Kinh nghiệm chữa viêm họng cho bé

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh lý về đường hô hấp hiện nay. Với trẻ em, cần được phát hiện và điều trị bệnh viêm họng cấp sớm để hạn chế biến chứng xấu có thể xảy ra do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Hiểu về nguyên nhân, triệu chứng viêm họng cấp giúp các bậc phụ huynh nhận diện và điều trị bệnh hiệu quả.

1.1. Do điều kiện sống

Thời tiết thay đổi khiến bé viêm họng, quấy khóc

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, mưa ẩm.
  • Thời tiết thay đổi khiến bé viêm họng, quấy khóc
  • Khói xe, khói thuốc lá, thuốc lào, than, bụi bẩn, ...
  • Trẻ mới đi học nhà trẻ, mẫu giáo....
  • Trẻ mới cai sữa hoặc thay đổi chế độ ăn dặm.

1.2. Do virus, vi khuẩn, nấm

  • Virus: cúm, sởi.
  • Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu... Trong đó nguy hiểm nhất là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có thể dẫn đến biến chứng như viêm khớp cấp [thấp tim tiến triển], viêm cầu thận cấp.
  • Nấm: Candida.

  • Chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho có đờm.
  • Biểu hiện ban đầu của viêm họng cấp ở trẻ là ho khan
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ và thường thở bằng miệng do ngạt mũi.
  • Nôn, đi ngoài phân lỏng.

Các biến chứng khi bị viêm mũi họng cấp: Viêm tai giữa, Viêm đường hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm phổi, Viêm khớp [thấp tim tiến triển], viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A [S.pyogenes].

Thường xuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ

Các bậc phụ huynh nên tiến hành đo nhiệt độ cho trẻ và chườm hạ nhiệt bằng nước ấm. Giữ ấm cho trẻ: giữ ấm vùng cổ họng, ngực, mũi của trẻ để phòng ngừa bệnh viêm họng.

  • Đảm bảo môi trường sống khô thoáng, sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nơi ở sạch sẽ.
  • Cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng, đường hô hấp của trẻ
  • Thường xuyên chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Cho trẻ uống bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây như cam, chanh,... để giải nhiệt kháng viêm.
  • Tránh cho trẻ uống nước lạnh, ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng máy tạo ẩm để điều hòa không khí, luôn giữ nhiệt độ phòng từ 25-27 độ.
  • Giữ cho trẻ tâm trạng thoải mái,hạn chế quấy khóc làm bệnh lâu khỏi.
  • Bổ sung vitamin, kẽm, sắt,... để hệ thống miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
  • Không tắm trẻ ngay khi trẻ vừa đổ nhiều mồ hôi, dùng nước ấm tắm trẻ và thường xuyên rửa tay trẻ với xà phòng. Có thể dùng nước có pha 1-2 giọt tinh dầu gừng, khuynh diệp để giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bị lây bệnh. Không sử dụng chung đồ đạc với người khác.
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.

Nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ, cần lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Viêm họng cấp tính, đặc biệt là viêm họng cấp ở trẻ em là căn bệnh có thể bị tái phát mỗi năm. Các bậc phụ huynh cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để tạo sức đề kháng và tăng cường miễn dịch.

Hơn hết, nên cho trẻ tái khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và ngăn chặn mầm bệnh phát triển.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm suy giảm chức năng gan thận của trẻ.
  • Khi hạ nhiệt độ và được đưa về nhà điều trị, các bậc cha mẹ vẫn phải theo dõi và chăm sóc cẩn thận.
  • Nên đo nhiệt độ cho bé thường xuyên.
  • Nếu trẻ chán ăn, chia nhỏ bữa bú để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tạo sức đề kháng giúp nhanh lành bệnh.
  • Cho trẻ uống xen kẽ nước lọc với liều lượng vừa đủ, giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.
  • Để trẻ trong môi trường mát mẻ, sạch thoáng với độ ẩm vừa đủ. Tránh nằm điều hòa mà không có máy tạo ẩm.
  • Thường xuyên dùng nước muối sinh lý 0.9% rửa mũi cho trẻ để tiêu viêm, sát khuẩn đường hô hấp.
  • Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0. 9%
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, tạo không gian yên tĩnh thoải mái để bệnh sớm lành.
  • Làm sạch dịch mũi bằng dụng cụ hút dịch chuyên dụng, tránh bệnh viêm họng cấp mủ ở trẻ.
  • Sau khi hết bệnh, nên tái khám định kỳ để chắc chắn trẻ đã khỏi bệnh.

Bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết và có cách xử lý phù hợp khi trẻ mắc bệnh. Nếu xử trí tại nhà mà bệnh không thuyên giảm, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến Bênh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ nhỏ hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

XEM THÊM:

Viêm họng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi, lúc đó cơ thể bé đang tiết ra kháng thể chống lại bệnh tật, các mẹ nên nắm vững một số mẹo chữa viêm họng bằng các cách đơn giản dưới đây sẽ giúp việc hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm khám chữa bệnh viêm họng cho nhiều trẻ nhỏ, lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường, thầy thuốc nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình truyền hình sức khỏe VTV2, VTC2 cho biết, vào những ngày thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ mắc các căn bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, cảm sốt.

Bé có nhiều biểu hiện như người nóng, bứt rứt, khó chịu, nhất là về đêm. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu đó, đó là lúc cơ thể bé bắt đầu tiết ra kháng thể chống lại bệnh tật. Nếu dùng kháng sinh thì sẽ vô tình cản trở cơ hội này. Do đó, nếu biết một số mẹo cho bé khi bị viêm họng sẽ hỗ trợ bé vượt qua giai đoạn này.

Bài thuốc nam chữa viêm họng Đỗ Minh Đường từ lâu đã được người bệnh cũng như các chuyên gia đánh giá cao. Hiệu quả của bài thuốc đã được chứng minh sau khi tiến hành kiểm nghiệm trên 329 bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh viêm họng tại nhà thuốc vào đầu năm 2021. Kết quả cụ thể như sau:

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc, bạn đọc có thể tham khảo chia sẻ từ chị Hiền – bé Nam [8 tuổi] chữa viêm họng tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường:

[THAM KHẢO] Cả 2 mẹ con cùng khỏi viêm họng nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Kết quả đó có được là nhờ thuốc nam Đỗ Minh Đường trị viêm họng đã tuân thủ đúng cơ chế chữa bệnh của  y học cổ truyền. Theo đó, khi cho trẻ dùng thuốc, thuốc sẽ thấm sâu vào bên trong cơ thể bé để thực hiện nhiệm vụ khu phong trừ tà, giải độc tiêu viêm, giảm sưng ngứa cổ họng. Đồng thời thuốc sẽ cho tác dụng cân bằng âm dương cơ thể, phục hồi chính khí để đẩy lùi hoàn toàn tà khí – thủ phạm gây bệnh, hồi phục tạng phủ.

Đặc biệt, khi chữa viêm họng tại Đỗ Minh Đường, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ sẽ được tăng cường. Nhờ đó, bố mẹ không cần phải lo lắng nhiều về việc con tái phát bệnh hoặc thường xuyên bị ốm vặt.

ĐỌC NGAY: Chữa TRIỆT ĐỂ viêm họng cho bé – KHÔNG cần kháng sinh nhờ bài thuốc thảo dược này

Bài thuốc nam gia truyền chữa viêm họng Đỗ minh Đường

Một yếu tố quan trọng giúp mẹ có thể tin tưởng cho con chữa viêm họng tại Đỗ Minh Đường bởi bài thuốc này đảm bảo an toàn, lành tính, không tác dụng phụ. 40-50 loại cây thuốc quý trong bài thuốc như bồ công anh, kim ngân hoa, đẳng sâm, cát cánh, hạ khô thảo, đơn đỏ, ké đầu ngựa,… đều được thu hái tại vườn dược liệu sạch của nhà thuốc ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm. Nhờ đó bài thuốc không chứa tân dược, không có dược phẩm trôi nổi trên thị trường.

Bởi chủ động được nguồn thảo dược sạch làm thuốc, nhiều năm qua, bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường luôn là giải pháp số 1 được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn cho con. Đồng thời, đây cũng là bài thuốc dành cho phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú, người già hay người có sức đề kháng yếu… Người bệnh yên tâm bởi thuốc không gây tác dụng phụ hay kích ứng cơ thể người dùng.

Bởi hiệu quả vượt bậc của bài thuốc, vào năm 2017, nhà thuốc Đỗ Minh Đường vinh dự nhận được gải thưởng “Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng năm 2017″. Năm 2020, đơn vị được bình chọn lọt top 20 “Thương hiệu nổi tiếng 2020”.  

Tiếng lành đồn xa, thuốc nam Đỗ Minh Đường chữa viêm họng đã được nhiều người biết đến. Đặc biệt, bài thuốc còn được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản” – VTV2 số phát sóng ngày 6/2/2018.

Đồng thời, bài thuốc được nhiều trang báo đưa tin:

Bài thuốc viêm họng, viêm amidan Đỗ Minh được đưa tin trên các trang báo uy tín

Vốn là bài thuốc dạng thang, tuy nhiên, hiện nay, nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường hỗ trợ đun sắc thuốc sẵn thành dạng cao đặc, người bệnh không cần lo lắng về quá trình đun sắc thuốc. Đặc biệt với trẻ nhỏ, thuốc dạng cao sẽ dễ uống, dễ bảo quản, mùi không gây hắc hay khó chịu cho bé, giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn.

Đây là bài thuốc ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, được kê theo đơn của bác sĩ nhà thuốc, tuyệt đối không bán lẻ ở bên ngoài. Do đó, bố mẹ nên đưa con đến thăm khám kỹ lưỡng hoặc nhận sự tư vấn từ chuyên gia nhà thuốc để có liệu trình tốt nhất.

Lá xương sông có thể tìm được ở khắp nơi, có tác dụng trị tiêu đờm, đặc biệt đờm do phế nhiệt, chữa cảm cúm, sổ mũi, viêm họng, nhiệt miệng, lở loét,… Dùng lá xương sông trị viêm họng cho trẻ là một cách khá phổ biến cho hiệu quả cao.

Mật ong có nhiều loại chất kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng vi trùng gây bệnh do đó có thể khắc phục được các bệnh viêm họng, tiêu đờm, đây vốn là những căn bệnh do vi trùng gây ra.

Lấy một nắm lá xương sông đem đi rửa sạch, thái nhỏ sau đó hấp cùng một chút mật ong [hoặc đường phèn] trong 10 phút, sau đó lấy ra đem chắt nước uống một ngày 2 lần. Dùng trong khoảng 5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng, áp dụng có hiệu quả cao.

Lá xương sông có tác dụng tiêu đờm, chữa viêm họng do nhiệt

3.1 Quất và mật ong

Quất có vị chua, tính ấm, trị ho, làm long đờm, nhiều vitamin C, trong mật ong có chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, ngoài ra còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Quất kết hợp với mật ong là bài thuốc dân gian từ lâu đời có thể khắc phục được chứng viêm họng.

Nguyên liệu

  • 10 quả quất
  • 5 muỗng mật ong [ hay đường phèn]

Cách thực hiện

  • 10 quả quất chín rửa sạch,cắt đôi, bỏ hạt sau đó cho vào bát cùng với 1 chút mật ong.
  • Đem chưng cách thủy trong khoảng 20 phút, có thể hấp trong nồi cơm.
  • Uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần dùng 2-3 thìa cà phê, dùng hằng ngày cho đến khi hết hẳn.

Ngoài ra có thể ngâm quất cùng mật ong trong bình thủy tinh, cứ một lớp quất thì phủ 1 lớp mật ong lên trên, cứ như vậy cho đến khi đầy bình. Ngâm quất với mật ong trong vài ngày sau đó lấy nước này uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng. Uống liên tục trong 2-3 ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Xem thêm: Kinh nghiệm chữa viêm họng hạt bằng bài thuốc Đỗ Minh Đường của chàng tư vấn

Quất kết hợp với mật ong là bài thuốc dân gian từ lâu đời trị viêm họng.

3.2 Quất và nghệ

Bài thuốc này có hiệu quả cao, xuất phát từ bài thuốc “Quân bình âm dương” của giáo sư Bùi Quốc Châu.

Theo kinh nghiệm thì đến ngày thứ hai là bệnh có chuyển biến, viêm họng bắt đầu giảm, đến ngày thứ ba thì đã khỏe lên nhiều, tuy nhiên với các bé nhỏ thì có thể tới ngày thứ tư.

Nguyên liệu

  • 1 củ nghệ bằng ngón chân cái [dương]
  • 1 quả quất xanh [âm]
  • 3 thìa cà phê mật ong [dùng đường phèn cho trẻ dưới 2 tuổi]
  • 1/2 chén nước

Cách thực hiện

  • Nghệ, quất rửa sạch. Nghệ cạo vỏ, quất cắt đôi, không bỏ hạt.
  • Cho tất cả vào bát cùng với mật ong và 1/2 chén nước.
  • Hấp cách thủy trong 15 phút.

Mỗi lần dùng cho trẻ  2-3 muỗng cà phê sau bữa ăn, dùng liên tục trong vòng vài ngày cho đến khi khỏi bệnh. Có thể làm số lượng lớn rồi để trong tủ lạnh dùng, mỗi lần cần dùng thì hâm nóng lại.

Lá hẹ có chứa nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, ngoài ra còn là một vị thuốc quý. Lá hẹ có chứa chất sulfide, chất này có tác dụng diệt khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, nhiều nghiên cứu cho thấy, chất này có tác dụng kháng viêm mạnh hơn thuốc kháng sinh.

4.1 Lá hẹ hấp đường phèn

Đây là bài thuốc được nhiều gia đình áp dụng cho trẻ bị viêm họng, có hiệu quả cao, hoàn toàn áp dụng được cho bé dưới 1 tuổi.

Nguyên liệu

  • 200 gram lá hẹ
  • 50 gram đường phèn

Cách thực hiện

  • Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc, đường phèn giã nhuyễn
  • Cho lá hẹ vào bát với đường phèn, đem hấp cách thủy 20-30 phút.
  • Chắt lấy nước uống cho bé, mỗi lần dùng 2-3 muỗng cà phê, ngày dùng 2-3 lần, dùng mỗi ngày cho đến khi giảm và hết hẳn triệu chứng viêm họng.

ĐỌC NGAY: CHUYÊN GIA “mách” mẹo chữa viêm họng cho trẻ cực an toàn trên sóng VTV2

Có thể dùng hẹ và đường phèn trị viêm họng cho trẻ

4.2 Lá hẹ, gừng, đường phèn

Lưu ý: Không dùng cho trẻ bị viêm họng kèm sốt.

Nguyên liệu

  • 200 gram lá hẹ
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 50 gram đường phèn

Cách thực hiện

  • Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc, gừng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát, đường phèn giã nhuyễn.
  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào bát rồi đem chưng cách thủy trong 15-20 phút
  • Chắt lấy nước uống cho trẻ, ngày dùng 2-3 lần.

4.3 Lá hẹ, chanh và nghệ

Kết hợp lá hẹ, chanh và nghệ có công dụng trị viêm họng cho trẻ

Nguyên liệu

  • 200 gram lá hẹ
  • 1 củ nghệ
  • 1/2 quả chanh

Cách thực hiện

  • Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc, chanh rửa sạch, cắt thành từng lát, nghệ gọt vỏ, rửa sạch rồi đem đi giã nát.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào chén rồi đi hấp cách thủy từ 15-20 phút.
  • Chắt lấy nước uống cho trẻ, mỗi lần dùng 2 muỗng cà phê hòa với nước ấm, 1 ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và tối.

Ngoài ra, có thể lấy lá hẹ hơ nóng với lửa, bó lại rồi đắp vào cổ họng, có thể cho bé ăn cháo hẹ có tác dụng nhanh chóng khỏi bệnh.

Lá húng chanh có vị cay, tính ấm, ngoài là gia vị thì còn là một vị thuốc Nam có tác dụng chữa viêm họng, ho, giải cảm, cảm cúm, cảm lạnh,… mà không cần dùng thêm bất kỳ viên thuốc kháng sinh nào.

5.1 Lá húng chanh, quất, đường phèn

Nguyên liệu

  • 15 lá húng chanh tươi
  • 4 quả quất còn xanh
  • 1 ít đường phèn

Cách thực hiện

  • Lá húng chanh rửa sạch, quất rửa sạch, cắt đôi bỏ hạt
  • Cho tất cả các nguyên liệu vào bát rồi cho đường phèn vào sau đó hấp cách thủy 20 phút
  • Chắt nước cho bé uống mỗi ngày 2-3 lần, dùng trong 3-5 ngày. Có thể ăn cái hoặc không, tuy nhiên nếu ăn được cái sẽ tốt hơn.

5.2 Lá húng chanh hấp đường phèn

Nguyên liệu

  • 10 lá húng chanh
  • 20 gram đường phèn

Cách thực hiện

  • Lá húng chanh đem rửa sạch, thái nhỏ [hoặc xay nhuyễn] cho vào bát cùng với đường phèn.
  • Đem chưng cách thủy khoảng 20 phút.
  • Chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 1-2 lần, dùng trong khoảng 3-5 ngày sẽ thấy kết quả.
Lá húng chanh hấp đường phèn cũng là một bài thuốc được nhiều người áp dụng

Lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, có tác dụng kháng khuẩn, chất decanoyl-acataldehyd mang tính kháng sinh mạnh, do đó có thể dùng để chữa viêm họng, nóng sốt, kháng viêm, táo bón…

6.1 Nước ép lá diếp cá

Nguyên liệu

Cách làm

  • Lá diếp cá rửa sạch sau đó xay nhuyễn rồi lọc lấy phần nước cốt, uống mỗi ngày 1-2 lần.

Tuy nhiên lá diếp cá có mùi tanh sẽ gây khó chịu cho bé. Nếu bé viêm họng có dấu hiệu lạnh bụng, đi tiêu phân lỏng thì không được dùng. Lúc đó nên dùng lá diếp cá, nước cháo và đường theo hướng dẫn sau

6.2 Lá diếp cá, nước cháo và đường

Nguyên liệu

  • 5 gram lá diếp cá
  • 1 bát nước cháo loãng
  • 1 ít đường

Cách thực hiện

  • Rau diếp cá rửa sạch sau đó xay nhuyễn, chắt lấy nước.
  • Đem nước này trộn chung cùng với nước cháo loãng và một ít đường rồi đun trên bếp.
  • Chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 3 lần, dùng đều đặn sẽ thấy giảm cơn ho một cách đáng kể.

XEM NGAY: 13+ Cách chữa viêm họng tại nhà mẹ có thể tham khảo cho bé

Nếu trẻ có dấu hiệu lạnh bụng, đi tiêu phân lỏng, nhiễm hàn thì không nên dùng nước ép lá diếp cá

Trong tía tô có những dưỡng chất làm thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, giảm viêm họng, ngoài ra còn có thể xoa dịu những cơn đau rát ở cổ họng. Dùng lá tía tô điều trị các bệnh lý thuộc tai mũi họng rất tốt và hiệu quả cao.

7.1 Lá tía tô, hoa khế, đường phèn

Nguyên liệu

  • 5 gram lá tía tô
  • 5 gram hoa khế
  • 15 gram đường phèn

Cách thực hiện

  • Các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào bát cùng với đường phèn.
  • Đem chưng cách thủy 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước cốt, một ngày uống 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

7.2 Hạt tía tô

Nguyên liệu

Cách thực hiện

  • Rửa sạch hạt tía tô, để ráo rồi đem xay nhuyễn thành bột mịn.
  • Khi dùng thì lấy 10 gram bột lá tía tô uống với 100 ml nước ấm, uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.
Có thể dùng lá tía tô, hạt tía tô trị viêm họng cho trẻ

Băm nhỏ một ít gừng rồi đun sôi với nước. Sau đó lấy phần nước này cho trẻ uống 2-3 lần trong ngày.

Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất chống lại vi khuẩn, đặc biệt là chất Allicin có tính kháng khuẩn cao, do đó tỏi có thể được dùng để chữa viêm họng cho trẻ. Tỏi có thể dùng được cho nhiều đối tượng từ trẻ em, người lớn đến em bé mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

9.1 Tỏi nướng

Lấy 3-4 tép tỏi ra để nguyên vỏ, rửa sạch sau đó nướng lên. Khi dùng bốc hết lớp vỏ bên ngoài rồi cho tỏi và một chút nước ấm vào chén, sau đó tiến hành nghiền nát tỏi, nên nghiền tỏi càng nhiều càng tốt để chất allicin tiết ra nhiều có tác dụng giảm viêm họng.

Sau đó chắt lấy nước tỏi cho trẻ uống một ngày 2 lần, vào buổi sáng và tối.

9.2 Tỏi và mật ong

Lưu ý: Không dùng bài thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn rất tốt kết hợp với mật ong cũng là một cách giảm viêm họng hiệu quả.

Cách 1:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập
  • Cho tỏi vào bát sau đó rót mật ong vào hấp cách thủy 20 phút.
  • Ăn cả nước và bã

Sử dụng 1 ngày 3 lần, ăn trước bữa ăn 15 phút, dùng liên tục trong vòng 15-20 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm một cách đáng kể.

Cách 2:

  • Tỏi mua về, lột vỏ rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Dùng một lượng mật ong vừa đủ ngâm với tỏi trong khoảng 3-5 phút.
  • Sau đó ngậm tỏi trong miệng cho đến khi không còn cảm thấy mùi vị thì nuốt xuống, nếu trẻ thấy khó chịu vì mùi của tỏi thì có thể nhả ra.

Cách 3:

  • Giã nhuyễn tỏi rồi ngâm với mật ong trong 7 ngày.
  • Khi sử dụng lấy một ít nước tỏi, mật ong ra uống với nước ấm sẽ thấy hiệu quả.

DÀNH CHO MẸ: Nếu bé đau họng – Hãy tham khảo ngay 13 cách này!

Mật ong khi kết hợp với tỏi sẽ có tính kháng khuẩn cao giúp trị viêm họng hiệu quả

Lưu ý: Không dùng phương pháp này cho trẻ em dưới 2 tuổi

Mật ong có nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống oxy hóa, kháng lại các vi khuẩn, virus, chống nhiễm trùng, …

10.1 Mật ong và chanh

Chanh kết hợp mật ong sẽ làm dịu cổ họng cho bé, chanh có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, mật ong giúp chống ôxy hóa, kháng các loại virus gây bệnh viêm họng.

Cách 1:

  • Dùng 1 muỗng cà phê mật ong pha cùng với nước cốt chanh và nước ấm.
  • Uống ước này vào mỗi buổi sáng để trị viêm họng rất hiệu quả.

Cách 2: Ngoài ra có thể dùng chanh đào ngâm mật ong để sử dụng hằng ngày như sau:

  • Chanh đào rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho một lượng mật ong vừa đủ vào trộn đều.
  • Khi sử dụng thì ngậm từng lát mỏng chanh để giảm triệu chứng đau họng, dùng hằng ngày cho đến khi hết hẳn.

10.2 Mật ong và gừng

Gừng có tính ấm có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, có thể điều trị ho, viêm họng, tiêu đờm khi kết hợp với mật ong. Ngoài trị viêm họng, đây là bài thuốc có thể điều trị ho, cảm lạnh, tác dụng mạnh.

Cách 1: Gừng cạo vỏ, rửa sạch sau đó đem giã nát lấy nước. Sau đó trộn nước gừng với mật ong theo tỷ lệ 1:1, mỗi lần 1 thìa cà phê, dùng 3 lần trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Cách 2: Gừng cắt thành từng lát mỏng sau đó ngâm với mật ong trong vòng vài ngày, cũng giúp trị chứng đau họng.

10.3 Mật ong và giấm táo

Giấm táo có đặc tính chống lại vi khuẩn và là nguồn cung cấp insulin prebiotic dồi dào nên thúc đẩy hệ miễn dịch bằng cách tăng các kháng thể trị bệnh. Do đó giấm táo kết hợp mật ong là bài thuốc trị viêm họng rất hiệu quả.

Cách làm: dùng 1 thìa mật ong pha với 2 thìa giấm táo với nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần cho đến khi hết bệnh viêm họng. Có thể dùng giấm táo với muối để xúc miệng sẽ hỗ trợ trị bệnh viêm họng.

Mật ong khi kết hợp với giấm táo sẽ loại bỏ vi khuẩn trong miệng, thúc đẩy hệ thống miễn dịch

Đây đều là những vị thuốc quen thuộc với nguyên liệu thiên nhiên hoàn toàn lành tính, dễ tìm, không gây tác dụng phụ so với việc dùng thuốc Tây y.

Các cách trên chỉ áp dụng đối với bệnh viêm họng cấp tính, còn khi có dấu hiệu viêm họng kèm theo sốt cao thì các bài thuốc trên không có hiệu quả, lúc này nên đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh.

Sau khi dùng khoảng 3-5 ngày mà thấy bệnh không thuyên giảm thì nên đến ngay các cơ sở y tế trị bệnh, vì có thể bé mắc phải một số bệnh lý khác ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài việc áp dụng các mẹo trên để chữa viêm họng cho trẻ thì nên lưu ý các điều sau để giúp bé vượt qua căn bệnh này:

  • Khi thấy bé bị nôn thì cần lau sạch miệng, cho bé uống nước và thay quần áo, uống các nước bù chất điện giải, tuyệt đối không cho bé uống sữa hay các bài thuốc. Đặt bé nằm yên rồi kê gối cao đầu cho trẻ.
  • Trong thời gian dùng thuốc thì không cho trẻ ăn những thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn có cay nóng, chứa nhiều chất kích thích.
  • Nên tránh hoàn toàn các món nướng, chiên, đặc tác cọ xát vào thành cổ họng bé, làm chậm quá trình hồi phục và nên ăn những món ăn mềm, loãng, như cháo, súp, ăn nhiều rau lá xanh giàu vitamin C
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vào ban đêm. Giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, vệ sinh thật kỹ vùng răng miệng bằng bài thuốc hay dung dịch nước muối pha loãng, đảm bảo trẻ không bị vi khuẩn tấn công.
  • Uống nhiều nước vì sốt thường mất nước, tuy nhiên không được uống nước đá sẽ làm căn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên ở trong môi trường ô nhiễm, trong nhà luôn phải sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh thật kỹ chăn, ga, gối vì là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn làm căn bệnh viêm họng của bé ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra nên tránh tới các nơi có nhiệt độ lanh hay môi trường ô nhiễm có nhiều vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới cổ họng của bé.
Cho trẻ uống nhiều nước khi bị viêm họng

Trên đây là một mẹo chữa viêm họng cho trẻ không cần dùng kháng sinh. Ngoài các mẹo dân gian thì nên lưu ý một số điều trên để việc trị bệnh viêm họng diễn ra tốt đẹp. Khi thấy các bài thuốc trên không có tác dụng sau 3-5 ngày thì nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kịp thời chữa trị.

Tham khảo ngay:

Video liên quan

Chủ Đề