Không muốn học thì phải làm sao

Uể oải, mệt mỏi vì học tập. Chán chả buồn động vào sách vở. Hay thậm chí chỉ nhắc đến học thôi cũng đủ thấy ghét rồi.


Đó là TRIỆU CHỨNG của căn bệnh mà các bậc phụ huynh gọi là LƯỜI HỌC.


Vậy bạn có muốn thoát khỏi căn bệnh này không? Bạn có muốn cải thiện kết quả học tập cũng như phát triển bản thân không?

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này ngay thôi!

Học tập quá tải khiến đầu óc mệt mỏi, suy nhược, làm việc kém hiệu quả dẫn đến cảm giác chán nản, mất động lực, mất lý do học tập. Nhưng đa số người thường cố ép bản thân tiếp tục việc học hành. Điều này có nguy cơ dẫn đến STRESS.

Mình cũng đã gặp điều tương tự trong kì thi đại học. Mình đã tự ép bản thân phải học thật nhiều trong một ngày để rồi chính mình không theo kịp chương trình bản thân đề ra. Cảm giác làm đề thi thử mà bí bách, áp lực vô cùng. Rồi mình chạy trốn, đắm mình trong game. Và bạn biết đấy, mình có kết quả thi không như mong muốn.


Vì vậy, mình mong bạn qua bài viết này hãy nhận ra trước khi quá muộn, đừng như mình.
 

Khi chán nản trước hết bạn cần phải thư giãn. Việc thư giãn ĐÚNG CÁCH sẽ giúp đầu óc thoải mái, thư thái, cơ thể khỏe mạnh từ đó tăng hiệu quả trong những lần học sắp tới.

Tại sao mình lại nói thư giãn ĐÚNG CÁCH? Nhiều người lầm tưởng rằng CHƠI GAME là thư giãn. SAI HOÀN TOÀN! Khi chơi game não bộ cũng hoạt động rất nhiều, bạn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng để rồi học với tâm trạng còn CHÁN NẢN HƠN. Đừng rơi vào tình cảnh như mình trước kia!


Bạn có thể THƯ GIÃN, để não nghỉ ngơi bằng nhiều cách khác nhau. Mình thường hay đi dạo ngoài công viên, ngắm cỏ cây, hoa lá và chúng dường như nạp đầy năng lượng cho mình sau những ngày học vất vả. Thiền định cũng là một cách rất hay để xả stress hiệu quả.


Mỗi người hợp với một cách thư giãn khác nhau, bạn cũng vậy. Sạo bạn không tìm cho mình một cách thư giãn phù hợp nhất nhỉ?
 

Sau khi thư giãn, nếu vẫn cảm thấy sợ hãi việc phải ngồi vào bàn học thì bạn hãy tham khảo phương pháp này.


Phương pháp Kaizen có nguồn gốc từ Nhật Bản [Kaizen trong tiếng Nhật có nghĩa là một phút]


Theo phương pháp này, nếu bạn muốn làm một việc nào đó, trước hết hãy làm nó trong một phút. Bạn có thể tự nhủ với bản thân: "Mình chỉ học trong 1 phút thôi mà! Chán quá thì nghỉ." Ít nhất thì làm trong một phút vẫn tốt hơn là không làm gì phải không :]  

Bắt đầu với những bài đơn giản

Dù có làm theo phương pháp Kaizen đi nữa nhưng lại gặp ngay một bài toán khó thì 1 phút đó cũng chỉ là cực hình thôi.


Bạn nên bắt đầu với những bài đơn giản, dễ thở để có cảm giác hứng khởi khi học. Và khi bạn nhận ra đã quá 30 phút rồi thì bạn đã thành công.

Không chỉ với những bài đơn giản, bạn cũng cần tìm hiểu phương pháp học đột phá, đơn giản mà lại hiệu quả. Những phương pháp học mang tính đột phá thường không gây cảm giác chán nản mà còn đem lại nguồn cảm hứng to lớn.

 

Pomodoro là phương pháp giúp bạn phân chia thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Một người sẽ tập trung tối đa trong khoảng thời gian trung bình là 25 phút. Theo phương pháp Pomodoro, bạn sẽ học trong 25 phút, nghỉ ngơi trong 5 phút.

Nhưng tôi đang học dở bài thì sao? Tôi đang học hăng say hết 25 phút thì sao?


Như mình đã nói, 25 phút chỉ là thời gian trung bình. Bạn có thể có khoảng thời gian tập trung hiệu quả khác 25 phút. Nếu bạn đang tập trung nhưng chuông báo hết 25 phút bạn vẫn có thể hoàn thành nốt công việc còn dang dở.


Ban đầu, bạn có thể chưa quen với Pomodoro vì đã làm việc trong nhiều giờ đồng hồ ngày trước.  Nhưng khi đã dùng Pomodoro một thời gian rồi thì bạn sẽ phải kinh ngạc trước những gì mình làm được.


Hãy dành thời gian để mài rìu, đừng chặt cây hoài vậy!

Trong đời học sinh, chắc chắn có không ít lần bạn không muốn học, không thể tập trung được và không thể nào khiến mình vượt qua được cảm giác “lười động não”. Bạn không cô đơn đâu vì rất nhiều học sinh, thậm chí là người lớn đã đi làm cũng gặp tình huống này. Thế nhưng, kỳ thi đang đến gần, áp lực ngày một lớn và tương lai xán lạn đang chờ bạn. Vậy làm thế nào để học tập tốt ngay cả khi bạn không muốn học?

++ Học phí trường cấp 2 bao nhiêu?

Kế hoạch học tập rõ ràng sẽ giúp bạn vượt qua cơn buồn chán

Sắp xếp lại giờ học

Đừng quá tự trách khi có những lúc bạn thấy buồn chán, không muốn học, thay vào đó, hãy để ý xem cảm giác chán chường đó đến vào lúc nào, có lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác không, điều gì khiến bạn bỗng dưng thấy chán. Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ nhận ra thói quen sinh hoạt của mình, hiểu được cách não bộ vận hành cũng như cách mà mọi vật xung quanh ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng của bạn. Sau đó, sắp xếp thời gian học tập phù hợp.

Bạn có thể phân bổ giờ học theo múi giờ nếu bạn là người chủ động lên lịch học cho mình. Còn nếu bạn đang theo thời khóa biểu trong trường thì hãy sắp xếp lại thời gian học ngoài giờ lên lớp.

Bạn nên dành thời gian mà não bộ hoạt động tốt nhất, dễ tập trung và có hứng thú học tập đối với những môn khó, bài tập cần phải làm, môn học bạn không thích. Còn thời gian bạn bắt đầu thấy “lười” thì nên học những môn dễ hoặc môn bạn yêu thích.

Đừng để “mai tính” hay “chút nữa tính”!

Suy nghĩ này sẽ khiến bạn trì hoãn và càng làm cho cảm giác “lười học” gia tăng thêm. Đây cũng là yêu cầu quan trọng để xây dựng kỹ năng tự kỷ luật. Khó khăn nhất khi cảm thấy lười học là làm thế nào để bắt tay vào học tập. Ngồi vào bàn, đọc sách, xem bài tập, viết từ vựng… để bạn bắt đầu “khởi động”. Chỉ cần bạn bắt đầu làm gì đó liên quan đến học tập thì cảm giác này sẽ dần bị xua đi và bạn sẽ vào guồng học tập nhanh chóng.

Thay vì tìm lý do thuyết phục mình tiếp tục “chán” học thì bạn hãy tìm thử xem có cách nào giúp mình nâng cao động lực học tập và lấy lại tinh thần không?

Xem thêm:

Chia nhỏ mục tiêu

Đôi khi bạn cảm thấy “chán” học chỉ vì bạn biết bạn cần phải học rất nhiều. Để tránh trường hợp này, hãy chia nhỏ mục tiêu trong ngày để thực hiện dần. Học cách sắp xếp các mục tiêu để vừa có đủ thời gian nghỉ ngơi, vừa hoàn thành bài tập được giao.

Có nhiều phương pháp học tập

Cách học như thế nào là do chúng ta nghĩ ra, miễn làm sao bạn có thể học tập tốt. Bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để biết đâu là phương pháp phù hợp cho mình. Một số phương pháp có thể tham khảo như:

+ Nghe bài giảng online thay vì đọc sách nếu bạn đang “chán” đọc sách

+ Bắt đầu làm bài tập để ghi nhớ công thức nếu bạn không hứng thú với lý thuyết

+ Liên kết kiến thức với thực tiễn để ghi nhớ nội dung thay vì học thuộc lòng

+ Ghi ghép dạng đồ thị, tranh ảnh, sơ đồ tư duy… nếu bạn thấy những đoạn văn suôn khiến bạn khó nhớ

+ Chuyển sang học môn mình thích khoảng 10 – 20 phút rồi quay lại với môn khó

+ Thảo luận nhóm hoặc truy bài lẫn nhau với các bạn học nếu bạn thấy không thể tập trung khi học một mình.

Vượt qua được cảm giác “chán” học để học tập tốt hơn chính là cách để bạn vượt qua chính mình, không quá “nuông chiều” bản thân. Đây là bước khởi đầu quan trọng để bạn xây dựng kỹ năng tự kỷ luật, giúp ích cho học tập và công việc ở hiện tại và tương lai.

++ Tìm hiểu thêm trường cấp 3 nội trú TPHCM

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Vui lòng điền đây đủ thông tin bên dưới

Video liên quan

Chủ Đề