Kiến giả nhất phận nghĩa là gì

Hai năm gần đây, bố mẹ chồng tôi lần lượt qua đời. Khi lâm chung, ông bà thống nhất với hai con trai để lại ngôi nhà ở quê cho con gái út tật nguyền. Khoản tiền để sinh sống chính là khoản thu nhập từ căn phòng mặt tiền cho thuê. Như vậy, cô sẽ không phải nhờ cậy ai nuôi mình sau này. Hai con trai nhường phần tài sản thừa kế từ ngôi nhà cho em gái xem như là phần hỗ trợ nuôi em suốt đời khi bố mẹ không còn. Với cách phân chia đó, ông bà xem như “anh em kiến giả nhất phận”, không ai tranh dành về tài sản thừa kế, cũng như trách nhiệm đối với cô em gái tật nguyền. Chồng tôi và em trai đồng ý với cách phân chia đó.

Anh chị em "kiến giả", nhưng không "nhất phận".

Sau khi bố mẹ chồng tôi mất được một thời gian, em gái chồng tôi được một người đàn ông cùng hoàn cảnh yêu, và tiến tới hôn nhân. Hơn một năm chung sống, em gái tôi bị chồng lừa bán nhà, chiếm đoạt hết tài sản rồi ly hôn. Bây giờ, em gái chồng tôi trở thành người không có tài sản, không tự nuôi sống mình.

Do quan niệm “anh em kiến giả nhất phận” và đã dành phần thừa kế cho em gái trước đó nên chồng tôi và em trai thấy mình không có trách nhiệm với em nữa. Họ bàn nhau đưa em gái vào trung tâm nhân đạo sống. Thế nhưng, họ hàng lại bảo anh em họ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái đến hết đời. Nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật. Tôi muốn hỏi, tại sao chúng tôi lại phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi em gái chồng khi đã “kiến giả nhất phận”? Trong trường hợp này, nếu chúng tôi không chu cấp nuôi dưỡng em gái chồng có vi phạm pháp luật không?

Xét về tình lẫn lý, vợ chồng bạn và em trai vẫn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cô em gái tật nguyền không có tài sản và khả năng tự nuôi sống mình. Đạo đức gia đình không cho phép người thân ruột thịt bỏ rơi nhau khi hoạn nạn, khó khăn, đặc biệt là tật nguyền không có khả năng nuôi sống bản thân. Dù ban đầu, mọi thành viên trong gia đình chồng bạn đã thỏa thuận phần tài sản để em gái có nguồn sống. Nhưng, trong hoàn cảnh này, cô ấy cần có sự cấp dưỡng từ người thân.

Về luật pháp, nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình được quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, khoản 1 Điều 107 quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em, Điều 112 quy định: Trong trường hợp không còn cha mẹ, hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, Điều 119 cũng quy định trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó: Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội Liên hiệp Phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

:mad::RollingEy:Em vừa tranh cãi kịch liệt với bạn em về cái câu " anh em kiến giả nhất phận", theo các chị đi trước thế chẳng lẽ anh em phận ai lo phận người đấy ah chị, không giúp đỡ lo toan gì cho nhau sao. Hay tất cả phải dừng lại ở giới hạn:Worried:

Chiều hôm nọ, tôi đang tỉa lá, tưới tắm cây cảnh ở góc sân thì thằng cháu nội đi học về.

Bạn đang xem: Kiến giả nhất phận là gì

Chào ông xong, cháu bảo: "Ông ơi, ông Hậu dặn cháu nói với ông là tối nay họp Chi hội người cao tuổi ông ạ!".

Tôi chào lại cháu rồi ngẫm nghĩ không biết có việc gì mà họp đột xuất, thì cô con dâu đang nhặt rau ngoài hiên đã nói vọng ra: "Chắc là chuyện sáng nay của bác Toàn với nhà anh Quang đấy mà ông?".

Xóm tôi nằm trong một ngôi làng thuần nông ven thị. Hơn chục năm nay, thị xã lên thành phố, nên mở rộng ra chung quanh, dần dà làng trở thành phố, và cư dân trong xóm cũng không còn thuần nông như trước. Chi hội người cao tuổi của chúng tôi cũng cho thấy thành phần dân cư, người là nông dân ở làng từ nhỏ, người gốc ở làng rồi đi bộ đội hay công nhân đến giờ về hưu về làng, người từ thành phố mua đất làm nhà rồi sinh hoạt với bà con trong xóm. Gia đình anh Quang từ thành phố đến đây mua đất, xây một cái nhà rất to, kín cổng cao tường, ra đóng vào mở. Gia đình anh rất ít quan hệ với bà con, nên chẳng ai biết vợ chồng anh làm gì. Sáng ngày nọ, một bà vẻ mặt buồn buồn đứng phía trong cổng nhà anh Quang nhìn ra, thấy bà Loan đi tập thể dục về, gọi lại hỏi tên làng là gì. Trò chuyện thì biết anh Quang mới đón bố mẹ từ thành phố về. Sau đó không thấy ông bà gặp gỡ ai, chỉ mỗi bà Loan là thỉnh thoảng đứng nói chuyện, người ở trong cổng, người ở ngoài cổng. Bà Loan rủ bố mẹ anh Quang sinh hoạt trong Chi hội người cao tuổi, ông bà bảo anh Quang không cho giao du với ai. "Nó bảo rách việc!", ông bà nói vậy. Nhà anh Quang to nhất xóm, nước thải của nhà anh qua cái cống nhỏ chảy vào cống chung dọc theo đường xóm. Hôm trước, không biết tại sao cái cống nhỏ nhà anh bị vỡ, nước bẩn tràn ra đường. Nghe bà con phàn nàn, anh Quang ra ngó một lúc rồi văng tục, chửi đứa nào phá cống nhà anh.

Xem thêm:

Sau đó anh mặc kệ, không sửa sang. Mấy tuần sau, đoạn đường qua nhà anh lúc nào cũng lép nhép, bốc mùi rất khó chịu. Không chịu được, sáng nay bác Toàn ở nhà bên cạnh, chờ anh Quang đi làm để góp ý, thế là anh nổi nóng. Anh nói: "Ông bảo đứa nào phá cống nhà tôi thì đến mà sửa!". Bực quá, bác Toàn mắng anh Quang. Anh Quang cãi lại, ầm ĩ cả xóm.

Tối hôm ấy, Chi hội người cao tuổi mời cả ông trưởng xóm đến dự họp. Mọi người rất bức xúc vì thái độ của anh Quang. Ðúng lúc ông trưởng xóm phát biểu ý kiến thì có tiếng gọi, mọi người nhìn ra, thấy bố mẹ anh Quang và anh Quang đang đứng ngoài cổng. Ông Hậu ra mời ba người vào nhà. Yên vị đâu đấy xong, bố anh Quang đứng lên nói: "Vợ chồng tôi và cháu sang nhà ông Toàn, mới biết là các ông bà đang họp. Chúng tôi đưa cháu đến đây để xin lỗi các ông bà, xin lỗi bà con trong xóm". Mọi người mừng lắm, ồn ào cả lên. Ðề nghị mọi người trật tự, ông Hậu đứng lên nói: "Ông bà có lời như thế thì chúng tôi sẵn sàng bỏ qua, hy vọng là từ nay anh Quang cư xử sao cho có tình. Các cụ bảo "kiến giả nhất phận", nhưng ở cùng xóm thì "kiến giả không nhất phận" đâu, còn có quan hệ xóm giềng. Mà anh Quang cũng nên tạo điều kiện cho bố mẹ sinh hoạt với chúng tôi, để các cụ ru rú trong nhà như thế là không nên". Và anh Quang ấp úng, có vẻ đồng tình.

Bác tra bằng chữ quốc ngữ thì không đúng nghĩa đâu. 見 者 一 分 [kiến giả nhất phận].

見 [kiến] //hvdic.thivien.net/whv/見


者 [giả] //hvdic.thivien.net/whv/者
一 [nhất] //hvdic.thivien.net/whv/一
分 [phận] //hvdic.thivien.net/whv/分 kiến: là chỉ chính kiến, ý kiến .... giả: là chỉ người [ví dụ như ký giả, học giả ...] Nghĩa của cả câu: mỗi người có chính kiến và có một số phận [ý nghĩa mang tính chất tự chủ của mỗi con người].

Chả hiểu sao lại bị ghép thêm quan hệ anh em vào, biến thành ý nghĩa thân ai nấy lo.

Cái câu "kiến giả nhất phận" về nghĩa nó cũng chỉ mỗi người 1 số phận nhưng nó cũng không phải phân tách thành tiếng Hán kiểu mỗi người 1 chính kiến gì đâu mợ. Thật ra câu đó như 1 câu nói thông thường : kiến [nhìn] giá [mỗi người] nhất [một] phận [số phận]: nhìn mỗi người thì mỗi người 1 số phận, nói nôm na là "người nào phận nấy", các cụ nho nhà mình khi răn dạy con cái gia đình thường hay nói câu này nên về sau mọi người hay bắt chước: anh em kiến giả nhất phận, chị em kiến giả nhất phận , anh em đồng đội kiến giả nhất phận. CÒn về nghĩa trong từ điển "anh em trong gia đình phận ai nấy lo" nhiều khả năng là trích từ Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Lân vì cụ Nguyễn Lân nổi tiếng về việc lấy 1 nghĩa cụ thể rồi khái quát thành nghĩa chung của từ, cụm từ, tục ngữ...

Nếu vợ không OK thì mặc kệ hử cụ?. Nhiều cụ làm gì cũng bàn cũng hỏi vợ; em thì chả hỏi làm gì cho mệt. Mình làm gì là việc mình, tiền mình có mình cứ làm thôi, ko phải báo cáo.

Theo em nghĩ cụ thế là chưa đúng hoàn toàn đâu. Em không nói chuyện giúp anh em mà trong mọi chuyện. Khi kết hôn, tiền trong nhà dù ai làm ra cũng là của chung. Khi cụ tiêu đến một mức nào đó [theo từng gia đình] thì cần thỏa thuận với vợ/ chồng để đạt được đồng thuận trong gia đình. Chứ cụ coi là việc của cụ, tiền của cụ cụ cứ làm. Vợ cụ cũng ý nghĩ và việc làm tương tự thì còn gì là một gia đình. Khi cụ làm và tiêu tiền theo ý mình, vô hình chung cụ đã đẩy vợ cụ vào thế người phụ thuộc trong gia đình. Và em thật, đó là nguồn cơn xảy ra rất nhiều việc không yên ổn trong tương lai. Nhất là khi việc làm đó thất bại, tiền đội nón ra đi. Hãy coi vợ là bạn đời, người có quyền và nghĩa vụ tương đương với mình, là đối tác có 50% cổ phần trong công ty mang tên gia đình để có hướng hành xử phù hợp.

Em góp ý vậy với cụ, cụ ạ.

Chỉnh sửa cuối: 15/10/19

thế hóa ra cụ chủ thớt định hướng, mà mọi người lái không chuẩn à

^.^

Cái cần lái ko lái, cái không cần lái cứ lái, lái cái không cần lái thì có cái tác dụng gì mà cái cần lái lại không lái cũng chẳng có tác dụng gì. Nói chung là lái không chuẩn.

Câu anh em kiến giả nhất phận thường được áp dụng khi nói về anh em đã có gia đình riêng. Chứ nếu anh em còn đang sống chung một mái nhà thì không ai áp dụng câu đó. Đại loại câu này ý là, khi còn chung một mái nhà thì anh em cùng share một gia đình duy nhất, số phận theo đó gắn với nhau; nhưng khi tách ra lập gia đình mới, thì số phận anh em ít liên quan như xưa, mà toàn tâm toàn ý phụ thuộc vào gia đình mới kia.

Cho nên, các câu tục ngữ khi dùng cũng cần chú ý hoàn cảnh sử dụng.

Em chẳng biết giả với kiến thế nào, em chỉ biết là, nhà em có 4 anh chị em. Ai ăn cơm nhà đấy, ai ở nhà đấy. Khi có việc lớn gì, ví dụ mua nhà, mua xe, con cái học hành...thì cả hội xúm xít vào, gánh đỡ nhau một tý, có nhiều giúp nhiều, ít giúp ít, vay thì ko tính lãi, bao giờ có thì trả. Con cái giờ thì có ít, nên các cháu cũng coi như con. Lo được gì thì lo. Nhà đất của bố mẹ thì ông bà cho ai thì cho, chẳng ai càm ràm, vui vẻ hết.

Thi thoảng nghĩ ngợi, em thấy cũng may,

Nhà mình cô em chồng suốt ngày đòi chia đất luôn. Lúc đầu lý do là để bán cho thằng em họ , không may đêm hôm ông bà làm sao thì có nó sẵn gần nó đỡ. Các anh trong nhà bảo thế bán nó rồi, được giá nó bán cho thằng khác nó về mở Karaoke sát đấy có cấm được nó không ? Thế là xẹp xuống, nhưng cô chưa chịu lại lấy lý do chia trước không sợ sau này anh em mâu thuẫn. Lần này các anh chả can được và ông bà đã làm sổ cho cô ấy rồi. Mình không can thiệp vào chuyện bên chồng nhưng nghĩ trộm sau này nhỡ ông bà ốm đau thì chả biết trông vào đâu cả, đất chia hết rồi. Lẽ ra phần thừa kế phải đợi sau này trừ hết các khoản chi phí cho cả hai ông bà, còn thừa đâu mới chia cho các con mới chuẩn. Nhưng chuyện đấy mình xác định chả liên quan gì cho nhẹ người.

Nhìn thấy trong hàng xóm và bạn bè thì điều đó có đúng kg Cccm. Chỗ em thì em chỉ thấy khen và cảm phục mấy Bác. Lo cho các em từng tí một. Từ công ăn việc làm đến xây dựng nhà cửa thậm trí cả xây dựng gia đình cho các Em. Không biết thời xưa các cụ nhà mình có nghe vợ nhiều ntn không nhỉ cccm. Chắc muốn nghe vợ để sống lâu [ đúng thật vì thời nay tuổi thọ trung bình cao hơn thời các cụ ]

Rượu em đầy vò, chờ cccm để cho em rót mời ạ

Em nói thật... Gia môn bất hạnh thì như đoạn sau còn nhà có phúc thì như đoạn trước

Em chẳng biết giả với kiến thế nào, em chỉ biết là, nhà em có 4 anh chị em. Ai ăn cơm nhà đấy, ai ở nhà đấy. Khi có việc lớn gì, ví dụ mua nhà, mua xe, con cái học hành...thì cả hội xúm xít vào, gánh đỡ nhau một tý, có nhiều giúp nhiều, ít giúp ít, vay thì ko tính lãi, bao giờ có thì trả. Con cái giờ thì có ít, nên các cháu cũng coi như con. Lo được gì thì lo. Nhà đất của bố mẹ thì ông bà cho ai thì cho, chẳng ai càm ràm, vui vẻ hết.

Thi thoảng nghĩ ngợi, em thấy cũng may,

Được như gia đình cụ, đúng là có phúc lớn!
Mời cụ một chén!

Lo cho nhau thì quý hóa quá, nhưng ko lo được cũng đôi lúc hằn học này nọ, lắm lúc lại thấy khiên cưỡng khi cùng phải làm cái gì đó cần sự chung tay. haizzz ...

Cái câu "kiến giả nhất phận" về nghĩa nó cũng chỉ mỗi người 1 số phận nhưng nó cũng không phải phân tách thành tiếng Hán kiểu mỗi người 1 chính kiến gì đâu mợ. Thật ra câu đó như 1 câu nói thông thường : kiến [nhìn] giá [mỗi người] nhất [một] phận [số phận]: nhìn mỗi người thì mỗi người 1 số phận, nói nôm na là "người nào phận nấy", các cụ nho nhà mình khi răn dạy con cái gia đình thường hay nói câu này nên về sau mọi người hay bắt chước: anh em kiến giả nhất phận, chị em kiến giả nhất phận , anh em đồng đội kiến giả nhất phận. CÒn về nghĩa trong từ điển "anh em trong gia đình phận ai nấy lo" nhiều khả năng là trích từ Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Lân vì cụ Nguyễn Lân nổi tiếng về việc lấy 1 nghĩa cụ thể rồi khái quát thành nghĩa chung của từ, cụm từ, tục ngữ...

Cháu cảm ơn bác ạ.

Nhà em thì khá nên ba má lo hết cho các anh em, em là con thứ, sau em còn đứa út, dù nó không túng thiếu gì nhưng lúc nó đi học đại học em cũng chu cấp hàng tháng, sau này lúc nó ra trường nó khoe tiền chị Tư cho em em bỏ sổ tiết kiệm nên khi tốt nghiệp rút ra mua được chiếc Vespa. Tiếc là em gái em vắn số, em giờ muốn lo cho em nữa cũng không còn cơ hội...Nhưng may sao quá khứ đã hết lòng hết dạ thương em, bảo bọc em hết khả năng rồi nên cũng không có gì ân hận, chỉ xót em phận mỏng. Về phía gia đình nhà chồng em thì đông anh em, lúc tụi em cưới nhau là còn thằng út đang học dở cấp 3 mà cha mẹ lại già yếu rồi, nên cưới xong hai vợ chồng ngoài nghĩa vụ với ba má 2 bên thì còn đón thằng út em chồng em về ở chung lo cho nó ăn học tới khi ra trường [đại học].

Giờ mỗi dịp lễ tết sinh nhật thì cứ trong anh em ai khó khăn nhất thì kheo khéo tìm cách dúi cho chút tiền lo cho các cháu, cháu chắt ở quê chồng em đứa nào xuống thành phố học đại học cũng cho ở nhà em năm đầu, thưởng cho 1 phần học phí khuyến khích. Có khó khăn gì cũng sẵn sàng lo cho chúng nó như con vì cha mẹ chúng nó ở xa.

Tin rằng hậu vận của mợ sẽ rất tốt vì phúc báo mang lại.

Vâng cảm ơn cụ, Em chia sẻ thêm tý,

Nhà em có 4 anh chị em, anh trai là lớn nhất, 3 chị em gái. Nhà cửa của bố mẹ cũng khá rộng rãi, đơn vị trăm m2 ở HN [ngoại thành cũ giờ cũng thành quận rồi] cũng là khá "ra gì"

. Cơ mà anh trai em lại học hành, công việc lại không ổn định bằng mấy em, dù tính ra các em gái cũng ko phải giàu có gì. Nhiều khi nghĩ cũng thương ông bà, vì em biết anh em là niềm hy vọng của bố mẹ. Nên giá mà anh em thành đạt hơn thì tốt hơn,

Nhưng mấy chị em cũng tự nghĩ " bàn tay có ngón dài ngón ngắn, coi như anh thiệt thòi hơn mình, nên cũng là cách anh gánh bớt phần xui cho mình [cái này hơi khó diễn tả], nên mấy chị em thường tìm cách giúp đỡ anh, dù anh em cũng khá khái tính. Hiện tại thì bố mẹ em cũng già rồi, ông bà đang tính làm giấy tờ đất cát cho các con cho rõ ràng. Bố em khá truyền thống, nên cơ bản là để lại hết cho con trai. Các chị cũng có ý kiến xin cho em vì em là út, lại thiệt thòi nhất, nhưng em bảo thôi, ko xin. Để ý ông thế nào thì cứ làm thế. Anh trai còn chị dâu và các cháu, em ko muốn xáo xào. Thực lòng là em thấy rất thoải mái, ko sân si gì hết.

Nói chung là mỗi nhà mỗi cảnh thôi, ko nhà ai giống nhà ai. Có những nhà khi bố mẹ còn sống thì rất giàu có, đất cát nhiều vô kể, nhưng sau mất rồi thì anh em tan đàn xẻ nghé ko nhìn mặt nhau, nhà cửa, lối đi cũng ngăn, bịt. Em nghĩ nếu thế bố mẹ ở dưới kia cũng chẳng vui. Nên chăng hài hòa mọi việc để làm sao ông bà khi sống cũng như khi khuất núi rồi được yên lòng. Mình có bàn tay và khối óc, sẽ làm ra mọi thứ,

Trong một gia đình, ai cũng nghĩ được thế này, thì làm gì có các việc tranh giành, kiện tụng, bất hòa! Em thấy các thành viên trong gia đình mợ đều có suy nghĩ, hành động rất đáng trân quý!

Trong một gia đình, ai cũng nghĩ được thế này, thì làm gì có các việc tranh giành, kiện tụng, bất hòa! Em thấy các thành viên trong gia đình mợ đều có suy nghĩ, hành động rất đáng trân quý!

Thật sự là em rất kém trong tranh cãi, kiện tụng. Ai thích nhất thì em về nhì hihi

Thôi em về xem đá bóng đây, chúc cả nhà vui vẻ ạ

[anh em trong gia đình] phận ai người nấy lo, có tiền giúp nhau lúc khó khăn là tốt. Miễn thò mồm, thò tay vào chuyện nhà khác. Giúp nhau, giúp nhau bằng tiền chứ không phải bằng mồm.
Đại loại là vậy

Kiến giả nhất phận theo em nghĩa đen là thân ai nấy lo, phận ai nấy hưởng thì nghĩa sâu xa là mọi người ai ai đều phải tự lực cánh sinh nỗ lực cố gắng không được trông chờ ý lại dựa dẫm lười biếng

khi có/gần có điều kiện thì lo cho nhau
còn khi ko có điều kiện thì cũng phải thực tế lo cho gia đình mình trước đã

Vâng cảm ơn cụ, Em chia sẻ thêm tý,

Nhà em có 4 anh chị em, anh trai là lớn nhất, 3 chị em gái. Nhà cửa của bố mẹ cũng khá rộng rãi, đơn vị trăm m2 ở HN [ngoại thành cũ giờ cũng thành quận rồi] cũng là khá "ra gì"

. Cơ mà anh trai em lại học hành, công việc lại không ổn định bằng mấy em, dù tính ra các em gái cũng ko phải giàu có gì. Nhiều khi nghĩ cũng thương ông bà, vì em biết anh em là niềm hy vọng của bố mẹ. Nên giá mà anh em thành đạt hơn thì tốt hơn,

Nhưng mấy chị em cũng tự nghĩ " bàn tay có ngón dài ngón ngắn, coi như anh thiệt thòi hơn mình, nên cũng là cách anh gánh bớt phần xui cho mình [cái này hơi khó diễn tả], nên mấy chị em thường tìm cách giúp đỡ anh, dù anh em cũng khá khái tính. Hiện tại thì bố mẹ em cũng già rồi, ông bà đang tính làm giấy tờ đất cát cho các con cho rõ ràng. Bố em khá truyền thống, nên cơ bản là để lại hết cho con trai. Các chị cũng có ý kiến xin cho em vì em là út, lại thiệt thòi nhất, nhưng em bảo thôi, ko xin. Để ý ông thế nào thì cứ làm thế. Anh trai còn chị dâu và các cháu, em ko muốn xáo xào. Thực lòng là em thấy rất thoải mái, ko sân si gì hết.

Nói chung là mỗi nhà mỗi cảnh thôi, ko nhà ai giống nhà ai. Có những nhà khi bố mẹ còn sống thì rất giàu có, đất cát nhiều vô kể, nhưng sau mất rồi thì anh em tan đàn xẻ nghé ko nhìn mặt nhau, nhà cửa, lối đi cũng ngăn, bịt. Em nghĩ nếu thế bố mẹ ở dưới kia cũng chẳng vui. Nên chăng hài hòa mọi việc để làm sao ông bà khi sống cũng như khi khuất núi rồi được yên lòng. Mình có bàn tay và khối óc, sẽ làm ra mọi thứ,

Ông/bà sai rồi tuyệt đối không chia hết đất cho con cái khi mình còn sống. Bạn nên khuyên ông bà như vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng con cái chăm sóc mình. Chỉ có tiền là chăm sóc tuổi già tốt nhất

em thì thấy là vẫn yêu thương nhau cho đến khi có vợ chỉ đạo. Thế nào thân thằng nào thằng ấy lo.

Tổng kết lại:Cái này nó phụ thuộc hết vào cái tâm - tài - trí của Trưởng nam hoặc Trưởng nữ trong nhà thi CCCM ạ!

Chuẩn cụ. Nhà nào anh cả giỏi, có tiếng nói cao thì nh em đoàn kết, tình cảm. Còn nhà nào anh cả như con củ cải thì a e ko kính nhau, đánh cãi nhau thường xuyên.

em thì thấy là vẫn yêu thương nhau cho đến khi có vợ chỉ đạo. Thế nào thân thằng nào thằng ấy lo.

Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ. 1. Báo hiếu bậc sinh thành 2. Anh em sòng phẳng, giúp đỡ, tôn trọng nhau.

3. Khi khó khăn mới hiểu thế nào là anh/em, có anh/em để tốt hơn. Anh em công bằng chứ không phải nghĩa vụ, đa phần chỉ nhường nhau trong khi chia tài sản hương hoả của ông bà. Còn khi cắt thịt, cắt đất, cắt tài sản của mình ra cho, được gọi là quyền huynh thế phụ, hay phải cứu vì anh em.

Nhìn thấy trong hàng xóm và bạn bè thì điều đó có đúng kg Cccm. Chỗ em thì em chỉ thấy khen và cảm phục mấy Bác. Lo cho các em từng tí một. Từ công ăn việc làm đến xây dựng nhà cửa thậm trí cả xây dựng gia đình cho các Em. Không biết thời xưa các cụ nhà mình có nghe vợ nhiều ntn không nhỉ cccm. Chắc muốn nghe vợ để sống lâu [ đúng thật vì thời nay tuổi thọ trung bình cao hơn thời các cụ ]

Rượu em đầy vò, chờ cccm để cho em rót mời ạ

Em đoán nhà cụ ở sơn la phải
ko ạ

Page 2

Anh em là phải giúp nhau từ kinh tế, lối sống, văn hóa, trừ có tình dục và chia sẻ tình dục là éo được

1-2 thì ổn 3 thì thái quá rồi Cụ

Anh em thì chị ngã em nâng,muôn đời vẫn nên như thế,sống thế mới trọn đạo gia đình.

Quan điểm nhiều khi khác nhau nhưng em tin anh em mình không may sa cơ thì bản thân cũng khó mà thoải mái được.

Đấy là đạo đời đạo sống. Cũng chẳng ai muốn anh mình hay em mình sa cơ để mà giúp. Nhưng ở đời thằng đàn ông thì gần như lúc khó khăn nhất họ mới mổ mồm. Vì cái tôi cái sĩ diện ...

Không liên quan lắm nhưng em không thích cái cụm Hán - Việt [hay Hán 100%?] của cụ. Tiếng Việt có sao phải dùng cái kiến giả kiến thật gì đó làm gì ạ.

Nhiều cụ trong này vẫn hiểu sai câu kiến giả nhất phận. Theo em kiến giả nhất phận tức là anh em ruột nhưng mỗi người một số phận, và chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình, không ai sống thay cho mình cả. Lúc bé thì cùng sống chung 1 mái nhà chung cha chung mẹ, khi trưởng thành mỗi người một gia đình riêng, một cuộc sống riêng. Phải tự lực lo toan cho cuộc sống của mình, không được nhờ vả hay dựa dẫm vào ai khác trong nhà, và coi đấy là trách nhiệm của họ phải lo cho mình.

Còn anh em trong nhà giúp được nhau cái gì thì giúp thôi, không nên đòi hỏi. Em biết có trường hợp anh cả trong nhà nhưng lo cho em út đi học đại học, lo cho em trai trả tiền nợ cờ bạc đến nỗi phải bán nhà, vợ con đi ở thuê nheo nhóc ,ăn uống kham khổ, sinh hoạt rất thiếu thốn. Trường hợp khác thì em thành đạt ở thành phố, nhà cao cửa rộng rất giàu có, anh ở quê vẫn nông dân, làm đủ ăn nhà cửa bình thường. Nhưng anh em họ sống rất đoàn kết và hòa thuận. Em kính trọng anh, không vì giàu có mà khinh thường anh. Anh thì không bao giờ mở miệng xin em lấy một đồng hay nhờ vả em cái gì, và luôn niềm nở chân thành mỗi khi em về quê chơi.

Cccm lưu ý là lấy tình hình chung. Đừng tập chung vào những trường hợp nghiện, cờ bạc ... có thể đó là số phận. Nhưng cũng đầy ae ruột thịt anh hoặc em bị sa cơ do cờ bạc, nghiện ngập họ cũng kg đoái hoài. Nói thật nghiện thì em kg biết chứ cờ bạc thì khối ông vẫn giữ đc cái tôi trong gia đình. Còn người chịu thiệt nhất là vợ con họ

Lo cho nhau thì quý hóa quá, nhưng ko lo được cũng đôi lúc hằn học này nọ, lắm lúc lại thấy khiên cưỡng
khi cùng phải làm cái gì đó cần sự chung tay. haizzz ...

Cái lo cho nhau thì kg biết đâu mà đủ. Em thấy có trách nhiệm với nhau là đc. Đôi khi cũng chỉ cần lời động viên cho nhau vượt qua hoàn cảnh mà thôi. Chứ dăm ba cái thằng anh [ xin lỗi em gọi là thằng ] đã kg giúp đc lại trách sao thế này sao thế khác. Em khinh

Không liên quan lắm nhưng em không thích cái cụm Hán - Việt [hay Hán 100%?] của cụ. Tiếng Việt có sao phải dùng cái kiến giả kiến thật gì đó làm gì ạ.

70% từ vựng tiếng Việt là từ hán việt đó cụ, nếu xét riêng tục ngữ ca dao thì chắc phải 90%•

Theo em nghĩ cụ thế là chưa đúng hoàn toàn đâu. Em không nói chuyện giúp anh em mà trong mọi chuyện. Khi kết hôn, tiền trong nhà dù ai làm ra cũng là của chung. Khi cụ tiêu đến một mức nào đó [theo từng gia đình] thì cần thỏa thuận với vợ/ chồng để đạt được đồng thuận trong gia đình. Chứ cụ coi là việc của cụ, tiền của cụ cụ cứ làm. Vợ cụ cũng ý nghĩ và việc làm tương tự thì còn gì là một gia đình. Khi cụ làm và tiêu tiền theo ý mình, vô hình chung cụ đã đẩy vợ cụ vào thế người phụ thuộc trong gia đình. Và em thật, đó là nguồn cơn xảy ra rất nhiều việc không yên ổn trong tương lai. Nhất là khi việc làm đó thất bại, tiền đội nón ra đi. Hãy coi vợ là bạn đời, người có quyền và nghĩa vụ tương đương với mình, là đối tác có 50% cổ phần trong công ty mang tên gia đình để có hướng hành xử phù hợp.

Em góp ý vậy với cụ, cụ ạ.

Em nói là có cơ sở vì hoàn cảnh em khác. Tiền nong em làm ra bao giờ cũng đc phân ra làm 2 phần, 1 phần chuyển về gia đình cho vợ cầm vì vợ làm thủ quỹ. 1 phần em cầm và em quản lý trực tiếp và việc em sử dụng tiền đó để làm gì, cho ai là việc của em và ko bao giờ em bàn với vợ. Còn khi làm những việc phải sử dụng nhiều tiền thì ví dụ như mua ô tô thì em báo là mua xe này, xe kia, từng này tiền và vợ sẽ chuyển vào tk cho em đủ từng đó. Còn việc hỏi là thế có được ko hay như nào thì ko bao giờ em hỏi và vợ em cũng chả bao giờ thắc mắc. Còn vợ em thì cũng chẳng phụ thuộc em cái gì, cô ấy cũng làm ra kinh tế và em cũng ko bao giờ quan tâm cô ấy có bao nhiêu tiền, để ở những đâu và cho những ai [ở gđ em chỉ có nguyên tắc là nếu cho ai vay thì phải hỏi, phải bàn; còn nếu cho không biếu không thì ko phải hỏi, ko phải bàn; vì đơn giản là nếu cho vay sẽ cho vay nhiều có ngày mất hết. Còn cho không thì thường sẽ ko bao giờ cho nhiều] Trách nhiệm của em là làm các việc như nhà cửa, xe cộ, tài sản,...; Trách nhiệm của vợ là tự nuôi bản thân, con cái, và mọi thứ ăn học của con cái; Theo nguyên tắc đó cho nên từ khi lấy nhau đến nay chả bao giờ phải cãi vã điều gì liên quan đến vấn đề tiền nong. Thỉnh thoảng vợ phải báo số về phần tổng số dư tài chính hiện có của gđ, đang để ở đâu cho em biết là xong. Em có lo gì cho gia đình nhà em [bố mẹ, anh em] vợ cũng chả quan tâm vì nếu có xiền cứ lo thoải mái, ko phải hỏi.

Có lúc nào đó em nói ra nhưng thứ đã làm chẳng qua cũng chỉ nói cho vui mồm thôi.

Cụ có gương là từ thời Bố cụ. Ngoài ra lại có tình cảm Ae ruột chia sẻ đùm bọc nhau. Chia buồn với Cụ đã mất người thân còn trẻ.

Còn chuyện cô của cụ thì lại là đằng gái rồi Cụ à. Cụ có tin rằng ae con dì con già chơi với nhau ngồi với nhau nhiều hơn con ae ruột [ phần đa số ] phải kg Cụ ????

Vs anh thứ 2 thì em không hợp nhau nên gần như giờ có gia đình rồi thì ít gặp nhau và chia sẻ gì. Vs con dì hay con chú đứa nào đàng hoàng thì vẫn chơi thân.

Vợ bao giờ cũng sáng suốt. Ae cụ nếu thuộc dạng ăn tàn phá hại, lười biếng k chịu tu chí làm ăn mà chỉ phá...mà cụ bỏ qua vợ, người ăn đời ở kiếp, vui buồn cùng cụ để giúp em e là không đúng đâu. Mỗi gia đình có phúc phận riêng, hãy tôn trọng người sẽ cùng ban thờ với mình. Quan điểm của em là thế.

Chính xác, thật may mắn cho ae nào lấy được cô vợ sẵn sàng chia sẻ khó khăn về kinh tế cho ace nhà chồng. Chứ họ phản đối, hằm hè, xăm soi xem chồng định làm gì thì "gia môn bất hạnh", tình cảm ae con cháu có bền lâu? Vụ án Đông thảm sát mới đây là 1 ví dụ điển hình.

Em chẳng biết giả với kiến thế nào, em chỉ biết là, nhà em có 4 anh chị em. Ai ăn cơm nhà đấy, ai ở nhà đấy. Khi có việc lớn gì, ví dụ mua nhà, mua xe, con cái học hành...thì cả hội xúm xít vào, gánh đỡ nhau một tý, có nhiều giúp nhiều, ít giúp ít, vay thì ko tính lãi, bao giờ có thì trả. Con cái giờ thì có ít, nên các cháu cũng coi như con. Lo được gì thì lo. Nhà đất của bố mẹ thì ông bà cho ai thì cho, chẳng ai càm ràm, vui vẻ hết.

Thi thoảng nghĩ ngợi, em thấy cũng may,

Chuẩn phải là như thế này .

Khi kinh tế tốt đều thì có thể có sự quan tâm đến nhau, kinh tế kém hoặc không đều thì ít hoặc không quan tâm đến nhau. Đấy là chưa kể kt kém mà lại có tẹo teo hồi môn liên quan đến đất đai thì gần như 90% sẽ có mâu thuẫn [không lớn thì cũng âm ỉ]. Nói chung mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng nhà nào [gia đình lớn] cũng có vấn đề hết.

Phận ai người ấy lo, giúp được nhau cái gì thì giúp, không đòi hỏi và cũng không ai có bổn phận giúp đỡ ai cả. Anh giàu có vì chăm học hành, lo làm ăn Em nghèo đạp xích lô vì lười biếng không lo học hành, không thích lao động chỉ thích hưởng thụ. Em đến cổng nhà anh xin tiền anh đuổi thẳng cổ. Anh lo cho em vào làm bảo vệ công ty nhưng không làm, kêu vất vả. Chỉ thích anh chu cấp cho ăn tiêu hàng tháng mà không phải làm gì. Em trách anh không lo cho em, anh bảo em là tao lo cho mày rồi nhưng mày không biết thân biết phận, không thích làm bảo vệ hay công nhân, không biết phấn đấu, chỉ thích làm nhàn nhã thì lo kiểu gì đây. Cho đi học tại chức thì học vài buổi thì bỏ, la cà đi chơi với bạn tận SG cả tuần mới vác mặt về nhà. Tiền anh làm ra anh hưởng, anh xây biệt thự, mua xe sang ở. Em lấy vợ vẫn ở nhà cấp 4. Anh cho tiền sửa sang lại nhà cửa em xin anh phải cho em xây nhà 4 tầng cho đẹp anh nói không, bao giờ mày đi làm tự kiếm tiền mà xây.

Anh triết lý tiền bạc rõ ràng, thằng nào làm thằng ấy hưởng và nhất định không cho em nhiều tiền.

Cho cần câu thôi chứ ai cho cá cả đời được, em đồng ý, Dân giầu thì nước mạnh, trong gia đình cũng vậy, nếu mỗi cá nhân có sợ cố gắng, thì cả đại gia đình cũng sẽ vui vẻ, đầm ấm, 1 cá nhân bị lỗi, mọi người có giúp cũng chỉ có chừng mực chứ sao giúp mãi được . ÊM ví dụ là cha mẹ thương con, có 1 thằng con độc đinh, xác định gia sản sau này của nó hết , mà giờ nó phá, báo nhà tỉ nọ tỉ kia, đến bố mẹ cũng chỉ cứu được 1 vài lần , sao cứu mãi được , nữa là anh em, còn gia đình nhỏ của họ, còn tương lai con cái của họ .

Cũng nên thế, sống phải có trách nhiệm với bản thân với người thân rồi mới đến người ngoài được

Page 3

Khi kinh tế tốt đều thì có thể có sự quan tâm đến nhau, kinh tế kém hoặc không đều thì ít hoặc không
quan tâm đến nhau. Đấy là chưa kể kt kém mà lại có tẹo teo hồi môn liên quan đến đất đai thì gần như 90% sẽ có mâu thuẫn [không lớn thì cũng âm ỉ]. Nói chung mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh nhưng nhà nào [gia đình lớn] cũng có vấn đề hết.

Cụ Bà nhà em lúc còn sống hay nói. Nhà nào cũng có một lọ mắm thối. Bọc kín che kín thì không thối không hôi, chứ có mà mở ra thì ... thôi em kg nói nữa sợ có đứa chạnh lòng

Có câu “anh em kiến giả nhất phận” thì bên cạnh đó cũng có câu: Anh em như thể chân tay, rách lành đùm học - dở hay đỡ đần”.
Anh em mà cứ “kiến giả nhất phận” thì ae làm méo gì.

Khác với người dưng, anh em là máu mủ nên trong mọi đối xử có phần nặng về tình cảm, trong rất nhiều việc lại đưa đến kết cục rất xấu, thậm chí kéo cả nhà đi xuống. Câu trên là câu răn về việc xử thế.

cái này cũng do hoàn cảnh, gia cảnh nữa.
Nếu anh em đoàn kết, thân thiết từ bé thì khác mà thằng nào biết thằng đó từ bé cũng khác

Kiến giả nhất phận, các cụ nói đến khi anh em đã có gia đình riêng, có cuộc sống riêng. Không nên can thiệp, tránh sứt mẻ tình cảm khi có khúc mắc.

Gia đình nhà em đều tự chủ về cuộc sống, em duy nhất trợ giúp cho thằng em hồi năm 2002 khoảng 15 củ để nó lo học hành. từ đó nó tự thân vận động cuộc sống của nó. bản thân bên nội em cũng vậy, ông bà em có 9 người con, 5 người có của ăn của để và 2 người gọi là thành công đại gia chưa phải nhưng mỗi năm cũng kiếm đc vài củ đô. 2 người chỉ đủ ăn hằng ngày, nhưng chưa bh hỏi vay mượn . lễ tết đóng góp đúng đủ. giàu nghèo như nhau, tuy nhiên người giàu thì mang thêm chai rượu vài thứ để chế biến món ăn ngon.
có lần em đi taxi có 1 chú em nói là tình cảm ae người HN hơi nhạt. ít khi giúp nhau tiền bạc, tuy nhiên nó chưa đúng với mọi góc độ XH. giúp chỉ giúp phần nào đó rồi tự lực mà đi lên, chứ cứ ăn rồi ỷ lại thì làm sao phát triển lên đc. tốt đâu phải là cho bạc cho tiền. mà là trong các buổi họp mặt gd ăn uống vui vẻ, cái này thì cứ cuối tuần gd em tụ tập bên nội. ít thì hơn chục. đầy đủ thì ngoài 50 già trả lớn bé.

3 em của bố bạn + các cháu có vẻ "bất tài, ỷ lại" quá. Thời này công việc tự thân mà tìm, có gan ăn cắp thì có gan đi tù, rồi đến thế hệ các cháu cũng lại bấu vào bố cụ.

Bố cụ đang góp phần tạo ra thế hệ gen ỉ lại cho xã hội VN, chả có gì đáng tự hào.

Vâng, họ nhà em được cái bất tài nên có ông nào làm to tí thì cả họ lại bâu vào ạ, em cũng thế

Em lớn lên trong hoàn cảnh cả nhà nội nhà ngoại đều nghèo, nhưng mọi ng yêu thương và đùm bọc nhau lắm. Mẹ em tới giờ vẫn lo cho các chị em của bà vì bà có điều kiện kinh tế nhất. Ấy thế nhưng mẹ em lại kỳ cục ở chỗ, bà rất khó chịu khi em chiều em gái em - theo bà là chiều quá - mà bà chỉ có nhõn 2 con là em và em gái em thôi. Lắm lúc em cũng cáu điên lên, em bảo bà chiều chị em bà thì con chiều em con có gì là sai


2 chị em em phải đùm bọc nhau từ bé vì bố mẹ đi làm ăn xa. Theo 1 cách rất tự nhiên, em vừa làm chị, vừa làm bố, vừa làm mẹ của em gái em. Nên em nhanh nhẹn, quyết đoán, cứng rắn, còn em gái em thì yếu đuối, chậm hơn, hầu như cái gì cũng phải dựa vào em hết. Bé thì dựa vào nhau, lớn thì thu xếp ở cạnh nhà nhau, tới bữa thì điệp khúc là: Cún sang hỏi dì xem có ăn canh có ăn cá có ăn thịt ko để mẹ nấu cả. Và thế là em nấu và nàng í chỉ lon ton sang bê về ăn, hoặc ăn luôn bên nhà em. Nhiều hôm vợ chồng nó bận đi từ sớm thì em đưa con cái nó đi học, em xách 4 đứa trẻ, 2 con em, 2 con nó lên xe, đi 1 đoạn lại thả 1 đứa xuống vì học ở 3 trường khác nhau. Nói chung là em có vất vả thêm tẹo, nhưng thực sự là em thấy vui hơn vất. Đi ăn đi chơi đâu cũng bầu đoàn thê tử đi cùng nhau, trộm vía 2 ông rể là quý nhau nên ở cạnh nhau tiện và vui lắm. Thực lòng mà nói, em chỉ mong em luôn khỏe mạnh và giữ được điều kiện kinh tế tốt, em bao bọc em em và các cháu em đến hết đời cũng đc.

Ý nghĩa câu này, các cụ muốn là con cái phải hiểu rằng sau khi trưởng thành thì đừng là gánh nặng cho người khác. Còn chuyện giúp đỡ lẫn nhau khi đã có điều kiện, thì các cụ có cấm đâu

. Giúp bạn bè còn đc chứ nói gì anh em, nhưng trc hết, muốn giúp người khác thì bản thân phải vững vàng. Cho người khác dựa cột mục thì đổ cả 2 thôi
. Nhưng có 1 điều phải nhớ, đã giúp thì đừng nhắc lại, quên ngay. Còn không thì đừng giúp. Vì các cụ cũng nói " của biếu là của lo, của cho là của nợ"
.

Em lớn lên trong hoàn cảnh cả nhà nội nhà ngoại đều nghèo,
nhưng mọi ng yêu thương và đùm bọc nhau lắm. Mẹ em tới giờ vẫn lo cho các chị em của bà vì bà có điều kiện kinh tế nhất. Ấy thế nhưng mẹ em lại kỳ cục ở chỗ, bà rất khó chịu khi em chiều em gái em - theo bà là chiều quá - mà bà chỉ có nhõn 2 con là em và em gái em thôi. Lắm lúc em cũng cáu điên lên, em bảo bà chiều chị em bà thì con chiều em con có gì là sai


2 chị em em phải đùm bọc nhau từ bé vì bố mẹ đi làm ăn xa. Theo 1 cách rất tự nhiên, em vừa làm chị, vừa làm bố, vừa làm mẹ của em gái em. Nên em nhanh nhẹn, quyết đoán, cứng rắn, còn em gái em thì yếu đuối, chậm hơn, hầu như cái gì cũng phải dựa vào em hết. Bé thì dựa vào nhau, lớn thì thu xếp ở cạnh nhà nhau, tới bữa thì điệp khúc là: Cún sang hỏi dì xem có ăn canh có ăn cá có ăn thịt ko để mẹ nấu cả. Và thế là em nấu và nàng í chỉ lon ton sang bê về ăn, hoặc ăn luôn bên nhà em. Nhiều hôm vợ chồng nó bận đi từ sớm thì em đưa con cái nó đi học, em xách 4 đứa trẻ, 2 con em, 2 con nó lên xe, đi 1 đoạn lại thả 1 đứa xuống vì học ở 3 trường khác nhau. Nói chung là em có vất vả thêm tẹo, nhưng thực sự là em thấy vui hơn vất. Đi ăn đi chơi đâu cũng bầu đoàn thê tử đi cùng nhau, trộm vía 2 ông rể là quý nhau nên ở cạnh nhau tiện và vui lắm. Thực lòng mà nói, em chỉ mong em luôn khỏe mạnh và giữ được điều kiện kinh tế tốt, em bao bọc em em và các cháu em đến hết đời cũng đc.

Chị em Mợ thật có phước lớn. Có được cả tình cảm và sự hy sinh của Mợ. Tất nhiên ở đời ai lo được hết cho nhau đâu. Nhưng nhà em thích cái câu của Mợ. "Vui hơn vất" còn đầy dãy những ông anh ông em cô chị cô em kém đức nhưng mà nói hay lắm. Em cũng chẳng xấu tính trù úm gì? Nhưng mà quả báo đến cũng sớm lắm. Giờ thì có thể hưởng được phúc phần mà tỏ ra ta đây ngạo mạn. Thế các cụ xưa mới có thêm câu đức năng thắng số đấy Mợ à.

Chúc mừng tình cảm chị em rất tuyệt của hai Mợ nhé.

Ý nghĩa câu này, các cụ muốn là con cái phải hiểu rằng sau khi trưởng thành thì đừng là gánh nặng cho
người khác. Còn chuyện giúp đỡ lẫn nhau khi đã có điều kiện, thì các cụ có cấm đâu

. Giúp bạn bè còn đc chứ nói gì anh em, nhưng trc hết, muốn giúp người khác thì bản thân phải vững vàng. Cho người khác dựa cột mục thì đổ cả 2 thôi
. Nhưng có 1 điều phải nhớ, đã giúp thì đừng nhắc lại, quên ngay. Còn không thì đừng giúp. Vì các cụ cũng nói " của biếu là của lo, của cho là của nợ"
.

.

Nhưng ở đời lúc giúp thì lại mặc định nó phải ơn mình đấy Cụ à. Em vào đọc quan điểm và chia sẻ của cccm cũng thấy thấm lắm rồi. Nhưng em kg đc may mắn trong những trường hợp tốt đẹp. Nhưng cũng hơn những trường hợp gọi là xấu nhất

Nhà em có hai chị em gái thôi, con em gái em thông minh nhanh nhẹn nên định cư ở Úc lâu rồi. Bên này ông bà ngoại sống chung với vc em. Ông bà cũng hay ốm đau, nằm viện thường xuyên nên vc em phải thay nhau nếu ông thì ox em chăm, bà thì em chăm. Con em gái cũng hay gửi thuốc men về cho ông bà, luôn mồm hỏi anh chị và các cháu có cần gì không ? Thỉnh thoảng nhà nó về chơi nó đưa tiền chả bao giờ em cầm cả. Hai chị em chả bao giờ dính dáng đến kinh tế cả, tiền ai người ấy tiêu. Bạn bè em cứ nghĩ nó khá hơn thì phải có trách nhiệm gửi tiền về cho em chăm sóc ông bà nhưng nhận tiền thế chả khác nào mình chăm thuê bố mẹ mình. Ai dám nhận mà mình cũng không thiếu đến mức nhận của nó.

Ý nghĩa câu này, các cụ muốn là con cái phải hiểu rằng sau khi trưởng thành thì đừng là gánh nặng cho người khác. Còn chuyện giúp đỡ lẫn nhau khi đã có điều kiện, thì các cụ có cấm đâu

. Giúp bạn bè còn đc chứ nói gì anh em, nhưng trc hết, muốn giúp người khác thì bản thân phải vững vàng. Cho người khác dựa cột mục thì đổ cả 2 thôi
. Nhưng có 1 điều phải nhớ, đã giúp thì đừng nhắc lại, quên ngay. Còn không thì đừng giúp. Vì các cụ cũng nói " của biếu là của lo, của cho là của nợ"
.

Chuẩn cụ, câu "kiến giả nhất phận" mang ý dạy con cái trưởng thành đừng phụ thuộc, làm gánh nặng người khác cho dù có là anh em. Giờ nhiều người lại dùng nó với kiểu mỉa mai những người ít giúp đỡ anh em.

Tùy gia đình, tùy hoàn cảnh và tùy bản tính mỗi con người thôi chứ không có mẫu số chung. Có người lên được thì chia sẻ và kéo cả anh em họ hàng cùng lên, có kẻ thì đại gia nhưng anh em ruột vẫn culi bốc vác như thường.
Cuộc sống tốt nhất là tự mình vươn lên, tối thiểu cũng phải lo được cho cái bản thân mình đỡ phải trông mong vào người khác.

em cũng có ông anh zai, lúc em bết bát thì ông ấy làm ăn được nhưng cũng ko giúp gì, em cũng có thời điểm nghĩ ngợi oán trách giá như được ông ấy giúp lúc đó thì sau khá hơn, nhưng sau tự lập ổn rồi thì lại nghĩ khác, a ko giúp lại tốt, lúc ấy tự thân xoay xở mới có những trải nghiệm đáng quý.

.
Nhưng ở đời lúc giúp thì lại mặc định nó phải ơn mình đấy Cụ à. Em vào đọc quan điểm và chia sẻ của cccm cũng thấy thấm lắm rồi. Nhưng em kg đc may mắn trong những trường hợp tốt đẹp. Nhưng cũng hơn những trường hợp gọi là xấu nhất

Em nghĩ nếu giúp để tròng cái gánh nặng ơn nghĩa vào cổ người khác thì ko nên giúp. Em có những ng họ hàng mắc bệnh kể công, đúng là có giúp đỡ ng khác thật, nhưng việc đi kể lể vung vít lên khiến ng ta ghét. Đó cũng là 1 cái dở trong ứng xử mà ko ít người mắc phải.

Như gia đình em chẳng hạn, hầu như tất cả mọi ng đều nói em gái em sướng vì có em là chị, ý là em gái phải biết ơn em. Nhưng em đều phải thanh minh rằng, em mới là người sung sướng vì có em gái em. Em đựợc làm mọi việc cùng với em gái, với các cháu, trong lòng em thấy vui, đó là may mắn lớn của em rồi.

"Lúc nhỏ bồng ẵm nuôi nhau Một mai khôn lớn ai giàu nấy ăn"

Ông bà xưa có câu như vậy nhưng mà mỗi nhà mỗi cảnh. Như nhà em thì ae vẫn lo lắng cho nhau, giúp nhau trong điều kiện có thể của mỗi người. Việc lớn việc nhỏ đều có mặt.

Tha hương cầu thực bốn phương, đường còn xa, ngựa cũng đã mệt vô tình ngang qua thấy cụ đang bần chuyện chốn nơi đây. Không mong đợi điều gì hơn chỉ mong cụ ban cho ít lực để em đi tiếp hành trình xa xôi kia. Tấm lòng thành cụ em xin ghi nhận. Đa tạ cụ ạ

Cụ ơi em hẹn cụ mai nhé. Hnay e hết lực rồi

Thân ai nấy lo

Nhà em thì khá nên ba má lo hết cho các anh em, em là con thứ, sau em còn đứa út, dù nó không túng thiếu gì nhưng lúc nó đi học đại học em cũng chu cấp hàng tháng, sau này lúc nó ra trường nó khoe tiền chị Tư cho em em bỏ sổ tiết kiệm nên khi tốt nghiệp rút ra mua được chiếc Vespa. Tiếc là em gái em vắn số, em giờ muốn lo cho em nữa cũng không còn cơ hội...Nhưng may sao quá khứ đã hết lòng hết dạ thương em, bảo bọc em hết khả năng rồi nên cũng không có gì ân hận, chỉ xót em phận mỏng. Về phía gia đình nhà chồng em thì đông anh em, lúc tụi em cưới nhau là còn thằng út đang học dở cấp 3 mà cha mẹ lại già yếu rồi, nên cưới xong hai vợ chồng ngoài nghĩa vụ với ba má 2 bên thì còn đón thằng út em chồng em về ở chung lo cho nó ăn học tới khi ra trường [đại học].

Giờ mỗi dịp lễ tết sinh nhật thì cứ trong anh em ai khó khăn nhất thì kheo khéo tìm cách dúi cho chút tiền lo cho các cháu, cháu chắt ở quê chồng em đứa nào xuống thành phố học đại học cũng cho ở nhà em năm đầu, thưởng cho 1 phần học phí khuyến khích. Có khó khăn gì cũng sẵn sàng lo cho chúng nó như con vì cha mẹ chúng nó ở xa.

Mơi thật tuyệt vời, ít người đc như mợ lắm.

Video liên quan

Chủ Đề