ngành/lĩnh vực đó Có nhiều ngành xuất hiện tình trạng bong bóng khi đưa chỉ số vào tính toán. Do đó nếu chỉ sử dụng mỗi chỉ số ngành để đánh giá cổ phiếu bạn sẽ dễ rơi vào bẫy thua lỗ.

Bởi lẽ, mặc dù về nguyên tắc thì các chỉ số trung bình ngành được tính toán dựa trên danh sách các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành, 1 lĩnh vực, Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp đưa vào rổ tính toán không đủ phản ánh cho toàn bộ ngành/lĩnh vực đó, những doanh nghiệp được đưa vào rổ tính toán đang bị định giá quá cao hay không, trong rổ tính toán có những cổ phiếu cùng ngành ở những thị trường khác đang bị “bong bóng”, …

Kết luận

Chỉ số trung bình ngành được áp dụng rất phổ biến hiện nay, nhất là trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, khi phân tích cũng nên lưu ý một số vấn đề.

Nội dung bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về chỉ số này. Hy vọng chuyên mục Thuật ngữ – Kiến thức đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

Lấy chỉ số trung bình ngành ở đâu năm 2024

Mình là Nguyễn Thành, Founder & CEO Làm Chủ Tài Chính. Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và fintech. Hi vọng những kiến thức được mình chia sẻ trên Làm Chủ Tài Chính sẽ giúp việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách thông minh, đơn giản và hiệu quả nhất.

Chú ý: Website Làm Chủ Tài Chính không phải ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. Chúng tôi chỉ tập hợp những ứng dụng cho vay từ các công ty được cấp phép và hướng dẫn, gợi ý khoản vay phù hợp cho khách hàng!