Không bằng đại học làm phiên dịch viên được không

Thông thường hầu hết những người làm nghề dịch thuật hiện nay đều là các dịch giả có bằng cấp như bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ về ngôn ngữ học tại các trường đại học trong nước và ngoài nước.

Trong quá trình học tại trường đại học với thời gian suốt 4 đến 5 năm họ được đào tạo một cách bài bản theo những giáo trình có hệ thống đã được biên soan và nghiên cứu từ trước cùng với các thầy cô giáo là những người có hàm vị cao nên họ sẽ có được nền tảng ngoại ngữ từ từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu đến giao tiếp… một cách khoa học nhất.

Nên họ khi ra làm nghề dịch thuật là điều hết sức bình thường.

Còn những bạn nào không may mắn được học tại khoa ngôn ngữ của các trường đại học liệu mình có nên làm nghề dịch thuật hay không?

Điều này là hoàn toàn bạn nên làm, nếu bạn là người đam mê học ngoại ngữ thì tại sao không theo đuổi đam mê của mình và thử làm nghề này nhỉ?

Dù bạn tự học hay bạn học qua các trung tâm không được cấp bằng chính quy như các trường đại học nhưng nếu bạn có khả năng bạn vẫn hoàn toàn trở thành được nhà dịch thuật giỏi không những trong nước mà còn cả ngoài nước.

Thế giới hiện nay cũng đã được toàn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực và trong lĩnh vực ngoại ngữ cũng vậy, hiện nay các chứng chỉ ngoại ngữ như Toefl, Ielts, Toeic… trong tiếng Anh hay N1, N2, N3… trong tiếng Nhật cũng như các chứng chỉ các tiếng phổ biến khác đều đã được công nhận trên toàn thế giới.

Do vậy nếu bạn có khả năng về ngoại ngữ dù bạn không có bằng đại học ngoại ngữ chính quy nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể có được các chứng chỉ trên và bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà dịch thuật giỏi và chuyên nghiệp.

Cũng giống như các doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam như Đoàn Nguyên Đức -chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Lê Phước Vũ – Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen, Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch công ty Quốc Cường Gia Lai… họ chưa hề có bằng đại học về kinh doanh nhưng hiện tại họ đang là doanh nhân hàng đầu tại Việt Nam.

Vậy nếu bạn có khả năng và đam mê ngoại ngữ bạn cũng có thể trở thành dịch thuật hàng đầu Việt Nam.

Công ty dịch thuật Haruka là một đơn vị dịch thuật hàng đầu và giá hợp lý tại Hà Nội. Cung cấp dịch vụ biên phiên dịch tiếng Anh, Nhật, Trung, Hàn, Pháp, Đức v.v. cho công ty trong nước và nước ngoài với trên 1.000 người chuyên nghiệp.

Chúng tôi đã và đang cung cấp dịch vụ phiên dịch cho Cơ quan chính phủ, ngân hàng, nhà trường, nhà sản xuất, công ty bảo hiểm, công ty bất động sản, công ty tư vấn, công ty du lịch, đài phát thanh, nhà báo v.v

Tiếng Nhật được đánh giá là khá khó học, do đó phiên dịch tiếng Nhật cũng là một công việc không mấy dễ dàng. Tuy nhiên, với sự phát triển hợp tác như hiện nay, đây được xem là nghề đang cực HOT với mức lương cao ở nước ta. Vậy điều kiện để trở thành phiên dịch tiếng Nhật là gì?Phiên dịch tiếng Nhật có cần bằng đại học không? Mời bạn tham khảo bài viết để có cái nhìn khái quát hơn.

Phiên dịch tiếng Nhật có cần bằng đại học không?

Xem thêm:

Phiên dịch tiếng Nhật cần những gì?

Làm một người phiên dịch thật sự không dễ dàng gì. Bởi công việc này đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức sâu rộng và cả sự tinh tế mới có thể chuyển thể chính xác nội dung nhất. Nếu bạn muốn làm phiên dịch tiếng Nhật cần có những điều kiện sau:

Hiểu biết ngôn ngữ mẹ đẻ

Thoạt đầu, nghe có vẻ nghịch lý, tại sao không giỏi tiếng Nhật trước mà là giỏi tiếng mẹ đẻ? Bởi vì bạn phải hiểu từ ngữ, cách vận dụng câu trong tiếng mẹ đẻ rõ ràng để khi phiên dịch ra tiếng Nhật bạn có thể thay thế những cụm từ gần nghĩa nhất. Như vậy, câu dịch thuật của bạn sẽ mang hàm ý súc tích, chính xác.

Không đơn giản là những câu nói giao tiếp, trong quá trình phiên dịch có nhiều khả năng dùng tới những câu thành ngữ, tục ngữ. Nếu bạn không nắm chắc phần nghĩa câu nói từ tiếng mẹ đẻ, bạn làm sao tìm ra được những câu mang ý nghĩa tương tự trong tiếng Nhật! Chính vì vậy, đầu tiên hãy trao dồi kiến thức, đảm bảo mức hiểu biết ngôn ngữ mẹ đẻ ở mức tốt.

Hiểu biết về ngôn ngữ Nhật

Nhật Bản đất nước có ngôn ngữ thuộc hàng khó học

Hiểu biết là cách nói khái quát, bởi vì tiếng Nhật có nhiều cách nói, chỉ với một câu xin lỗi, cách nói của người nữ và nam sẽ hoàn toàn khác nhau. Vì thế hãy cố gắng quan sát, học hỏi, và không ngừng trao đổi tiếng Nhật ở nhiều ngành, phương diện khác nhau.

Tìm hiểu về cách sử dụng từ ngữ của người Nhật, cách nói chuẩn để tránh sai sót. Có thể bạn dịch thuật chưa mềm mại trong từ ngữ nhưng tuyệt đối không thể phiên dịch sai hàm ý, dụng ý của đối tác.

Hiểu biết về kính ngữ

Với tiếng Việt người nước ngoài sợ dấu câu còn tiếng Nhật người học sẽ sợ cách dùng kính ngữ. 

Học ngôn ngữ Nhật điều đầu tiên bạn được căn dặn phải sử dụng đúng từ để gọi cấp bậc của người lớn, cấp trên. Nếu dịch sai sẽ dẫn đến điều gi? Có thể sẽ sai cả câu, ngữ nghĩa của người nói. Kính ngữ sẽ thể hiện sự khiêm nhường, tôn trọng, và cả vị trí của người tiếp xúc. Người Nhật nổi tiếng với sự khiêm tốn, kính ngữ bạn dịch sai sẽ dẫn đến cảm xúc của người nói bị lệch và người Nhật không hề thích vấn đề này.

Ngoài việc hiểu biết kính ngữ, người  Nhật còn có cách nói  “mào đầu”, họ hay dẫn dắt những vấn đề gần liên quan đến nội dung chính. Cách bắt chuyện này sẽ là một thử thách nhỏ cho phiên dịch. Nếu không tinh tế, bạn sẽ dẫn câu chuyện không đúng và mất đi hàm nghĩa mà người nói cần truyền đạt. Nói cách khác là mất hay! Bạn hãy lắng nghe cẩn thận để tránh sai sót.

Có kiến thức văn hóa nước Nhật lẫn Việt Nam

Hiểu văn hóa hai nước sẽ là một lợi thế cho người phiên dịch

Phiên dịch là ngành đòi hỏi kiến thức tổng hợp khá lớn. Nhật lại là nước hay mang những đặc điểm văn hóa vào câu chuyện, thế nên việc học hỏi văn hóa hai nước là điều không thể thiếu.

Kiến thức về văn hóa hoặc lịch sử sẽ giúp bạn có thêm những kỹ năng ứng phó thực tế trong lúc phiên dịch. Ví dụ biết được người Nhật hay kiêng kị điều gì, bạn sẽ giúp đối tác có những lời khuyên khi họ muốn tặng quà hay ngăn họ nói ra những câu không phải phép. Điều đó, rất có thể giúp bạn thăng tiến trong công việc.

Khả năng giao tiếp

Thường thì khi chọn ngành phiên dịch, khả năng giao tiếp đã là một phần bắt buộc bạn phải có. Điều cần lưu ý là bạn phải tự tin, phát âm chuẩn, nhanh nhạy để ứng phó những tình huống bất ngờ.

Vậy phiên dịch tiếng Nhật có cần bằng đại học không?

Thật ra, tùy vào công việc mà bạn đảm nhận sẽ quyết định bạn có cần bằng cấp ở mức độ đại học hay không? Vì vậy câu hỏi phiên dịch tiếng Nhật có cần bằng đại học không sẽ có những câu trả lời khác nhau.

Phiên dịch tiếng Nhật là công việc đầy thử thách

Với  những bạn có mong muốn làm về ngoại giao ở bậc cao cho chính phủ, phiên dịch cho quan chức nhà nước, bạn cần có bằng cấp đầy đủ như bằng đại học thậm chí cao hơn. Bạn buộc phải có những thứ đảm bảo rằng bạn có kiến thức chuẩn nhất về ngôn ngữ Nhật.

Đối với phiên dịch cho doanh nghiệp, du lịch… hoặc phiên dịch quy mô mức vừa bạn cần có bằng N2 là đã có được công việc  tốt.

Thực chất ngôn ngữ chuyên ngành chính là thứ bạn cần học hỏi nhiều nhất có thể. Dịch thuật chuyên ngành giỏi dù có bằng cấp đại học hay không bạn vẫn hoàn toàn bức phá. Người thuê không quá quan trọng điều đó mà là dựa vào vốn từ bạn có được. Đi lao động xuất khẩu bạn sẽ có vốn từ giao tiếp khá rộng, đi du học, làm việc bạn có vốn từ về ngành nghề chuẩn xác. Nhưng dù thế nào, việc học và có bằng cấp chứng nhận bậc đại học vẫn là xuất phát điểm tốt cho tương lai của bạn.

Với những phân tích sơ lược trên, mong rằng bạn sẽ có câu trả lời cho câu hỏi phiên dịch tiếng Nhật có cần bằng đại học hay không. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vấn đề này thì hãy vào trang web caodangvietmy.edu.vn/ để được tư vấn nhiều hơn. 

Video liên quan

Chủ Đề