Làm sao me cảnh ra trái

Cây me ngày nay có nguồn gốc bắt nguồn từ các vùng nhiệt đới  của châu Phi. Sau đó, nó đã được du nhập về và phát triển rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Nam Á và đồng thời cũng được coi là một loài cây đặc hữu của nước Ấn Độ

Phần thân cây me có làn da sần sùi, dáng vẻ cổ lão nên được khá nhiều người trong giới chơi cây cảnh ưa chuộng. Lá cây me mọc đan xen nhau và có lá quanh năm và có thể cho ra quả me vị chua chua ngọt ngọt rất dễ lấy lòng người chơi cây cảnh. 

Nếu bạn muốn trồng cây me bonsai thành công hãy theo dõi bài viết sau của Vườn cây Hòa Bình.

Chuyên gia bật mí cách trồng cây me bonsai đẹp

Thông tin về cây me bon sai

Nguồn gốc cây me bonsai du nhập từ Ấn độ về, có khả năng vừa cho ra quả và vừa có thể che mát. Khi về đến Việt Nam thì cây me Bonsai sẽ được đặt trong chậu với hình dáng rất thu hút. Thân cây theo dáng bonsai, dáng cong và rất chắc chắn, vừa làm cảnh và vừa cho ra quả để người chăm thưởng thức.

Cây me thường được trồng với mục đích là để trang trí cảnh sân vườn, các nhà hàng  hay các khu nghỉ dưỡng. Các tán lá của cây thông thường rộng từ 10m cho đến 12m khi cây trưởng thành. Lá me dài khoảng 15cm, xung quanh đó có bông me có đường kính 2,5cm mọc trên các chùm hoa dài 20cm.

Quả me của cây me bo sau có dáng hơi cong và phần vỏ phía ngoài thường hay bị tróc. Thông thường thì quả me bonsai có màu xám hoặc màu nâu, mang trong mình vị chua là chủ đạo. Quả me trong cuộc sống thường được sử dụng để làm các loại bánh kẹo, nấu các món ăn chua ngọt. 

Cách trồng cây me Bonsai

Cách trồng cây me Bonsai

Chuẩn bị giống me:

Dòng Me Bonsai thường được trồng bằng hạt hoặc cây ghép. Tuy nhiên nếu lựa chọn cách trồng bằng hạt sẽ rất lâu cho ra kết quả và đồng thời cũng rất dễ bị biến đổi theo chiều hướng không như mong đợi. 

Cho nên cách hiệu quả nhất thì bạn nên chọn cáy ghép tại các cửa hàng bán cây giống rồi từ đó triển khai. Tốt nhất thì bạn hãy chọn mua từ những cửa hàng cây giống uy tín để đảm bảo về chất lượng của cây trồng, tránh những vấn đề đáng tiếc.

Dụng cụ trồng:

Trước khi chọn mua một cây me bonsai thì bạn cần chuẩn bị các thứ khác như chậu, thùng xốp kích thước lớn và một bao xi măng. Và tất nhiên là chiếc chậu sẽ được cho vào loại có lỗ thoát nước ở phía dưới để tránh bị ngập úng.

Đất trồng:

Cây me bonsai không phải là một loại cây kén chọn đất cho nên có thể thích nghi được nhiều loại đất. Nhưng để có thể phát triển đầy đủ và cho ra trái me ngon thì đất giàu mùn và sinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. 

Bạn có thể bổ sung các chất đó thông qua phân đạm được bán tại cửa hàng hoặc tận dụng các loại phân gà, phân bò hoại mục, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Bạn hãy bón lót vôi và phơi ải trong khoảng một tuần trước khi trồng để khiến cho mầm bệnh trong đất không còn.

>>> Xem thêm: Cây xanh ngoại thất giá rẻ tại Hà Nội 

Kỹ thuật trồng Cây me bonsai cho sai quả

Kỹ thuật trồng Cây me bonsai cho sai quả

Khi mang cây giống về thì đầu tiên bạn phải cố định cây trong chậu, nén đất xung quanh rồi tiến hành dùng cọc cố định và che nắng cho cây con. 

Sau khi xong bước thứ nhất thì bạn cần tưới nước để cho đất có độ ẩm nhất định và giữ trong khoảng thời gian là nửa tháng đầu cho đến khi cây ra lá. Và cứ như thế thì chỉ khoảng từ 2 đến 3 năm sau thì bạn sẽ phải thay một chiếc chậu to hơn cho cây me bonsai của mình.

>>> Xem thêm: Cung cấp cây xanh đô thị 

Chăm sóc cây me bonsai

Việc đầu tiên để chăm sóc cây bonsai đó chính là xén tỉa và giằng dây cho cây. Bạn hãy tiến hành xén tỉa các rễ bao quanh chậu và ở các lỗ thoát nước mỗi ngày và có thể cắt tỉa những cành không cần thiết. . 

Bón phân cho cây:

Trong quá trình chăm sóc cây me bon sai thì bạn cũng cần phải chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây. Bạn cần bón phân theo định kỳ để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Bạn nên nhớ rằng là không được bón phân ba tháng sau khi thay chậu mới. Mỗi tháng sẽ bón một lần mùa xuân sang mùa thu.

Vị trí đặt chậu:

Cây me bonsai có thể được đặt trong nhà, ngoài trời hoặc trong nhà kính. Chỉ cần đáp ứng nhu cầu như vị trí đặt cần phải đầy đủ ánh sáng và thoáng mát. Mùa hè bạn nên chịu khó đặt cây dưới ánh nắng để phơi. 

Kinh nghiệm kích thích me ra trái

Kinh nghiệm kích thích me ra trái

Bước đầu thì bạn nên ngừng tưới nước cho cây me bonsai của mình khoảng tầm 1 tuần, theo dõi đến khi lá ngả sang vàng một chút, số lượng nước chỉ đủ để cây cầm cự, không quá nhiều. 

Bước thứ hai là bạn sẽ tận dụng phần nước gạo, tưới dần dần mỗi ngày và lượng nước gạo cũng phải tăng lên mỗi ngày. Cuối cùng đó chính là bổ sung phân bón.  Bạn nên bón cho nó các loại phân như NPK rồi cách từ 3 cho đến 4 ngày thì lại bổ sung một lần xịt thuốc kích thích ra hoa trái, quá trình xịt này chỉ cần 3 lần là đủ. 

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Vườn cây Hòa Bình

Bài viết của vườn cây Hòa Bình đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về cách trồng cây me bonsai, chúc bạn may mắn và thành công trong việc chăm sóc me bonsai.

Tuổi thơ năm tháng của biết bao nhiêu người đã gắn với hình ảnh cây me với chùm trái trịu quả. Tôi vẫn nhớ ngày còn nhỏ, thường cùng la cà cùng đám nhóc hàng xóm ra gốc me đầu làng hái những trái me chín để ăn, còn có cả me xanh về nhà ngâm đường. Hay những hàng cây me cổ thụ được trải dọc trên các con đường tỏa bóng mát, chiều chiều lại có những hàng xe chạy dọc theo chiều lá me bay. Nhưng không phải đâu cũng có hình ảnh cây me, vậy bạn có biết nó thường mọc ờ đâu không, và cách trồng cây me bằng hạt như thế nào?

Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết những điều thú vị về loại cây me này nhé!

Cây me là loại cây thuộc giống nhiệt đới có nguồn gốc từ Châu Phi. Hiện nay, nó được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới như  Châu Á, Châu Mỹ Latin. Ở Việt Nam, nó được trồng trải rộng khắp các tỉnh, thành phố, ở những công trình công cộng để lấy bóng mát như trường học, bệnh viện, khu nhà ở.

Đặc điểm hình thái của cây me

Với hình dáng là một thân gỗ lớn, cành lá xum xuê, cây me còn có hoa và trái mọc thanh chùm, thân cây có thể cao đến 20 mét. Cây me được trồng nhiều để làm bóng mát và làm cây ăn quả.

Quả me khi còn non thường có màu xanh, rất chua, thịt quả me cứng và chuyển màu khi đã chín.

Với tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng chống chịu gió, bão tốt, cây me còn được trồng ở các vùng ven biển để làm lá chắn hàng rào.

Một trong những lợi ích mà cây me mang lại đó chính là tác dụng che mát, với tán lá dày và rậm, cây me có thể tỏa bóng râm, chắn ánh nắng mặt trời chói chang.

Làm hàng rào chắn bão ở các vùng ven biển, lũ lụt.

Cây me cung cấp một lượng lớn quả me cho con người ăn và chế biến ra nhiều lại thực phẩm khác nhau. Không những thế lá me còn được dùng để nấu canh, tạo vị chua cho món ăn.

Ngoài ra, cây me còn mang tới giá trị trong y học, là một dược liệu làm thuốc chữa bệnh. Làm thuốc chữa bong ngân, vàng da, tiêu chảy,…

Và điều quan trọng, cây me còn mang đến giá trị kinh tế rất cao nên ngày càng có nhiều người trồng.

Hướng dẫn cách trồng me từ hạt

Hiện nay, có rất nhiều giống me được lai tạo, nhưng phổ biến là me thái và me chua. Từ những hạt me tưởng chừng như bỏ đi, chúng ta có thể tự mình trồng lấy cho riêng mình những cây me và đợi ngày gặt hái được thành quả nhé.

1.  Chuẩn bị hạt giống và dụng cụ trồng

Bạn cần chuẩn bị những chậu nhựa, hoặc thùng xốp hoặc mảnh đất trong vườn nhà để trồng. Lưu ý thùng xốp hay chậu phải đục lỗ ở đáy để thoát nước.

Về đất trồng, me là một loại cây dễ sinh trưởng trên các loại đất khác nhau. Có thể sử dụng đất trộn với phân bò, vỏ trấu, xơ dừa,… để đất xốp làm hạt dễ lên mầm. Một điều cần lưu ý là chúng ta nên rắc vôi lót đất từ 7-10 ngày trước khi trồng để loại bỏ các mầm bệnh.

Hạt giống để trồng: me sau khi ăn hết lớp thịt sẽ còn một lớp vỏ bao quanh hạt me. Chúng ta cần chuẩn bị một cái hũ đựng nước ấm [40 độ] và ngâm hạt me trong vòng 3 ngày để làm sạch và mềm lớp bên ngoài hạt. Chúng ta cần thay nước sạch hằng ngày để hạt me không bị úng. Sau đó dùng dao ngọt đi lớp vỏ bên ngoài, hạt me sẽ còn lại màu trắng.

2.  Tiến hành trồng

Hạt me sau khi đã cạo lớp vỏ ngoài sẽ có màu trắng. Chúng ta cần chuẩn bị thêm một hộp nhựa, sau đó lót một miếng giấy ẩm vào trong [không để có nhiều nước]. Đặt những hạt me đã chuẩn bị vào trong hộp trên miếng giấy ẩm và đậy nắp lại. Cần một vài ngày sau đó hạt me sẽ mọc mầm, cần theo dõi hằng ngày để giấy lót luôn ẩm và biết khi nào hạt me đã mọc mầm.

Bước cuối cùng là chúng ta mang hạt me bỏ vào đất, cần đặt nhẹ nhàng tránh để gãy mầm.

Chúng ta có thể đặt me vào trong nhà khi trồng trong chậu cây.

Tưới nước mỗi ngày cho đến khi cây me mọc thân và ra lá non.

Sau khoảng 20 ngày, bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, dê,..Sau đó cách một tháng bón một lần. Hằng năm cần bón thêm vôi để loại bỏ vi khuẩn và giảm độ phèn cho rễ cây me, giúp rễ cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng.

Chăm làm cỏ xung quanh gốc nếu trồng trong đất vườn.

4.  Thu hoạch

Cây me thường ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Video liên quan

Chủ Đề