Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này
Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

Hiểu đơn giản, kinh nghiệm làm việc là những công việc bạn đã từng làm có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cần phải trình bày cụ thể với nhà tuyển dụng, để họ biết được rằng bạn đã có kinh nghiệm làm việc hoặc đủ kiến thức, năng lực để đảm nhiệm các công việc tại vị trí đang ứng tuyển.

Show

Để phần kinh nghiệm việc làm có thể phát huy hết lợi ích vốn có, bạn nên trình bày nó ở phía trên đầu của CV, hay bên dưới phần trình độ học vấn. Điều này cho thấy được năng lực của bạn thông qua những kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc, giúp làm nổi bật CV của bạn và tăng sức thuyết phục với nhà tuyển dụng.

>>> Mời bạn xem ngay Cách viết CV

II. Lợi ích của mục kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

1. Với ứng viên

- Giúp tăng độ tin cậy về năng lực làm việc của bạn với nhà tuyển dụng.

- Cho thấy mức độ phù hợp của bạn với vị trí đang ứng tuyển.

- Làm nền tảng để bạn có thể phát triển sự nghiệp trong tương lai.

2. Với nhà tuyển dụng

- Đánh giá được năng lực làm việc của ứng viên.

- Xem xét khả năng phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng để lựa chọn được những ứng viên có tiềm năng.

- Tiết kiệm thời gian trong việc đào tạo nhân sự mới.

III. Cách viết kinh nghiệm làm việc chuẩn

1. Những nội dung cần có

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

Nhằm giúp cho nhà tuyển dụng dễ theo dõi và nắm được những thông tin quan trọng có trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn nên sắp xếp các nội dung theo trình tự sau:

- Tên công ty đã làm việc trước đó: Bạn nên trình bày đầy đủ tên của doanh nghiệp để nhà tuyển dụng có thể hình dung về công việc trước đó, cũng như dễ dàng xác thực thông tin khi cần. Điều này giúp cho hồ sơ của bạn trở nên đáng tin cậy và thu hút công ty tuyển dụng hơn.

- Thời gian làm việc: Việc ghi chú rõ rằng thời gian làm việc sẽ giúp cho nhà tuyển dụng xác định thời gian bạn đã gắn bó với công ty cũ. Từ đó dự đoán được khoảng thời gian bạn có thể cộng tác và làm việc với công ty ứng tuyển.

- Vị trí công việc đảm nhiệm: Ghi cụ thể vị trí, chức vụ đã đảm nhiệm để nhà tuyển dụng có thể xem xét những kinh nghiệm, kiến thức mà bạn tích lũy được liệu có thể hỗ trợ cho công việc mới hay không. 

- Công việc đã thực hiện tại công ty cũ: Bạn nên trình bày theo dạng liệt kê, mô tả rõ ràng và cụ thể để nhà tuyển dụng nắm được sơ bộ năng lực cũng như kiến thức chuyên môn. Từ đó, họ có thể đánh giá chính xác hơn về trình độ của bạn.

Tìm việc làm, tuyển dụng Thương mại điện tử có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Phát triển kinh doanh sàn E-Com (B2B/ Brand, Big seller)

- Nhân viên Phát triển kinh doanh sàn E-Com (B2C, C2C, No-brand, Small seller)

2. Mô tả về kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

Nếu bạn là người có kinh nghiệm làm việc dày dặn và đã từng làm qua các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại, thì việc mô tả kinh nghiệm thật sự rất cần thiết. Ngoài việc để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng đảm nhận công việc này, mà còn giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển.

Để phần kinh nghiệm làm việc của bạn thật ấn tượng và nổi bật, bạn cần nêu lên được các dự án đã hoàn thành, các công việc đã hỗ trợ hay các kinh nghiệm bạn có được trong quá trình làm việc. Nhấn mạnh vào những kinh nghiệm bạn đã tích lũy, học hỏi được từ những công việc đó, kèm các thành tựu, giải thưởng (nếu có) để khẳng định năng lực của bản thân với nhà tuyển dụng.

Bạn nên lựa chọn những kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu công việc bạn đang ứng tuyển và mô tả ngắn gọn và cụ thể chúng. Với việc mô tả ngắn gọn, bạn vừa có thể thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng, tạo sự nổi bật so với những ứng viên khác, vừa thể hiện được những ưu điểm của bạn trong công việc. Tuy nhiên, những nội dung bạn đề cập đến phải đúng với sự thật để có được lòng tin từ nhà tuyển dụng.

IV. Cách viết cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm

Đối với những sinh viên mới ra trường hay những người chưa có kinh nghiệm sẽ thường lúng túng khi không có nhiều công việc để liệt kê. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm, vì còn rất nhiều cách để thể hiện được kinh nghiệm, năng lực của bản thân, cũng như thu hút nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

- Với những sinh viên mới ra trường, chắc hẳn rằng, bạn vừa trải qua đợt thực tập trước khi tốt nghiệp. Vì vậy, bạn có thể liệt kê những công việc đã làm trong quá trình thực tập cũng như kết quả đánh giá và các bài học rút ra được từ đợt thực tập để trình bày vào phần kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng có thể liệt kê những việc làm có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển ở bạn.

- Riêng với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, có thể là những người chưa từng làm ở vị trí này. Bạn có thể liệt kê những điểm nổi bật trong các công việc trước đây có tính chất liên quan để đề cập trong kinh nghiệm làm việc. Cho nhà tuyển dụng thấy được sự năng động trong công việc, khả năng tiếp thu nhanh và những ưu điểm của bạn trong công việc.

V. Những lưu ý quan trọng

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

1. Sắp xếp thứ tự theo thời gian ngược

Nếu bạn đã làm từ 2 công việc trở lên thì nên sắp xếp để trình bày theo thời gian ngược trở về trước. Bằng cách đề cập đến các công việc đã làm gần đây trước, sau đó mới đề cập đến những công việc cũ hơn. Ngoài việc để nhà tuyển dụng thấy được sự sắp xếp có khoa học, còn để họ biết được vị trí đảm nhận gần đây nhất của bạn và những kinh nghiệm, kỹ năng mới được bổ sung gần đây.

2. Phải phù hợp với yêu cầu tuyển dụng

Đối với những kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng đề ra, giúp bạn tăng mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển, cho nhà tuyển dụng nhìn nhận rõ hơn về những kinh nghiệm đã có của bạn. Ngoài ra, khẳng định được rằng bạn có khả năng đảm nhận vị trí công việc này.

3. Cung cấp những con số cụ thể

Những con số cụ thể, có thể hiểu là nói đến khoảng thời gian bạn đã làm việc ở công ty cũ, hay những thành tích, giải thưởng bạn đạt được trước đây. Ngoài việc minh chứng cho thấy năng lực của bạn, còn giúp nhà tuyển dụng có được đánh giá chính xác về khả năng làm việc, hay sự chuyên nghiệp và tinh thần cầu tiến trong công việc của bạn.

4. Tránh viết dài dòng, lan man

Bạn nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo đủ ý cần thiết để nhà tuyển dụng nắm được những ý chính mà mình muốn truyền đạt. Ngoài việc giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu, còn giúp bạn gây được thiện cảm tốt, thu hút sự chú ý và dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.

5. Trung thực với những thông tin cung cấp

Với những kinh nghiệm làm việc, bạn nên trình bày đúng với thực tế và luôn trung thực với những thông tin cung cấp. Khi thể hiện chân thật, bạn sẽ dễ lấy được thiện cảm từ nhà tuyển dụng.

Nếu bạn đang cố gắng viết những điều không thật hay viết quá lên để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Điều đó có thể sẽ là gánh nặng cho bạn khi làm việc tại công ty. Trường hợp xấu hơn nếu nhà tuyển dụng phát hiện, có thể bạn sẽ mất quyền tham gia ứng tuyển và bị đánh giá là không đáng tin cậy. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bạn trong tương lai.

Xem thêm:

>> Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng

>> 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng

>> Cách viết CV xin thực tập cho các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh

Bạn vừa tìm hiểu qua cách viết kinh nghiệm làm việc và những lưu ý quan trọng khi viết giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Vẫn có rất nhiều bạn trẻ băn khoăn chưa biết nên viết gì trong CV, và cách viết phần kinh nghiệm làm việc của bản thân như thế nào cho thật nổi bật và gãy gọn. Glints tin rằng bài viết sau đây sẽ là “vị cứu tinh” dành cho bạn!

CV là một bản chính tắc về bạn và kinh nghiệm của bạn. Bỏ qua những thông tin cơ bản thì thứ đầu tiên mà các Nhà tuyển dụng muốn nắm rõ chính là những công việc bạn đã trải qua, năng lực và cách mà bạn phát triển sau đó.

Vậy cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho khéo, đủ và không dư thừa là gì? Đọc ngay nội dung dưới đây!

Tại sao kinh nghiệm làm việc trong CV lại quan trọng?

Kinh nghiệm làm việc trong CV chính là chìa khóa vàng, giúp bạn chinh phục người quản lý tuyển dụng chỉ thông qua văn bản.

Đây là minh chứng thiết thực nhất cho năng lựa và kĩ năng của bạn đối với vị trí công việc, thuyết phục phía tuyển dụng rằng: “Tôi là một ứng viên tiềm năng”.

Viết kinh nghiệm càng chuẩn, càng đúng ý hợp việc, CV của bạn càng nổi bật với tỉ lệ chiến thắng cao.

Kinh nghiệm làm việc trong CV cần bao gồm những gì?

Các nội dụng chính

Kinh nghiệm làm việc trong CV nên chứa các thông tin liên quan đến lịch sử làm việc của bạn trước đây. Tùy vào hoàn cảnh hay vị trí ứng tuyển, các kinh nghiệm này nên được chọn lọc và thêm vào thật hợp lý. 

Nó có thể bao gồm các vị trí toàn thời gian, công việc bán thời gian, vai trò tạm thời, kinh nghiệm tích lũy từ thực tập. Thậm chí là công việc tình nguyện hay hoạt động ngoại khóa khác (đọc tiếp phần sau).

Thông thường, mỗi một công việc trong mục Kinh nghiệm làm việc chuẩn cần có 5 phần, bao gồm: 

  • Tên công ty
  • Thời gian làm việc
  • Vị trí đảm nhận
  • Mô tả chung vai trò
  • Mô tả ngắn gọn những thành tựu của bạn (nếu có). 

Có nên để công việc tình nguyện vào phần kinh nghiệm làm việc không?

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm việc “thực chiến”, thông tin công việc từ các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa, hay hội nhóm từ trường đại học cũng có thể là một lựa chọn thay thế giúp bạn “làm dày” kinh nghiệm của mình. 

© Pexels.com

Hơn thế nữa, điều này cũng giúp bạn thể hiện sự năng động và khả năng quản lý thời gian của bản thân, gây ấn tượng hơn với Nhà tuyển dụng.

Đọc thêm: Hướng dẫn Viết CV Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

Tuy nhiên, nếu bạn hiện đã có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc được trả lương, hãy bỏ qua phần mô tả công việc tình nguyện. 

Bạn có thể thêm chúng vào phần danh mục bổ sung hoặc gửi gắm các thông tin ấy vào Cover Letter nếu chúng thực sự nổi bật, mang lại cho bạn nhiều bài học nghề quý giá.

Viết kinh nghiệm làm việc trong CV: mô tả công việc hay hướng tới kết quả?

Có một bí quyết viết kinh nghiệm làm việc trong CV có thể bạn chưa biết: đó là thay vì mô tả những nhiệm vụ mơ hồ, hãy tập trung vào những thành tích định tính và định lượng.

Các nhà tuyển dụng thường dự đoán thành công trong tương lai thông qua hiệu suất làm việc trong quá khứ. Vì vậy, điểm mấu chốt để có thể viết CV ấn tượng là phải chuyển đổi sơ yếu lý lịch của bạn từ một bản mô tả công việc sang một tài liệu báo cáo hiệu suất làm việc ngắn gọn.

Bằng cách mô tả kinh nghiệm theo định hướng kết quả, bạn đang cung cấp cho nhà tuyển dụng bằng chứng tin cậy để đo lường năng lực ở các công việc trước đây.

Phương pháp này sử dụng các số liệu cụ thể hoặc thành tựu cụ thể để cho thấy bạn đã làm được gì, thay vì chỉ cho biết bạn đã làm gì.

Làm thế nào để đưa thành tích vào trong CV?

Thành tích thường có thể được phân loại thành các thuật ngữ định lượng và định tính.

  • Định lượng: bao gồm những con số, tỷ lệ phần trăm, thống kê và phép so sánh. Nó cũng có thể bao hàm cả bề rộng và phạm vi trách nhiệm.
  • Định tính: bao gồm các danh hiệu, giải thưởng, sự công nhận, sự thừa nhận, và khen thưởng từ công ty.

Hãy cố gắng hiển thị kết quả và thành tích của bạn bất cứ khi nào có thể khi viết kinh nghiệm làm việc trong CV. Ghi nhớ tránh sử dụng ngôn ngữ chủ quan và so sánh nhất. Ví dụ như: xuất sắc, tốt nhất, giỏi nhất, v.v

Để chuyển đổi kinh nghiệm làm việc của bạn từ một mô tả công việc thuần túy thành những câu văn ngắn gọn thể hiện kết quả và hiệu suất làm việc, hãy thử dùng cấu trúc câu sau:

“Mô tả công việc + Kết quả”

5 bước để viết kinh nghiệm làm việc trong CV hướng tới kết quả

Theo công thức trên, hãy cùng tối ưu lại cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn để có thể gây ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng nhé!

Bước 1: Xem lại sơ yếu lý lịch hiện tại của bạn

Bước đầu tiên để viết kinh nghiệm làm việc trong CV đúng chuẩn, hãy xem lại thật kỹ sơ yếu lý lịch mới nhất của bạn. Xác định và đánh dấu những phần mà bạn có thể kết hợp các số liệu hoặc thành tựu có liên quan.

Bước 2: Highlight các câu mô tả công việc thuần túy

Khi bạn đã hiểu thế nào là một câu văn mô tả kinh nghiệm làm việc hướng tới kết quả, bạn sẽ nhanh chóng nhìn ra cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV không hiệu quả trước đây của mình.

© Pexels.com

Dưới đây là một số ví dụ về các câu mô tả công việc mà bạn nên highlight lại để xem xét sửa đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn khỏi CV của mình. Ví dụ như:

  • “Thu thập và quản lý dữ liệu khảo sát từ những người đăng ký email.”
  • “Giám sát các hoạt động bán hàng và marketing cho công ty”
  • “Giám sát và cải tiến ứng dụng phần mềm quản lý thanh toán cho công ty”

Đây là những câu mô tả mơ hồ và không giúp người đọc đánh giá được trình độ chuyên môn của bạn. Thay vào đó, bạn cần cho biết hành động của bạn đã có tác động và giúp ích cho công ty như thế nào.

Bước 3: Lập danh sách các thành tựu trong quá khứ

Hãy lục lại trí nhớ của mình tập hợp những thành tựu nổi bật trong những công việc trước đây của bạn.

Chúng có thể là những con số chứng minh mức doanh thu đột phá, mức độ hài lòng của khách hàng, hoặc một giải thưởng nhân viên xuất sắc của tháng hoặc năm mà công ty trao cho bạn.

Bước 4: Lồng ghép những kết quả/thành tựu vào mô tả công việc

Khi đã có trong tay mô tả công việc và kết quả đạt được, bạn hãy lồng ghép chúng lại với nhau thành những câu văn hoàn chỉnh và có ý nghĩa theo cấu trúc được đưa ra bên trên.

“Thu thập và quản lý dữ liệu khảo sát từ 1.000 người đăng ký email, sử dụng dữ liệu để phân tích tâm lý và hành vi khách hàng cho chiến lược tiếp thị mới, giúp tăng doanh số bán hàng lên 15% trong vòng 3 tháng”

Với phương pháp này, viết CV ấn tượng không còn khó nhằn mà vẫn có thể dễ dàng đánh bại sự khó tính của nhà tuyển dụng. 

Cách này không chỉ áp dụng với những người đã có kinh nghiệm. Các bạn trẻ mới ra trường cũng hoàn toàn có thể sử dụng để viết về kinh nghiệm tham gia những hoạt động ngoại khóa, các dự án ngắn hạn hoặc các công việc tự do khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Hãy nhớ rằng, để viết CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, những kinh nghiệm làm việc quý giá chính là chiếc chìa khóa chính mở mọi cánh cửa.

Vì vậy, hãy học cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV đúng tiêu chuẩn để không còn phải tiếc ngẩn ngơ mỗi khi vuột mất cơ hội việc làm mơ ước của mình.

Cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV

Đọc thêm: Chỉnh Sửa CV Phù Hợp Với Từng Công Việc Cụ Thể 

Bước 5: Chỉnh sửa và Format trình bày

Độ dài: Bạn có thể trình bày phần kinh nghiệm của mình trong khoảng 150 ký tự. Luôn giữ tiêu chí ngắn gọn, súc tích. Những điều tâm đắc khác ở vị trí cũ có thể cân nhắc viết vào Cover Letter.

Khắc khe kiểm tra lại chính tả: Đây là lỗi phổ biến gây mất điểm với nhà tuyển dụng. Bạn hãy đọc lại nhiều lần. Bạn cũng có thể sao chép và dán vào các phần mềm khác như Word, hay Grammarly (nếu viết bằng tiếng Anh) để phát hiện những lỗi sai không-đáng-có này nhé.

© Pexels.com

Formating: Bạn có thể lưu ý các điều sau cho mục kinh nghiệm làm việc này của mình:

  • Vị trí: Bạn có thể đặt mục này ngay sau phần tóm tắt sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, đối với sinh viên mới ra trường, bạn có thể đặt chúng ngay phía sau phần trình độ học vấn nếu vẫn chưa đủ “bề dày” kinh nghiệm.
  • Hãy đưa những thông tin đáng tin cậy, đúng sự thật về “Chức danh, công ty, thời gian làm việc”. Chú ý làm nổi bật nó bằng cách in đậm hoặc dùng phông chữ khác biệt.
  • Các thông tin xoay quanh công việc nên được trình bày dưới dạng liệt kê tổng quát, giúp người đọc nắm thông tin nhanh hơn.

Thiết kế: Bạn có thể lựa chọn thiết kế trên Microsoft Word hoặc các phần mềm thiết kế hiện đại. Canva là một trong những lựa chọn sáng suốt. Với nhiều template đa dạng, bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho phần trình bày kinh nghiệm ấn tượng của mình.

Đọc thêm: Top các trang Web hỗ trợ thiết kế CV miễn phí

Một số lưu ý khác khi ghi phần kinh nghiệm làm việc

Viết bao nhiêu kinh nghiệm làm việc trong CV là đủ?

Ngày nay, đa số những bạn trẻ năng động đã không ngừng tìm kiếm và thử sức mình với các vị trí làm việc bán thời gian, thực tập hoặc làm việc tự do ngay từ khi còn đang đi học. 

Tuy nhiên, khi trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV, không phải cứ càng nhiều là càng tốt. CV chỉ nên nằm trong khuôn khổ vắn tắt, thể hiện được hết những kinh nghiệm nổi bật nhất của bạn.

Những công ty nổi tiếng với số lượng hồ sơ nhận được lên tới hàng trăm, hàng nghìn mỗi ngày sẽ chọn lựa CV rất nhanh. Họ đa phần chỉ lướt qua những thông tin đáng giá. Vì vậy, việc sắp xếp thông tin, đặc biệt là kinh nghiệm làm việc, một cách thông minh là rất quan trọng.

© Pexels.com

Không có một con số cụ thể rập khuôn nhưng tốt nhất là lựa chọn những công việc có độ dài trên 6 tháng, hoặc tối thiểu là 3 tháng cho một trải nghiệm.

Mặc dù làm nhiều việc sẽ thể hiện bạn là người có đam mê học hỏi nhưng cũng sẽ khiến Nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không phải là lựa chọn an toàn. Sẽ không một công ty nào mong muốn bạn rời đi sau thời gian cực lực đào tạo cả. 

Đọc thêm: 8 Bí Mật Làm Nên Một CV Ấn Tượng Khiến Nhà Tuyển Dụng “Nhìn Là Muốn Nhận”

Lựa chọn kinh nghiệm làm việc dựa theo Job Description

Để tránh đưa vào những kinh nghiệm không liên quan vào khiến CV trở nên lan man, dài dòng, việc đối chiếu mô tả công việc của công ty là điều cần thiết. Chọn lọc được những công việc liên quan cũng thể hiện sự tinh ý của bạn đối với công việc này.

Hãy lược bỏ những kinh nghiệm làm việc không giúp bạn khoe ra được kỹ năng cần thiết cho công việc đang ứng tuyển. Việc thêm vào những công việc như vậy có thể sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn không nghiên cứu kỹ về mô tả công việc của họ.

Tạo dòng lịch sử nghề nghiệp có ý nghĩa

Một CV thành công là chiếc CV kể được lịch sử làm việc của bạn qua từng giai đoạn. Chúng nên nói lên được bạn đã đảm nhiệm những việc nào và học được những kinh nghiệm làm việc gì, cũng như thể hiện quá trình phát triển của bạn.

© Pexels.com

Nếu trước đây bạn từng đảm nhận một vị trí không liên quan đến công việc hiện tại và vẫn muốn thêm chúng vào trong CV, hãy cân nhắc đưa vào kỹ năng mềm có ích mà bạn đã học được xuyên suốt quá trình làm công việc đó.

Đọc thêm: Phần Mềm Quản Lý Tuyển Dụng Application Tracking System Là Gì?

Thứ tự liệt kê từ gần đến xa 

Hãy bắt đầu phần trình bày kinh nghiệm làm việc bằng những công việc gần nhất đặt ở trên cùng.

Tầm mắt đọc mọi người sẽ là từ trên xuống. Vì vậy, sắp xếp chúng theo thứ tự càng về sau sẽ càng cũ dần là cách trình bày thông minh nhất. 

Đồng thời đảm bảo rằng tất cả các gạch đầu dòng của bạn đều khớp và tuân theo một tiêu chuẩn nhất quán về ngữ pháp và văn phong.

Bên cạnh đó, hãy chỉ liệt kê những công việc mà bạn đã làm trong 3 năm trở lại đây. Những công việc trở về sau đó có thể đã không còn hiệu quả trong việc thể hiện khả năng chuyên môn của bạn. Một số những công cụ hỗ trợ công việc bạn sử dụng cho những kinh nghiệm đó cũng có thể đã lỗi thời và không còn hữu ích.

Đừng quên kể tên những bằng cấp và thành tựu của bạn

Đừng chỉ liệt kê suông những kỹ năng học được khi làm các vị trí khác nhau trước kia. Nếu bạn có cập nhật kiến thức bằng một khóa học nào đó được cấp chứng chỉ, hãy tự tin liệt kê vào CV. 

© Pexels.com

Thêm vào đó, cũng đừng bỏ quên những số liệu hoặc thành tích đi kèm để chứng minh rằng bạn đã thể hiện tốt ở công việc trước như thế nào nhé!

Đính kèm Portfolio (nếu có)

Đa phần những bạn làm trong lĩnh vực sáng tạo, quảng cáo, báo chí sẽ rất cần đến Portfolio. Nó sẽ giúp bạn liệt kê một cách chi tiết và sống động nhất về những kinh nghiệm làm việc và dự án bạn đã từng tham gia. 

Nếu CV của bạn đã chuẩn chỉnh và thu hút, kèm theo Portfolio trong thư ứng tuyển cũng sẽ giúp bạn được chú ý hơn rất nhiều đấy.

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

Ví dụ về cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cho từng ngành nghề

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này
Kinh nghiệm của bạn trong công việc này
Kinh nghiệm của bạn trong công việc này
Kinh nghiệm của bạn trong công việc này
Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

Tác Giả

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này

Kinh nghiệm của bạn trong công việc này