Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội cơ hội việc làm

Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân Luật 
Tổ hợp môn

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
  • C00: Văn – Sử – Địa
  • D01: Toán – Văn – Tiếng Anh

Luật tồn tại khắp mọi nơi, trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và ngay cả trong đời sống. Chính nhờ đến luật pháp mà chúng ta có thể giải quyết được các xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn,…một cách dễ dàng hơn. Một việc khi được giải quyết dựa trên pháp luật thì dĩ nhiên là phải tuân thủ theo những gì mà luật đã ban hành.

Nếu trong bối cảnh của khoảng chục năm trở lại trước thì cơ hội nghề nghiệp của ngành Luật chưa được mở rộng. Song giờ đây, nếu bạn đang hoặc sắp ứng tuyển vào ngành Luật, bạn hãy yên tâm rằng, học Luật sẽ có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn sau khi ra trường.

Học ngành Luật có gì thú vị?

Luật được hiểu rộng hơn so với Luật kinh tế. Ở cấp độ khái quát, Luật bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…

Trong xã hội có rất nhiều nghề cần đến kiến thức pháp luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO lại càng cần đến những người có kiến thức pháp luật. Luật sư là một trong 10 nghề trên thế giới có thu nhập cao nhất dù không được Nhà nước trả lương [thu nhập của luật sư do khách hàng trả]. Tại Việt Nam, lương Nhà nước trả cho thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, công an… thường cao hơn các nghề khác.

Bạn cần tố chất nào để phù hợp học ngành Luật?

Để học Luật, ngoài niềm đam mê, bạn cần có các tố chất sau:

  • Công bằng, khách quan và trung thực;
  • Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp;
  • Có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
  • Có khả năng diễn đạt tốt;
  • Ham đọc sách và sở hữu trí nhớ tốt;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe;
  • Có tinh thần trách nhiệm.

Học ngành Luật ở đâu?

Một số trường đại học có thế mạnh đào tạo ngành Luật Kinh tế, thí sinh có thể tham khảo như Viện Đại học mở Hà Nội, Trường Đại học Văn Lang, Đại học Mở Tp.HCM, Đại học Luật TP.HCM, Đại học Kinh Tế – Luật,…

Các bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT, trước khi xét tuyển để đạt kết quả tốt nhất nhé.

KHI BẠN LÀ SINH VIÊN LUẬT VĂN LANG

Ngành Luật được Trường Đại học Văn Lang đào tạo từ năm 2019, sau thành công của ngành Luật Kinh tế. Ngành Luật định hướng đào tạo ứng dụng, kết hợp lý thuyết và các hoạt động mô phỏng, thực hành: phiên tòa giả định, ngày hội pháp luật, tham gia phiên tòa thực tế.

Điểm nổi bật của ngành Luật tại Trường Đại học Văn Lang là gì?

Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn Lang, các đại biểu, các thầy cô Khoa Luật Trường ĐH Văn Lang cùng các sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo khoa học “Hoàn thiện khung pháp lý trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam”

Chương trình đào tạo cử nhân Luật của Trường Đại học Văn Lang được xây dựng trên cơ sở tiếp thu thành quả của giáo dục đại học tiên tiến thế giới, kết hợp với đặc thù của giáo dục Việt Nam. Lộ trình đào tạo tham khảo từ chương trình chuyên ngành Luật của các trường đại học uy tín:

  • Trường Đại học Bristol [Anh] – Top 13 về đào tạo Luật của Anh và top 50 về đào tạo Luật của thế giới [năm 2018],
  • Trường Đại học Monash [Úc] – Top 31 về đào tạo Luật của thế giới [QS Subject Ranking 2019];
  • Trường Đại học Luật TP. HCM;
  • Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Cần Thơ.

Từ K25 [năm học 2019-2020], chương trình đào tạo cử nhân Luật và Luật Kinh tế của Khoa Luật Trường Đại học Văn Lang gồm 128 tín chỉ, được xây dựng theo hướng ứng dụng, đảm bảo trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực: Pháp luật Hình sự, Dân sự; Pháp luật về Doanh nghiệp, Thương mại, Dịch vụ, Cạnh tranh, Đầu tư trong nước; Pháp luật quốc tế; Pháp luật về Đầu tư nước ngoài; Pháp luật về Tài chính, Ngân hàng, Tổ chức tín dụng, Thị trường Chứng khoán, Sở hữu trí tuệ, Chống bán phá giá; Pháp luật về Gia đình, Người chưa thành niên, về Lao động, Đất đai, Môi trường… Đây là những lĩnh vực rất cần những chuyên gia pháp lý trong điều kiện nền kinh tế – xã hội phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế.

Chương trình học ngành Luật đào tạo những gì?

Ngành Luật Trường Đại học Văn Lang có 2 chuyên ngành:

  • Luật Dân sự: sinh viên vận dụng được các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành về luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động… để nhận biết và giải quyết vấn đề chuyên môn.
  • Luật Hình sự: sinh viên vận dụng được các kiến thức nền tảng của khoa học pháp lý theo nhóm ngành giám định pháp y; tâm thần học tư pháp; khoa học điều tra hình sự; nghiệp vụ thư ký tòa án… để nhận biết và giải quyết các vấn đề pháp lý cụ thể.

Ngoài nội dung và kỹ năng chuyên ngành, chương trình đào tạo chú trọng giảng dạy tiếng Anh cơ bản và Tiếng Anh chuyên ngành, đào tạo tin học, giúp sinh viên Luật khi ra trường có thể sử dụng tiếng Anh và ứng dụng công nghệ thông tin vững vàng trong hoạt động nghề nghiệp.

Tổ chức các buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp ngay từ những ngày đầu năm học, để tân sinh viên định hướng nghề nghiệp, phần nào giúp sinh viên tự vạch kế hoạch học tập riêng cho bản thân cũng như trang bị kiến thức để phục vụ công việc sau này.

Điều hành phiên thứ nhất Hội thảo [từ trái sang]: TS. Trần Văn Đạt- Q. Vụ trưởng Vụ Pháp chế -Bộ GD-ĐT; TS. Đặng Vũ Huân- Tổng Biên tập TC Dân chủ & Pháp luật Bộ Tư pháp; PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh- Trưởng Khoa Luật ĐH quốc gia Hà Nội; PGS. TS Bùi Anh Thủy- Trưởng Khoa Luật Trường ĐH Văn Lang trong chương trình Hội thảo khoa học Quốc gia

Chương trình đào tạo chú trọng tính ứng dụng thực tiễn giúp sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn thông qua hoạt động “mô phỏng”, tham gia các phiên tòa thực tế tại các tòa án [Tòa án nhân dân Tp.HCM, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, Tòa án nhân dân huyện Bình Thạnh…] để sinh viên hình dung cách làm việc của Tòa án; tổ chức các phiên tòa giả định để trau dồi khả năng phán đoán logic và tranh luận.

Hoạt động phong trào của sinh viên khoa Luật tại Văn Lang

Bên cạnh kiến thức và kỹ năng hành nghề, Khoa Luật chú trọng đào tạo đạo đức và thái độ của các cử nhân Luật tương lai đối với xã hội qua các hoạt động công tác như “Noel yêu thương”, “Trung thu cho em” mà sinh viên ngành Luật và Luật Kinh tế chung tay tổ chức…

Khoa Luật đã ghi dấu ấn tại Văn Lang khi có cho mình được 2 chương trình lớn cả về học thuật lẫn vui chơi: Ngày hội Pháp luật và Chương trình văn nghệ truyền thống F.O.L, trong đó chương trình Ngày hội pháp luật thu hút sự tham gia của hàng ngàn sinh viên Văn Lang.

Sinh viên Khoa luật tham gia “Phiên tòa giả định” [nguồn: Khoa Luật]

Phân biệt ngành Luật và ngành Luật kinh tế

Ngành Luật cung cấp kiến thức bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…

Ngành Luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật, nhưng tập trung vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề kinh tế.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Luật?

Cơ hội việc làm vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng tìm việc làm trong ngành này, với các vị trí công việc:

  • Thẩm phán
  • Kiểm sát viên
  • Luật sư
  • Công chứng viên
  • Chấp hành viên

Ngoài ra, bạn có thể thử sức với một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như: Chuyên viên pháp lý, Cố vấn pháp lý, Giáo viên, giảng viên luật, Cán bộ nghiên cứu pháp luật, Điều tra viên, Thư kí toà án, Thẩm tra viên,…

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Luật?

Ngành Luật hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học bởi đây là một ngành học có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Hiện nay, theo Dự báo của Trung tâm Dự báo phát triển Nguồn nhân lực TP. HCM, riêng với ngành Luật, đến năm 2025, Việt Nam cần 13.000 Luật sư, 2.300 Thẩm phán, 2.000 Công chứng viên, 3.000 Chấp hành viên, 300 Thẩm tra viên thi hành án dân sự và Thừa phát lại… Trong khi đó, Việt Nam hiện có khoảng 25 cơ sở giáo dục đào tạo cử nhân Luật, mỗi năm chỉ có khoảng 3.500 – 4.000 cử nhân Luật hệ Chính quy tốt nghiệp.

Năm 2017, Trường Đại học Văn Lang mở ngành Luật Kinh tế [mã ngành: 7380107], tuyển sinh thành công 2 khóa. Kinh nghiệm đào tạo tạo tiền đề cho Văn Lang mở thêm ngành Luật, với hai chuyên ngành: Luật Dân sự và Luật Hình sự. Ví von một cách hình tượng, một ngành học trong lịch sử Văn Lang nay đang được “hồi sinh” trong thời kỳ mới, với nhiều tiềm năng phát triển và cả sự hào hứng trông đợi của những thế hệ đã biết đến tên tuổi ngành Luật Văn Lang năm xưa.

Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Luật tại Văn Lang?

Tham khảo điểm năm 2020:

  • Xét theo điểm thi THPT [thang điểm 30]: 18 điểm [2020]
  • Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT [học bạ]:
    – Năm 2020: 20.05 điểm
    – Năm 2021: 18.00 điểm [đợt 2]
  • Trưởng Khoa: PGS. TS. Bùi Anh Thủy
  • Văn Phòng Khoa: Phòng 6.10, Cơ sở 1, số 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Tp. HCM
  • Điện thoại: 028. 71099 245 – Ext: 4060
  • Email:

Video liên quan

Chủ Đề