Làm the nào để không phải đi học thêm

Ngày 22/12/2020, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – ông Nguyễn Văn Hiếu đã ký văn bản 4290/GDĐT-TH, về tăng cường quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy thêm, học thêm và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Tuyệt đối không dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học

Theo văn bản này, Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, các trường tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Ủy ban nhân dân thành phố và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

Trong đó, thành phố một lần nữa nhấn mạnh lại là tuyệt đối không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Thành phố sẽ giám sát chặt chẽ việc chấp hành các quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm các trường hợp giáo viên ép học sinh đi học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Đối với những học sinh gặp khó khăn trong học tập, Sở chỉ đạo giáo viên: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy phẩm chất và năng lực học sinh, đặc biệt chú trọng dạy học phân hóa đối tượng.

Chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài học cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt quan tâm tới đối tượng học sinh gặp khó khăn trong học tập.

Xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, giúp các em tiến bộ.

Một hoạt động dạy thêm, học thêm ở Thành phố Hồ Chí Minh [ảnh: P.L]

Các trường cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh bằng nhiều hình thức. Hiệu trưởng các trường cần tăng cường kiểm tra công tác chuyên môn của giáo viên bằng nhiều hình thức.

Không có lý do gì để học sinh tiểu học phải đi học thêm

Ngày 24/12/2020, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hưng – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận 8 chia sẻ: Học sinh ở cấp độ tiểu học thì không có bất cứ lý do gì phải đi học thêm hết, do các yêu cầu cần đặt ra đối với một học sinh tiểu học bình thường đã rất nhẹ nhàng.

Theo ông Hưng, việc dạy thật, học thật, không chạy theo thành tích, không chạy thi đua, có học sinh lưu ban là chuyện rất bình thường đã được quận thực hiện từ nhiều năm nay, chứ không phải tới giờ mới thực hiện.

Học sinh luôn được dạy học theo hướng cá thể hóa, phát huy tối đa năng lực của từng em, tùy theo năng lực học của các em mà giáo viên xây dựng kế hoạch dạy và học, hoàn toàn không đặt áp lực thi đua, không áp lực thành tích và không so sánh học sinh này với em kia, theo đúng tinh thần “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn còn tình trạng phụ huynh đặt ra các yêu cầu, kỳ vọng quá cao đối với các em học sinh, nhất là đối với các môn về kỹ năng khiến cho các em phải đi học.

Trước đây, quận 8 cũng đã từng cấp phép cho giáo viên dạy thêm ở nhà, dựa trên những quy định về cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền, nhưng nhiều năm nay thì không còn cấp phép nữa rồi.

Để giáo viên không vi phạm, nắm vững các quy định về dạy thêm, học thêm, quận chỉ đạo các hiệu trưởng trong những buổi họp đầu năm phải sinh hoạt kỹ với giáo viên về điều lệ trường tiểu học [những điều giáo viên được và không được làm], thông tư 17 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thậm chí, các giáo viên tiểu học ở các trường còn phải ký cam kết, nộp cho trường, trong đó ghi rõ rằng không được dạy thêm học sinh.

Chính nhờ những biện pháp mạnh như vậy, trong vòng hai năm nay, chưa có giáo viên tiểu học nào của quận bị xử lý về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Nếu có thông tin cung cấp nói giáo viên có dạy thêm, quận sẽ yêu cầu nhà trường xác minh, đúng là giáo viên có dạy thì phải ngưng ngay, giải thích cho phụ huynh hiểu về các quy định của ngành.

Sau đó, nếu có thì Hiệu trưởng các trường cũng phải xử lý giáo viên của mình theo đúng quy trình xử lý cán bộ công chức, viên chức có vi phạm.

Với những học sinh tiểu học quá trình học có khó khăn, học chậm, nhút nhát, quận đều có nói các trường đề nghị giáo viên chủ nhiệm nói với phụ huynh cho vào trường học trái buổi, để giáo viên kèm và bồi dưỡng thêm.

“Chứ còn xếp học sinh lên lớp, ở lại lớp đều theo các thang điểm, các bài kiểm tra đều có nêu yêu cầu cụ thể, chứ không phải chỉ có chuyện đọc và viết không thôi” – ông Nguyễn Quốc Hưng nói tiếp.

Việc học là cả một quá trình, cần căn cứ vào các yêu cầu cần đạt của từng môn.

Cuối cùng, ông Nguyễn Quốc Hưng kết luận: Việc giáo viên hay sinh viên dạy kèm thêm học sinh bậc tiểu học tại nhà, dựa trên nhu cầu của phụ huynh là hoàn toàn không vi phạm vào các quy định về dạy thêm, học thêm của thông tư 17, miễn là đừng dạy học sinh chính khóa ở trong trường.

Không tán thành việc giáo viên chạy theo thành tích

Trong khi đó, trao đổi với báo chí, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, học sinh học yếu hay học khó phần lớn rơi vào dạng học sinh khuyết tật, trẻ hòa nhập, học sinh có gia đình khó khăn, phụ huynh không quan tâm đến việc học, và thực tế còn do sĩ số học sinh ở các lớp tại thành phố hiện vẫn còn khá cao.

Sở hoàn toàn không tán thành việc giáo viên chạy theo thành tích, cho học sinh lên lớp không đúng với năng lực của học sinh. Thực tế thì nhiều năm qua, việc tổ chức đánh giá thi đua đối với các đơn vị trường học thì không dựa vào tỷ lệ học sinh nghỉ học, ở lại lớp mà xem xét tình hình thực tế từng đối tượng học sinh, nhất là các địa bàn đặc thù kinh tế khó khăn.

Giáo viên đầu năm học đều có trách nhiệm khảo sát trình độ đầu vào, theo dõi quá trình tiến bộ của học sinh, làm căn cứ để trường đánh giá kết quả dạy học của giáo viên.

Căn cứ theo thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học, nếu kết quả đánh giá ở các môn học ở mức hoàn thành thì học sinh sẽ được lên lớp. Những trường hợp học sinh đặc biết thì giáo viên sẽ có kế hoạch phụ đạo riêng cho từng học sinh.

Nếu giữa phụ huynh và giáo viên đánh giá học sinh chưa trùng khớp, thì sẽ tổ chức một buổi làm việc giữa hai bên, có sự tham gia của Ban Giám hiệu nhà trường. Cá biệt thì hiệu trưởng có thể báo cáo, xin ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện.

Các trường cần tăng cường công tác phân loại học sinh ngay từ đầu năm học. Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh, để có giải pháp hỗ trợ các em theo từng giai đoạn học tập.

Trường tiểu học cần cần tăng cường nâng cao chất lượng dạy và học ngay từ lớp 1, gồm cả những kỹ năng cơ bản như đọc thành tiếng, viết chữ đúng quy định. Học sinh nào học khó thì giáo viên phải có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các em.

Học sinh cần được đánh giá đúng chất lượng học, căn cứ theo thông tư 22 [với học sinh khối 2,3,4,5] và thông tư 27 [học sinh khối 1]. Trẻ hòa nhập không đánh giá theo chuẩn chung, mà có kế hoạch giáo dục cá nhân với từng em.

Các trường tiểu học cũng cần tăng cường kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên.

Việt Dũng

Đôi khi bạn cảm thấy việc đến trường là quá sức chịu đựng. Có lẽ hôm đó có một bài kiểm tra mà bạn chưa chuẩn bị, hoặc phải đọc thứ gì đó trước toàn trường mà bạn lại quá nhút nhát, hoặc bạn sợ bị bắt nạt. Nói chung là bạn muốn trốn học. Để giả vờ ốm có nhiều cách, cách đơn giản là viện cớ buồn nôn, hoặc phức tạp hơn là đóng kịch và lên kế hoạch. Bất kể bạn chọn bệnh gì thì cũng phải cố gắng đóng giả như thật.

  1. 1

    Xin phép nghỉ học. Đừng nghĩ rằng bạn sẽ luôn luôn được như ý. Nếu muốn nghỉ học ở nhà, bất kể lý do là gì, bạn cũng nên xin phép bố mẹ.

    • Tìm thời điểm thích hợp là khi bố mẹ có tâm trạng tốt. Nếu bạn xin phép sai thời điểm thì có thể họ sẽ không chấp nhận lý do của bạn. Nếu họ đang chuẩn bị đi vắng mà bạn vẫn xin phép nghỉ học thì họ có thể từ chối.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Hãy chuẩn bị tình thần bị từ chối. Bố mẹ sẽ không muốn cho bạn nghỉ học, trừ khi bạn có lý do chính đáng để ở nhà.

  2. 2

    Giữ bình tĩnh. Nếu bố mẹ không cho phép bạn ở nhà thì cũng đừng nổi giận. Việc này sẽ không có ích gì, mà chỉ chứng tỏ bạn chưa đủ trưởng thành để ở nhà một mình.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn cảm thấy muốn nổi nóng thì hãy hít một hơi thở sâu. Nếu có thời gian thì bạn nên xin phép một lần nữa vào ngày hôm đó.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đừng xúc phạm bố mẹ hay đối xử ích kỷ với họ. Có lẽ họ có lý do hợp lý để buộc bạn đến trường. Nếu bạn la hét phản đối thì sẽ chỉ gặp rắc rối mà thôi.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Nhận làm một số việc vặt trong nhà. Bạn nên tìm cách thỏa hiệp với bố mẹ. Họ có thể chấp nhận đề nghị xin nghỉ học của bạn nếu bạn nhận lau nhà. Nếu bạn sẵn sàng giặt quần áo thì hãy đề nghị giặt một số bộ đồ cho họ.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bố mẹ cho phép bạn ở nhà với điều kiện là bạn phải làm việc nhà, hãy nhận lời ngay. Đừng tạo lý do khiến họ không tin tưởng bạn. Nếu không, bạn sẽ khó thương lượng với họ trong tương lai.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Việc đưa ra một đề xuất thỏa hiệp tốt có thể nâng cao uy tín của bạn trong mắt bố mẹ. Nếu họ thấy bạn là người có trách nhiệm, sau này bạn sẽ dễ thuyết phục họ hơn.

  4. 4

    Hãy thành thật. Có thể bạn không bị ốm nhưng có lý do khác để không muốn đến trường. Nếu bạn bị bắt nạt hoặc không thấy thoải mái khi ở trường thì nên trao đổi với bố mẹ.

    • Có lẽ bố mẹ vẫn bắt bạn đến trường, nhưng họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

  1. 1

    Bắt đầu từ sớm. Nếu ý định nghỉ học không phải là quyết định vào phút chót thì bạn nên chuẩn bị từ sớm. Gào hét thật nhiều để làm cho khan giọng, hoặc tập giả vờ ho.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đảm bảo bố mẹ không có ở nhà trong lúc bạn luyện tập. Nếu bị họ phát hiện thì bạn phải đi học.
    • Hầu hết mọi người đều cảm nhận được mình sắp bị cảm lạnh một hay hai ngày trước khi nó xảy ra. Do đó, bạn có thể gợi ý với bố mẹ là mình sắp bị bệnh.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Biểu hiện triệu chứng bệnh. Hắt hơi và ho nhưng đừng làm quá đáng. Hành động như thể bạn đứng dậy cũng khó khăn. Nói chuyện với người nhà và bạn bè một cách rất kiệm lời. Nếu bạn đã nói mình bị nhức đầu thì cứ tiếp tục than phiền như vậy, đừng thay đổi vị trí bị đau.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thường xuyên thiếp ngủ, nhất là khi đang xem TV. Trẻ em bị ốm thường ngủ rất dễ. Nếu một phút trước bạn nói bị bệnh mà bây giờ lại hào hứng với chương trình TV nào đó, bố mẹ sẽ không tin bạn.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tránh than phiền quá nhiều. Mẹo để giả bệnh chính là không tạo ra ấn tượng bạn đang giả bệnh. Hạn chế rên rỉ và đừng dàn cảnh bị bệnh.

  3. 3

    Giả bộ bạn đang bị sốt. Một cách phổ biến để giả vờ bị sốt là chườm chai nước nóng lên trán.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Một cách khác là đặt nhiệt kế dưới vòi nước nóng để tăng nhiệt độ. Phương pháp này tốn ít công sức nhưng bố mẹ bạn phải là người dễ tin.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Cẩn thận khi giả vờ sốt. Nếu thân nhiệt của bạn quá cao, bạn có thể phải vào phòng cấp cứu và bị lộ tẩy. Cố gắng giữ nhiệt độ sốt khoảng 38 độ C.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đừng cho nhiệt kế vào lò vi sóng để làm nóng. Phương pháp này sẽ phá hỏng nhiệt kế.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Hoá trang một chút nếu có thể. Cách này đòi hỏi bạn phải có một chút kỹ năng, nhưng nó sẽ giúp màn kịch của bạn giống thật hơn. Làm da nhợt nhạt hơn bằng cách đánh phấn nền, và làm mũi ửng đỏ bằng một ít son môi.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn không có đồ trang điểm riêng thì nên cẩn thận. Nếu bạn bị bắt quả tang đang dùng đồ trang điểm của mẹ thì sẽ còn gặp rắc rối nhiều hơn.
    • Khi chọn son môi để làm mũi đỏ, đừng sử dụng son bóng hay son ánh kim. Bạn chỉ nền dùng son đỏ cơ bản.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Đừng đánh phấn quá sáng nếu muốn làm da trông nhợt nhạt. Chọn phấn có màu gần giống với màu da tự nhiên.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Sử dụng son đỏ [dùng để làm mũi đỏ] đánh quanh khóe mắt. Cẩn thận đừng để son dính vào mắt, và chỉ đánh vừa đủ để trông như bạn dụi mắt.[18] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Khi nói đến giả vờ đau bụng thì cách tốt nhất là vào nhà vệ sinh. Bố mẹ thường không đặt nhiều câu hỏi nếu bạn ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Bên cạnh các câu hỏi chung chung, người ta không muốn biết bạn đang làm gì.

    • Đừng rên rỉ hay tạo ra tiếng ồn kinh tởm. Bạn chỉ nên diễn một cách đơn giản.

  2. 2

    Làm cho da ẩm ướt và lạnh. Vã nước lạnh lên mặt để làm cho da lạnh hơn. Làm ướt tóc một chút, nhưng đừng làm ướt người. Bạn chỉ muốn người khác thấy bạn có làn da lạnh. Khi được hỏi thì bạn nói mình cảm thấy nóng. Điều này sẽ khiến bố mẹ nghĩ rằng bạn mướt mồ hôi do cảm lạnh.

    • Bạn có thể thực hiện vài động tác thể dục như chống đẩy hoặc gập bụng, nhưng chỉ cần tập vừa đủ để mồ hôi lấm tấm trên trán.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Giả vờ chóng mặt. Buồn nôn thường đi kèm với cảm giác chóng mặt. Đừng thực hiện bất kỳ động tác đột ngột nào. Cố gắng ngồi càng nhiều càng tốt. Nếu bạn phải bước đi thì nên đi chậm.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Tránh ói. Khi giả vờ buồn nôn, bạn đừng làm mình ói thật. Nói rằng bạn không thấy đói nhưng bị đau bụng. Cố gắng ăn thật ít, nhưng bất kể làm gì thì cũng đừng ói. Việc này không tốt chút nào.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Xoa tay trên trán. Để giả vờ nhức đầu, bạn hãy xoa tay trên trán và nhắm nghiền mắt. Nằm lên đi văng hay sàn nhà và liên tục đặt tay trên trán.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Khi bố mẹ hỏi bạn bị làm sao thì bạn nói rằng đầu đau ngay phía sau mắt. Bạn mô tả cơn đau càng rõ ràng thì họ sẽ càng quan tâm đến bạn.

  2. 2

    Phản ứng với ánh sáng đèn. Những người bị nhức đầu dữ dội thường không chịu nổi ánh đèn. Nếu ai đó mở cửa sổ, hoặc bạn đang ở trong phòng có nhiều ánh nắng, hãy quay mặt đi hướng khác và than phiền về ánh sáng.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đừng làm quá ở bước này. Nhạy cảm với ánh sáng thường xảy ra với chứng đau nửa đầu, nhưng nhức đầu bình thường thì không bị. Bạn nên cân nhắc khi sử dụng chiến thuật này.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Tỏ ra lười biếng tối đa. Nếu bạn bị nhức đầu, chắc chắn bạn không muốn tham gia vào hoạt động thể chất. Hãy nằm trên giường và đi ngủ sớm nhất có thể.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Để trông giống bị ốm hơn, bạn hãy giữ phòng thật yên tĩnh. Tắt tivi và đừng nghe nhạc. Hiếm có bố mẹ nào tin rằng con họ chấp nhận ở trong phòng tối cả ngày mà không cần giải trí.[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Thể hiện nhất quán với những gì bạn đã chọn. Nếu mới than đau bụng rồi lại đau chân, bố mẹ bạn có thể nghi ngờ.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Nếu bạn giả vờ ốm lâu hơn 1 ngày và tiếp tục bị “ốm” vào ngày hôm sau, bạn sẽ bị đưa đi khám bệnh hoặc bị bắt uống thuốc. Hãy thận trọng về việc này.
  • Bạn có thể né tránh việc uống thuốc, nhưng nếu bạn đi khám bệnh, bác sĩ sẽ ép bạn uống thuốc, hoặc kê thuốc cho bạn và bố mẹ phải trả tiền.
  • Giả vờ buồn nôn nhẹ vào buổi tối trước đó. Điều này cho thấy bạn không bịa ra chuyện bị ốm ngay lúc muốn xin nghỉ học.
  • Nói với bố hay mẹ rằng bạn không cảm thấy khỏe từ ngày hôm trước. Bạn đã “thức giấc” nhiều lần vào buổi tối không khỏe đó. Nếu bố hay mẹ hỏi vì sao bạn không xuống phòng họ để báo cho họ biết, hãy nói rằng bạn không muốn làm họ thức giấc.
  • Đến tối muộn bạn hãy nói với bố hay mẹ rằng bụng cảm thấy khó chịu. Nếu họ hỏi vì sao bạn không nói sớm thì bạn nói là không muốn làm phiền họ.
  • Nếu bố mẹ không tin bạn, hoặc bạn không muốn nói dối, thì nói rằng bạn cần nghỉ học một ngày để xả stress.
  • Nếu bạn giả vờ ốm thì đừng phóng đại quá mức. Bố mẹ sẽ nghi ngờ hành vi của bạn.
  • Thử thức trắng đêm, và khi đến giờ đi học thì bạn sẽ trông như bị ốm và mệt mỏi. Bố hay mẹ sẽ cho bạn ở nhà mà bạn không cần nói gì. Tuy nhiên, đừng tạo thói quen cho việc này. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe.

  • Giả vờ bị ốm có thể khiến bạn gặp rắc rối với bố mẹ. Bạn cần nhận thức rõ các rủi ro trước khi bắt đầu chơi trò trốn học.
  • Đừng làm bất kỳ việc gì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đừng uống thuốc để tỏ ra mình bị ốm.
  • Không uống bất kỳ thuốc gì mà cơ thể không cần. Điều này không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể nói dạ dày không được ổn, và hành động như kiểu uống thuốc cũng không giúp ích gì.
  • Đừng giả vờ bệnh quá nặng đến mức bạn bị đưa đến bệnh viện. Bạn có thể lừa được bố mẹ nhưng không lừa được bác sĩ.
  • Nếu bạn muốn ở nhà vì các vấn đề tại trường học thì nên nhờ chuyên gia giúp đỡ. Bạn cần báo cho bố mẹ biết nếu bị bắt nạt. Nghỉ học không thể giải quyết được vấn đề của bạn.
  • Nghỉ học thường xuyên sẽ khiến bạn bị mất bài và không theo kịp các bạn khác. Nghĩa là khi đi học trở lại, bạn sẽ phải đối mặt với cả núi bài vở.
  • Khi trường tan học, bạn vẫn phải giả vờ ốm. Nếu bạn đã bị ốm cả ngày và rồi khỏe lại khi hết giờ học, bố mẹ sẽ phát hiện bạn nói dối.[28] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Video liên quan

Chủ Đề