Ko đủ thẩm quyền xử lý rác công nghiệp

Xử phạt hành chính trong vấn đề xả rác thải gây ô nhiễm môi trường? Phản ánh hành vi xử lý rác thải không đảm bảo vệ sinh? Xử phạt đối với hành vi đốt rác thải rắn? Xử phạt vi phạm hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp không đúng quy định?

Rác thải là những thứ vật chất từ thức ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế… mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi; rác thải sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò… Rác có thể là những thứ không độc hại, không dơ bẩn và có thể dùng lại được nhưng rác cũng có thể là những loại vật chất gây hôi thối, dơ bẩn và gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho muôn loài sinh vật. Tuy nhiên, đã từ lâu người dân luôn có thói quen vứt bỏ rác thải bừa bãi ra môi trường xung quanh như: sông, rạch, ao, hồ, trục lộ giao thông hay bất kỳ một chỗ đất trống nào đó… làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường do rác ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Vậy hành vi xử lý rác thải không đúng quy đinh sẽ bị xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, đối với vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn lấp, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.

* Phạt tiền:

– Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị.

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

Xem thêm: Thời hạn, thời hiệu? Cách tính thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

–  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

– Hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường gửi cơ quan chức năng theo quy định;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường không đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải theo quy định;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí các thiết bị lưu chứa phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định; bố trí thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trạm trung chuyển, phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trong quá trình vận chuyển.

Xem thêm: Quy trình tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thế nào?

– Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), khu vực lưu giữ tạm thời chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường xung quanh; làm cho môi trường tốt hơn và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;

+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ trường hợp giám sát môi trường xung quanh;

+ Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.

– Hành vi vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập báo cáo, hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;

Xem thêm: Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải rắn công nghiệp thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định; vận hành không đúng quy trình theo quy định;

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường xung quanh; làm cho môi trường tốt hơn và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;

+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung trong Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường không phù hợp với địa bàn hoạt động, công suất, loại chất thải, các hệ thống, thiết bị xử lý chất thải đã đầu tư xây dựng, lắp đặt theo quy định;

+ Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động theo quy định;

+ Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc phương án xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.

– Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000 kg;

Xem thêm: Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;

+ Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;

+ Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;

Xem thêm: Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg;

+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg;

+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 100.000 kg trở lên.

– Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này trong trường hợp chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 03 tháng đến 06 tháng;

Xem thêm: Cảnh cáo hành chính là gì? Hình phạt xử phạt cảnh cáo trong vi phạm hành chính

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm gây ra;

– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành;

Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm gây ra.

Thứ hai, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại.

* Phạt tiền:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Xem thêm: Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi vi phạm hành chính

+ Không thực hiện đúng một trong các nội dung của bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại sau: Quy trình vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng; kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường; kế hoạch về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe; kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố; kế hoạch đào tạo, tập huấn định kỳ hàng năm;

+ Không thực hiện chương trình giám sát vận hành xử lý và đánh giá hiệu quả xử lý chất thải nguy hại trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Không thực hiện kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy định; không thực hiện kê khai chứng từ chất thải nguy hại trực tuyến trên hệ thống thông tin của Tổng cục Môi trường hoặc thông qua thư điện tử khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền;

+ Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

+ Không lưu trữ chứng từ chất thải nguy hại đã sử dụng, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và các hồ sơ, tài liệu khác có yêu cầu lưu trữ liên quan đến hoạt động quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

+ Không báo cáo với cơ quan cấp phép các thay đổi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân sự chủ chốt hoặc các chương trình, kế hoạch trong bộ hồ sơ đăng ký kèm theo giấy phép xử lý chất thải nguy hại so với khi được cấp phép;

+ Không có đủ ít nhất 02 người đảm nhận quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định;

+ Không có đủ ít nhất 01 người đảm nhận quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại.

Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ, công chức

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo không đúng thực tế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động quản lý chất thải nguy hại;

+ Không lập sổ giao nhận chất thải nguy hại, sổ nhật ký vận hành hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại; không lập sổ theo dõi số lượng, chất lượng, nguồn tiêu thụ của các sản phẩm tái chế hoặc thu hồi từ chất thải nguy hại theo quy định;

+ Không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi tham gia Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên địa bàn thu gom không quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Không có báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép về việc thay đổi nội dung, gia hạn hoặc chấm dứt hợp đồng với đơn vị vận chuyển khác trong thời hạn quy định kể từ ngày thực hiện việc thay đổi, gia hạn hoặc chấm dứt;

+ Không thông báo bằng văn bản cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại trong trường hợp có lý do phải lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại mà chưa đưa vào xử lý sau 06 tháng kể từ ngày thực hiện chuyển giao ghi trên chứng từ chất thải nguy hại;

+ Không thực hiện đúng kế hoạch xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường khi chấm dứt hoạt động; không nộp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại sau khi chấm dứt hoạt động theo quy định.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Xem thêm: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm

+ Không thực hiện đúng các quy định theo nội dung hợp đồng xử lý chất thải nguy hại;

+ Không lắp đặt các bảng hướng dẫn dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn các hệ thống, phương tiện, thiết bị xử lý chất thải nguy hại theo quy định;

+ Không lưu giữ chất thải nguy hại trước và sau khi xử lý trong thiết bị chuyên dụng phù hợp với loại hình chất thải nguy hại; thiết bị chuyên dụng phục vụ lưu giữ chất thải nguy hại, khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại hoặc thiết bị xử lý chất thải nguy hại không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định; không thu gom triệt để chất thải nguy hại và để chất thải nguy hại ngoài trời gây ô nhiễm hoặc làm phát tán ra môi trường xung quanh;

+ Không lập Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm gửi cơ quan có thẩm quyền; không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đối với Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm theo quy định.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Tiếp nhận xử lý chất thải nguy hại do cá nhân, tổ chức không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại vận chuyển đến mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trừ chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt hoặc cơ sở kinh doanh, dịch vụ (không bao gồm sản xuất), quy mô hộ gia đình, cá nhân được quản lý, xử lý theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ;

+ Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiếp nhận chất thải nguy hại từ các đơn vị vận chuyển khác;

+ Không thực hiện đúng các quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.

Xem thêm: Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính

– Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng xử lý chất thải nguy hại không có trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Xử lý chất thải nguy hại ngoài danh mục chất thải nguy hại trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Xử lý chất thải nguy hại được thu gom ngoài địa bàn quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Xử lý chất thải nguy hại vượt quá khối lượng quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

+ Xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

– Hành vi chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán dưới 100 kg chất thải nguy hại;

Xem thêm: Thời hiệu xử phạt, thời hạn truy thu thuế và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 100 kg đến dưới 600 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 600 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán từ 5.000 kg chất thải nguy hại trở lên.

– Hành vi chôn, lấp, đổ, thải chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:

Xem thêm: Quy định hình phạt phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải dưới 100 kg chất

+ Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 100 kg đến dưới 250 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 250 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 1.500 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 2.500 kg chất thải nguy hại;

+ Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn, lấp, đổ, thải từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại.

Xem thêm: Nội dung nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:

+ Chuyển giao, cho, mua, bán chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật dưới 3.000 kg.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

– Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;

– Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 và khoản 6 Điều này;

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều này;

– Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;

Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi lấn, chiếm đất đai

– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này gây ra;

– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

– Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Ko đủ thẩm quyền xử lý rác công nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Xử lý trường hợp chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Mục lục bài viết

  • 1 1. Xử phạt hành chính trong vấn đề xả rác thải gây ô nhiễm môi trường
  • 2 2. Phản ánh hành vi xử lý rác thải không đảm bảo vệ sinh
  • 3 3. Xử phạt đối với hành vi đốt rác thải rắn
  • 4 4. Xử phạt vi phạm hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp không đúng quy định

1. Xử phạt hành chính trong vấn đề xả rác thải gây ô nhiễm môi trường

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư. Tôi có một câu hỏi mong Luật sư tư vấn. Tôi hiện đang ở trên xã vùng cao của tỉnh Lào Cai. Ở xã tôi có một nhà kinh doanh quán ăn uống. Tuy nhiên, nước thải từ quá trình kinh doanh của nhà này không được xử lý, họ dẫn ống thẳng xuống con sông chảy qua khu vực gia đình tôi. Điều quan trọng là nước thải đó ngấm trực tiếp vào nguồn nước giếng mà chúng tôi đang sử dụng. Chúng tôi đã yêu cầu phía gia đình đó ngăn chặn tình trạng trên, nhưng họ không có phản hồi. Vậy tôi mong Luật sư tư vấn: Hành vi trên của gia đình đó có bị xử lý vi phạm không? Gia đình tôi cần phải làm như thế nào?

Luật sư tư vấn:

Điều 14 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế về vấn đề này như sau:

“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);

Xem thêm: Thời hạn tạm giữ phương tiện, hàng hóa vi phạm hành chính

12. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 6, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 7, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 8 và các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 9 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, v, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5, các điểm s, t, u, ư, v, x và y khoản 6, các điểm u, ư, v, x và y khoản 7, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 8, các điểm s, t, u, ư, v và x khoản 9 và khoản 10 Điều này.

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

Xem thêm: Quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Như vậy, tùy từng mức độ vi phạm quy định vệ sinh về nước và không khí tương ứng với quy định trên mà gia đình đó bị xử phạt vi phạm hành chính.

Gia đình bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Uỷ ban nhân dân xã để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ban.

2. Phản ánh hành vi xử lý rác thải không đảm bảo vệ sinh

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào quý luật sư. Hiện gia đình tôi cùng với một số hộ gia đình khác (khoảng 20 hộ), đang sinh sống gần 1 khu bãi rác thải. Giờ họ xử lý rác thải bằng hình thức đốt nên khói và mùi bay từ bãi rác tới khu dân cư chúng tôi sinh sống rất khó chịu. Vậy nay chúng tôi muốn làm đơn phản ánh vấn đề này lên cơ quan cấp nào là hợp lý và đơn ở đây là loại đơn nào cho hợp lý. Kính mong sự giải đáp của đoàn Luật gia. Thân ái !?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Nghị định 167/2013/ NĐ – CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chóng tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi đốt rác gây ảnh hưởng đến khu dân cư, công cộng là hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Với hành vi xử lý rác thải bằng cách đốt xả khòi, mùi gây ảnh hưởng đến các hộ dân cư, theo đó các hộ dân có thể làm đơn tố cáo theo Điều 162 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:

Điều 162. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường

Xem thêm: Hình thức xử phạt trục xuất trong xử lý vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

3. Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo đó, gia đình bạn và những hộ gia đình bị ảnh hưởng làm đơn tố cáo trình bày việc công ty, cơ quan xử lý đốt rác gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường của các hộ gia đình.

Tiếp nhận đơn được quy định tại Điều 20 Luật tố cáo 2011:

“Điều 20. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

Xem thêm: Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần

b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.”

Thẩm quyền giải quyết về môi trường của UBND cấp xã theo khoản 3 Điều 143 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:

Xem thêm: Các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra

“3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:

a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;

b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;

Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính hàng hóa không có nhãn mác

h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.”

Như vậy, thẩm quyền giải quyết đơn thuộc UBND cấp xã, gia đình bạn và những hộ gia đình bị ảnh hưởng làm đơn tố cáo ra xã về hành vi gây ô nhiễm môi trường của tổ chức xử lý rác thải

Thời hạn giải quyết đơn tố cáo được quy định:

+ Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

+Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi nhờ đoàn luật sư tư vấn giúp như sau: Công ty tôi là một công ty chuyên thi công hệ thống cơ điện các tòa nhà, tháng 11/2019 chúng tôi có tập kết rác thải và đốt rác thì bị cơ quan công an môi trường lập biên bản và xử phạt hành chính. Rác thải đốt được quy là rác thải nguy hại, khối lượng là 40m3 chất thải rắn (bao gồm nilon, ống nhựa, ống bảo ôn điều hòa, vỏ silicon….) hiện tại cơ quan công an xử phạt theo khoản 5 Điều 20 theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử lý phạt hành chính môi trường. Đoàn luật sư cho tôi hỏi với trường hợp của tôi thì áp dụng hình thức phạt theo điều khoản này có đúng hay không (trong biên bản lấy lời khai thì đây là tội của cá nhân không phải tổ chức). Rất mong được tư vấn sớm, tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Mức xử phạt hành vi đổ rác không đúng nơi quy định mới nhất

Theo như bạn trình bày công ty bạn có hành vi tập kết rác thải và đốt rác và bị cơ quan công an môi trường lập biên bản và xử phạt hành chính. 

Căn cứ khoản 7 Điều 7 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các hành vi nghiêm cấm như sau:

“7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”

Như vậy, hành vi của công ty bạn đã vị phạm điều cấm Luật bảo vệ môi trường 2014.

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;

… “

Ngoài ra, đối với hành vi đốt rác gây ô nhiễm môi trường (môi trường không khí) thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:

“5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.”

Như vậy, cơ quan công an lập biên bản và xử lý hành chính công ty bạn theo khoản 5 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP là hoàn toàn hợp lý. Bởi công ty bạn là đơn vị không có chức năng xử lý chất thải rắn nhưng lại tự ý xử lý chất thải rắn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.

4. Xử phạt vi phạm hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp không đúng quy định

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, nhờ luật sư tư vấn cho tôi về các vấn đề sau đây. Cạnh nhà tôi có 1 công ty TNHH sản xuất về hạt điều. Tuy nhiên công ty này thường hay đổ rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Họ cứ đinh ninh rằng họ đổ trên đất nhà họ nên không sai quy định. Nhưng đống rác họ đổ và đốt lúc nào cũng to, bốc lên mùi hôi thối. Đống rác đó thì sát nhà tôi. Mỗi lần đốt là khói nghi ngút kèm theo là mùi khét của bao bố rất khó chịu.

Gia đình tôi hiện đang có con nhỏ. Tôi đã có yêu cầu, nhắc nhở và đã làm việc trên phường về vấn đề này. Công ty kia cũng đã kí cam kết theo yêu ầu của công an phường là không đổ và đốt rác nữa. Nhưng họ vẫn tái phạm rất nhiều lận. Cụ thể là lần gần nhất. Kèm theo đó là những hành vi, lời nói, chửi bới xúc phạm đến gia đình tôi khi tôi yêu cầu không được đốt rác nữa. Nhưng họ vẫn thuê người làm tiếp tục đốt rác và thậm chí đòi đánh tôi nếu còn yêu cầu việc này dừng lại. Khi có công an phường xuống xác minh vụ việc thì bên công ty có lấy đá ném vào người tôi và vẫn tiếp tục đốt, làm theo ý của công ty mặc dù có cơ quan chức năng.

Ko đủ thẩm quyền xử lý rác công nghiệp

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xin cho tôi hỏi, những hành vi trên vi phạm những điều khoản nào trong luật, có những hình phạt nào, cơ quan nào xử lí và giải quyết những sự việc này. Và bây giờ tôi phải làm gì nếu như phường không giải quyết tốt vấn đề này, cứ để vụ việc này xảy ra nhưng không can thiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh lực môi trường quy định như sau:

“Điều 20.Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1.Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng với 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khi chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b)Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân ( tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d) Phạt tiền từ 5.00.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị”

Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“2.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b)Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;”

Như vậy, khi công ty có hành vi đổ rác bừa bãi và đốt rác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình xung quanh thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngoài ra sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 9,10 và 11 Điều này gây ra;

– Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các hành vi vi phạm

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong  hậu quả vi phạm trong thời hạn do  người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành vi đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.

Để chấm dứt những hành vi này bạn có thể làm đơn tố cáo lên chủ tịch ủy ban nhân dân xã để giải quyết theo thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:

“Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

1.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền.

a) Phạt cảnh cáo;

b)Phạt tiền đến 5.000.000 đồng

c)Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b,c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này“.

Nếu như Uỷ ban nhân dân cấp xã không giải quyết được vấn đề này, bạn có thể gửi đơn tố cáo những hành vi này lên ủy ban nhân cơ quan công an, thanh tra môi trường để được giải quyết triệt để vấn đề.