Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

Không giống như các quốc gia khác, tiếng Nhật có tới 3 loại chữ khác nhau, đó là: - Chữ mềm (hiragana) - Chữ cứng (katakana) - Chữ Hán (kanji). Hệ thống các bảng chữ này cũng được sử dụng rất linh hoạt. Thông thường thì trong một câu tiếng Nhật có thể được kết hợp từ cả 3 bảng chữ cái. 1. Chữ Hiragana Hiragana còn được gọi là chữ mềm, là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống các bảng chữ cái tiếng Nhật Bản.

Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

Bảng chữ Hiragana

Hiragana là chữ viết ra đời sau Kanji nhằm khắc phục những khó khăn mà hệ thống chữ Kanji gặp phải trong việc thể hiện ngôn ngữ tiếng Nhật bằng chữ viết. Có thể hiểu nhiệm vụ chính của chữ Hiragana là thực hiện chức năng ngữ pháp trong tiếng Nhật. Điều này giúp việc thể hiện của chữ viết tiếng Nhật trở nên đơn giản, dễ hiểu mà vẫn thực hiện đầy đủ chức năng ngôn ngữ của mình. Tên gọi Hiragana được hình thành từ tiếng “hira” là “bình” và “gana” là “mượn tạm”. Từ đó có thể hiểu rằng, Hiragana là hệ thống chữ mượn tạm và hình thành bằng cách đơn giản hóa chữ ban đầu. 2. Chữ Katakana Katakana được dùng chủ yếu cho việc ghi phiên âm các từ mượn từ tiếng nước ngoài. Do có nhiều từ, người Nhật không tìm được chữ Kanji nào tương ứng để thể hiện do đó chữ Katakana ra đời nhằm giúp việc đọc phiên âm tiếng nước ngoài trở nên dễ dàng hơn. Nó cũng có thể được sử dụng để nhấn mạnh 1 từ nào đó giống như khi ta dùng chức năng chữ in nghiêng.

Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

Bảng chữ Katakana 3. Chữ Kanji Giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Nhật Bản cũng chịu sự ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và một trong những biểu hiện rõ nét nhất đó chính là chữ viết. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của hệ thống chữ Kanji.

Các bảng chữ cái tiếng Nhật – Chữ Kanji

Trong bảng chữ cái tiếng Nhật, các danh từ và gốc của các tính từ và động từ thường viết bằng chữ Hán gọi là chữ Kanji. Các trạng từ cũng đôi khi được viết bằng loại chữ này. Một trong những hạn chế của chữ Kanji: là phải ghép vài âm tiết mới thành một từ. Thêm vào đó, ngữ pháp tiếng Nhật có những quy định khác nhau về cách chia thì của động từ, do đó chữ Kanji chưa thể hiện hết được những điều này. Tuy nhiên chữ Kanji vẫn có những ưu điểm đó là: so với chữ Hiragana, Kanji sẽ giúp việc đọc của bạn trở nên dễ dàng và dễ hiểu hơn. Với việc tìm hiểu về hệ thống chữ viết tiếng Nhật, chúng ta đã hiểu được vì sao lại có tới 3 loại bảng chữ cái tiếng Nhật. Vai trò của chúng trong tiếng Nhật là hoàn toàn khác nhau, do đó khi học tiếng Nhật bạn không thể bỏ qua bất cứ loại chữ nào trong số này. Bên cạnh đó với sự ra đời và phát triển của các loại chữ viết tiếng Nhật chúng ta phần nào hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản, để thấy rằng người Nhật luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng luôn đề cao cái riêng của mình trong đó.

Mọi thứ về việc học bảng chữ cái tiếng nhật cho người mới bắt đầu. Gồm bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji đầy đủ nhất và thông dụng nhất. Với việc giúp bạn đọc (phát âm) chuẩn, cách ghi nhớ, cách ghép chữ để học nhanh nhất, và các viết sẽ cho bạn 1 nền tảng vững chắc ở trình độ cơ bản, làm bàn đạp giúp bạn học tốt nhất ở các cấp độ sau.

1. Bảng chữ cái

1.1. Các kiểu chữ Nhật

Tiếng Nhật có 3 kiểu chữ chính thức và 1 kiểu chữ không chính thức. 3 kiểu chữ chính thức gồm có: hiragana, katakana và kanji. Kiểu chữ không chính thức là romaji.

  • Chữ Hiragana (còn gọi là chữ mềm): thường dùng để viết những từ gốc Nhật hay viết những từ bình thường.
  • Chữ Katakana (còn gọi là chữ cứng): thường dùng để viết những từ có gốc nước ngoài (như: tiếng Anh, tiếng Việt,…) và tên người nước ngoài.
  • Chữ Kanji (còn gọi là Hán Tự): thường dùng để viết những từ có gốc Hán và tên người Nhật.
  • Chữ Romaji (giống chữ Latinh): thường dùng để phiên âm cho người nước ngoài đọc chữ Nhật.

1.2. Bảng chữ cái tiếng Nhật

Dưới đây là 2 bảng chữ cái “đơn giản” nhất, còn kiểu chữ Kanji, mình sẽ giới thiệu sau này!

Mọi người chú ý là cả 3 chữ này tuy viết khác nhau, nhưng đọc giống nhau. Hãy nhìn cho quen mặt chữ trước, cố học hành chăm chỉ nhé.

Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

Cách phát âm.

・あ = ア = A (Đọc là : a) ・い = イ = I (Đọc là : i) ・う = ウ = U (Đọc là : ư) ・え = エ = E (Đọc là : ê) ・お = オ = O (Đọc là : ô)

・か = カ = KA (Đọc là : ka) ・き = キ = KI (Đọc là : ki) ・く = ク = KU (Đọc là : kư) ・け = ケ = KE (Đọc là : kê) ・こ = コ = KO (Đọc là : kô)

・さ = サ = SA (Đọc là : sa) ・し = シ = SHI (Đọc là : shi (Răng để gần khít lại, để thẳng lưỡi, đẩy hơi ra- từ này khó đọc ) ・す = ス = SU (Đọc là : sư) ・せ = セ = SE (Đọc là : sê) ・そ = ソ = SO (Đọc là : sô)

・た = タ = TA (Đọc là : ta) ・ち = チ = CHI (Đọc là : chi) ・つ = ツ = TSU (Đọc là : tsư (Răng để gần khít lại, để thẳng lưỡi, đẩy hơi ra- từ này khó đọc )

・て = テ = TE (Đọc là : tê) ・と = ト = TO (Đọc là : tô)

・な = ナ = NA (Đọc là : na) ・に = ニ = NI (Đọc là : ni) ・ぬ = ヌ = NU (Đọc là : nư) ・ね = ネ = NE (Đọc là : nê) ・の = ノ = NO (Đọc là : nô)

・は = ハ = HA (Đọc là : ha) ・ひ = ヒ = HI (Đọc là : hi) ・ふ = フ = FU (Đọc là : fư (hư) ・へ = ヘ = HE (Đọc là : hê) ・ほ = ホ = HO (Đọc là : hô)

・ま = マ = MA (Đọc là : ma) ・み = ミ = MI (Đọc là : mi) ・む = ム = MU (Đọc là : mư) ・め = メ = ME (Đọc là : mê) ・も = モ = MO (Đọc là : mô)

・や = ヤ = YA (Đọc là : ya (dọc nhanh “i-a” chứ không đọc là “da” hoặc “za”) ・ゆ = ユ = YU (Đọc là : yu (dọc nhanh “i-u” gần giống “you” trong tiếng anh chứ không đọc là “diu” hoặc “ziu”) ・よ = ヨ = YO (Đọc là : yô (Đọc là : yô (dọc nhanh “i-ô” chứ không đọc là “dô” hoặc “zô”)

・ら = ラ = RA (Đọc là : ra (Phát âm gần giống “ra” mà cũng gần giống “la”- âm phát ra nằm ở giữa “ra” và “la”) ・り = リ = RI (Đọc là : ri(Phát âm gần giống “ri” mà cũng gần giống “li”- âm phát ra nằm ở giữa “ri” và “li”) ・る = ル = RU (Đọc là : rư(Phát âm gần giống “rư” mà cũng gần giống “lư”- âm phát ra nằm ở giữa “rư” và “lư”) ・れ = レ = RE (Đọc là : rê(Phát âm gần giống “rê” mà cũng gần giống “lê”- âm phát ra nằm ở giữa “rê” và “lê”) ・ろ = ロ = RO (Đọc là : rô(Phát âm gần giống “rô” mà cũng gần giống “lô”- âm phát ra nằm ở giữa “rô” và “lô”)

・わ = ワ = WA (Đọc là : wa) ・ゐ = ヰ = WI (Đọc là : wi) (chữ này hiện giờ rất ít được sử dụng thay vào đó là “ウィ”- cách đọc tương tự) ・ゑ = ヱ = WE (Đọc là : wê) (chữ này hiện giờ rất ít được sử dụng thay vào đó là “ウェ”- cách đọc tương tự) ・を = ヲ = WO (Đọc là : wô) ・ん = ン = N (Đọc là : ừn (phát âm nhẹ “ừn” không đọc là “en nờ”)

Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho các bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật có một nền tảng thật tốt để ghi nhớ những kiến thức khác.

2. Cách đọc

Để học tốt tiếng Nhật việc đầu tiên bắt buộc bạn phải ghi nhớ là cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật. Nếu tiếng Việt và tiếng Anh đều sử dụng bảng chữ cái latinh làm gốc thì tiếng Nhật lại sử dụng chữ tượng hình gây khó khăn cho việc học cũng như cho những người mới bắt đầu tìm hiểu ngôn ngữ này. Tiếng Nhật có tới 3 bảng chữ cái là Hiragana, Katakana và Kanji trong đó Hiragana là bảng chữ cái thông dụng nhất. Hôm nay, Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ giới thiệu đến bạn bảng chữ cái tiếng Nhật – cách đọc chuẩn nhất!

2.1. Bảng chữ cái Hiragana (cơ bản)

Bảng chữ cái hiragana cơ bản bao gồm 47 chữ cái được chia thành 5 hàng: a,i,u,e,o. Chú ý là không chỉ nhớ và thuộc cách viết, bạn còn phải học phát âm chuẩn từng chữ cái một vì phát âm từng từ tiếng Nhật chính là phát âm từng chữ cái hợp thành.

あ : a

い: i

う: viết theo chữ romaji là là “u” nhưng đọc thành “ư” nhưng chính xác hơn là khoảng giữa của “u” và “ư”, nhưng nếu chưa quen bạn cũng có thể đọc là “ư”.

え: phiên âm là “e” nhưng đọc là “ê”

お: phiên âm là “o” nhưng đọc là “ô”

2.2. Bảng âm đục

Khi đã thuộc bảng chữ cái hiragana cơ bản thì học bảng âm đục sẽ vô cùng đơn giản. Đơn giản đây chỉ là bảng bổ sung thêm 25 âm tiết nữa, là chữ cái được thành lập bằng cách thêm 2 dấu phẩy ” ở trên đầu các chữ cái trong bảng chữ cái hiragana, gọi là “tenten”

2.3. Bảng âm ghép

Là các âm tiết được ghép lại từ 2 âm đơn nên còn được gọi là “âm đôi”. Đặc điểm của nó là các chữ や ゆ よ sẽ được viết nhỏ lại thành ゃ ゅ ょ

3. Cách viết

Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Nhật kể cả nhưng bạn đang học tiếng Nhật liệu bạn đã biết cách viết tiếng Nhật sao cho chuẩn và đẹp hay chưa? Với một đất nước sử dụng chữ cái La tinh như nước ta thì việc học và viết một loại ngôn ngữ khác như tiếng Nhật là điều hết sức khó khăn. Và trong giới hạn bài viết hôm nay, Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ giới thiệu đến bạn bảng chữ cái tiếng Nhật và cách viết chuẩn nhất!

3.1. Cách viết tiếng Nhật sao cho chuẩn và đẹp

  • Viết các nét gói gọn trong một ô chữ

Viết ký tự lọt vào giữa ô. Tất cả các nét được gói gọn trong một ô vuông. Cách viết này giúp cho các nét chữ bạn viết ra nhìn đẹp và gọn gàng hơn. Đặc biệt trong thời gian đầu khi bạn chưa quen với các ký tự tượng hình thì nên tuân thủ cách viết này thật nghiêm chỉnh.

  • Cầm bút thẳng đứng và không nghiêng

Chữ cái Nhật chỉ đẹp được khi chúng ta phối hợp nhẹ nhàng giữa tay và bút viết. Nhẹ nhàng ở đây ý chỉ chúng ta không cầm bút quá cứng tay, cũng không cầm ẻo lả, siêu vẹo. Cách cầm bút chuẩn ở đây chính là cầm bút thẳng đứng, không nghiêng.

  • Viết đúng trật tự nét

Đây là điều mình đã nói ở phần 1 về các nguyên tắc khi tập viết tiếng Nhật. Ít nhất hãy nhớ được ngang trước sổ sau,trái trước phải sau, trên trước dưới sau bạn nhé.

Có những người khi viết chữ Nhật còn thêm vào những vòng xoắn để tạo nét hoa văn cho chữ viết. Điều này phụ thuộc vào óc thẩm mỹ của từng người. Tuy nhiên nếu bạn mới học viết tiếng Nhật thì mình khuyên bạn vẫn nên trung thành với cách tập viết truyền thống. Đặc biệt khi viết văn bản hay làm việc với người Nhật thì cách viết này càng cần được tuân thủ tuyệt đối hơn nữa nhé.

3.2. Nguyên tắc cho chữ Kanji

Mặc dù khá là linh hoạt nhưng cũng có một số nguyên tắc trong cách viết tiếng Nhật, đặc biệt áp dụng cho chữ Kanji như sau:

  1. Ngang trước sổ sau: 十 , 丁 , 干 , 于 , 斗 , 井 .
  2. Phết (ノ) trước, mác ( 乀 ) sau: 八 , 人 , 入 , 天 .
  3. Trái trước phải sau: 州 , 划 , 外 , 办 , 做 , 条 , 附 , 谢 .
  4. Trên trước dưới sau: 三 , 合 , 念 , 志 , 器 , 意 .
  5. Ngoài trước trong sau: 司 , 向 , 月 , 同 , 风 , 风 , 周 .
  6. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这 , 还 , 选 , 游 , 道 , 建 .
  7. Giữa trước; trái rồi phải: 小 , 少 , 水 , 业 , 办 , 乐 .
  8. Vào nhà trước, đóng cửa sau: 日, 回 , 国 , 国 , 固 , 固 .

Tuy nhiên nhớ cẩn thận vì cách viết tiếng Nhật vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Và một lưu ý cuối cùng đó là nếu bạn muốn viết được nét chữ đẹp, đúng cách và ghi nhớ thì không còn cách nào khác là phải luyện tập thường xuyên. Hơn thế nữa việc luyện viết này sẽ giúp bạn ghi nhớ được một lượng từ vựng cũng như kanji kha khá nữa đấy! Nhật Ngữ Hướng Minh chúc bạn luôn thành công và hãy nhớ rằng chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Nhật bạn nhé!

4. Cách ghép chữ cái

Trong tiếng Nhật có rất nhiều cách ghép âm để tạo thành các “âm ghép” có nghĩa. Có một số từ bạn chỉ cần ghép hai từ đơn với nhau là đã có thể tạo thành một từ vựng có ý nghĩa; chẳng hạn như あさ= a+sa = asa (buổi sáng). Tuy nhiên, một số từ âm ghép khác đòi hỏi bạn phải chú ý và nắm vững kiến thức. Cùng Nhật Ngữ Hướng Minh tìm hiểu cách ghép các chữ cái tiếng Nhật cực thú vị này nhé!

Một lưu ý cho các bạn khi học tiếng Nhật đó là nếu các bạn muốn nắm vững kiến thức về âm ghép hay còn gọi là ảo âm thì việc đầu tiên bạn cần làm là hãy ghi nhớ kĩ 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana. Nếu không khi học đến phần âm ghép này bạn sẽ cảm thấy khó khăn và gây chán nản.

4.1. Âm ghép với chữ ん trong Hiragana (ン trong Katakana)

Trong bảng chữ cái Hiragana thì âm ん ( hay ン trong Katakana) được phát âm là “um”. Nhưng ん/ ン không bao giờ đứng một mình, mà chúng cần phải đứng sau một chữ khác. Khi đứng sau các chữ khác, nó sẽ trở thành âm “n” giống như trong tiếng Việt.

  • Ví Dụ:

Trong bảng chữ cái Hiragana

あん= a+ n = an

よん= yo + n = yon

ぱん= pa + n = pan

Tương tự, trong bảng chữ cái Katakana

オン = o + n = on

トン = to + n = ton

ノン = no + n = non

* Chú ý:

Khi học về âm ghép trong tiếng Nhật, các bạn cần lưu ý, những chữ cái cột [e] như え (e), け (ke), せ (se), ぜ (ze) ,… và cột [o] như お (o), こ (ko), そ (so), の (no), も (mo),… khi đọc chúng ta sẽ không đọc là “e” và “o” mà phải đọc thành “ê”; “ô”. Nhưng khi ghép với ん thì sẽ lại đọc là “e”, “o”.

  • Ví dụ:

て có phiên âm là “te” nhưng khi đọc sẽ đọc là “tê”. Nhưng khi ghép với ん được てん phiên âm là “ten” và vẫn đọc là “ten”. ( Nguyên tắc này được sử dụng cho cả 2 bảng Hiragana và Katakana)

4.2. Âm ghép trường âm

Trường âm là những nguyên âm kéo dài, có độ dài 2 âm tiết của 5 nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] (a i u e o).

Ví Dụ:

  • おばさん (Obasan) = cô ,dì đổi sang trường âm là おばあさん (Obaasan) = bà ngoại,bà nội
  • おじさん (Ojisan) = chú,cậu có trường âm là おじいさん(Ojiisan) = ông ngoại,ông nội

Nguyên tắc ghép âm như sau:

  • Với trường âm cột (a) (あ、か、さ、た、だ、な…) thêm kí tự あ vào sau chúng.
  • Với trường âm cột (i) (い、き、し、ち、み…) thêm kí tự い đằng sau.
  • Với trường âm cột (u) (う、く、む、ぶ、ぷ、ぬ…) thêm kí tự う.
  • Với trường âm cột (e) (え、べ、け、ね,…) thêm kí tựい (có một số trường hợp đặc biệt cần thêm え đằng sau, chẳng hạn おねえさん = chị gái)
  • Với trường âm cột (o) (お、こ、の、よ、ぼ …) thêm kí tự う(1 vài trường hợp bạn cần thêm お vào sau, như おおきい = to lớn 、とおい = xa,…)

5. Cách sử dụng bảng chữ cái

Tiếng Nhật có 3 bảng chữ cái đó là điều mà ai cũng biết. Tuy nhiên đối với những bạn bắt đầu học tiếng Nhật. Việc học bảng chữ cái tiếng Nhật sẽ là nền móng vững chắc cho quá trình học tiếng Nhật của bạn. Có một vài nguyên tắc cơ bản cũng như cách sử dụng bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả, mọi người cùng theo dõi nhé!

5.1. Cách ghi nhớ

Cách ghi nhớ dựa trên hình ảnh sẽ là một biện pháp hoàn hảo. Mỗi chữ hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh nhất định. Có thể một vài bạn sẽ nghĩ việc này rất mất thời gian, nhưng các bạn sẽ phải bất ngờ với hiệu quả mà phương pháp này đem lại.

5.2. Hạn chế viết

Trong thời đại này, hầu hết việc giao tiếp giữa người với người đều được thực hiện bằng cách gõ bàn phím, nhu cầu viết tay đã giảm đi rất nhiều. Việc học bảng chữ cái tiếng Nhật cũng vậy, học thông qua việc “đọc” sẽ có hiệu quả hơn và nhanh hơn việc học bằng cách viết tay từ hai đến ba lần.

5.3. Luyện tập

Khi học bất kỳ cái gì đó mới, bạn luôn cần luyện tập. Khi luyện tập, hãy cố gắng nhất có thể gợi nhớ lại những gì bạn đã được học, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không thể đưa ra câu trả lời. Bạn càng nỗ lực, cố gắng để nhớ ra một điều gì đó, ký ức não bộ sẽ được kích thích mạnh hơn và bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn.

5.4. Học mọi lúc mọi nơi

Đam mê sẽ biến thành sự thật khi nó đi cùng với sự rèn luyện kiên trì. Bạn hãy chăm chỉ và chịu khó học mọi lúc mọi nơi: trong lúc nấu ăn, làm việc nhà hay đang ngồi trên xe buýt… Sự rèn luyện đó sẽ giúp học tiếng Nhật bảng chữ cái trở nên gần gũi với bạn hơn, “mưa dầm thấm lâu” và chắc chắn bạn sẽ thành công.

5.5. Học với một người bạn

Sẽ thật tốt khi bạn ở trong một team nơi mọi người cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm học, giúp nhau luyện tập cùng tiến bộ. Học cùng với bạn bè sẽ có cảm giác vui vẻ, tinh thần sảng khoái, bổ sung cho nhau những điểm chưa tốt… Hơn nữa, một chút thi đua sẽ giúp bạn có hứng thú học nhanh, nhớ lâu hơn bao giờ hết. Học nhóm là cách rất tốt để học ngoại ngữ, nhất là tiếng nhật và hơn nữa là đối với người mới học bắt đầu học 2 bảng chữ cái tiếng Nhật.

6. Cách phát âm tiếng Nhật

Trước khi đọc tiếng Nhật bạn nên bắt đầu từ việc phát âm nó. Việc phát âm sẽ liên quan trực tiếp đến kỹ năng nghe và nói của bạn sau này.

6.1. Cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật

あ (a) – い (i) – う (u) – え (e) – お (o)

Đây là hàng đầu tiên, và cũng là hàng quan trọng nhất trong bảng chữ cái Hiragana. Nó quyết định cách phát âm của tất cả các hàng theo sau. Về cơ bản, các hàng sau đó đều có cách phát âm là a-i-u-e-u đi kèm với các phụ âm khác nhau. Năm nguyên âm a-i-u-e-o sẽ được lặp lại liên tục, nên ngay từ ban đầu, bạn phải nắm rõ được cách phát âm chuẩn xác của những nguyên âm này.

か (ka) – き(ki) – く(ku) – け(ke) – こ (ko)

Hàng tiếp theo trong bảng chữ cái hiragana là hàng “K”. Các bạn chỉ cần ghép phụ âm “k” với các nguyên âm cơ bản trong tiếng Nhật để tạo thành cách đọc ka-ki-ku-ke-ko. Trong hàng này, không có trường hợp đặc biệt nào cả.

さ (sa) – し (shi) – す (su) – せ (se) – そ (so)

Tiếp theo là hàng “S – “. Có một trường hợp ngoại lệ trong hàng này. Khi đi với nguyên âm “I”, ta sẽ có cách viết là “shi”, phát âm giống “she” (cô ấy) trong tiếng Anh. Trong hàng này, ta sẽ học các chữ cái sa-shi-su-se-so.

た (ta) – ち (chi) – つ (tsu) – て (te) – と (to)

Đây là hàng thứ tư trong bảng hiragana, hàng “T-“. Trong hàng này, bạn sẽ thấy kỹ thuật ghi nhớ bằng hình ảnh đem lại hiệu quả rõ rệt. Giống với hàng “S-“, hàng “T-“ cũng có các trường hợp đặc biệt ở hai chữ ち(chi) và つ (tsu).

な (na) – に (ni) – ぬ (nu) – ね (ne) – の (no)

な là cách ghép giữa “n” với âm “あ”, ta đọc là “na”; に là sự kết hợp của “n” với âm “い”, có cách đọc là “ni”,; ぬ là cách ghép giữa “n” với âm “う” tạo nên “nu”; ね là sự kết hợp của “n” với âm “え”, tạo thành “ne” (Chữ ね được hình ảnh hóa bằng con mèo, và trong tiếng Nhật, con mèo là ねこ); の là cách ghép giữa “n” với “お”, tạo thành “no”.

は (ha) – ひ (hi) – ふ (fu) – へ (he) – ほ (ho)

は là cách ghép giữa “h” với âm “あ”, ta đọc là “ha”, ひ là sự kết hợp của “h” với âm “い”, có cách đọc là “hi”, ふ là cách ghép giữa “f/h” với âm “う”, tạo nên “fu”, へ là sự kết hợp của “h” với âm “え”, tạo thành “he”, ほ là cách ghép giữa “h” với “お”, tạo thành “ho”.

ま (ma) – み (mi) – む (mu) – め (me) – も (mo)

ま là cách ghép giữa “m” với âm “あ”, ta đọc là “ma”; み là sự kết hợp của “m” với âm “い”, có cách đọc là “mi”; む là cách ghép giữa “m” với âm “う”, tạo nên “mu”; め là sự kết hợp của “m” với âm “え”, tạo thành “me” (Chữ め trong ảnh được biểu tượng hóa bằng hình ảnh con mắt. Và trong tiếng Nhật, con mắt cũng được đọc là め); も là cách ghép giữa “m” với “お”, tạo thành “mo”.

や (ya) – ゆ (yu) – よ (yo)

Điều đặc biệt ở hàng này là chỉ có 3 chữ cái: ya, yu, yo mà không có ye và yi. Thực tế, ye và yi đã từng tồn tại, nhưng bây giờ người Nhật sẽ dùng えvàい thay thế do chúng có cách đọc khá tương tự.

や là cách ghép giữa “y” với âm “あ”, ta đọc là “ya”, ゆ là cách ghép giữa “y” với âm “う”, tạo nên “yu”, よ là cách ghép giữa “y” với “お”, tạo thành “yo”.

ら (ra) – り (ri) – る (ru) – れ (re) – ろ (ro)

ら là cách ghép giữa “r” với âm “あ”, ta đọc là “ra”, り là sự kết hợp của “r” với âm “い”, có cách đọc là “ri”, る là cách ghép giữa “r” với âm “う”, tạo nên “ru”, れ là sự kết hợp của “r” với âm “え”, tạo thành “re”, ろ là cách ghép giữa “r” với “お”, tạo thành “ro”.

わ (wa) – を (wo) – ん (n)

Đây là nhóm cuối cùng trong bảng chữ cái, bao gồm わ, を(phát âm giống お nhưng chỉ được dùng làm trợ từ), và ん (là chữ cái duy nhất chỉ có 1 ký tự là phụ âm).

わ là cách ghép giữa “w” với âm “あ”, tạo nên “wa” (Chữ わ nhìn khá giống với れ、ぬ、め và đặc biệt làね) , を là sự kết hợp của “w” với âm “お”, tạo thành “wo” (Âm “w” trong chữ cái này được phát âm rất nhẹ, gần như giống với âm câm. Nên ở một mức độ nào đó, bạn có thể phát âm nó giống với お) ん chỉ có cách đọc là âm “-n”. Đây là chữ cái tiếng Nhật duy nhất chỉ gồm một phụ âm.

6.2. Dạy học bảng chữ cái tiếng Nhật có dấu Dakuten (Dấu ‘’)

Dakuten sử dụng những chữ cái hiragana bạn đã được học và chèn thêm một ký hiệu đặc biệt để thay đổi cách phát âm của những chữ cái đó. Ký hiệu này nhìn tương đối giống với dấu ngoặc kép, hay một hình tròn nhỏ.

Chỉ có 5 hàng trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana có thể đi với dakuten. か → が Tất cả các chữ cái thuộc hàng か đều có thể đi cùng dấu ‘’ để biến âm “K-“ trở thành âm “G-“. さ → ざ Khi chữ thuộc hàng さ đi với dấu ‘’, có sẽ chuyển sang âm “Z-“. Ngoại trừ chữ し, khi đi với ‘’ nó sẽ chuyển thành “JI”. た → だ Với Dakuten, các chữ thuộc hàng た sẽ chuyển từ âm “T-“ sang âm “D-“, trừ 2 chữ cái là ち và つ. ち và つ khi thêm ‘’ sẽ có cách phát âm gần giống với じ và ず, chứ không phải giống hệt. Để cụ thể hơn, cách phát âm của 2 chữ này sẽ là sự kết hợp của âm D- và Z- (dzu và dzi). は → ば, ぱ Điểm đặc biệt ở hàng は là nó có thể đi cùng cả 2 loại dấu Dakuten – dấu ‘’ và dấu khuyên tròn. Khi dùng ‘’, âm H- sẽ chuyển sang âm B-, còn khi đi với dấu khuyên tròn, ta sẽ được âm P-

6.3. Kết hợp Katakana

Ở phần này, bạn sẽ được học cách kết hợp hai kiểu ký tự với nhau để tạo thành âm ghép.

Chúng ta tập trung vào cách kết hợp các chữ ゃゅょ nhỏ với các chữ có cách đọc thuộc cột い き、し、じ、に、...). Khi kết hợp những chữ này với nhau, bạn sẽ được một chữ cấu thành từ ký tự đầu tiên của chữ cái thuộc cột い và âm ゃゅょ nhỏ. Ví dụ: き + ゃ → KIYA → KYA じ + ょ → JIYO → JYO

Đây là danh sách đầy đủ: きゃ、きゅ、きょ ぎゃ、ぎゅ、ぎょ しゃ、しゅ、しょ じゃ、じゅ、じょ ちゃ、ちゅ、ちょ ぢゃ、ぢゅ、ぢょ (Gần như bạn sẽ không bao giờ gặp phải những chữ cái này) にゃ、にゅ、にょ ひゃ、ひゅ、ひょ びゃ、びゅ、びょ ぴゃ、ぴゅ、ぴょ みゃ。みゅ、みょ りゃ、りゅ、りょ Chúng ta không có âm いゃcũng như không có sự kết hợp nào của những chữ cái thuộc hàng Y, vì chữ cái đầu tiên trong một âm ghép phải bao hàm một phụ âm “cứng”. Chữ つ nhỏ (っ) Để đơn giản, hãy coi っ là một cách để “nhân đôi phụ âm”. Có nghĩa là, mỗi phụ âm đứng sau nó sẽ được nhân đôi lên. Vì vậy, ta sẽ không đặt っ trước các nguyên âm あいうえお.

7. Bảng chữ cái tiếng nhật dịch sang tiếng Việt

7.1. Bảng chữ cái Hiragana

7.2. Bảng chữ cái Katakana

Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

8. Mẹo học

Điều bắt buộc khi học một ngôn ngữ là bạn phải học thuộc bảng chữ cái cơ bản của ngôn ngữ đó. Hệ thống chữ viết và phát âm tiếng Nhật khác hoàn toàn so với hệ thống chữ tiếng Việt hay tiếng Anh, nên việc nhớ được bảng chữ cái tiếng Nhật là rất khó khăn đối với hầu hết những người mới học. Vì thế hôm nay Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ giới thiệu đến bạn cách học thuộc bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh nhất.

8.1. Hãy viết và đọc thật nhiều

Đây có lẽ là cách dễ dàng nhất mà bất cứ ai khi bắt đầu cũng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi học thuộc một kiến thức nào đó, tuy là cách cổ điển và tốn khá nhiều thời gian và công sức nhưng nó vẫn sẽ phù hợp với một số người và mang lại những kết quả nhất định. Bạn nên viết các chữ trong bảng chữ cái tiếng Nhật ra giấy, mỗi một lần viết là một lần đọc nhẩm chữ cái mà bạn đang viết ra vừa để nhớ mặt chữ lại vừa rèn cách phát âm tiếng Nhật.

8.2. Học bảng chữ cái tiếng Nhật qua Flashcard

Với những tấm flashcard nhỏ gọn rất tiện lợi để bạn có thể mang theo để học nhất là khi tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi. Nếu không có sẵn thì bạn cũng có thể tự làm cho mình những tấm flashcard của riêng mình. Mặt trước ghi chữ và nghĩa, phía sau có thể là cách viết hoặc một ví dụ cụ thể ngắn thôi nhưng đầy đủ ý. Khi học tất cả các tấm bìa lại với nhau sẽ giúp bạn học linh hoạt hơn mà không phải là cách máy móc theo thứ tự nhất định. Nên học theo từng tấm bìa một, chữ chưa nhớ hoặc khó nhớ thì các bạn để riêng ra 1 chỗ, sau đó đọc lại nhiều lần hơn.

Khi nào dùng chữ cứng khi nào ùng chữ mềm

8.3. Học bảng chữ cái kết hợp với học từ vựng tiếng Nhật

Với mỗi chữ trong bảng chữ cái, hãy tìm 5 từ vựng tiếng Nhật có chứa chữ cái đó và học thuộc chúng. Như thế bạn cũng đã tích lũy thêm cho vốn từ của mình rồi đấy. Ngoài ra bạn còn có thể biết được vị trí của chữ đó như thế nào sẽ giúp bạn học cách ghép chữ tiếng Nhật dễ dàng hơn rất nhiều.

8.4. Học chữ cái tiếng Nhật thông qua video

Học qua video sẽ giúp bạn có hình dung sinh động hơn với những hình ảnh và âm thanh mô tả cụ thể và đầy thú vị. Để học hiệu quả thì bạn nên chọn video hướng dẫn có giọng đọc của người bản ngữ. Vì như vậy bạn sẽ học được cách phát âm chuẩn ngay từ đầu.

8.5. Tận dụng ngay chiếc điện thoại thân yêu của mình

Bằng việc tải về những phần mềm hay ứng dụng học tiếng Nhật phù hợp bạn sẽ không cần đến quá nhiều công cụ hỗ trợ khác nữa mà vẫn có thể luyện viết chữ cái ngay trên điện thoại của mình. Đan xen với những trò chơi nhỏ sẽ là cách giữ được hứng thú trong suốt quá trình học.

8.6. Chia nhỏ thời gian học

Học bảng chữ cái tiếng Nhật bằng cách viết thật nhiều. Mới bắt đầu học bạn nên dành nguyên 2 đến 3 ngày ngồi viết lại bảng chữ cái nhằm làm quen với con chữ cũng như giúp bạn ghi nhớ lâu hơn.

Đây là cách thông dụng nhất mà các bạn trẻ thường sử dụng, với tiêu chí “có công viết chữ có ngày thuộc 2 bảng”. Với cách học này bạn sẽ phải cần một tập giấy A4 có in ô vuông sẵn để tập viết chữ cái hàng ngày.

Mỗi ngày dành khoảng 2 đến 3 tiếng để học viết ( Nên chia nhỏ khung thời gian ra khoảng 30 phút/ 1 lần học ). Học càng nhiều lần bạn sẽ nhanh nhớ mặt chữ cái hơn.

Số trang dành cho 1 bảng chữ cái là 11. Lưu ý: Bạn phải viết chữ vào giữa ô vuông, khi viết nên đọc nhẩm theo để không quên mặt chữ và cách phát âm. Nhược điểm lớn của phương pháp này là tốn thời gian, và có thể khiến bạn dễ nản.

8.7. Học qua Online

Mở đầu bằng việc dạy mặt chữ, sau đó đến phần luyện tập, thay đổi thứ tự các chữ cái… cứ lần lượt qua hết bài tập, bạn sẽ nhanh chóng nhớ được cả 2 bảng. Hình ảnh sinh động sẽ không khiến bạn cảm thấy quá nản.

Nhược điểm cách học này tuy thú vị nhưng bạn sẽ nhanh bị quên mặt chữ.

8.8. Tìm những người bạn để học cùng

Sẽ thật tốt nếu như bạn kiếm được một người bạn hay một nhóm bạn học tiếng Nhật cùng nhau. Riêng mình thì mình đã kiếm được một team học tiếng Nhật ở trên trung tâm Hướng Minh. Tụi mình đã tự lập một group học tiếng Nhật để giải quyết tất cả các vấn đề khó khăn khi gặp phải. Đây là nơi mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm học, giúp nhau luyện tập cùng tiến bộ. Học cùng với bạn bè sẽ có cảm giác vui vẻ, tinh thần sảng khoái, một chút ganh đua sẽ giúp bạn học nhanh hơn bao giờ hết.

Tóm lại: Để học tốt tiếng Nhật không chỉ đòi hỏi về kiến thức mà bạn còn phải có mục tiêu và nhiệt huyết đó là điều quan trọng nhất để quyết định bạn sẽ đi cùng với tiếng Nhật đến bao xa. Trên đây là những cách mình đã áp dụng dụng thành công cách học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh nhất. Chúc các bạn tìm được cách học phù hợp!