Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Kinh nghiệm câu chép thành công

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Cá chép là loại cá tinh khôn, khó dụ nhất trong các loài cá nước ngọt. Vì vậy để tóm được những con chép trên 1kg quả là một chiến công vang dội của các cần thủ.

Trước khi đi đánh trận đòi hỏi các chiến binh sông nước phải trang bị cho mình những vũ khí, những bí kíp chiến thuật, những cái nhìn bao quát về đối thủ.

Thật may mắn cho các bạn khi đọc bài viết này của chúng tôi. Bởi vì đây là quá trình tổng hợp, tích lũy kinh nghiệm đáng quý qua nhiều năm của các cựu cần thủ với danh hiệu Bàn Tay Vàng:

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 1:Cá chép là loại cá tinh khôn, khó dụ nhất trong các loài cá nước ngọt.

1. Chọn địa điểm câu:

Theo các cựu cần thủ thì đầu tiên chúng ta phải chọn địa điểm câu có nhiều chép: ổ của chép thường là vùng nước yên tĩnh ( ít chảy ) gần nơi có đá gầm, cọc tre, đám lục bình rộng, độ sâu nước từ 1,5 - 3 m, gần các nguồn thức ăn. VD: bến sông. Chân cầu, cửa cống..vv

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 2: Vùng nước yên tĩnhgần các nguồn thức ănlà nơi trú ngụ của chép

2. Hiểu được tập tính ăn mồi của chép

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 3: Chépăn mồi rất chậm, chỉnhấm nháp nhè nhẹ, nếu mồi chuẩnmới nuốt

Chép ăn mồi thường khi các loài cá khác đã ăn chán chê và bỏ đi, chép ăn mạnh nhất vào thời gian từ 15h đến 19h30, cảm nhận khi chúng ăn chúng sẽ nhấm nháp nhè nhẹ, nếu mồi chuẩn chúng sẽ nuốt ( rút hay bềnh phao ) nếu mồi ko chuẩn thì chúng chỉ nhấm 1 chút là bỏ đi ngay.

Chép ăn mồi rất chậm chạp, bình tĩnh, đặc biệt chép to, nếu chúng cảm thấy nguy hiểm là ko ăn mồi ( dù nó đang rất đói ) chúng rất tinh để phát hiện ra thấy mồi của chúng ta ko chuẩn, cước quá to, lưỡi chùm ( lục ) hay cục mồi lăng xê quá khủng đều làm chúng sợ, và bỏ chạy.

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 4:Mồi cómùi thơmnhư mít chín, vịhơi chua, mịn mớidụ được chép

Vậy như thế nào là mổi chuẩn của chép?

Hiện nay nhiều người câu chép hay tự chế mồi, hoặc dùng mồi TQ, ( tuy nhiênMồitrung quốccóchứathànhphần chất gây hại, ta câu nên về làm ko sạch dễbị nhiễmđộc khiăncá) hoặc mồi thông thường trên thị trường, chép vẫn ăn nhưng độ nhạy ko cao.

Ta có thể tự chế mồi câu chép có thể dùng vật liệu có sẵn như: sữa bột, khoai, bột nếp, đỗ xanh, đỗ tương, bột mì, chuối chín, lạc rang, vừng, mè.....vv.. nhưng rất tốn kém và pha chếcầu kì, lách cách, mỗi lần đi câu pha chế mồi rất mất thời gian, và ít hiệu quả ( chỉ lên một vài những chú chép tai trâu ngờ nghệch ).

Mồi Chép thích ăn nhất: Mồi cómùi thơmnhư mít chín, vịhơi chua. Mồi phải thật Mịn, thả xuống nước phải tạo màn sương mùi thơm dụ chép.

Khi câu chép bắt buộc phải ném thính vùng dụ chép tập trung đông đúc lại như kiểu nhà có đám để dễ câu chúng, thính vùng cũng rất quan trọng ko kém mồi câu.

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 5: Mồi câu thơm, "chuẩn" thì không con chép nào có thể thoát khỏi.

3. Cần câu chép phải thật nhạy

Cần câu chép phải thật nhạy để sao cho khi chép vào ăn mồi, rung phao, ta có thể biết chính xác 100 % khi nào chép đang nhấm thử, khi nào chép đã ngậm mồi, để có cú đóng chuẩn xác, dính cá nhất.

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 6: Cần câu chép phải thật nhạy để đóng cá chính xác nhất

4. Cách cân phao, chì thật chuẩn

Vì mắt, khứu giác, vị giác của chéprất tinh. câu chì, phao, lưỡi, cước to là dễ móm, tốt hơn bạn nên chọn mua phao, chì, lưỡi, cước chọn loại mảnh, nhỏ nhất.

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 7: Phụ kiện câu chép phải có kích thước cực kỳ nhỏ mới mang lại hiệu quả cao.

Cách chọn lưỡi:

Câu Chép lưỡi đơn, lưỡi đôi, thấy hiệu quả hơn câu Lục nhiều, vì đã đóng cá là sẽ lên bờ 98%, còn giật lục rất dễ bong nếu ko biết dòng, mà chép đã 1 con bị dính lục cả đàn sẽ sợ chạy hết trơn, con chép nào bị lưỡi câu lục sượt qua thân mình, thì có chết đói nó cũng không bao giờ quay lại ăn mồi nữa, vì giống Cá Chép khôn nhất trong các loài cá sông.

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 8: Phao câu chép nên chọnphao có độ ổn định cao, tín hiệu báo cá rõ ràng.

Cách chọn Phao:

Chọn cây phao thích hợp cho việc săn chép, chúng ta chỉ cần một cây phao có độ ổn định cao, tín hiệu báo cá rõ ràng. theo thiển ý của mình, mình sẽ chọn phao như sau :

a. Tim phao :tim phao dài, mảnh (thường bằng kim loại): độ ổn định cao, ít chịu ảnh hưởng của gió. tim phao bằng kim loai ==> nặng, khi cá nâng mồi sẽ làm trạng thái phao ngã ngang rất rõ ràng.


b. Thân phao:thường chọn thân phao hình nêm có phần đầu hơi phình to và thuôn dài về phía chân phao. phần thuôn dài này sẽ giúp phao ít bị ảnh hưởng bởi nước, phao lên xu6o61ng nhẹ nhàng. Phần đầu phình to sẽ làm cây phao dễ bị "ngã ngang" khi viên mồi bị nâng lên. Chất liệu để làm thân phao thường được chọn là cỏ ( mang chì nhiều, giúp cho viên mồi mau xuống điểm câu), gỗ balsa (mang chì vừa phải), lông công ( ....


c. Chân phao:nên chọn loại chân dài, bằng cảbon hoặc kim loại sẽ giúp phao ít chịu tác động của nước, báo tín hiệu rõ ràng.


d. Chiều dài của cả cây phao:tim , thân, chân phao dài sẽ giúp cây phao có độ ổn định cao. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dùng loại phao dài này được ( hồ sâu khoảng 1m mà dùng cây phao 50cm thì không khả thi). vì vậy chiều dài cây phao sẽ tùy thuộc vào độ sâu của vị trí buông câu nhé các bạn.

5. Đóng cá đúng thời điểm

Sau khi ném vùng ổ xong, các loại cá khác vào ăn 1 lúc, rồi yên lặng, sau đó ta nhìn thấy phao câu khi nhấp nháy nhè nhẹ thì ta cứ để nguyên vì lúc đó chép đang thử mồi và rất cảnh giác ( nếu giật lúc này, hầu như bị hụt) chỉ khi nào phao rút đi (chép to ăn mồi) hay bềnh lên, đóng là dính cá. Còn nếu mồi ko chuẩn, chép sẽ ko ăn nữa và bỏ đi, mặc dù tăm chép sôi sùng sục ( loại tăm nhỏ, dày, cày theo vệt dài ).

Kinh nghiệm câu đài tự nhiên

Hình 9: Đóng cá đúng thời điểm sẽ giúp ban có chuyến câu bội thu

Chúng tôi sẽ mô tả chi tiết vị trí phao trong mỗi trường hợp như sau:

a. Trước khi mồi câu bị hớp vào miệng cá :Phao sẽ bị lún nhẹ 1 chút , lí do là khi cá mới xà đến cục mồi, sự di chuyển của cá sẽ tạo một số tác động đến môi trường nước xung quanh viên mồi, làm cho viên mồi có thể dịch chuyển hoặc chí ít cũng tác động đến sợ dây link (dây thẻo).


b. Khi viên mồi bị cá hớp vào miệng:viên mồi nằm cách đáy bùn một khoảng nhất định, phao không còn phải mang trọng lượng của mồi nên sẽ nổi lên một khoảng bằng với khoảng cách miệng cá đến đáy bùn. Trường hợp khoảng cách này lớn hơn khoảng cách của thanh quấn chì đến đáy bùn, sẽ làm cây phao không còn phải tải trọng lượng thanh quấn chì ===> không trọng lượng cân bằng, phao bị ngã ngang ra: gọi là bềnh phao. Đây là thời điểm thích hợp để giật cá.


c.Khi viên mồi nằm trong miệng cá và cá tiếp tục di chuyển, hoặc cá cảm thấy được vật cứng trong miệng==> sợ bỏ đi hoặc bị đau ==> bỏ chạy (viên mồi vẫn nằm trong miệng cá): lúc đó mồi, thanh quấn chì, phao không còn nằm trên một đường thẳng đúng mà là dường nằm nghiêng (giống như cạnh huyền của 1 tam giác vuông vậy). Tuy nhiên chiều dài từ phao đến lưỡi luôn là hằng số (là cố định), nên phao sẽ bị kéo chìm xuống. Đây là thời điểm giật cá.

Trên đây là những kỹ thuật câu chép cơ bản. Mong rằng với những chia sẻ hữu ích như trên các bạn sẽ chinh phục dễ dàng loài cá tinh khôn này.

Chúc bạn sẽ câu được một rổ chép như những dân câu chuyên nghiệp nhé!

Asun.vn (Tổng hợp)


Bài viết liên quan» Mua sắm gì trong những tháng cuối năm» Khuyến mãi cực khủng - cơ hội sở hữu Máy tính bảng 0đ» Hướng dẫn thiết lập thẻo câu KD hiệu quả cho câu cá chép» Hướng dẫn thiết lập thẻo câu hiệu quả cho câu cá tầng đáy» Hướng Dẫn Sử Dụng Xe Điều Khiển Xúc Đất Đèn Nhạc XCT_03» Học Cách Sử Dụng Máy Câu Đứng Qua 4 Bước Đơn Giản» Kỹ thuật sử dụng máy câu ngang» Siêu Thị Đồ Câu Cá Asun