Khi tham gia giao thông gặp tình huống khẩn cấp anh chỉ sẽ xử lý như thế nào là đúng cách và an toàn

CSGT được dừng xe khi nào, trong những trường hợp cụ thể nào? Quy trình kiểm soát sau khi dừng xe ra sao?

CSGT được dừng xe trong những trường hợp nào?

Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an có quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT. Theo đó, CSGT được dừng xe để kiểm soát trong 4 trường hợp:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.

– Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Theo quy định, CSGT được dừng xe để kiểm soát trong 4 trường hợp [Ảnh minh hoạ]

Xem thêm:

Khi CSGT dừng, kiểm soát phương tiện phải bảo đảm yêu cầu gì?

Theo Điều 16, việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a] An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm [nếu có] theo quy định của pháp luật.

b] Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau đây:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng.

Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắp đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “Đi chậm” hoặc biển báo số 245b [đối với tuyến đường đối ngoại] về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường bộ.

Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm nhiều yêu cầu theo quy định [Ảnh minh hoạ]

Xem thêm:

c] Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực Trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc.

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Sau khi dừng xe, quy trình kiểm soát như thế nào?

Theo Điều 18, khi xe cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí theo hướng dẫn, CSGT được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn, thực hiện như sau:

1. Thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.

2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh CAND hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị…” [trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã], sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.

3. Khi tiếp nhận được các giấy tờ [nếu có], thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Khi tiếp nhận được các giấy tờ, CSGT sẽ thông báo cho người điều khiển xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát [Ảnh minh hoạ]

Xem thêm:

4. Sau khi kiểm soát xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả kiểm soát, hành vi vi phạm [nếu có], biện pháp xử lý và nói lời: “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Đối với phương tiện giao thông chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thực hiện kiểm soát và thông báo kết quả kiểm soát.

5. Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

6. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

 Tổng hợp

Phanh xe ô tô không đúng cách, không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về cả xe lẫn sự an toàn của người lái.

Các kỹ thuật phanh xe ô tô

Đạp/nhả phanh theo nhịp [nếu không có ABS]

Nếu xe không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, khi xe đang chạy tốc độ cao mà phanh gấp sẽ rất dễ gặp hiện tượng bó phanh ô tô gây trượt bánh, khóa bánh dẫn đến xe bị mất lái, thậm chí bị trượt. Do đó, người lái xe cần áp dụng đúng kỹ thuật phanh để tránh xe bị mất kiểm soát trong tình huống này.

Cách phanh xe để tránh bị bó phanh đó là đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Khi cần phanh, người lái xe nắm chắc tay lái, giữ thẳng vô lăng, thay vì nhấn giữ phanh hãy lần lượt nhấp/thả phanh liên tục. Thao tác này sẽ giúp giảm ma sát, giảm áp lực phanh, từ đó xe có thể giảm tốc độ một cách an toàn, nhất là phanh gấp lúc chạy tốc độ cao.

Cách phanh xe ô tô để tránh bị bó phanh đó là đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát

Phanh dưới ngưỡng tối đa

Phanh dưới ngưỡng tối đa nghĩa là người lái chủ động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ sao cho chưa vượt qua giới hạn dẫn tới trượt bánh. Kỹ thuật phanh này thường được sử dụng trên đường đua, nhưng cũng có thể áp dụng khi lái xe thông thường. Khi đạp phanh nhiều, có kinh nghiệm, chỉ cần dựa vào độ rung của vô lăng là người lái có thể biết được lực phanh đã gần ngưỡng hay chưa.

Rà phanh

Rà phanh là cách phanh xe ô tô được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên đây là kỹ thuật không được khuyến khích. Bởi rà phanh liên tục tạo ra lực ma sát rất lớn, làm dầu phanh dễ bị sôi, có thể gây mất áp suất phanh hay cháy má phanh, khiến xe mất phanh. Do đó không nên rà phanh quá dài, nhất là trong các trường hợp xe tải nặng, đang xuống đèo dốc…

Đạp ra phanh liên tục sẽ tạo lực ma sát rất lớn, dễ gây hại phanh

Kỹ thuật rà phanh còn được sử dụng khá nhiều khi đua xe hay trình diễn drift xe. Tay đua sẽ rà phanh khi muốn đi qua khúc cua trong khoảng thời gian ngắn nhất mà không cần giảm tốc độ xe. Rà phanh vào cua kiểu này nếu thực hiện không tốt dễ gặp hiện tượng xe thừa lái, dẫn đến xe bị trượt, bị văng. Khi này xử lý không khéo có thể làm xe bị mất lái. Với các dòng xe ô tô thông thường [không phải xe đua hay xe thể thao], rà phanh nhiều rất hại đến hệ thống phanh và lốp xe.

Giảm tốc kết hợp phanh và về số thấp

Thay vì rà phanh lực mạnh, người lái có thể phanh xe một cách an toàn hơn nhờ vào việc kết hợp đạp phanh với chuyển xe về số thấp. Cách phanh xe ô tô này được khuyên áp dụng khi xe chạy vào những đoạn đường khó như đèo dốc, tải nặng…

Khi về số thấp, xe sẽ được hãm thêm bởi phanh động cơ. Điều này giúp giảm áp lực, hạn chế được các tình trạng xấu như dầu phanh bị sôi, cháy má phanh, mất áp suất phanh hay xe bị mất phanh… Kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong trường hợp xe bị mất phanh.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân phanh xe bị kêu
  • Cách xử lý phanh ô tô bị nặng
Nên chuyển về số thấp để tận dụng phanh động cơ, giảm áp lực cho hệ thống phanh

Thông thường sẽ cần phanh gấp khi gặp các tình huống bất ngờ. Lúc này nếu phanh một cách đột ngột với lực phanh mạnh, nhiều khả năng xe sẽ bị hiện tượng bó phanh. Dấu hiệu xe bó phanh là bánh xe bị mất độ bám, trượt dài theo quán tính. Tình huống này cực kỳ nguy hiểm bởi xe dễ bị mất lái, khả năng va chạm, đâm đụng rất cao.

Kỹ thuật phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn là đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe bắt đầu trượt nhẹ trên đường nhưng vẫn đi theo sự kiểm soát của tay lái thì ngay lập tức nhả chân phanh. Đây là kỹ thuật đạp phanh chạm ngưỡng. Đợi khi xe hết trượt lại tiếp tục phanh, sau đó gần đến điểm trượt thì nhả phanh. Lặp lại các bước này cho đến khi xe dừng lại.

Kỹ thuật phanh khẩn cấp đúng cách và an toàn là đạp mạnh phanh đến khi bánh xe bắt đầu trượt nhẹ

Kỹ thuật này đòi hỏi người lái phải có kinh nghiệm nhất định. Do đó nên thường xuyên luyện tập để nếu gặp tình huống thực tế có thể xử lý tốt nhất.

Ngày nay các dòng xe ô tô được trang bị khá nhiều công nghệ hỗ trợ phanh hiện đại như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống hỗ trợ lực phanh BA, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD… Các hệ thống này hỗ trợ rất nhiều, giúp rút ngắn quãng đường phanh đồng thời tránh được các tình huống nguy hiểm lúc phanh như xe bị bó phanh.

Tuy nhiên đây chỉ là những tính năng mang tính hỗ trợ, việc xử lý chính vẫn do người lái thực hiện. Do đó không nên ỷ lại khi xe có các hệ thống phanh này. Trong mọi tình huống vẫn cần áp dụng đúng những kỹ thuật phanh như trên để đảm bảo an toàn cao nhất.

Hùng Phạm

Video liên quan

Chủ Đề